Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Chính Thức Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu Bằng Phân Tích Hệ Số Khẳng Định Cfa (Confirmatory Factor Analysis) Và Phân Tích Mô


dùng hay sự thỏa mãn của chính họ. Còn trong luận án này, người cung cấp thông tin đại diện cho doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi điều tra. Do đó, người cung cấp thông tin lúc này cần phải am hiểu về lĩnh vực liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Với mục tiêu điều tra nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, đối tượng khảo sát trong luận án là cá nhân giữ các chức vụ quản lý có vị trị trí từ trưởng, phó phòng ban trở lên. Người được khảo sát phải là giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành doanh nghiệp và phải hiểu được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi lấy mẫu là các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3.2.3.2 Phương pháp kiểm định thang đo chính thức đối với mô hình nghiên cứu bằng phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling)

Phân tích CFA được thực hiện với mục đích kiểm định sự phù hợp của thang đo về độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và giá trị phân biệt. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trong các kỹ thuật thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

- Độ tin cậy tổng hợp: Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, độ tin cậy của thang đo được gọi là độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability), là chỉ số đánh giá tốt hơn Cronbach’s Alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của các biến là bằng nhau (Gerbing và Anderson, 1988). Độ tin cậy tổng hợp (ký hiệu là Pc) (Joreskog, 1971) được tính theo công thức sau:


p

i 1 i

2

p

i 1

2

i

p

i 1

1

2

i

Pc


Trong đó, λi : Trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1- λi2 : Phương sai của sai số đề xuất biến quan sát thứ i; P: số biến quan sát của thang đo.

Theo Hair và cộng sự (1998), thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp > 0.6


- Phương sai trích: Phương sai trích cũng là một chỉ tiêu đề xuất độ tin cậy, nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Thang đo có giá trị nếu phương sai trích được từ đó phải lớn hơn 0.5 (Hair và cộng sự, 1998), nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai đó có sai số đề xuất lớn hơn phương sai được giải thích bởi khái niệm cần đo và thang đo đó không đạt giá trị. Phương sai trích được tính theo công thức (Fornell và Larcker, 1981):


p

2

p

i 1 i

i 1 i

2

p

i 1

1

2

i

Pvc


Trong đó, λi : Trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1- λi2 : Phương sai của sai số đề xuất biến quan sát thứ i; P: số biến quan sát của thang đo.

- Tính đơn hướng: là tập hợp các biến đại diện cho một khái niệm tiềm ẩn (Garver và Mentzer, 1999). Kiểm tra các thang đo về tính đơn hướng là quan trọng trước khi kiểm tra độ tin cậy, vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơn hướng mà chỉ là giả định tính đơn hướng đã tồn tại (Hair và cộng sự, 1998). Việc đảm bảo cho mỗi tập hợp các biến được thiết kế để đề xuất một khái niệm duy nhất đạt được tính đơn hướng là hết sức cần thiết. Theo Steenkamp và Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau.

- Giá trị hội tụ: Gerbing và Anderson (1988) cho rằng, thang đo đạt được giá trị hội tụ (mô hình phù hợp với dữ liệu) khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Giá trị phân biệt: Có thể kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm trong mô hình bao gồm giá trị phân biệt giữa các thành phần trong cùng một khái niệm nghiên cứu (within-construct discriminant validity) và giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu (across- construct discriminant validity) có thật sự khác biệt hay không. Nếu thật sự khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt (Bagozzi và Foxall, 1996). Giá trị phân biệt sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí, (1) Tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 một cách có ý nghĩa; (2) Mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu.


Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng công cụ này ngoài việc có ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đề xuất, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đề xuất của chúng với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hulland và cộng sự, 1996). Phương pháp hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu nếu dữ liệu có phân phối chuẩn. Kết luận

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Phương pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm một sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng. Nội dung nghiên cứu định tính trong chương này đã trình bày phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính xác định mô hình cho nghiên cứu sơ bộ gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với 48 biến quan sát. Nội dung nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) đã loại đi biến SP4 do không đảm bảo độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại đi biến TCQL2 do không thỏa mãn các giá trị. Chương này cũng đã xác định mô hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp cho nghiên cứu định lượng chính thức.


CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Phân tích mẫu

Thời gian thực hiện chương trình điều tra từ tháng 10 hết tháng 11/2014. Phương pháp điều tra của luận án được chọn là phỏng vấn gặp trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra đã gửi đến trước đó. Với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, quá trình điều tra chính thức đã thực hiện khảo sát 208 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre. Số phiếu phát ra: 400, số phiếu thu về: 378. Trong đó quá trình nhập và xử lý số liệu có 19 phiếu bị lỗi. Những lỗi chủ yếu là không trả lời hết những câu hỏi trong bảng câu hỏi, trả lời các đáp án giống nhau, trả lời nhiều đáp án trong cùng một câu hỏi. Kết quả có 359 phiếu điều tra hợp lệ cấu thành mẫu cho chương trình nghiên cứu chính thức (danh sách doanh nghiệp tiến hành khảo sát chính thức theo Phụ lục số 11).

Về thời gian công tác của đối tượng khảo sát

Tỷ lệ đối tượng trong khảo sát có thời gian thâm niên trên 10 năm chiếm 7,5%; trên 5

-10 năm chiếm 13,6%; trên 3-5 năm chiếm 38,4%; từ 1-3 năm chiếm 40,4%. Qua số liệu trên cho thấy, đối tượng khảo sát có thời gian công tác từ 3 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao. Vì có thời gian làm việc lâu năm tại doanh nghiệp nên đối tượng được khảo sát rất hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, năng lực tổ chức, quản lý, thương hiệu, marketing, văn hóa,... Do đó, khảo sát các đối tượng này sẽ giúp cho nghiên cứu có được những thông tin với độ chính sát cao.

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả thời gian công tác


Thời gian công tác

Tần suất

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Giá trị

Từ 1 đến 3 năm

145

40,4

40,4

40,4

Trên 3 năm – 5 năm

138

38,4

38,4

78,8

Trên 5 năm – 10 năm

49

13,6

13,6

92,5

Trên 10 năm

27

7,5

7,5

100,00

Tổng cộng

359

100

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 16

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Về qui mô doanh nghiệp mà đối tượng khảo sát đang làm việc

Tỷ lệ đối tượng khảo sát đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có qui mô trên 200 lao động chiếm 5,8%; trên 100 - 200 lao động chiếm 9,2%; trên 50 -100 lao động chiếm 20,6%; từ 1-50 lao động chiếm 64, 3%. Số liệu này cho thấy, đối tượng khảo sát chủ yếu đang làm việc tại các công ty, cơ sở kinh doanh có qui mô nhỏ. Hay


nói cách khác các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại Bến Tre chủ yếu là vừa và nhỏ, rất phù hợp với cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả về qui mô doanh nghiệp


Qui mô lao động

Tần suất

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Giá trị

Từ 1 – 50 người

231

64,3

64,3

64,30

Trên 50 – 100 người

74

20,6

20,6

85,00

Trên 100 - 200 người

33

9,2

9,2

94,20

Trên 200 người

21

5,8

5,8

100,00

Tổng cộng

359

100

100


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Về loại hình doanh nghiệp

Tỷ lệ đối tượng khảo sát đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có loại hình là công ty cổ phần chiếm 3,9%; Công ty TNHH chiếm 34,3%; Doanh nghiệp tư nhân chiếm 31,8%; Cơ sở kinh doanh - khác chiếm 30,96%. Số liệu trên cho thấy, đối tượng khảo sát đa số đang làm việc tại các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và cơ sở kinh doanh chủ yếu có qui mô nhỏ. Hay nói cách khác các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại Bến Tre mà đề tài nghiên cứu chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân.

Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả về loại hình doanh nghiệp


Loại hình

Tần suất

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Giá trị

Công ty cổ phần

14

3,9

3,9

3,9

Công ty TNHH

123

34,3

34,3

38,2

Doanh nghiệp tư nhân

114

31,8

31,8

69,9

Cơ sở kinh doanh - khác

108

30,1

30,1

100,00

Tổng cộng

359

100

100


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

4.1.2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp làm sáng tỏ một các chỉ tiêu đánh giá, (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt.

- Đo lường tính đơn hướng, theo tác giả Steenkamp và Van Trijp (1991); Hair và cộng sự (1998), mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của biến quan sát có tương quan với nhau. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu, chỉ tiêu chính được sử dụng là Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); Chỉ số thích hợp tốt (GFI- Good of Fitness Index); Chỉ số thích hợp so sánh (CFI- Comparative


Fit Index); chỉ số Tucker và Lewis (TLI - Tucker và Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Erro Approximation). Một mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi-quare có giá trị P-value > 5%; CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines và McIver, 1981); GFI, TLI, CFI ≥ 0.9. Tuy nhiên, theo quan điểm gần đây của các nhà nghiên cứu thì GFI vẫn có thể chấp nhận được khi nhỏ hơn 0.9 (Hair và cộng sự, 1998); RMSEA ≤ 0.08 sẽ rất tốt nếu RMSEA ≤ 0.05 (Steiger, 1990).

- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) và tổng phương sai trích (variance extracted). Công thức tính 2 chỉ tiêu này đã được trình bày ở chương 3. Thang đo có giá trị nếu phương sai trích của mỗi khái niệm phải lớn hơn 0.5 (Hair và cộng sự, 1998), nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai đó có sai số đề xuất lớn hơn phương sai được giải thích bởi khái niệm cần đo và thang đo đó không đạt giá trị. Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) là chỉ số đánh giá tốt hơn Cronbach’s Alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của các biến là bằng nhau (Gerbing và Anderson, 1988). Theo Hair và cộng sự (1998) thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp > 0.6.

- Giá trị hội tụ, thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Gerbing và Anderson, 1988)

- Giá trị phân biệt, kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm trong mô hình, bao gồm: Giá trị phân biệt giữa các thành phần trong cùng một khái niệm nghiên cứu (within - construct discriminant validity); Giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu (across - construct discriminant validity). Các khái niệm này thật sự khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt (Bagozzi và Foxall, 1996). Giá trị phân biệt sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí sau: (1) Tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 một cách có ý nghĩa; (2) Mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu.

4.1.2.1 Kết quả CFA của thang đo năng lực marketing

Thang đo năng lực marketing có 5 biến quan sát (MAR1 – MAR5) được đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy, mô hình có độ phù hợp với dữ liệu (chi tiết theo Hình 4.1), chi bình phương = 12.723, có bậc tự do = 5, giá trị P = 0.026; CMIN/df =

2.545 < 3. Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt yêu cầu (GFI = .987; TLI = .985; CFI =

.992 đều lớn hơn 0.8; RMSEA = 0.066 < 0.8).



Hình 4 1 Kết quả CFA chuẩn hóa của thang đo năng lực marketing Tất cả trọng 1

Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo năng lực marketing

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo năng lực marketing đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị lớn, biến thiên từ 0.757 đến 0.857, đều >0.5 (chi tiết theo Phụ lục 12). Kết quả này cho thấy, các thành phần của thang đo này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các thành phần trong thang đo này qua Bảng 4.4 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng thành phần trong thang đo năng lực marketing khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các thành phần trong khái niệm này đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.898 lớn hơn 0.6; phương sai trích Pvc= 0.638 lớn hơn 0.5 thang đo đạt độ tin cậy.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực




Estimate (r)

SE

CR

P-value

MAR1

<---

MAR

0.798

0.0319

6.333

0.000

MAR2

<---

MAR

0.793

0.0322

6.420

0.000

MAR3

<---

MAR

0.769

0.0338

6.828

0.000

MAR4

<---

MAR

0.773

0.0336

6.761

0.000

MAR5

<---

MAR

0.857

0.0273

5.243

0.000

marketing


Ghi chú: r: hệ số tương quan; SE = SQRT(1-r2)/(n-2); n: cỡ mẫu; CR= (1-r)/SE; P-value = TDIST(CR, n-2, 2). Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Như vậy, kết quả CFA của thang đo năng lực marketing với 5 biến quan sát đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.

4.1.2.2 Kết quả CFA của thang đo thương hiệu

Thang đo thương hiệu có 5 biến quan sát (TH1 – TH5) được đưa vào phân tích. Kết quả CFA của thang đo này cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu (chi tiết theo Hình 4.2), chi bình phương = 14.909, có bậc tự do = 5, giá trị P = 0.011; CMIN/df = 2.982 < 3. Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt yêu cầu (GFI = .984; TLI = .983; CFI = .991 đều lớn hơn 0.8; RMSEA = 0.074 < 0.8).



Hình 4 2 Kết quả CFA chuẩn hóa của thang đo thương hiệu Tất cả trọng số 2


Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo thương hiệu

Tất cả trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát trong thang đo thương hiệu đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê) và có giá trị lớn, biến thiên từ 0.796 đến 0.853, đều > 0.5 (chi tiết theo Phụ lục 12). Kết quả này cho thấy, các thành phần của thang đo này mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các thành phần trong thang đo này qua Bảng 4.5 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của từng thành phần trong thang đo thương hiệu khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các thành phần trong khái niệm này đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp Pc = 0.911 lớn hơn 0.6; phương sai trích Pvc= 0.672 lớn hơn 0.5 thang đo đạt độ tin cậy.




Estimate (r)

SE

CR

P-value

TH1

<---

TH

0.796

0.0320

6.368

0.000

TH2

<---

TH

0.853

0.0276

5.322

0.000

TH3

<---

TH

0.808

0.0312

6.157

0.000

TH4

<---

TH

0.817

0.0305

5.996

0.000

TH5

<---

TH

0.823

0.0301

5.887

0.000

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo thương hiệu


Ghi chú: r: hệ số tương quan; SE = SQRT(1-r2)/(n-2); n: cỡ mẫu; CR= (1-r)/SE; P-value = TDIST(CR, n-2, 2). Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Như vậy, kết quả CFA của thang đo thương hiệu với 5 biến quan sát đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.

4.1.2.3 Kết quả CFA của thang đo năng lực tổ chức, quản lý

Thang đo năng lực tổ chức, quản lý có 5 biến quan sát (TCQL1 – TCQL5) được đưa vào phân tích. Kết quả CFA lần 1 của thang đo này cho thấy, mô hình chưa phù hợp với dữ liệu (chi tiết theo Hình 4.3), Chi bình phương là = 29.177, có bậc tự do = 5, giá trị P = 0.0; CMIN/df = 5.835 > 3; RMSEA = 0.116 > 0.8; trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến TCQL5 nhỏ hơn 0.5. Số liệu này chưa thỏa mãn điều kiện về sự phù hợp của mô hình (Hair và cộng sự 2010; Gerbing và Anderson, 1988) mặc dù các chỉ tiêu đo lường khác đều đạt yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2023