Nguồn Vốn Đầu Tư Du Lịch Bến Tre, Giai Đoạn 1995 - 2008


ngành kinh tế dịch vụ; đạt mức 79,62 tỷ đồng vào năm 2005, tăng 1,67 lần so với năm 2000 và 4,9 lần so với năm 1995, góp phần tạo ra mức tăng trưởng ổn định từ 0,54% lên 1,26% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 1995 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,22%/năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Bến Tre năm 2006 đạt 9,61%. Trong đó, hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, thu hút mạnh về lượng khách đến tham quan, về qui mô và số lượng cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng mở rộng, loại hình phục vụ ngày càng đa dạng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm mới, du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Doanh thu du lịch ước đạt 105 tỷ đồng, tăng 26,1% so năm 2005.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2007 ước đạt 10,87%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12,23%.

Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, tốc độ gia tăng giá trị ngành du lịch tiếp tục giữ vững và phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện mức khởi đầu thấp, mức đóng góp của du lịch Bến Tre trong nền kinh tế quốc dân vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng.

Giai đoạn 2001 - 2005 tổng mức đầu tư của du lịch Bến Tre là 163,862 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 5,657 tỷ; nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là 158,205 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20 điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sửa chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.

Giai đoạn 1996 - 2006, Bến Tre đã tập trung nguồn vốn đầu tư tôn tạo di tích văn hóa gắn kết với phục vụ khách du lịch với tổng số vốn là 12,507 tỷ


đồng ở: khu di tích Nguyễn Đình Chiểu; khu di tích Đồng Khởi; Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định; khu di tích Võ Trường Toản.

Bảng 2.2.7. Nguồn vốn đầu tư du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995 - 2008

Đơn vị : Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Thực hiện

1996 - 2000

2001 - 2005

2006

2007

2008

1.Tổng số vốn

17.561

163.862

24.248

41.781

34.3

Trong đó






– Nguồn vốn ngân sách






– Nguồn vốn doanh nghiệp



24.248

41


2. Cơ sở vật chất






– Cơ sở lưu trú du lịch



11

29

21

– Co sở ăn uống



10



– Điểm du lịch



3.248

2

13.2

– Hạ tầng du lịch




0.666

0.1

– Quy hoạch - lập quy hoạch




0.115


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 8

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Từ đầu năm 2007, có 60 lượt nhà đầu tư nước ngoài và 80 lượt nhà đầu tư trong nước đến Bến Tre tìm hiểu và trao đổi các vấn đề có liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Trong thời gian này, Bến Tre đã cấp mới 5 giấy phép đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 10,5 triệu USD, bằng số dự án và vốn đầu tư nước ngoài của 5 năm trước (1999 - 2004) và đã có 130 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đầu tư 165 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 34 doanh nghiệp xin điều chỉnh tăng vốn lên 53 tỉ đồng, chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.


Năm 2008, trước nhu cầu lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, các doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch như: Công ty cổ phần thủy sản Ba Lai đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng ở Thừa Đức (huyện Bình Đại), điểm du lịch Phong Phú 3, điểm du lịch Phú Bình (huyện Chợ Lách); Công ty Phước Kiến thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 đề nghị tỉnh Bến Tre cho chủ trương xây dựng khu nghỉ dưỡng tại xã Phú Túc, xây dựng khu thương mại - dịch vụ - du lịch và khu tái định cư An Phú (Châu Thành); Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Vinashin đăng ký đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng Nổi trên sông; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Khởi - Bến Tre phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư điểm du lịch Cồn Qui và khu du lịch sinh thái biển Thới Thuận (Bình Đại). Trước đó, doanh nghiệp tư nhân Điện tử Sanh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng Khu Văn hóa Thể thao Du lịch Lan Vương trên 10 ha tại xã Mỹ Thạnh An và xã Phú Nhuận (thị xã Bến Tre) với nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ẩm thực, văn hóa, lịch sử “một ngày làm du kích ”, phục vụ hàng ngàn khách du lịch. Tổng công ty Lương thực miền Nam và Nhà khách Hùng Vương đã đầu tư xây dựng khách sạn Hàm Luông với 6 tầng, 66 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao được trang trí sang trọng, hiện đại. Sáu tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần kinh doanh du lịch đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp các khu, tuyến, điểm du lịch, đón đầu cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, để tài nguyên du lịch khai thác hợp lý, hiệu quả, phát triển du lịch bền vững, Bến Tre cần tiếp tục đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch với qui mô lớn của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.


2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Cơ sở lưu trú

Số lượng phòng, giường cũng không ngừng phát triển trong các cơ sở lưu trú. Năm 1995, toàn tỉnh chỉ có 4 cơ sở lưu trú với 88 phòng thì đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 11 cơ sở lưu trú với 200 phòng (vượt 68 phòng so với dự báo 1996). Tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng phòng khách sạn đạt 17,84%/năm. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, Năm 2005, Bến Tre có 29 cơ sở lưu trú với tổng số 404 phòng và 696 giường (mục tiêu đề ra trong quy hoạch 1996 cần 228 phòng, vượt 129,5% so với mục tiêu đề ra). Tốc độ tăng trưởng trung bình về số buồng phòng giai đoạn 2000 - 2005 đạt 15,1%/năm.

Bảng 2.2.8. Hiện trạng phát triển hệ thống lưu trú thời kỳ 1995 - 2008

Đơn vị: Cơ sở



Đơn vị tính

Năm thực hiện

1995

2000

2005

2006

2007

2008

Tổng số cơ sở lưu trú du lịch


Cơ sở


4


11


29


30


32


37

– Tổng số phòng

Phòng

88

200

404

414

508

614

– Tổng số giường

Giường

189

382

696

716

963

1.073

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Trước kia, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, chủ yếu thuộc quyền quản lý của nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển đa dạng, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh liên kết trong nước.

Khách sạn vẫn là cơ sở lưu trú đóng vai trò chủ đạo trong việc đón tiếp và phục vụ du khách đến Bến Tre. Đến đầu năm 2009, lượng khách sạn vẫn


chiếm trên 50% tổng số cơ sở lưu trú, còn lại là hệ thống các nhà khách, nhà nghỉ. Bước đầu đáp ứng nhu cầu phục vụ khách đi du lịch về số lượng.

Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú vẫn còn thấp. Đến nay chỉ trên 60 % cơ sở được thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu, 1 cơ sở được thẩm định xếp hạng 3 sao, sản phẩm du lịch Bến Tre chưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách, chưa chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

* Các cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng nhanh của các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống của Bến Tre cũng phát triển khá đồng bộ.

Bảng 2.2.9. Hiện trạng phát triển hệ thống ăn uống thời kỳ 1995 - 2008

Đơn vị: Cơ sở



Cơ sở ăn uống


Đơn vị tính

Năm thực hiện

1995

2000

2005

2006

2007

2008

– Tổng số cơ sở ăn uống


Cơ sở


15


20


36


37


38


50

– Tổng số ghế

Ghế

1.000

2.500

7.200

8.200

9.200

11.150

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre.

Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar... phục vụ du khách ăn nghỉ tại khách sạn, và phục vụ khách bên ngoài như: Nhà hàng, khách sạn Hùng Vương, Nhà hàng, khách sạn Bến Tre, Nhà hàng Đồng Khởi… với những món ăn dân tộc, Âu, Á... thưởng thức các làn điệu dân ca, đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Tuy nhiên, giá cả ở đây thường cao hơn với những nơi khác, nên đối tượng khách đến các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói.

Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn cũng phát triển với sự tham gia của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Năm 1995,


toàn tỉnh chỉ có 15 cơ sở ăn uống có khả năng phục vụ tối đa 1.000 khách, thì đến năm 2000 số cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch lên đến 20 cơ sở với năng lực phục vụ 2.500 khách và đến cuối năm 2006, có 36 cơ sở dịch vụ ăn uống với số lượng 7.200 ghế. Tốc độ phát triển về số lượng chỗ ngồi phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch đạt 24,5%/năm. Chủng loại đồ ăn - thức uống ở các cơ sở dịch vụ này cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không chỉ cho nhiều loại đối tượng du khách mà còn cho cả người dân địa phương.

Một số nhà hàng lớn của tỉnh như: Nhà hàng Việt - Trung có sức chứa

1.000 khách; Nhà hàng Hàm Luông có sức chứa 800 khách; Nhà hàng Cồn Phụng có sức chứa 600 khách; Nhà hàng Đồng Khởi có sức chứa 500 khách; Nhà hàng nổi Bến Tre có sức chứa 1.200 khách; Nhà hàng khách sạn Hùng Vương có sức chứa 450 khách, Khách sạn Hàm Luông 3 sao, 12 nhà hàng có sức chứa từ 200 - 300 khách đã, đang được nâng cấp khang trang, hiện đại và đang xây khách sạn Việt - Úc, khách sạn Vinashin,…

* Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác

Nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch, Bến Tre đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo và quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Ngành đã tiến hành rà soát lại tất cả các dự án đầu tư đã được phê duyệt, trong đó đáng chú ý dự án phát triển du lịch các xã ven sông huyện Châu Thành, khu du lịch Cồn Phụng; khu vui chơi giải trí Mỹ Thạnh An và khu vui chơi giải trí tại thị xã; khu du lịch làng quê Hưng Phong; khu du lịch vườn chim Vàm Hồ…


Bảng 2.2.10. Hiện trạng phát triển hệ thống điểm du lịch thời kỳ 1995 - 2008

Đơn vị: Điểm


Chỉ tiêu Điểm du lịch

Thực hiện

Kế hoạch

1995

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

– Tỉnh Bến Tre

6

12

32

30

35

40

47

55

+ Châu Thành


12

25

23

25

28

30

32

+ Thị xã



2

4

4

4

6

8

+ Chợ Lách



4

3

5

6

8

8

+ Giồng Trôm





1

1

2

2

+ Ba Tri



1





2

+ Bình Đại






1

1

3

+ Mõ Cày









+ Thạnh Phú









Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - văn hóa tại địa phương đang là mô hình kinh doanh du lịch hiệu quả, thu hút nhiều nhà vườn có điều kiện tham gia. Trên địa bàn Bến Tre hiện có 35 điểm du lịch sinh thái như huyện Châu Thành có 25 điểm; huyện Chợ Lách có 5 điểm; thị xã Bến Tre có 4 điểm; huyện Giồng Trôm có 1 điểm, hàng năm thu hút trên 300.000 lượt khách.

* Các điểm vui chơi giải trí bên trong khách sạn: 26 phòng massage, 350 phòng karaoke, và 1 vũ trường được cấp phép (hoạt động không thường xuyên) đáp ứng cầu giải trí của khách du lịch và nhân dân địa phương; 8 phòng họp, hội nghị với 400 ghế; và các dịch vụ đàn ca tài tử tại các khách sạn lớn và các khu điểm du lịch chuyên đề.

2.2.6. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Năm 1995 lực lượng lao động trong ngành du lịch Bến Tre có 660 người; năm 2005 số lao động trong ngành có 2.624 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm đạt 14,8%/năm (quy hoạch 8%/năm).


Năm 2006, trong tổng số 2.886 lao động đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ có 215 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó số lao động được đào tạo về chuyên ngành du lịch chưa đến 6,1%. Số lao động đào tạo còn lại đào tạo qua các trường nghề. Phần lớn chỉ được đào tạo ở loại hình cấp tốc (từ 1 tháng đến 1 năm) nên trình độ kiến thức, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chưa đạt yêu cầu.

Trong các cơ sở lưu trú, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ còn khá bất cập. Năm 1995, trong tổng số 88 phòng khách sạn, chỉ có 2 lao động có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành, số còn lại là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Năm 2000, Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre tiến hành rà soát nhân sự, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và đã đưa 3 cán bộ học lớp quản lý kinh tế du lịch, 3 cán bộ học lớp cao cấp lý luận chính trị, 4 cán bộ học lớp quản lý nhà nước về du lịch, 8 cán bộ học lớp tin học và ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. Giai đoạn 2001 - 2005, Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre tiếp tục triển khai Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ; tập huấn kỹ thuật đàm phán thương mại; mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch; bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ buồng, bàn cho cán bộ nhân viên nhà hàng, khách sạn trong tỉnh; mở các lớp tập huấn theo chủ đề, nội dung do doanh nghiệp yêu cầu.

Năm 2003, Sở Thương mại - Du lịch đã tổ chức lớp tập huấn về thực hiện Pháp lệnh du lịch, Nghị định 47, Thông tư 05 về thanh tra du lịch; Nghị định 50 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn biện pháp phòng ngừa SARS cho 30 cơ sở kinh doanh du lịch. Kết hợp với Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang, ngành Du lịch Bến Tre đã đào tạo 8 hướng dẫn viên du lịch cho công ty Du lịch và công ty Du lịch công đoàn; mở lớp nghiệp vụ buồng bàn cho 45 học viên thuộc công ty và các cơ sở kinh doanh nhà hàng khách sạn trong tỉnh. Các chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022