Tổng Quan Về Đề Tài Nghiên Cứu. Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Mô Hình Nghiên Cứu. Chương 3: Thiết Kế Nghiên Cứu.


khách sạn và chưa đặt những khách sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệ thống du lịch và khách sạn. Nghiên cứu cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica.

Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2007) cho thấy NLCT của các cửa hàng tại Đài Loan bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chiến lược kinh doanh, năng lực tài chính, cơ sở vật chất - các tiện nghi, sản phẩm - hàng hóa, chất lượng dịch vụ, marketing - chiêu thị, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ của các yếu tố này như thế nào và đặt dưới sự tác động của môi trường. Nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan nói chung, chưa phân biệt rõ sự khác biệt của cửa hàng cung cấp sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ.

Nghiên cứu của Review, Assistant, và Dubrovnik (2013) cho thấy, NLCT của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng dịch vụ, giá, giá trị thu được so với chi phí bỏ ra, vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội, an ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát, thu thập thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đưa ra kết luận. Nghiên cứu chưa đi sâu và khảo sát doanh nghiệp cũng như khách hàng để có kết luận khách quan hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng một mẫu khảo sát quá rộng (20 quốc gia) để kết luận về NLCT cho tất cả các doanh nghiệp du lịch tại Châu Âu vẫn còn bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặc thù sản phẩm dịch vụ, qui mô của doanh nghiệp,…

Đối với nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011) dựa vào lý thuyết để phân tích thực trạng sự phát triển chung của du lịch Tp. HCM và đánh giá thực trạng chung về NLCT của các doanh nghiệp du lịch Tp. HCM về các yếu tố (1) Cơ sở vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường; (6) Marketing; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương, chính sách; (10) Các bài học thành công. Từ những đánh giá thực trạng đó, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm, xác định điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp du lịch Tp. HCM đã làm cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển các doanh nghiệp này đến năm 2020. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả, đánh giá thực trạng. Đề tài đã không tiến hành khảo sát để xác định mức ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau. Đề tài cũng chưa làm rõ đâu là yếu tố cấu thành, đâu là yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các doanh nghiệp du lịch Tp.


HCM. Nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM sẽ hoàn toàn khác biệt với doanh nghiệp du lịch Bến Tre với qui mô của doanh, đặc thù về sản phẩm, dịch vụ của du lịch sinh thái miệt vườn. Cùng phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của địa phương để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch, làm cơ sở xây dựng giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 có tác giả Nguyễn Duy Mậu (2011), với nghiên cứu phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Mai Thị Ánh Tuyết ( 2006) với nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế của Trần Bảo An và cộng sự (2012) cho thấy, có 4 nhân tố tạo nên NLCT của các khách sạn: (1) Uy tín và hình ảnh; (2) Các phối thức marketing; (3) Cơ sở vật chất kỹ thuật; (4) Trình độ tổ chức và phục vụ khách hàng. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT đối với các khách sạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới phát hiện ra các nhân tố tác động đến NLCT chung của các khách sạn, vẫn chưa đánh giá được mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng như đánh giá kết quả đạt được khi nâng cao các nhân tố này tại các khách sạn trên.

Dựa trên các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy, các mô hình nghiên cứu, nội dung, kết quả, phương pháp mà các nghiên cứu trên đã sử dụng xoay quanh NLCT của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng với rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp. Tác giả chưa phát hiện nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại một địa phương như Bến Tre. Với đặc thù Tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển,… và với hệ thống các doanh nghiệp du lịch chủ yếu là vừa và nhỏ, lao động chưa qua đào tạo, trình độ công nghệ thấp, sản phẩm chưa phong phú, chưa có sự gắn kết lại với nhau. Do vậy, các nghiên cứu trước đây vẫn còn khoảng trống về mặt lý thuyết làm cơ sở để đưa ra các gợi ý quản trị hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 3

Trong bối cảnh đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre, mục tiêu tổng quát của luận án là xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến


NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT này trong thời gian tới.

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Điều chỉnh, bổ sung để phát triển thang đo thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch, trường hợp tỉnh Bến Tre.

- Kiểm định mức độ ảnh hưởng và vị thế của từng yếu tố này đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

- Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre theo qui mô và loại hình.

- Phân tích thực trạng NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre dựa trên các yếu tố và lý giải nguyên nhân tác động của các yếu tố này.

- Tập hợp kết quả phân tích từ đo lường mức độ ảnh hưởng kết hợp với phân tích thực trạng và nguyên nhân của từng yếu tố ảnh hưởng; đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững cho doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre trong thời gian tới.

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, yêu cầu của luận án phải trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù của địa phương?

2. Thang đo nào thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch: trường hợp tỉnh Bến Tre?

3. Mức độ và vị thế ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre như thế nào?

4. Có sự khác biệt hay không về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre theo qui mô và loại hình?

5. Thực trạng và nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre là gì?


6. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng và thực trạng - nguyên nhân của các yếu tố ảnh hưởng; giải pháp cụ thể nào nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững cho doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tỉnh Bến Tre.

1.4.2 Đối tượng khảo sát

Các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Phụ lục 7: khảo sát sơ bộ; Phụ lục 11: khảo sát chính thức).

Các chuyên gia phỏng vấn gồm: các giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền tham gia nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và điều hành doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc và hiểu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào NLCT đơn vị

c khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Số liệu thứ cấp lấy trong giai đoạn 2009 - 2014

Thể Thao và Du


- Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra sơ bộ vào 2013-2014 và điều tra toàn bộ vào 2014.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật định tính và định lượng, đây chính là cách tiếp cận phương pháp hỗn hợp. Cách tiếp cận này kết hợp các loại dữ liệu khác nhau để hỗ trợ tốt hơn trong việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng cách tiếp cận phương pháp hỗn hợp là phù hợp nhất với nghiên cứu khám phá (Karami, Analoui, và Rowley, 2006; Scandura và Williams, 2000). Cách tiếp cận theo phương pháp hỗn hợp làm tăng thêm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bởi trong


trường hợp này các dữ liệu định lượng được hỗ trợ bởi dữ liệu định tính (Scandura và Williams, 2000).

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù của địa phương. Nghiên cứu bắt đầu từ việc tập trung vào nghiên cứu tài liệu để phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyết. Thiết kế nghiên cứu bao gồm các công việc chính sau đây: (1) Nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ; (3) Nghiên cứu định lượng chính thức.

1.5.1 Nghiên cứu định tính

Mục đích: Hoàn thiện mô hình nghiên cứu sơ bộ; điều chỉnh, bổ sung thang đo và các biến quan sát làm cơ sở xây dựng bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp, phân tích thực trạng - nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng; xây dựng căn cứ đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT cho doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre.

Nội dung: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án để dò tìm và gạn lọc các nội dung, làm cơ sở cho việc thiết lập dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm hoàn thiện mô hình cho nghiên cứu sơ bộ, xác định thang đo và biến quan sát. Bên cạnh đó, việc tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các luồng nghiên cứu trước cũng để tìm ra khoảng trống nghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, khi nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu trước cũng chứng minh rằng những khái niệm đưa vào mô hình của luận án đều đã được nghiên cứu và kiểm định. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia với 15 người (Phụ lục 2) và thảo luận nhóm. Trong đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm lần 1 nhằm thiết lập mô hình nghiên cứu, được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2014. Việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm lần 2 nhằm hoàn thiện thang đo và biến quan sát, được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2014.

1.5.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục đích: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, gạn lọc biến quan sát, hoàn thiện thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức.

Nội dung: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, được thiết kế sẵn, được đo lường bằng thang điểm


Likert (điểm từ 1 đến 5). Dữ liệu sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ (Phụ lục 6) được lấy từ kết quả nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu thập xong được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua kỹ kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA – Exploratory Factor Analysis. Kích thước mẫu này là 244, được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lời bảng khảo sát sơ bộ là các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Phụ lục 7). Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2014.

1.5.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

Mục đích: Kiểm định sự phù hợp của thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Nội dung: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát chính thức (Phụ lục 10), dữ liệu dùng để thiết kế bảng khảo sát chính thức được lấy từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Kích thước mẫu này là 359, được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lời bảng khảo sát chính thức là các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Phụ lục 11). Dữ liệu thu thập xong được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20. Theo đó, các khái niệm được kiểm định bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis), còn mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bởi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Phương pháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định tính bền vững của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu. Phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng để kiểm định sự khác biệt theo qui mô và loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014.

Ngoài ra, tác giả đã phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích thực trạng và nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng; kết hợp với kết quả phân tích định lượng trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre; tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp: Nhóm 1, giải pháp hoàn thiện các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn (γ >0,150) và Nhóm 2, giải pháp hoàn thiện các yếu tố có mức độ ảnh hưởng không lớn (γ <0,150) đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre (so sánh với mức độ ảnh hưởng trung bình của yếu tố - 1/8 yếu tố = 0,125).


1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Nghiên cứu này được thực hiện sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về NLCT của doanh nghiệp và một số mô hình nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

- Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre.

- Nghiên cứu đã khắc họa được bức tranh toàn cảnh của du lịch Bến Tre thông qua phân tích thực trạng – nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Kết quả này giúp các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý thấy được điểm mạnh điểm yếu, điểm yếu và nguyên nhân để hoạt động tốt hơn.

- Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng làm cơ sở để các doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre xây dựng chiến lược hoạt động nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững.

1.7 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1:Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2:Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Chương 3:Thiết kế nghiên cứu.

Chương 4:Kết quả nghiên cứu.

Chương 5:Kết luận và giải pháp.


CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.1 Định nghĩa về năng lực cạnh tranh

NLCT là một chủ đề có tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó có tầm quan trọng trong nhiều khía cạnh, nhưng NLCT vẫn còn thiếu một định nghĩa thống nhất, tất cả cách tiếp cận về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều có định nghĩa NLCT khác nhau (Buzzigoli và Viviani, 2009; Nelson, 1992; Porter và Ketels, 2003). Hơn nữa, NLCT là một khái niệm đa chiều, nó có thể được xem xét từ ba cấp độ khác nhau, (1) Quốc gia; (2) Ngành và (3) Doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận NLCT theo cấp độ doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NLCT theo cấp độ doanh nghiệp:

Theo Aldington Report (1985), doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ với chất lượng vượt trội, giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh (1994). Còn theo Bộ thương Mại và Công nghiệp Anh (1998), NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn doanh nghiệp khác.

Porter (1980) cho rằng, năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT. Theo ông, NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Porter (1980) cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, (1) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; (2) Mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; (3) Nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; (4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhà cung cấp đầy quyền lực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2023