Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Thị Trường Phần Mềm Kế Toán


công việc ghi chép, tính toán, xử lý bằng thủ công của kế toán viên. Nhờ đó hoạt động kế toán sẽ logic, chính xác hơn; đồng thời việc tổng hợp, cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định nhanh hơn, chính xác hơn.

Vai trò số hóa thông tin: Với PMKT, hệ thống sổ sách kế toán cồng kềnh sẽ được thay thế bởi những file dữ liệu được lưu trữ trên máy tính. Đồng thời thông tin kế toán được số hóa sẽ hình thành nên một xã hội thông tin điện tử được sử dụng ngay trong mạng nội bộ hoặc trên mạng internet. Nhờ đó các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin tài chính về doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư của họ kịp thời.

Liên quan tới thị trường thì PMKT gắn liền với vai trò là sản phẩm mua bán, mang lại giá trị sử dụng cho doanh nghiệp mua và giá trị kinh tế cho doanh nghiệp bán. PMKT là một sản phẩm công nghệ cao và là sản phẩm được sử dụng tại hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường; do đó, PMKT đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong thời kì kinh tế hiện đại thời nay.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG‌‌

THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM

Chương 2 cung cấp thực trạng về PMKT cũng như thị trường PMKT đang diễn ra ở nước ta. Đồng thời cũng cung cấp thông tin về những cơ hội và thách thức đối với thị trường PMKT. Thị trường PMKT tại nước ta với nhiều PMKT có chất lượng cần được đầu tư để phát triển. Những cơ hội sẽ là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp tự tin tiến bước tiếp trên thị trường. Những thách thức đặt ra đối với thị trường PMKT sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn được thị trường để trải qua những khó khăn đó vươn lên.

I. Thực trạng phần mềm kế toán tại Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường phần mềm kế toán

1.1 Quá trình hình thành của thị trường phát mềm kế toán

Phần mềm kế toán xuất hiện từ rất lâu trên thị trường Việt Nam ví dụ như PMKT Fast ra đời năm 1997; PMKT Bravo (năm 1999) và nhiều phần mềm nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam như 1C của Nga (năm 1991)… Tuy nhiên đến năm 2002, thị trường phần mềm kế toán có sự chuyển giao rõ rệt từ việc sử dụng đa số là phần mềm kế toán nước ngoài hoặc không sử dụng phần mềm kế toán sang sử dụng phần mềm kế toán đặc biệt là phần mềm kế toán trong nước.

Thời gian trước năm 2002 rất nhiều phần mềm kế toán Việt (Fast, Bravo..) xuất hiện trên thị trường nhưng không tỏ ra có hiệu quả hoặc không được sử dụng nhiều, không được đánh giá cao. Thị trường PMKT giai đoạn trước năm 2002 chủ yếu là những sản phẩm ngoại như Sun System, Exact Software, AccPack… hay bây giờ là MYOB, QuickBooks, PeachTree, Sage AccPac,..

Nhưng sau năm 2002, hàng loạt các giải pháp kế toán được các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tập trung sản xuất phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt


Nam; đồng thời dễ sử dụng với giá thấp đã tạo nên một cuộc cạnh tranh sôi nổi. Sau năm 2002 người sử dụng phần mềm nhận thấy tính ưu việt của CNTT cũng như các phần mềm kế toán đặc biệt là kế toán Việt bắt đầu bước vào thời kì hoàng kim khi được lựa chọn bởi hơn 80% thị trường; nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh cho hơn 60 doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm PMKT. Sự xuất hiện và phát triển vũ bão của phần mềm kế toán Việt mang lại tính năng động đồng thời cũng tạo ra tính phức tạp cho thị trường phần mềm kế toán. Hiện tại trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm kế toán gốc nội như Fast, Bravo, Misa… Các phần mềm này đang đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam; đồng thời thu hút khá nhiều các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

1.2 Thực trạng phát triển thị trường phần mềm kế toán

Cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn bao gồm sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đòi tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ trên quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới và ngay cả Việt Nam.

Việt Nam là một nước đi theo nền kinh tế thị trường chưa lâu nên chưa ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế đất nước mà nó làm các doanh nghiệp thắt chặt tài chính, bớt đầu tư tích trữ ngân sách để trụ vững và chống qua cơn khủng hoảng.

Đứng trước cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp cung cấp PMKT đã phát triển theo hai xu hướng như sau:

Một là, các doanh nghiệp ngưng đầu tư về giải pháp PMKT, sử dụng ngân sách này để chống chọi với cuộc khủng hoảng; kế hoạch này được duy trì cho tới khi cuộc khủng hoảng kết thúc.

Hai là, các doanh nghiệp chú tâm đầu tư cho giải pháp mới bởi lý do là: giai đoạn khủng hoảng là giai đoạn mà các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận lại


cách thức hoạt động, kinh doanh và cải tổ hệ thống của họ để bộ máy doanh nghiệp hoạt động có năng suất hơn. Mặt khác, giai đoạn khủng hoảng sẽ làm các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, cũng đồng thời với việc để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cung ứng phải giảm giá; do đó, doanh nghiệp được hưởng lợi.

Trên thị trường vào giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009 gần như không có một hợp đồng kí kết nào về PMKT. Tuy nhiên vào cuối năm 2009 khi khủng hoảng qua đi, các doanh nghiệp lớn thường có vốn tích trữ để vượt qua những đợt khủng hoảng bắt tay vào đầu tư cho lĩnh vực phần mềm, đặc biệt là PMKT. Điển hình là cuối năm 2009, Petrolimex đã kí hợp đồng với công ty FIS trị giá 13 triệu USD như đã trình bày ở trên. Thời điểm cuối năm 2009, hoạt động kinh doanh PMKT bắt đầu sôi động trở lại. Trong năm 2009 là năm mà thị trường bất động sản ảm đạm nhất nhưng các công ty bất động sản lại liên tục đầu tư vào hệ thống PMKT, ví dụ như tập đoàn NOVA chi 2 triệu USD cho PMKT Sunrise, công ty phát triển nhà Thủ Đức đầu tư 1 triệu USD, tập đoàn Ree đầu tư 500 ngàn đô…

Tương quan con số về hợp đồng PMKT về số lượng và giá trị hợp đồng cho thấy tuy số lượng các PMKT nước ngoài ít hơn so với PMKT trong nước nhưng giá trị của các hợp đồng nước ngoài cao hơn nhiều


Hình 2: Minh họa số lượng dự án được ký trong năm 2009.

Nguồn số liệu: erpsolution


Số liệu mang tính tương đối bởi qua khảo sát có những công ty ký tới gần 30 dự án trong năm nay nhưng chỉ lược bỏ các dự án có giá trị từ 70 ngàn USD trở lên ( Theo tác giả erpsolution).

Về giá trị (nguồn: erpsolution)

SAP : 17,2 triệu USD ( Petrolimex chiếm 12,6 triệu USD) Oracle: 5,9 triệu USD

Phần mềm nước ngoài khác: 2,5 triệu USD Phần mềm trong nước: 3,92 triệu USD.

Dưới đây là biểu đồ minh họa giá trị của hợp đồng giữa các phần mềm kế toán trong nước và nước ngoài. Giá trị của hợp đồng được tính từ 70 ngàn USD trở lên. Giá trị của SAP và Oracle được tính gần đúng với con số thực tế.



Hình 3 Minh họa giá trị các hợp đồng PMKT trong năm 2009 Như vậy ta có thể 1


Hình 3: Minh họa giá trị các hợp đồng PMKT trong năm 2009.

Như vậy ta có thể thấy rằng, các doanh nghiệp trong nước tuy chiếm được rất nhiều dự án nhưng giá trị thì thấp hơn hẳn so với giá trị của phần mềm nước ngoài như SAP hay Oracle. Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế kết hợp với chất lượng dịch vụ là điều tối cần thiết.


* Thực trạng thị trường các PMKT của doanh nghiệp nội địa.

Đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính các doanh nghiệp nội địa cũng theo hai xu hướng là giữ ổn định cố gắng qua cơn khủng hoảng và một số doanh nghiệp tận dụng để tiếp tục phát triển (ví dụ như công ty Misa). Trong năm 2009 công ty Misa nổi trội trên thị trường PMKT với việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại địa bàn cả nước. Con số kỉ lục về lượng tăng doanh số và khách hàng giúp Misa trở thành doanh nghiệp phát triển trong thời kì khủng hoảng và đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng khách hàng tăng từ 4000 năm 2008 lên hơn 40000 trong năm 2009 và doanh số tăng 190% là một con số tăng trưởng ấn tượng.

Hầu hết các doanh nghiệp khác trong thời kì này đều sử dụng chiến lược ngừng đầu tư để thoát khỏi khủng hoảng; chính vì vậy việc đầu tư để phát triển vào thị trường các doanh nghiệp lớn hầu như là không có mà chỉ mang tính thụ động (tức là tự các doanh nghiệp lớn tìm tới doanh nghiệp mà chủ yếu là tìm tới các PMKT nước ngoài đang có lợi thế về chất lượng sản phẩm).

Thị trường hướng tới các doanh nghiệp lớn mang tính thụ động nhưng hoạt động với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất năng động. Hầu hết các doanh nghiệp đều định hướng vào thị trường tiềm năng này. Hiện tại chưa có số liệu chính xác về con số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên theo số liệu và dự đoán của Tổng cục thống kê thì số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không dưới 300.000 doanh nghiệp chiếm 80% các doanh nghiệp trong cả nước. Với số lượng doanh nghiệp lớn như vậy nhưng chỉ có 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ tức khoảng 60.000 doanh nghiệp sử dụng PMKT cho thấy thị trường này còn rất tiềm năng. Số lượng khách hàng của các doanh nghiệp trong nước (không tính tới doanh số) được thể hiện theo bảng số liệu dưới đây:



Misa 40%

Fast 4%

Effect 1,7%

Bravo 1,3%

Khác 53%


Số lượng khách hàng của các doanh nghiệp năm 2009

Hình 4: Số lượng khách hàng của các doanh nghiệp năm 2009 Ngoài ra ta có số liệu về doanh thu của các công ty năm 2009 như sau:

Doanh nghiệp

Misa

Fast

Bravo

Doanh thu (tỷ VNĐ)

89,356

40,30

15,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 3: Doanh thu của các công ty PMKT trong nước năm 2009 Nhận xét:

Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Misa với việc đầu tư khá phổ biến vào các trường học cũng giúp Misa nâng cao một phần số lượng khách hàng; hơn nữa với việc ra đời sản phẩm Misa Bamboo.Net được ứng dụng tại hơn 11 ngàn xã trên toàn quốc đã làm tăng số lượng khách hàng của công ty lên đáng kể đồng thời quảng bá thương hiệu của Misa đi rất xa trong vòng 1 năm. Đối với các công ty khác với số lượng khác hàng khiêm tốn hơn những vẫn giữ được mức doanh thu cao là do khách hàng của họ thực sự mang lại doanh thu. Việc mở rộng sản phẩm vào trường học và các xã tức là đi sâu thâm nhập vào thị trường là hoàn toàn phù hợp đối với thị trường hiện nay. Tuy nhiên theo cảnh báo của Tổng giám đốc tổ chức thương mại thế giới WTO ông Pascal Lamy cho rằng khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Nền kinh tế thế giới mới chỉ trong quá trình phục hồi và vẫn chưa kết thức, chính vì vậy mà nó có thể tiếp tục khủng hoảng bất cứ lúc nào. Các vấn đề kinh tế quốc gia như lạm phát, chính sách tiền tệ,… cần phải được chú trọng. Đối với các doanh nghiệp


cũng vậy, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng phát triển đồng thời với chuẩn bị giải pháp ứng phó với các tình hình kinh tế trên thế giới đang diễn ra có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Theo số liệu của Liên hợp quốc (UNCTAD) thì Việt Nam đang đứng thứ 12 trong top 25 quốc gia đáng đầu tư nhất thế giới năm 2010. Con số hấp dẫn này rất có lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Khi các công ty đầu tư vào thị trường nước ta cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước cần phải đẩy mạnh hoạt động cũng như cơ cấu để có thể chống chọi với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời trong giai đoạn này sẽ là giai đoạn mà số lượng các doanh nghiệp tăng trưởng đột biến tại nước ta. Như vậy thị trường PMKT sẽ càng ngày càng mang lại nhiều tiềm năng lớn hơn.

1.3 Hợp đồng mua bán phần mềm kế toán giá trị nhất

Mục đích hàng đầu liên quan tới lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp luôn là doanh thu. Doanh thu được xác định bởi công thức:


Doanh thu

=

Số lượng

X

Giá trị


Doanh nghiệp có hai hướng để có thể nâng cao doanh thu:

Một là, nâng cao số lượng khách hàng: đây là việc mà các doanh nghiệp đang thực hiện tức là các doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán đang hướng tới việc nâng cao số lượng khách hàng trên toàn quốc. Số lượng khách hàng tăng cao gắn liền với mục tiêu mở rộng hoạt động của công ty trên thị trường. Tuy nhiên còn có một hướng khác mà tất cả các doanh nghiệp có thể hướng tới đó là theo hướng thứ hai sau;

Hai là, nâng cao về giá trị của hợp đồng: Giá trị của hợp đồng càng cao thì doanh thu sẽ càng cao. Thực tế, việc nâng cao giá trị của hợp đồng không phải là dễ. Một hợp đồng có giá trị phải đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng, nhất là về chất lượng sản phẩm. Những bản hợp đồng như thế này ở

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí