Cơ Cấu Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Bến Tre Thời Kỳ 1995 - 2006


Tiềm năng du lịch của Bến Tre khá phong phú, từ du lịch sinh thái (vườn cây, sông nước, cồn bãi, biển và ven biển) đến các khu di tích văn hóa - lịch sử, du lịch văn hóa - lễ hội... là cơ hội để các du khách tham quan, thưởng ngoạn những điểm du lịch khá hấp dẫn . Những lợi thế đó đã góp phần quan trọng trong thu hút khách du lịch đến Bến Tre.

Năm 1995 khách du lịch quốc tế đến Bến Tre đã thay đổi với tốc độ rõ rệt. Lượng khách du lịch quốc tế năm 1995 tăng 2,29 lần so với năm 1991.

Năm 2000 Bến Tre đón nhận 155.122 lượt khách du lịch, tăng 1,7 lần so với năm 1995, tăng trưởng bình quân 11,23%/năm, chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra (quy hoạch 18%).Tuy vậy, khách du lịch quốc tế đến Bến Tre năm 2000 là 58.060 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,48% /năm vượt xa mục tiêu quy hoạch (quy hoạch 20%).

Tính chung cho cả giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng trung bình của dòng khách này ở mức cao 30,48%. Đây là một dấu hiệu đáng phấn khởi của du lịch Bến Tre, được xem là tiền đề quan trọng để tỉnh quan tâm đầu tư nhiều hơn cho du lịch như một hướng phát triển chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Giai đoạn 2001 - 2005, hoạt động du lịch có bước phát triển khá. Tuyến, điểm du lịch Bến Tre hình thành, tạo nên sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này, du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tình hình chính trị bất ổn tại một số khu vực, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, Việt Nam vẫn được Tổ chức Thương mại thế giới đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện; nhờ vậy, khách du lịch Bến Tre tiếp tục tăng, đạt 313.014 lượt khách vào năm 2005, tăng gấp 2 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,07%

/năm, vượt mục tiêu nhịp độ tăng trưởng của quy hoạch (quy hoạch 12%).


* Thị trường khách du lịch quốc tế

Năm 2005, khách du lịch quốc tế đến Bến Tre đạt 126,05 ngàn lượt, tăng trưởng bình quân 16,77% /năm. Các năm tiếp theo, khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng. Năm 2008, khách du lịch quốc tế đến Bến Tre đạt 174.107 ngàn lượt, và sáu tháng đầu năm 2009, lượng khách du lịch đến Bến Tre ước đạt “243.000 lượt khách đến tham quan, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2008, trong số này lượng khách quốc tế là 101.000 lượt, tăng 12,3% so với cùng kỳ” [43, tr.2].

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bến Tre rất đa dạng, nhiều nguồn, từ các thị trường gần đến các thị trường xa. Các thị trường khách quốc tế truyền thống của Bến Tre bao gồm Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ.

Năm 2000 trở lại đây, khách du lịch từ hai thị trường Tây Âu và Đông Bắc Á luôn chiếm tỷ lệ trên 80% tổng lượng khách đến Bến Tre. Thị trường Đông Nam Á đang có xu hướng tăng mạnh.

Bảng 2.2.3. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bến Tre thời kỳ 1995 - 2006

Đơn vị tính (%):



1995

2000

2005

2006

1. Bắc Mỹ

0,50

5,00

6,50

6,7

2. Châu Âu

42,50

43,30

36,50

34,9

3. Châu Á

55,00

48,80

54,80

56,6

4. Châu Úc

2,00

3,00

2,20

1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 7

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre.

Năm 2007, năm 2008, và 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách Đông Nam Á đến Bến Tre vẫn tiếp tục tăng ở mức trên 50%.

Phần đông khách quốc tế đến tham quan Bến Tre đều theo các tour du lịch do các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thường có nhu cầu tham quan phong cảnh sông nước và các khu vườn cây ăn trái ở Tân Thạch,


Cái Mơn, Châu Thành, Chợ Lách... Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế tại Bến Tre tương đối ngắn, thường chỉ hơn 1 ngày.

Bảng 2.2.4. Số ngày lưu trú trung bình của du khách


Hạng mục

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số khách

15,35

58,06

103,16

109,66

85,64

110,53

126,05

139,14

Ngày lưu trú trung bình


1,06


1,02


1,02


1,03


1,03


1,05


1,07


1,09

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Bến Tre.

Năm 2007, năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, ngày lưu trú trung bình của du khách cũng ở mức 1,09. Bởi vì, trên thực tế Bến Tre không có những khu du lịch qui mô lớn, dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa phong phú, nhất là các trò chơi giải trí hấp dẫn, sinh động.

* Thị trường khách du lịch nội địa

Giai đoạn 1995 - 2000, lượng khách nội địa tăng mạnh; nhịp độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn này ổn định ở mức 5,09%. Từ năm 2001, ngành du lịch Bến Tre đã tập trung các nguồn lực cho phát triển hoạt động lữ hành, phát huy thế mạnh đặc thù về các địa danh, di tích văn hóa - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham quan mới, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh để tạo nguồn khách, trong đó đã kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, đem lại sự tăng trưởng mạnh của thị trường khách du lịch nội địa. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 đạt 14,01%. Nguyên nhân chính là nền kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện tăng thu nhập của người dân; thời gian nghỉ rỗi trong năm kéo dài hơn do từ năm 1999, Việt Nam đã áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần và nghỉ bù nếu như ngày lễ, ngày Tết rơi vào cuối tuần; các điều kiện giao thông đi lại dễ dàng do đường sá được cải tạo, nâng cấp; sự hoạt động tích cực của các hãng lữ hành, các công ty vận chuyển khách; người dân trong nước có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn.


Khách du lịch nội địa từ bình dân đến cao cấp; từ các đô thị lớn là chủ yếu; du lịch dưới nhiều hình thức: sử dụng các dịch vụ của các công ty du lịch hoặc tổ chức theo nhóm, đoàn hoặc đi lẻ. Số khách tự tổ chức chuyến đi xuất hiện nhiều; đi nhiều lần trong năm, và xu hướng đi nghỉ cuối tuần của người dân tăng mạnh, nhất là người dân sống ở các đô thị lớn có xu hướng đi nghỉ trong phạm vi bán kính từ 50 -100km; chi tiêu nhiều, đặc biệt là chi cho dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí tiêu khiển do nhiều công viên chuyên đề đã hình thành, được đưa vào khai thác. Khách du lịch nội địa đến Bến Tre chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm gửi khách và trung chuyển khách lớn nhất của cả nước). Ước tính 90% khách du lịch tới Bến Tre là khách đi qua thành phố Hồ Chí Minh.

Xu hướng mới trong hoạt động lữ hành ở Bến Tre là việc các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh xây dựng các chương trình tham quan đưa khách từ Bến Tre đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Hà Nội,... Hoạt động này hiện vẫn còn mới, khách tham gia chưa nhiều.

* So sánh với các tỉnh lân cận

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Bến Tre cao hơn tỉnh Trà Vinh và thành phố Cần Thơ từ năm 2006 trở về trước, nhưng trong 2 năm 2007 - 2008 lượng khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ tương đương với lượng khách quốc tế đến Bến Tre; đặc biệt lượng khách nội địa đến thành phố Cần Thơ tăng lên đáng kể từ 422,43 ngàn lượt khách năm 2006 lên 642,156 ngàn lượt, vượt hơn khách du lịch nội địa của tỉnh Tiền Giang, chỉ kém hơn lượng khách quốc tế đến Tiền Giang trong 2 năm 2007 - 2008. Lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang tăng khá nhanh cả về khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Ngành Du lịch Bến Tre cần phối hợp, liên kết với ngành Du lịch các tỉnh, thành nói trên và các tỉnh, thành khác để mở rộng tuyến, tour, loại hình du lịch với những sản phẩm du lịch thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh.


Bảng 2.2.5. So sánh lượng khách du lịch đến Bến Tre với các tỉnh lân cận

Đơn vị: Ngàn lượt khách


Tỉnh, thành phố


Loại khách du lịch

Năm

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008


Bến Tre

Quốc tế

58,06

85,64

110,53

126,05

139,14

155.15

174.10

Nội địa

97,06

166,90

170,50

186,96

206,10

221,88

241,14

Tổng số

155,12

252,54

281,03

313,01

345,24

377,03

415,24


Tiền Giang

Quốc tế

143,66

203,48

231,19

318,52

388,95

447,098

496,539

Nội địa

179,40

173,90

192,35

199,65

221,44

250,861

291,428

Tổng số

323,05

377,39

423,54

518,18

610,39

697,959

787,967


Trà Vinh

Quốc tế

0,95

1,90

2,15

2,48

3,10

3,500

3,600

Nội địa

27,50

43,50

56,50

61,22

76,90

81,500

83,212

Tổng số

28,45

45,40

58,65

63,70

80,00

85,00

86,812


Cần Thơ

Quốc tế

60,58

80,07

87,53

104,84

121,22

155,735

175,094

Nội địa

164,59

287,90

327,47

357,30

422,43

537,320

642,156

Tổng số

225,17

367,97

415,00

462,14

543,65

693,055

817,250

Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ

Về tiềm năng, Bến Tre có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Theo đánh giá của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng: “Du lịch Bến Tre đang có bước phát triển tốt, qui mô ngày càng được mở rộng. Tương lai của du lịch Bến Tre còn phát triển cao hơn khi cầu Rạch Miễu hoàn thành” [40, tr.26].

Sản phẩm du lịch Bến Tre được du khách ưa thích là tham quan các di tích lịch sử - cách mạng, văn hóa - nghệ thuật, các vườn cây ăn trái, vườn hoa


kiểng, du thuyền trên sông, đi đò chèo, xe ngựa, đi xe đạp trong nông thôn, nghỉ trong dân, tham quan lò kẹo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu tay, thưởng thức ẩm thực, đờn ca tài tử… tại các điểm du lịch sinh thái trong cộng đồng dân cư. Huyện Châu Thành hiện có 22 điểm, Chợ Lách 5 điểm, thị xã Bến Tre 3 điểm, Ba Tri 1 điểm. Các điểm du lịch thường xuyên được nâng cấp và phát triển các dịch vụ phục vụ khách ngày càng phong phú.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các địa phương trong vùng đều kinh doanh những sản phẩm na ná nhau như: du lịch sinh thái miệt vườn gắn với cù lao, sông nước, trang trại, làng nghề, nghe nhạc tài tử… Sự giống nhau về diện mạo của các khu du lịch sinh thái (có lẽ do điều kiện cảnh quan có sẵn của khu vực), các sản phẩm du lịch của các địa phương vẫn còn sự sao chép, chưa có định hướng phát triển lợi thế riêng biệt và đa dạng hóa sản phẩm.

Đa số các điểm du lịch ở Bến Tre vẫn còn quy mô nhỏ, rời rạc, chưa có sự liên kết cao; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, còn những con đường quá nhỏ, xe 4 chỗ chưa qua được, còn có những vùng chưa đảm bảo nước sạch.

Điểm du lịch ở các tuyến huyện vẫn gặp khó khăn khi lưu thông bằng đường bộ. Du khách muốn đi đến Chợ Lách (được mệnh danh là vương quốc cây ăn trái, sở hữu kỷ lục Việt Nam về sản xuất cây giống, hoa kiểng) để tham quan làng hoa kiểng (cây giống nổi tiếng miền Tây), khu lưu niệm cụ Trương Vĩnh Ký (nhà bác học nổi tiếng của thế kỷ XIX), Nhà thờ Cái Mơn… nhưng tour này vẫn vắng khách bởi đường đến đây nhỏ, hẹp. Ở các huyện, chưa phát triển mô hình resort, đảm bảo được chỗ nghỉ và vui chơi giải trí qua đêm cho đoàn khách mà phải đến Cần Thơ hay ngược về thành phố Hồ Chí Minh, trong khi du khách, nhất là khách du lịch quốc tế rất có nhu cầu đối với hoạt động tham quan, vui chơi giải trí. Do vậy, nhiều tour du lịch ở số tuyến huyện khách chưa đi nhiều, còn ngán ngại.


2.2.3. Thu nhập từ hoạt động du lịch

Năm 2000, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Đất nước đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực; khắc phục được hậu quả thiên tai; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất bắt đầu được củng cố; nền kinh tế một số nước trong khu vực và thế giới bước đầu hồi phục, tạo thêm yếu tố thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng phát triển các sản phẩm du lịch, tìm kiếm thị trường, tăng thu ngoại tệ. Năm 2001, doanh thu của toàn ngành du lịch Bến Tre đạt 39,2 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2000. Năm 2002, với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch Bến Tre đã nhận được một số nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch như Cồn Phụng; đồng thời, các đơn vị kinh doanh du lịch tiếp tục đầu tư mạng lưới kinh doanh, đặt đại diện của mình trên địa bàn, đã tạo điều kiện để doanh thu du lịch Bến Tre vượt qua ngưỡng 45 tỷ đồng.

Hai năm 2003 - 2004, mặc dù Việt Nam, thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh viêm đường hô hấp SARS, dịch cúm gia cầm, thiên tai, các cuộc khủng bố..., du lịch Bến Tre tuy lượng khách có giảm sút nhưng doanh thu vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân là do Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt chương trình phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 2003 - 2005, trong đó, đề ra những biện pháp thích hợp như ưu tiên đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, phát triển hạ tầng kinh tế phát triển du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, hình thành các khu vui chơi giải trí gắn với tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa... đã giúp du lịch Bến Tre sớm bình ổn và phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2000 - 2005 đạt 21,76% . Doanh thu thuần du lịch của du lịch Bến Tre trong giai đoạn 2001 - 2005 cũng tăng trưởng khá với mức 25,86%/năm.

Năm 2008 doanh thu du lịch tiếp tục tăng, trong đó doanh thu thuần du lịch đạt 115, 225 tỷ đồng. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2009, tuy kinh tế thế giới


có suy giảm, dịch H1N1 lây lan nhưng khi cầu Rạch Miễu được khánh thành, thông thương, “doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2009 đạt 105 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2008” [43, tr.2].

Bảng 2.2.6. Hiện trạng doanh thu du lịch Bến Tre, giai đoạn 1995 - 2008

Đơn vị : Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Thực hiện

1995

2000

2005

2006

2007

2008

Tổng doanh thu

10,026

31,411

82,351

104,340

129,480

158,47

– Doanh thu thuần du lịch


8,523


16,260


46,671


64,619


89,082


115,225

+ Lữ hành

0,745

2,089

6,488

8,812

11,912

18,295

+ Lưu trú

1,321

1,721

8,572

13,426

16,703

26,223

+ Ăn uống

5,855

9,051

24,299

33,029

44,451

50,259

+ Hàng hóa lưu niệm


18,550

43,062

47,136

50,497

54,056

+ Doanh thu khác

0,172

0,616

0,923

1,937

5,827

9,638

– Doanh thu xã hội từ du lịch


19,70


57,65


131,56


187,40


233,064


285,246

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

* Giá trị gia tăng ngành du lịch

Cùng với sự tăng trưởng của dòng khách du lịch trên thị trường du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch tại các địa phương cũng phát triển với tốc độ cao, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với Bến Tre, du lịch được xếp hàng thứ 3 sau kinh tế thủy sản, kinh tế vườn.

Năm 1995, giá trị gia tăng ngành du lịch Bến Tre đạt 16,25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,54% GDP cả tỉnh và 2,77% GDP khối ngành kinh tế dịch vụ. Năm 2000, giá trị ngành du lịch Bến Tre tiếp tục gia tăng gấp 2,93 lần, đạt mức 47,55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,17% GDP toàn tỉnh và 5,73% GDP khối

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí