Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này theo Phụ lục
4. Kết quả tổng hợp (Phụ lục 5) cho thấy, hầu hết chuyên gia cho rằng, trách nhiệm xã hội không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác. Chủ doanh nghiệp phải có nghĩa vụ với nhà nước, với xã hội, có lòng từ thiện và bù đắp những thiệt hại do doanh nghiệp mình gây ra. Hoạt động du lịch tại Bến Tre thường gắn liền với nông thôn vùng sông nước, vì thế phát triển du lịch sinh thái cần phải dựa trên việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa - xã hội của địa phương đó. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải có kế hoạch xây dựng các chương trình, sản phẩm, quảng bá các sản phẩm dịch vụ cần lồng ghép với những hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với thành phần của nhóm này các chuyên gia cho rằng, ở Bến Tre doanh nghiệp chưa hiểu đúng về khái niệm này, họ thường hiểu trách nhiệm xã hội là doanh nghiệp tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện không mang tính bắt buộc. Các chuyên gia rất đồng tình với thành phần của nhóm này và đề nghị bổ sung thêm yếu tố doanh nghiệp tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội như: chăm lo cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, học bổng cho trẻ em nghèo,v.v…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:
(1) Doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ (Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010).
(2) Doanh nghiệp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động (Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010).
(3) Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010).
(4) Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách hàng (Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010).
(5) Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt (Dangerfield, 1999; Grgona, 2005; Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010).
Điều kiện môi trường điểm đến
Theo Porter (1980), môi trường là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp như thị trường, luật pháp và chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ. Theo Go và Govers (2000), NLCT của khu du lịch, công ty du lịch bị ảnh hưởng bởi các thành phần như môi trường cạnh tranh, môi trường toàn cầu, nguồn lực cốt lõi, các yếu tố hỗ trợ, khả năng quản lý, các yếu tố tình huống. Cũng theo tác giả này, điều kiện môi trường điểm đến có thể được chia thành hai khía cạnh. Một là, cơ chế, chính sách phát triển ngành du lịch tại
địa phương. Hai là, môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu định tính dựa trên ý kiến chuyên gia, ngoài hai yếu tố trên, điều kiện môi trường điểm đến còn còn phụ thuộc vào yếu tố người dân địa phương như sự hiếu khách, những nét truyền thống và văn hóa đặc sắc của người dân.
Cơ chế chính sách
Theo Kim và Lee (2005), cơ chế chính sách phát triển ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch tại địa phương bao gồm kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương, các hoạt động quản lý ngành du lịch, chi phí đầu tư cho du lịch, chính sách thuế và giá cả các dịch hỗ trợ.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này theo Phụ lục
4. Kết quả tổng hợp (Phụ lục 5) cho thấy, hầu hết chuyên gia cho rằng, cơ chế chính sách thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, cơ chế chính sách tốt của địa phương về phương diện chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, chính sách thuế, các hoạt động quản lý hành chính, giá cả dịch vụ hỗ trợ kèm theo tốt sẽ tác động rất lớn đến NLCT của doanh nghiệp du lịch. Cơ chế chính sách tốt, có lợi cho doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các chuyên gia đều đồng tình với các thành phần của yếu tố này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:
(1) Chính sách phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của địa phương khuyến khích doanh nghiệp phát triển (Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005)
(2) Kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường) của địa phương tốt (Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005).
(3) Cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh bạch, rõ ràng (Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005).
Người dân địa phương
Theo Camelis và Maunier (2013), thái độ tích cực từ những người dân địa phương không chỉ có thể giúp đỡ trong việc hài lòng khách du lịch mà nó còn giúp quảng bá văn hóa, hình ảnh của địa phương. Chính vì lẽ đó, người dân địa phương là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp trong việc thu hút khách đến với mình bởi những yếu tố như: sự hiếu khách của người dân địa phương, những nét truyền thống và văn hóa đặc sắc của một địa phương.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này theo Phụ lục
4. Kết quả tổng hợp (Phụ lục 5) cho thấy, các chuyên gia cho rằng người dân địa phương thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, sự hiếu khách của người dân địa phương sẽ tạo ra một dấu ấn đặc biệt cho du khách khi đến tham quan. Theo các chuyên gia, Bến Tre có đặc điểm về văn hóa – xã hội gần giống với các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên người dân Bến Tre được biết đến với đặc tính chân chất trong thời kỳ hòa bình và là những anh hùng dân tọc trong thời kỳ chiến tranh. Do đó các chuyên gia đề nghị nên bổ sung thành phần thuộc về nét đặc trưng riêng của người dân Bến Tre với đặc tính chân chất trong thời kỳ hòa bình và là những anh hùng dân tộc trong thời kỳ chiến tranh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:
(1) Sự hiếu khách của người dân địa phương địa phương (Mihalic, 2000; Camelis và Maunier, 2013).
(2) Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương (Mihalic, 2000; Camelis và Maunier, 2013).
(3) Đặc tính của người dân địa phương (anh hùng trong chiến tranh và chân chất, sáng tạo trong cuộc sống) (Tổng hợp ý kiến chuyên gia).
Môi trường tự nhiên
Theo Mihalic (2000), môi trường tự nhiên của điểm đến du lịch gồm cảnh quan đẹp, các cấu trúc thủy văn tự nhiên, nước sạch, không khí trong lành và sự đa dạng loài là quan trọng đối với NLCT của doanh nghiệp du lịch tại điểm đến đó.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này theo Phụ lục
4. Kết quả tổng hợp (Phụ lục 5) cho thấy, các chuyên gia cho rằng môi trường tự nhiên thuộc yếu tố điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng rất lớn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, Bến Tre là cái nôi đa dạng, di truyền giống dừa của Việt Nam với đầy đủ các bộ giống từ dừa xiêm xanh, xiêm lục, xiêm lửa, xiêm đỏ, xiêm núm, dừa dứa, ẻo xanh, ẻo nâu...nhiều giống dừa tồn tại với cá thể ít hầu như trên thế giới chỉ có ở Bến Tre, Việt Nam như dừa sọc (vỏ dừa có sọc), ẻo nâu với số lượng trái trên quày nhiều nhất và trái nhỏ phù hợp cho việc làm dừa kem - một trong những món ăn khoái khẩu
của khách du lịch. Để phát huy giá trị của cây dừa, doanh nghiệp nên đưa truyền thuyết vào trong hiện thực, khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa ẩm thực dừa và giá trị y học liên quan đến cây dừa để kết hợp thành đặc trưng của du lịch sinh thái dừa Bến Tre mà các tỉnh trồng dừa khác không có được. Bên cạnh môi trường tự nhiên đẹp, sạch bởi những hàng dừa xanh, Bến Tre còn có rất nhiều các di tích lịch sử, đền chùa là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách. Các chuyên gia đều đồng tình với các thành phần của yếu tố này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:
(1) Cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng sông nước miệt vườn (Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003; Tồng hợp ý kiến chuyên gia).
(2) Nước và không khí trong lành bởi những hàng dừa xanh (Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003; Tồng hợp ý kiến chuyên gia).
(3) Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương (Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003; Tồng hợp ý kiến chuyên gia).
Thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre
Theo Ramasamy (1995), NLCT của doanh nghiệp là khả năng gia tăng thị phần, lợi nhuận, sự tăng trưởng trong giá trị gia tăng và duy trì tính cạnh tranh trong thời gian dài. Còn Li (2011) đã đo lường NLCT của doanh nghiệp bằng khả năng đạt được chủ thể cạnh tranh của doanh nghiệp như lợi nhuận, thị phần,… và đảm bảo tương lai phát triển cho doanh nghiệp đó. Theo Porter (1980), NLCT của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của mình, để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ nhằm chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Theo Dwyer, Forsyth và Rao (2002), NLCT là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của doanh nghiệp du lịch và điểm đến du lịch. Còn theo Buhalis (2000), NLCT là những nỗ lực và thành tích của lợi nhuận dài hạn. Theo d'Hartserre (2000), NLCT là khả năng duy trì và cải tiến vị trí của một công ty du lịch, một khu du lịch theo thời gian. Hassan (2000) cho rằng NLCT là khả năng giữ vững vị trí trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Còn theo Dwyer, Forsyth và Rao (2000), NLCT ngành du lịch là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của một điểm đến. Theo Ritchie và Crouch (2003) cho rằng, NLCT là khả năng tăng đầu tư chi tiêu nhiều hơn các dịch vụ cung cấp, hoạt động trãi nghiệm, đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên,… nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn với cảm giác thỏa mãn và thân thiện với điểm đến.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho thang đo này theo Phụ lục
4. Kết quả tổng hợp (Phụ lục 5) cho thấy, các chuyên gia cho rằng để nâng cao NLCT cho doanh nghiệp cần bắt đầu từ những yếu tố ảnh hưởng đến nó. NLCT của doanh nghiêp được đánh giá bằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp như thị phần, doanh thu, khách hàng, hình ảnh,… Các chuyên gia rất đồng tình với các thành phần đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng NLCT cũng được đo lường bằng khả năng đảm bảo tương lai phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vì vậy, thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre cần phải bổ sung thêm thành phần này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của thang đo này bao gồm:
(1) Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Ramasamy, 1995; Li, 2011)
(2) Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Ramasamy, 1995; Li, 2011)
(3) Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng hiệu quả về mặt tài chính (Porter, 1980; Buhalis, 2000, Ramasamy, 1995; Li, 2011).
(4) Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai (D'Hartserre, 2000, Hassan, 2000; Dwyer, Forsyth và Rao, 2002, Ramasamy, 1995; Li, 2011; Tổng hợp ý kiến chuyên gia)
Tổng hợp tất cả ý kiến chuyên gia cho thấy, đa số các chuyên gia đều đồng ý với các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre từ cơ sở lý thuyết và có bổ sung thêm một vài thành phần mang tính đặc thù của địa phương. Kết quả tổng hợp thang đo thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo sau khi nghiên cứu định tính
Mã hóa | Biến quan sát | Tác giả | |
Cạnh tranh về giá | GC1 | Giá tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp. | Dwyer và Kim, 2003; Mattila và O'Neil, 2003; Parasuraman, Berry và Zeithaml, 1999 |
GC2 | Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ. | Dwyer và Kim, 2003 | |
GC3 | Giá cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch. | Tổng hợp ý kiến chuyên gia |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Các Giả Thuyết
- Nghiên Cứu Định Tính Điều Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 12
- Kiểm Định Thang Đo Sơ Bộ Bằng Phân Tích Hệ Số Độ Tin Cậy Cronbach’S Alpha
- Kết Quả Xoay Nhân Tố Của Yếu Tố Điều Kiện Môi Trường Điểm Đến
- Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Chính Thức Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu Bằng Phân Tích Hệ Số Khẳng Định Cfa (Confirmatory Factor Analysis) Và Phân Tích Mô
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Mã hóa | Biến quan sát | Tác giả | |
GC4 | Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng khách hàng. | Qu, Xu, và Tan, 2002; Tsai, Kang, Yeh và Suh, 2005; Lockyer, 2005. | |
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch | SP1 | Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn gắn liền với các sản phẩm từ cây dừa | Tổng hợp ý kiến chuyên gia |
SP2 | Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng. | Choi và Chu, 1999; Mittal, Kumar và Tsiros, 1999; Ratchford, 1975; Ladd và Zober, 1977 | |
SP3 | Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín. | Lewis và Booms, 1983; Berry, Zeithaml, và Parasuraman, 1990 | |
SP4 | Các sản sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đổi mới. | Barkema, 1993; Levins, 2000; Schweikhardt, 2000; Babcock, 2002 | |
SP5 | Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre. | Tổng hợp ý kiến chuyên gia | |
SP6 | Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp thân thiện với môi trường xanh của xứ dừa Bến Tre. | Oh, 1999; Dube, Enz, Renaghan, và Siguaw, 1999; Tổng hợp ý kiến chuyên gia | |
Năng lực marketing | MAR1 | Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôn đảm bảo. | Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và Barrett, 2007; Nguyen và cộng sự, 2006; Nguyen, 2007. |
MAR2 | Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh. | Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và Barrett, 2007; Nguyen và cộng sự, 2006; Nguyen, 2007. | |
MAR3 | Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường. | Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. | |
MAR4 | Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của doanh nghiệp luôn phát huy hiệu quả. | Keh và cộng sự, 2007; Benedetto và cộng sự 2008. |
Mã hóa | Biến quan sát | Tác giả | |
MAR5 | Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo. | Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. | |
Năng lực tổ chức, quản lý | TCQL1 | Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận dụng được các lợi thế của Bến Tre. | Porter, 1980; Ho, 2005; Tổng hợp ý kiến chuyên gia |
TCQL2 | Doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt. | (Porter, 1980; Ho, 2005). | |
TCQL3 | Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động dịch vụ. | Porter, 1980; Ho, 2005 | |
TCQL4 | Doanh nghiệp tổ chức được các liên minh, hợp tác tốt với các đối tác trong và ngoài tỉnh. | Shaw và Williams, 1990; Preble, Reichel và Hoffman, 2000; Heath, 2000; Hwang và Chang, 2003; Pine và Phillips, 2005 | |
TCQL5 | Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp mang đặc trưng riêng về văn hóa, con người và quê hương Bến Tre. | Tổng hợp ý kiến chuyên gia | |
TCQL6 | Các liên minh, liên kết luôn mang đến lợi ích cho doanh nghiệp về khách hàng và bổ sung các nguồn lực còn thiếu. | (Bernini, 2009; Erkus, 2009). | |
Thương hiệu | TH1 | Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. | Crompton, 1979; Rossiter và Percy, 1987; Keller, 1998; Lassar và cộng sự, 1995; Aaker, 2000; Knapp, 2000; Lim và O'Cass, 2001; Konecnik, 2006. |
TH2 | Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản. | Kim và Kim, 2005; Boo và cộng sự, 2009. | |
TH3 | Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng. | Hosany và cộng sự, 2006; Konecnik, 2006; Knapp, 2000; Rossiter và Percy, 1987. | |
TH4 | Các thành phần chính trong thương hiệu của doanh nghiệp (tên; biểu trưng, biểu tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu) rất thu hút và dễ hiểu. | Crompton, 1979; Clifton và Simons, 2003. | |
TH5 | Thương hiệu doanh nghiệp thân thiện với môi trường. | Baloglu và McCleary, 1999. | |
Nguồn nhân lực | NNL1 | Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn. | Porter, 1980; Narasimbha, 2000; Vesna và cộng sự, 2011. |
Mã hóa | Biến quan sát | Tác giả | |
NNL2 | Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch. | Porter, 1980; Narasimbha, 2000; Vesna và cộng sự, 2011. | |
NNL3 | Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả. | Bueno, 1999; David, 2001; Manmohan, 2013. | |
NNL4 | Nguồn nhân lực luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức. | Narasimbha, 2000; Fântânariu và Andra, 2011. | |
Trách nhiệm xã hội | TN1 | Doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ. | Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010. |
TN2 | Doanh nghiệp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. | Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010. | |
TN3 | Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. | Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010. | |
TN4 | Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách hàng. | Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010. | |
TN5 | Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt. | Dangerfield, 1999; Grgona, 2005; Michel và Fr. Quairel, 2009; Archie và Kareem, 2010. | |
Môi trường điểm đến – Cơ chế chính sách | CC1 | Chính sách phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của địa phương khuyến khích doanh nghiệp phát triển. | Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005 |
CC2 | Kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường) của địa phương tốt. | Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005 | |
CC3 | Cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh bạch, rõ ràng | Porter, 1980; Ritchie và Crouch, 2003; Kim và Lee, 2005 | |
Môi trường điểm đến – người dân địa phương | ND1 | Sự hiếu khách của người dân địa phương. | Mihalic, 2000; Camelis và Maunier, 2013 |
ND2 | Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương. | Mihalic, 2000; Camelis và Maunier, 2013 | |
ND3 | Đặc tính của người dân địa phương (anh hùng trong chiến tranh và chân chất, sáng tạo trong cuộc sống). | Tổng hợp ý kiến chuyên gia | |
Môi trường điểm đến – môi trường tự nhiên | MTTN1 | Cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng sông nước miệt vườn. | Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003; Tồng hợp ý kiến chuyên gia |
MTTN2 | Nước và không khí trong lành bởi những hàng dừa xanh. | Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003; Tồng hợp ý kiến chuyên gia. |