Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thành phần môi trường tự nhiên 124
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre 126
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn 127
Bảng 4.17: Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mối quan hệ nhân quả của mô hình 130
Bảng 4.18: Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N=500 (chuẩn hóa) 131
Bảng 4.19: Hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu chính thức 132
Bảng 4.20: Hệ số các thành phần tạo ra yếu tố điều kiện môi trường điểm đến 134
Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô 135
Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt theo loại hình 135
Bảng 4.23: Tổng lượt khách đến Bến Tre (2011-2015) 140
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 1
- Tổng Quan Về Đề Tài Nghiên Cứu. Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Mô Hình Nghiên Cứu. Chương 3: Thiết Kế Nghiên Cứu.
- Một Số Quan Điểm Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Năng Lực Cạnh Tranh Dựa Trên Định Hướng Thị Trường
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Bảng 4.24: Tổng doanh thu từ du lịch tại Bến Tre (2011-2015) 140
Bảng 4.25: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố nguồn nhân lực 141
Bảng 4.26: Tình hình lao động trong ngành du lịch Bến Tre 142
Bảng 4.27: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ 143
Bảng 4.28: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố cơ chế chính sách 146
Bảng 4.29: Chi phí đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 147
Bảng 4.30: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố người dân địa phương 149
Bảng 4.31: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố môi trường tự nhiên 150
Bảng 4.32: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố cạnh tranh về giá 152
Bảng 4.33: Đánh giá của du khách về giá cả du lịch ở Bến Tre 153
Bảng 4.34: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố năng lực tổ chức, quản lý 154
Bảng 4.35: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố năng lực marketing 156
Bảng 4.36: Tỷ lệ khách du lịch quay lại và giới thiệu về Bến Tre 157
Bảng 4.37: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố thương hiệu 157
Bảng 4.38: Thống kê mô tả mức độ đồng ý về yếu tố trách nhiệm xã hội 159
Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh 163
Bảng 5.2: Các khu du lịch, điểm du lịch đặc trưng của tỉnh Bến Tre 170
Bảng 5.3: Phát triển tuyến du lịch nhằm hoàn thiện điều kiện môi trường điểm đến 171
Bảng 5.4: Các làng nghề truyền thống phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp du lịch Bến Tre 176
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter 15
Hình 2.2: Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp 17
Hình 2.3: Mô hình của Buckley và cộng sự 23
Hình 2.4: Công thức tính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24
Hình 2.5: Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng tại Đài Loan 35
Hình 2.6: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ 36
Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica 39
Hình 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia 40
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất 66
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 70
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ 74
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức 103
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo năng lực marketing 115
Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo thương hiệu 116
Hình 4.3: Kết quả CFA lần 1 (chuẩn hóa) của thang đo năng lực năng lực tổ chức, quản lý 117
Hình 4.4: Kết quả CFA lần 2 (chuẩn hóa) của thang đo năng lực năng lực tổ chức, quản lý 117
Hình 4.5: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo trách nhiệm xã hội 118
Hình 4.6: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ 119
Hình 4.7: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo nguồn nhân lực 120
Hình 4.8: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo cạnh tranh về giá 121
Hình 4.9: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo điều kiện môi trường điểm đến 122
Hình 4.10: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre125 Hình 4.11: Kết quả CFA mô hình tới hạn 127
Hình 4.12: Kết quả SEM (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu 130
Hình 5.1: Thẻ điểm cân bằng – Công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược kinh doanh 174
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CFA Confirmatory Factor Analysis
CFI Comparative Fit Index
DN Doanh nghiệp
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long EFA Exploratory Factor Analysis
GFI Good of Fitness Index
KMO Kaiser-Meyer-Olkin
NLCT Năng lực cạnh tranh
PAF Principal Axis Factoring
RMSEA Root Mean Square Erro Approximation SEM Structural Equation Modeling
TLI Tucker và Lewis Index TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Dàn bài phỏng vấn chuyên gia (lần 1) hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Phụ lục 02: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn.
Phụ lục 03: Biên bản tổng hợp thảo luận nhóm (lần 1).
Phụ lục 04: Dàn bài phỏng vấn chuyên gia (lần 2) hoàn thiện thang đo và biến quan sát.
Phụ lục 05: Biên bản tổng hợp thảo luận nhóm (lần 2) hoàn thiện thang đo và biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre
Phụ lục 06: Phiếu khảo sát sơ bộ.
Phụ lục 07: Danh sách doanh nghiệp khảo sát sơ bộ. Phụ lục 08: Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ.
Phụ lục 09: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA. Phụ lục 10: Phiếu khảo sát chính thức.
Phụ lục 11: Danh sách doanh nghiệp khảo sát chính thức. Phụ lục 12: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA. Phụ lục 13: Kết quả phân tích SEM.
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập “Cộng đồng ASEAN” vào tháng 12 năm 2015 và tham gia Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị trường kinh doanh du lịch của Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn đối với mỗi hình thái du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống của người dân. Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (The World Travel & Tourism Council), du lịch đã đóng góp trực tiếp 4,6% vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và tạo ra hơn 1,96 triệu việc làm cho người lao động, tương đương với 3,7% tổng lực lượng lao động năm 2014. Ước tính đạt 2,4 triệu lao động, tương đương 4% tổng lực lượng lao động vào năm 2025. Với đặc điểm độc đáo về tự nhiên và văn hóa – xã hội, mang đặc trưng riêng như bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nông nghiệp lúa nước, tài nguyên du lịch phong phú,... ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng đã từng bước phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình. Trong bối cảnh phát triển đó, du lịch Bến Tre cũng được nhiều người biết đến với các loại hình du lịch đặc thù của vùng sông nước như: nghỉ dưỡng, ẩm thực, du lịch sinh thái miệt vườn, một trong những loại hình ưu thế (chiếm 64% các hình thức hoạt động du lịch của Tỉnh), được du khách ưa chuộng nhờ đặc tính gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005). Theo Bordas (1994), doanh nghiệp du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch. Để có NLCT, doanh nghiệp cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức. Nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh (NLCT) cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng, tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. Theo ông Triệu Công Tinh Thanh, phó tổng giám đốc công ty du lịch Viet Travel, “Bến Tre được nhiều người biết đến là xứ dừa, vì vậy cần phải có sản phẩm thật đặc sắc từ dừa nhằm tạo ra nét riêng của mình”. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh
thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn; giữ được môi trường sinh thái trong lành; giữ được màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái, vườn hoa cảnh, vườn cây giống như: cồn Ông Đạo Dừa, cồn Hưng Phong, cồn Tiên, sân chim Vàm Hồ, các vườn cây ăn trái tại Cái Mơn, bãi biển Thừa Đức Bình Đại, bãi Ngao,... Hệ thống sông ngòi rất phong phú với mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi. Ngoài ra, Bến Tre cũng có nhiều di tích như Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri; chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh; Mộ các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thị Định, Trương Vĩnh Ký. Hiện nay, đa số các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre vẫn còn ở quy mô nhỏ, phân tán, chưa có sự liên kết lại với nhau, chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; sản phẩm du lịch chưa đa dạng phong phú; phương thức tổ chức hoạt động còn lạc hậu, chưa gắn với nhu cầu thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Với những hạn chế trên thì việc khai thác các lợi thế về môi trường sinh thái, các di tích, sản phẩm - dịch vụ đặc trưng từ cây dừa,... của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (gọi tắt là các doanh nghiệp du lịch) tại Bến Tre nhằm đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp này là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn hướng “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
Từ yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, tác giả đã hình thành ý tưởng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Dựa vào lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và một số mô hình nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực du lịch đã công bố, tiến trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua các bước: Bước 1, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc tính cho nghiên cứu, làm cơ sở để thiết lập dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm xác định mô hình nghiên cứu và hoàn thiện thang đo sơ bộ. Bước 2, nghiên cứu sơ bộ, nội dung bước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ 244 đối tượng nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và xây dựng bảng khảo sát chính thức. Bước 3, nghiên cứu chính thức, bước này sẽ thực hiện khảo sát chính thức 359
đối tượng để tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Từ nghiên cứu định lượng xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp du lịch, kết hợp với phân tích thực trạng và nguyên nhân các yếu tố này, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp lớn, với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Tóm lại, luận án được thực hiện với mong muốn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Kết quả nghiên cứu sẽ là bộ tài liệu tham khảo, tư vấn có giá trị cho các doanh nghiệp du lịch của địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển nhằm nâng cao NLCT và phát triển bền vững. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, vận dụng vào quá trình quy hoạch và phát triển ngành du lịch của địa phương.
1.2 Tổng quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Các nghiên cứu mà tác giả tiếp cận nhằm khái quát một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cạnh tranh, NLCT trong lĩnh vực du lịch có liên quan đến luận án, cụ thể:
Đối với nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mô hình đo lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thông qua 5 khía cạnh như cơ cấu hội đồng quản trị, cương vị quản lý, chiến lược lãnh đạo, sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường, trách nhiệm xã hội có mối quan hệ đến NLCT của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT, số điểm hoạt động quản trị trong doanh nghiệp càng cao thì đánh giá NLCT sẽ càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà không xét đến những khía cạnh khác. Do đó, đang tồn tại một khoảng cách nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu của Craigwell (2007) đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động du lịch của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
NLCT của các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cạnh tranh về giá cả, nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghệ, sự cởi mở, các khía cạnh xã hội. Trong đó, yếu tố cạnh tranh về giá được xem là chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến NLCT trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ ràng trong mối quan hệ nhân quả của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo trên. Nghiên cứu cũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như sản phẩm – dịch vụ, chất lượng dịch vụ là những yếu tố rất quan trọng tạo nên NLCT như các nghiên cứu trước đã đề cập. Cũng nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả Mechinda và cộng sự (2010) đã sử dụng kỹ thuật phân tích hồi qui để chỉ ra rằng NLCT của khu du lịch Koh chang tại Thái Lan cho rằng, ngoài những yếu tố theo Craigwell (2007) có các yếu tố khác như: di sản văn hóa và khách sạn địa phương, thức ăn, sạch sẽ, an toàn, vị trí. Kết quả nghiên cứu của Mechinda và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng có 2 loại cơ sở hạ tầng khác nhau đó là cơ sở hạ tầng công cộng và du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch là nguồn lực nhân tạo trong khi cơ sở hạ tầng công cộng là các yếu tố phụ. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho rằng khách sạn địa phương thì giống với di sản và văn hóa.
Đối với nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và khách sạn” của tác giả Tsai, Song và Wong (2009), đã chỉ ra 16 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch và 15 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các khách sạn, bao gồm, (1) Nguồn nhân lực, trình độ giáo dục, đào tạo; (2) Kỹ thuật;
(3) Chiến lược; (4) Năng suất; (5) Vốn; (6) Thỏa mãn khách hàng – chất lượng dịch vụ; (7) Hình ảnh thương hiệu; (8) Chiến lược liên minh; (9) Chi phí hoạt động (môi trường); (10) Điều kiện thị trường; (11) Điều kiện nhu cầu; (12) Tiếp thị; (13) Giá cả; (14) Đặc tính vật chất; (15) Quản lý quá trình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng NLCT của một điểm đến được nâng lên bởi sự tích hợp của chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp du lịch như khách sạn. Tuy nhiên, vẫn không có những yếu tố chung cho NLCT của điểm đến và khách sạn. Nghiên cứu cũng dừng lại ở việc thống kê, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho điểm đến và khách sạn chứ chưa nói đến đặc thù của điểm đến, qui mô của khách sạn. Còn nghiên cứu của Williams và Hare (2012) cho thấy, NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự đổi mới, thương hiệu, khả năng tổ chức quản lý, yếu tố điều kiện môi trường, chất lượng dịch vụ, kiến thức ngành, khả năng thích ứng với sự cạnh tranh. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của