Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre

nước có quy mố lớn nhất của đồng bằng Sông Cửu Long, đầu tư mở rộng khu du lịch vườn Thủy Tiên, Xuân Mai, khôi phục nhà lồng chợ cổ,… với tồng vốn khoảng 10 tỷ đồng.

Đầu tư tuyên truyền, quảng bá du lịch; khảo sát các tuyến du lịch chuyên đề sinh thái, như phối hợp báo Sài Gòn giải phóng phát hành ấn phẩm “Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”, xuất bản 2 đĩa CD-ROM năm 2004 giới thiệu tiềm năng du lịch Cần Thơ, in 5000 tập gấp “ Cần Thơ- Vùng đất của sự khám phá mới”, tổ chức liên hoan văn hóa- du lịch Việt Nhật,… Phối hợp đài truyền hình và báo Cần Thơ nâng cao chuyên trang du lịch, tiếp tục hoàn thiện và xuất bản ấn phẩm VCD giới thiệu về tiềm năng du lịch Cần Thơ.

Qua chương trình marketing du lịch tại Cần Thơ cho thấy, Thành phố Cần Thơ đã tận dụng tốt các nguồn lực của thành phố, như: đa dạng về sản phẩm du lịch, dịch vụ hỗ trợ, đầu tư các trung tâm, điểm vui chơi giải trí, liên kết vơi các địa phương khác trong việc xây dựng vùng du lịch và đa dạng tour du lịch.

Kinh nghiệm của Kiên Giang

Kiên Giang là một tỉnh có biển, ven biển có hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ phong phú và đa da ng, tài nguyên phong phú với tiềm năng đất đai, đồi núi, khóang sản, rừng nguyên sinh, biển đảo.Vùng biển Kiên Giang rộng lớn với diện tích khoảng 63.290 Km2, bờ biển dài khoảng 200km, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc. Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có điều kiện giao thương với các nước trong khu vực Đông Nam Á,…

Trong những năm qua, ngành du lịch Kiên Giang liên tục tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu. Theo số liệu thống kê, năm 2013, có trên 4 triệu lượt khách với hơn 150.000 khách quốc tế, tổng doanh thu đạt hơn 867 tỷ đồng. Năm 2014, số lượt khách du lịch đạt 5,1 triệu lượt khách (trong đó khách qua các đơn vị kinh doanh du lịch là 2,2 triệu lượt khách), đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng [39].

Ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã chú trọng khai thác thị trường khách nội địa với mục đích nghỉ dươ ng, giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm và du lịch gia đình.

Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoa n thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.

Phát triển thị trường khách du lịch nội địa được phân đoa n theo tiêu chí mục đích du lịch của du khách bao gồm nghỉ dưỡng, các kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ phép; lễ hội, khách du lịch tâm linh; du lịch cuối tuần, mua sắm; khuyến thưởng; kết hợp công vụ... Bên ca nh đó, khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm của các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nghề truyền thống của Kiên Giang như sản xuất nước mắm Phú Quốc, trồng hồ tiêu, nấu rượu sim, nuôi trai lấy ngọc…

Phát triển du lịch thu hút cộng đồng để bảo vệ môi trường cũng là mục tiêu chung của ngành du lịch Kiên Giang hướng đến phát triển bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa

– hiện đa i hóa hiện nay, tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

Trong chiến lược phát triển du lịch, Kiên Giang rất chú trông đến vấn đề bảo vệ mơi trường, như: Dự án Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương; Kết hợp bảo tồn và phát triển các vùng trọng điểm Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang; Thành lập Khu Bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, nâng cao nhận thức của con người về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

2.7.3. Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

Từ kinh nghiệm của các địa phương trong nước và ngoài nước có thể nhận thấy rằng, tùy thuộc vào lợi thế riêng có của địa phương như nguồn lực thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, môi trường KTXH… mà xây dựng chiến lược marketing cho phát triển du lịch phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre như sau:

(1) Nhóm hoạch định marketing cần phân tích kỹ thực trạng du lịch địa phương

nhằm: hiểu rõ môi trường bên ngoài và nguồn lực cốt lõi bên trong địa phương; lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và xây dựng hình ảnh địa phương;

(2) Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với nguồn lực đại phương và xu hướng phát triển du lịch trong nước và thế giới.

(3) Thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư du lịch chiến lược có tiềm năng mạnh, chuyên nghiệp và có quy mô lớn tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo tại địa phương, tạo sự đột phá cho sự phát triển du lịch địa phương, có tác dụng dẫn dắt thị trường.

(4) Xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên hợp lý về việc sử dụng tài nguyên hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm/dịch vụ du lịch độc đáo kết hợp với các giá trị về văn hóa, lịch sử đặc sắc của địa phương. Nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.

(5) Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, ta o công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; mời gọi đầu tư phát triển kinh tấ xã hội phải tính đến việc bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trường;

(6) Quan tâm phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được sự phát triển của ngành du lịch cho từng khu vực có tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới;

(7) Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch, làm cho cộng đồng thấy được lợi ích mang lại từ du lịch để thu hút được cộng đồng tham gia làm du lịch, bảo vệ môi trường. Tích cực phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, và

(8) Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL, các tỉnh trong nước và nước ngoài để đa da ng và ta o tính ca nh tranh cao cho sản phẩm du lịch.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE


3.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre

3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu

Vị trí địa lý

Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2 với bờ biển dài 65km, phí Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm TP. Bến Tre và 8 Huyện. Tỉnh Bến Tre nằm cách trung tâm phân phối khách du lịch TP. Hồ Chí Minh khoảng 85 km (qua Long An, Tiền Giang), đây cũng là lợi thế của tỉnh Bến Tre trong việc tiếp đón khách du lịch qua cửa ngõ từ sân bay Tân Sơn Nhất, và cách TP. Mỹ Tho Tiền Giang qua sông Tiền Giang về hướng cầu Gạch Miễu là lợi thế về tiếp đón khách du lịch và liên kết du lịch vùng.

Về địa hình và khí hậu

Địa hình, Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Bến Tre sử dụng nước ngọt từ sông Tiền và sông Hậu nhưng do địa hình thấp so với mực biển trung bình nên nước sông dễ bị nhiễm mặn, có nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông ngiệp và cấp nước sinh hoạt.

Hệ thống cồn, khi nói đến Bến Tre gợi nhớ về những tên gọi cù lao Minh, cù lao Bảo ngày xưa của Bến Tre chứng minh rằng: trước đây Bến Tre vốn là những cù lao hình thành riêng lẻ do sự lắng đọng phù sa, dần dần những nhánh sông chia cắt các cù lao cũng bị tắc nghẽn bởi lượng phù sa ngày càng lớn, từ đó các cù lao được nối lại tạo thành Bến Tre ngày nay. Một số các cồn tiêu biểu: Quy, Phụng, Ốc, Tiên,…

Khí hậu, Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ trung bình hàng năm 26-270C, độ ẩm trung bình 76-86%, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây- Tây Nam và

gió mùa Đông- Đông Bắc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có hai mùa mưa và nắng. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Với địa hình, nhiệt độ không cao và lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bến Tre phát triển ngành du lịch.

Nguồn tài nguyên tự nhiên

Hệ thống thủy văn

Bến Tre thuộc hạ lưu sông Tiền với 4 sông chính: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang chảy ra biển Đông và hệ thống kênh rạch là các trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Bên cạnh các sông lớn là một mạng nhện các sông nhỏ, kênh, rạch chi nhánh từ các sông lớn dẫn nước cho các vùng trồng cây ăn trái và lúa, cũng như nuôi thủy sản. Mật độ sông ngòi trong tỉnh khoảng 2,7 km/km2, là một trong những tỉnh có mật độ

sông ngòi lớn nhất Việt Nam. Bến Tre được mệnh danh là “Vùng văn minh sông nước”, với lợi thế về hệ thống thủy văn, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, sông nước kết hợp với nhiều hoạt động như tham quan chợ nổi, đi thuyền trên sông, thăm các vườn cây ăn trái,…

Bên cạnh hệ thống sông, tỉnh Bến Tre với hơn 65 km bờ biển, với vùng biển Đông rộng lớn cũng không kém phần phong phú, như các bãi biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Với địa hình thấp, các bãi biển của tỉnh Bến Tre rất thuân lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, và đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái ngập mặn một đặc trưng của vùng ĐBSCL.

Hệ động thực vật

Đất đai màu mỡ, sông nước hiền hòa, cộng với khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho sinh vật phát triển. Sự kết hợp giữa nước ngọt và mặn tạo nên hệ động thực phong phú của tỉnh Bến Tre

Với nguồn nước ngọt dồi dào, tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh của ĐSCL có ngành nông thủy sản rất phát triển, như lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản. Khi nói đến Bến Tre, là thiếu sót khi không nói về những vườn cây ăn trái trù phú với những loại trái cây nổi tiếng trong vùng và cả nước, như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi,…thuộc Cái Mơn.

Bên cạnh nguồn nước ngọt, với những vạt rừng ngập mặn dọc theo bờ biển với sự đa dạng về hệ động thực vật, như bần trắng, mấm trắng, đước, chà là, dừa nước,… chuột, dơi, rái cá, khỉ, trăn gió, rắn ri, kỳ đà, cá chốt, cua biển, rùa, tôm, tép, sò huyết, ốc,… đặc biệt là cò. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre: có 98 loài cá, 18 loài tôm và nghêu 2 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao như: mực, cá thu, cá ngừ, tôm hùm,…[36].

Với ưu đãi về nguồn tài nguyên tự nhiên như thủy văn, đa dạng sông ngòi và biển đã hình thành nên ba loại hình sinh thái ngọt, lợ và mặn tạo nên một môi trường tự nghiên rất đa dạng về chủng loại động thực vật và các khu sinh quyển đa dạng là tiềm năng vô cùng lớn cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.

Nguồn tài nguyên nhân văn

Về phương diện lịch sử, văn hóa Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung là vùng đất mới, được những lưu dân nhà Nguyễn đến khai thác và định cư khoảng 3 thế kỷ nay. Do đó, Bến Tre không có những di tích lịch sử lâu đời cổ kính như nơi cội nguồn, với lịch sử hơn 300 năm đi mở đất và lịch sử oai hùng chống ngoại xâm, trải qua nhiều biến cố của lịch sử, qua bao giai đoạn phát triển của đất nước, người dân Bến Tre với tính cách cởi mở và thân thiện đã tạo cho mình sắc thái riêng.

Di tích văn hóa – lịch sử

Bến Tre được xem là nơi đất lành chim đậu, tuy không phải là nơi sản sinh ra, nhưng Bến Tre được nhiều danh nhân, hào kiệt chọn là nơi làm việc, hoạt động cách mạng và yên nghỉ. Vì vậy, Bến Tre là một trong những tỉnh có khá nhiều khu di tích lịch sử – văn hóa, mãi mãi là một biểu tượng cho văn hóa dân tộc và nhân loại. Một số khu di tích lịch sử tiêu biểu như: Khu di tích nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, Mộ và đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định mang mật danh X4,… Hiện nay, Bến Tre có 12 di tích văn hóa đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận, xếp hạng vào danh mục di tích quốc gia (Xem phụ luc 4). Trong đó, hai di tích: Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu và Đồng Khởi Bến Tre, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt [37].

Ngoài ra, Bến Tre có khá nhiều chùa và đình được người dân và khách du lịch đến tham quan và thờ cúng. Bến Tre hiện có 207 đình, trong đó có 3 đình: Bình Hòa, Phú Lễ và Tân Thạch được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và một số chùa lớn, như: Chùa Hội Tôn, Chùa Tuyên Linh, Chùa Viên Minh,…

Lễ hội

Với truyền thống văn hóa phương đông, môi trường sống, sự giao thoa văn hóa của các dân tộc và lịch sử phát triển lễ hội rất phong phú và đa dạng. Lễ hội là dịp ẩn lòng tôn kính các bậc hiền tài, có công với nước, với dân, cầu cho mưa thuận, gió hòa, dân chúng ấm no, hạnh phúc. Một số lễ hội lớn như: Lễ hội Cúng đình, nghinh Ông, Festival dừa, lễ hội Đồng khởi,…

Làng nghề truyền thống

- Nghề nuôi ong lấy mật: Bến Tre với khí hậu ôn hòa, ít gió bão và những vườn cây trái quanh năm, là nơi thích hợp với nghề nuôi ong lấy mật.

- Nghề chế biến sản phẩm từ dừa: Nghề này được xem như là nghề đặc trưng nhất của Bến Tre.

- Nghề làm bánh tráng, bánh phồng: Nổi tiếng ở vùng Nam Bộ vẫn là “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”.

- Nghề kiểng Cái Mơn: Đây là nét độc đáo và sáng tạo trong sản xuất và giải trí của người dân Bến Tre: nghề chiết cây, giâm cành, lai tạo giống mới,…

Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bến Tre phân bố rộng khắp, trải đều trên toàn tỉnh tỉnh. Với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được bảo tồn, tôn tạo và phát triển nhằm phục vụ đời sống xã hội và phát triển du lịch (xem phụ lục 5).

3.1.2. Kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre với lợi thế về vị trí địa lý, ưu đãi thiên nhiên và chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắng là một trong những tỉnh thuộc ĐBSCL năng động trong phát triển và hội nhập. Với sự chuyển dịch kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, kinh tế xã hội Bến Tre có sự phát triển cao, ổn định.

Tăng trưởng GDP

Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của Bến Tre và cả nước giai đoạn 2010-2016


Năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Cả nước 2157,8

2779,9

3245,4

3584,3

3937,9

4192,9

45022,7

Tăng trưởng 6,42

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

7,73

Bến Tre 43,9

59,7

63,5

71,6

78,46

86,7

92,01

Tăng trưởng 4,3

35,99

10,36

12,75

9,58

10,5

6,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 12

Đơn vị tính: nghìn tỷ


(%)


(%)


Nguồn: Cục thống kê Bến Tre (2017) [4]


Theo bảng 3.1, Kết quả tăng trưởng kinh tế tính theo GDP của tỉnh Bến Tre giai

đoạn 2010 – 2015, cao hơn tăng trưởng trung bình của cả nước. Tuy nhiên, năm 2016, tăng trưởng GDP của Bến Tre là 6,1% thấp hơn tăng trưởng GDP của cả nước 7,73%. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của Bến Tre đã chựng lại, nguyên nhân có thể do sự thích ứng của Bến Tre đối với biến động của kinh tế thế giới chưa cao hay do tác động của biến đổi khí hậu như sự xâm chiếm nước mặn có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy hải sản.

Đầu tư

Bảng 3.2. Tổng đầu tư của Bến Tre giai đoạn 2010-2016


Đơn vị tính: tỷ


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng đầu tư

9347

9829

10751

11977

11988

13498

13802

Tăng trưởng (%)

Phân theo

4,7 5,2 9,4 11,4 1 1.26 1,02


nguồn vốn (%)


Nhà nước

30

32,7

31,2

34,8

30,9

30,9

31,3

Tư nhân

57,5

57,2

58,2

54,6

60,5

60,8,4

61,4

FDI

12,5

10,1

10,6

10,6

8,6

8,3

7,3

100 100 100 100 100 100 100


Nguồn: Cục thống kê Bến Tre (2017) [4]


Số liệu Bảng 3.2, tổng đầu tư của Bến Tre tăng trưởng khá cao, tuy nhiên có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2014 so với 2013 tăng 1% và năm 2016 tăng 1.02%.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí