Lực Lượng Lao Động Du Lịch Bến Tre, Giai Đoạn 1995 - 2008


lịch trong tỉnh với các địa phương trong vùng được Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh tổ chức hàng năm, từng bước tạo mối liên kết trong tìm kiếm thị trường, trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm.

Bến Tre mở 2 lớp tập huấn về du lịch sinh thái và xúc tiến du lịch sinh thái, quản lý nhà nước về nhà hàng, khách sạn cho 82 học viên. Tổ chức Đoàn khảo sát học tập mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bình Dương, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh (khu du lịch Cần Giờ). Ngoài ra, còn phối hợp với Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội thảo về phát triển du lịch bền vững; xây dựng và phát triển tour du lịch gắn liền với lễ hội”, có sự tham gia của 50 đại biểu từ các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp, các trường đại học khu vực phía Nam. Tổ chức các lớp nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về phát triển du lịch địa phương (Chợ Lách, Ba Tri, Giồng Trôm); cử cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ du lịch thuộc chương trình đào tạo nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch do EU tài trợ nhằm phát triển lữ hành quốc tế và các đối tượng khách cao cấp.

Bảng 2.2.11. Lực lượng lao động du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995 - 2008

Đơn vị: Người



Lao động

Năm thực hiện

1995

2000

2005

2006

2007

2008

Tổng số lao động

660

1.135

2.624

2.886

2.974

3.224

Trong đó:







– Lao động qua đào tạo

Cao đẳng trở lên

50

85

196

215

225

322

– Lao động trung cấp

132

227

524

576

603

967

– Lao động khác

479

823

1.904

2.095

2.146

1.935

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 9

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre


Năm 2008, trong tổng số 3.224 lao động trong ngành du lịch Bến Tre, qua đào tạo là 1.289 người. Tuy lượng người qua đào tạo tăng, nhưng thực tế vẫn còn rất thiếu, nhất là đội ngũ lao động chuyên nghiệp du lịch.

Đầu năm 2009, trên cơ sở thống nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật Bến Tre đã liên kết với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh mở 1 lớp Đại học văn hóa du lịch cho 50 học viên. Khách sạn Hàm Luông đã chủ động hợp đồng các trường đào tạo cho 100 cán bộ, nhân viên của mình.

Tuy nhiên đến nay, lao động trong ngành du lịch Bến Tre vẫn chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống, chuyên sâu theo từng công đoạn của quy trình công nghệ phục vụ du lịch. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... chưa đáp ứng được nhu cầu cao của khách du lịch, đặc biệt là các ngoại ngữ chuyên ngành đối với từng loại thị trường khách du lịch quốc tế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhỏ khi thu người sử dụng, ngại đưa người đi đào tạo, họ sẽ không quay trở lại; hoặc có người ngại mất việc làm khi đi học, thu nhập không đảm bảo, ảnh hưởng đến cuộc sống, mặc dù Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã liên kết với Trường Cao đẳng Dạy nghề Đồng Khởi chiêu sinh 7 lớp ở các ngành nghề: lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bếp, quản lý du lịch… đều không đủ số lượng người dự học.

2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Với chủ trương phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch Bến Tre đã tiến hành thực hiện tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá thị trường, dưới nhiều hình thức, đưa các hoạt động xúc tiến, quảng bá thị trường thành một trong những công tác quan trọng, nhằm tạo dựng được hình ảnh tốt về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng.

Ngành du lịch Bến Tre đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu thông tin, quảng bá sản phẩm, khai thác thông tin miễn phí trên trang web “Danh bạ các nhà xuất khẩu ASEAN”; phối hợp với trung tâm xúc tiến


thương mại - đầu tư - du lịch ASEAN, Nhật Bản thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các thị trường; phối hợp tổ chức và tham dự các hội chợ thương mại - du lịch thường niên tại các tỉnh và thành phố trong vùng, tham dự các Festival du lịch Cần Thơ, Huế, Đà Lạt,...

Năm 2005, xây dựng trang thông tin điện tử của ngành Thương mại - Du lịch Bến Tre; phát hành đĩa VCD giới thiệu chương trình du lịch Bến Tre; xây dựng chương trình du lịch làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái miệt vườn; tổ chức hội chợ thương mại - du lịch nhằm giới thiệu tiềm năng, thành tựu và sản phẩm du lịch Bến Tre. Phối hợp với Công ty Vietbooks soạn thảo, phát hành ấn phẩm “Welcome to Ben Tre”, bản đồ du lịch tỉnh Bến Tre; tổ chức kỷ niệm ngày du lịch thế giới; hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động 8 đội đờn ca tài tử phục vụ ở các điểm du lịch; phối hợp các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh bạn giới thiệu về tài nguyên Bến Tre với du khách trong, ngoài nước; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các lễ hội du lịch: Đất Phương nam, Hương sắc Miền Nam do thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Festival hoa Đà Lạt lần 1, 2; Festival du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ và An Giang; tổ chức hội thảo “Phát triển du lịch bền vững” và “Xây dựng và phát triển tour du lịch gắn với lễ hội”; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch với các doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Lâm Đồng, Cà Mau,…

Dù vậy, ngân sách dành cho công tác kế hoạch và chiến lược marketing, xúc tiến quảng bá du lịch của Bến Tre còn thiếu tập trung, ngân sách đầu tư hạn hẹp, thiếu đơn vị chuyên trách.

2.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển của du lịch Bến Tre

2.2.8.1. Kết quả

- Hoạt động du lịch Bến Tre đã có bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, vai trò và hiệu


quả nhiều mặt của việc đầu tư phát triển du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch không còn là trò “vui chơi vô bổ” mà du lịch đã thực sự góp phần tăng thu ngân sách, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống một bộ phận dân cư; có xã đã xây dựng và phát triển trên 10 điểm du lịch.

- Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bến Tre các năm qua đều tăng rõ rệt: 13, 14% năm. Doanh thu du lịch đến nay đạt mức trên 158,47 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 22,5%. Những điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bước đầu được cải thiện, trong đó tốc độ tăng trưởng buồng phòng khách sạn trên 15,1%/năm. Đội ngũ lao động ngành du lịch phát triển về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển du lịch.

- Thu nhập xã hội thông qua hoạt động du lịch và doanh thu du lịch không ngừng tăng lên, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra, góp phần giải quyết mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- 100% xã đều có lưới điện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ phát triển nhanh và hệ thống bưu chính viễn thông phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nội tỉnh, ngoại tỉnh và quốc tế.

- Quy hoạch du lịch tổng thể và các khu du lịch trọng điểm với các đề án phát triển du lịch nhằm định hướng cho phát triển du lịch Bến Tre đã được triển khai, tạo cơ sở cho việc kêu gọi các dự án đầu tư hạ tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Các doanh nghiệp, chủ cơ sở đến năm 2008 đã xây dựng được 40 điểm tham quan du lịch và năm 2009 lên đến 47 điểm du lịch với qui mô, chất lượng ngày càng tăng và một số dự án quy hoạch đã khai thác đạt hiệu quả. Bước đầu tạo dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn như: vườn cây ăn


trái, các vườn hoa, cây cảnh, các khu di tích văn hóa - lịch sử, và các dịch vụ du lịch như: đò chèo, du thuyền trên sông, xe ngựa,…

- Một số nhà đầu tư đã vào khảo sát, đã và đang xây dựng các dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với qui mô lớn như: Khách sạn Hàm Luông; Khách sạn 3 sao Việt - Úc với 120 tỷ đồng; khu du lịch Phú Bình 36 ha, 43 tỷ đồng; khu du lịch Thừa Đức 6,3 ha, 15 tỷ đồng; khu du lịch Lan Vương trên 10 tỷ, khu du lịch An Phú 100 ha, 50 tỷ đồng; khu du lịch Rồng Vàng; khu nghỉ dưỡng Phú Túc 7 ha, 10 tỷ đồng và nhiều khu, điểm, tuyến du lịch khác.

- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch bước đầu được chú trọng. Đáng chú ý là việc xây dựng trang thông tin điện tử về thương mại du lịch của tỉnh, xây dựng ấn phẩm “Chào đón du khách đến với Bến Tre”...

* Nguyên nhân của các thành tựu

- Pháp lệnh Du lịch (1999), Luật Du lịch (2005), Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan, cùng với hệ thống văn bản pháp qui từng bước hình thành, bổ sung tính hợp lý, khắc phục những bất cập, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia kinh doanh lĩnh vực du lịch được rộng rãi và mạnh mẽ.

- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre luôn có sự quan tâm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời hoạt động du lịch như ban hành Quy hoạch phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những định hướng và giải pháp thực hiện thích hợp, nhất là việc thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch cùng với các chính sách đòn bẩy và tổ chức bộ máy.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã chủ trương xã hội hóa du lịch, thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh lĩnh vực du lịch, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, trong đó đầu tư từ nguồn vốn ngân sách được


xem là sự “châm ngòi” cho phát triển du lịch. Nhờ vậy, giai đoạn 2001 - 2005 mức vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tại Bến Tre tăng gấp 9,3 lần so với 5 năm trước, và tăng mạnh hơn từ năm 2007 đến nay, trở thành đòn bẩy, động lực quan trọng cho phát triển du lịch bền vững.

- Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre đã tiến hành rà soát, củng cố bộ máy làm công tác du lịch và đến năm 2005 đã thành lập Phòng Du Lịch.

- Các huyện, thị xã đều có nghị quyết về phát triển du lịch với các đề án phát triển du lịch hàng năm; từng lúc sơ kết, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh bổ sung chỉ đạo phát triển du lịch tại địa phương; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, thúc đẩy cộng đồng dân cư tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Trên cơ sở quy hoạch và chỉ tiêu tỉnh giao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm của ngành và có sự phối hợp với các huyện, thị xã tổ chức thực hiện.

2.2.8.2. Hạn chế

- Nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng chưa đầy đủ ở các ngành, các cấp. Cơ cấu doanh thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp; chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa thật vững chắc. Doanh thu du lịch có sự tăng trưởng nhưng thu nhập của các chủ thể kinh doanh du lịch chưa cao, doanh thu lữ hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu du lịch.

- Các khu, điểm du lịch qui mô nhỏ chưa có những khu du lịch qui mô lớn, hiện đại; ít có những khách sạn đạt tiêu chuẩn sao.

- Các khu di tích văn hóa - lịch sử đã được tôn tạo nhưng vẫn chậm, chưa thu hút nhiều khách du lịch.

- Dịch vụ du lịch chưa phong phú; một số sản phẩm du lịch bị trùng lấp, chất lượng chưa cao, chưa lưu giữ được khách lâu và kích thích chi tiêu mạnh của du khách.


- Nguồn nhân lực du lịch Bến Tre chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn cho sự phát triển; cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ nhưng cũng còn những hạn chế, chưa ngang tầm.

- Sự phát triển của hệ thống hạ tầng vật chất - kỹ thuật chưa theo kịp nhu cầu phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch còn thấp so với mục tiêu biến du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm, thu hút ngoại tệ. Các khu, vùng quy hoạch phát triển du lịch vẫn chưa hoàn chỉnh, còn yếu kém. Hệ thống đường bộ với 1.437 cây cầu, có 18 cầu bê tông có trọng tải trên 12 tấn, số còn lại chủ yếu là cầu sắt, tải trọng thấp, khả năng lưu thông không cao; nhiều điểm du lịch xe khách 45 chỗ không qua được. Hệ thống phà nối tuyến qua tỉnh bạn chưa liên tục về thời gian và độ an toàn (phà Vàm Đồn - tỉnh Trà Vinh). Toàn tỉnh chỉ có một số nơi được cung cấp nước sạch, tập trung ở các đô thị, thị tứ lớn như thị xã Bến Tre, thị trấn Mõ Cày, thị trấn Chợ Lách, Tân Thạch (Châu Thành), Vĩnh thành (Chợ Lách), Tân Phong (Thạnh Phú); các địa phương còn lại, nhân dân sử dụng các nguồn nước tự nhiên như: nước mưa, nước sông, nước giếng (thường bị nhiễm phèn). Nhiều huyện, nguồn nước mặt bị xâm mặn 3 tháng/năm. Các điểm du lịch miệt vườn đa số ở vùng nông thôn, không được cung cấp nước máy, chủ yếu là sử dụng nước mặt trên sông, rạch qua xử lý lắng, lọc đưa vào sử dụng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch.

- Các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường ở các điểm, khu du lịch chưa đủ mạnh, (hệ thống thu gom, chứa và xử lý rác, chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu).

- Cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Việc ban hành một số văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động du lịch còn chậm. Sự phối hợp giữa trung ương và địa phương cũng như giữa các địa phương, các


ban ngành trong tỉnh thiếu chặt chẽ, chưa tạo động lực để hoạt động du lịch phát triển thuận lợi, nhanh lẹ.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội chưa gắn kết chặt chẽ với định hướng phát triển du lịch. Chưa thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiềm lực của các chủ đầu tư còn yếu.

- Chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức khai thác các khu di tích văn hóa - lịch sử kết hợp du lịch, thường chỉ mang tính giáo dục, ít tôn tạo, ít đem lại nguồn thu cho du lịch.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, lực lượng kinh doanh du lịch ít được đào tạo chuyên sâu, thường chỉ được tập huấn ở một số khóa ngắn hạn; sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ít chịu về Bến Tre làm việc, vì thu nhập thấp, qui mô kinh doanh du lịch nhỏ lẻ, nguồn nhân lực chưa phát huy đúng mức

- Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Bến Tre còn hạn chế về kinh phí nên hình ảnh về du lịch Bến Tre chưa được quảng bá rộng rãi và mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, việc thu hút khách du lịch chưa tương xứng với tiềm năng..

Những mặt hạn chế nói trên nếu được quan tâm khắc phục thì chắc chắn trong các giai đoạn phát triển tiếp theo, du lịch Bến Tre sẽ có phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí