Kiểm Định Thang Đo Sơ Bộ Bằng Phân Tích Hệ Số Độ Tin Cậy Cronbach’S Alpha



Yếu tố

Mã hóa

Biến quan sát

Tác giả



MTTN3

Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa địa

phương.

Mihalic, 2000; Go và Govers, 2000; Ritchie và Crouch, 2003;

Tồng hợp ý kiến chuyên gia


NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre


NLCT1

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và

phát triển thị phần.

D'Hartserre, 2000; Hassan,

2000; Ramasamy, 1995; Li,

2011


NLCT2

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị

trường.

D'Hartserre, 2000; Hassan,

2000; Ramasamy, 1995; Li,

2011


NLCT3

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp

làm gia tăng hiệu quả về mặt tài chính.

Porter, 1980; Buhalis, 2000,

Ramasamy, 1995; Li, 2011


NLCT4

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

D'Hartserre, 2000, Hassan, 2000; Dwyer, Forsyth và Rao, 2002; Ramasamy, 1995; Li, 2011; Tổng hợp ý kiến chuyên

gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 14

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.1.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ.

Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là thang đo quãng, định danh và thứ tự (Stevens, 1951):

- Dạng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) thường được sử dụng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng điểm của từng phát biểu. Về mặt lý thuyết thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Nghĩa là năm điểm biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Vì vậy, thang đo Likert cho phép một loạt các lựa chọn từ “Rất không đồng ý” tới "Rất đồng ý”. Các câu hỏi được thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre với thông tin chung được trình bày đầu tiên, sau đó chuyển đến từng câu hỏi thăm dò sâu sắc hơn về yếu tố đó.

- Dạng thang đo định danh là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mục đích tác giả sử dụng thang đo này nhằm mô tả đặc điểm mẫu (vd: cấp bậc, loại hình sở hữu...).

- Dạng thang đo thứ tự là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó không có ý nghĩa về lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mục đích tác giả sử dụng thang đo này là nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (vd: thâm niên, quy mô doanh nghiệp...).


Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần, phần đầu nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các khái niệm trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre. Phần kế tiếp, nhằm thu thập thông tin chung của đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của những người phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Các câu hỏi được bố trí trong 2 mặt khổ giấy A4, cỡ chữ 13, điểm số từ 1 đến 5 với quy ước: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Chấp nhận vừa phải; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được tạo thành khung, rất dễ nhận diện trả lời (chi tiết theo Phụ lục 06).

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Như đã trình bày ở trên, mục đích chính của bước này là điều tra sơ bộ các đối tượng là quản lý tại các đơn vị có kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch với một mẫu vừa đủ nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá trước khi kiểm định lý thuyết khoa học của mô hình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nhờ sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, chương trình nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã thực hiện khảo sát sơ bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre (danh sách các doanh nghiệp tiến hành khảo sát sơ bộ theo Phụ lục số 07). Số phiếu phát ra: 270, số phiếu thu về: 255. Trong đó quá trình nhập và xử lý số liệu có 11 phiếu bị lỗi. Những lỗi chủ yếu là không trả lời hết những câu hỏi trong bảng khảo sát, trả lời các đáp án giống nhau, còn lại 244 phiếu điều tra hợp lệ.

Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý có vị trí từ trưởng, phó phòng trở lên, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp, giúp phát hiện được thái độ của người trả lời, ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình, ngập ngừng.... đã giúp ích rất nhiều cho việc đánh giá và hiệu chỉnh các khái niệm trong thang đo trước khi tiến hành khảo sát chính thức.

Phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra.

Thời gian thực hiện chương trình điều tra sơ bộ từ tháng 10 đên tháng 11 năm 2014.

3.2.2.1 Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu sơ bộ, với các khái niệm đưa vào mô hình của luận án đều đã được chứng minh bởi những nghiên cứu trước. Tuy nhiên, khi áp dụng các khái niệm này ở một tỉnh của đất nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam còn phải đảm bảo được độ tin cậy, do đó cần phải đánh giá bằng những công cụ kỹ thuật định lượng phù hợp trước khi thang đo được đưa vào nghiên cứu chính thức.


Mục đích chính của bước này là điều tra sơ bộ các đối tượng là quản lý tại các đơn vị kinh doanh sản phẩm, du lịch với một mẫu vừa đủ nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học của mô hình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả khảo sát sơ bộ sẽ được mã hóa và sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Những biến đề xuất nào có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại, những biến quan sát nào có hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant items) trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đề xuất một khái niệm hầu như trùng với biến đề xuất khác, tương tự như trường hợp đa cộng tuyến (Collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên loại bỏ.

Công cụ EFA (Exploratory factor analysis) được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong luận án này, tác giả sử dụng kết quả EFA để phân tích tiếp CFA với mục đích kiểm định sự phù hợp của thang đo với các chỉ tiêu về độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và phân biệt. Kết quả này cũng dùng để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Do đó, tác giả rất quan tâm đến cấu trúc của thang đo, các khái niệm sau khi rút ra có thể tương quan với nhau. Tác giả cũng rất quan tâm đến sự phân biệt rõ ràng giữa các nhân tố. Vì vậy, trong phân tích này,

phương pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring (PAF) với phép xoay Promax5 được sử

dụng (Gerbing và Anderson 1988). Theo Hair và cộng sự (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998) cho rằng, nếu chọn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì nên chọn Factor loading > 0.75.

Ngoài ra, phương pháp này còn dựa vào tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue), theo đó chỉ những nhân tố nào có tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue) lớn hơn 1 sẽ được giữ lại, còn nhỏ



5 Theo Gerbing và Anderson (1988), Phương pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax (Oblque) sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Compenents với phép xoay Varimax (Orthogonal)


hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, bởi vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, trong luận án này, những biến quan sát với độ tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Hệ số KMO nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa ≤ 0.05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Gerbing và Anderson, 1988). Từ kết quả xoay nhân tố theo bảng (Pattern Matrix), tác giả tiến hành thiết kế lại mô hình nghiên cứu chính thức, xác định lại tên của các nhóm nhân tố nếu các biến quan sát trong nhóm đó có sự thay đổi lớn. Bảng câu hỏi cho chương trình nghiên cứu chính thức sẽ được hình thành để tiến hành khảo sát chính thức.

3.2.2.2 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định thang đo cạnh tranh về giá

Thang đo cạnh tranh về giá có 4 biến quan sát (GC1 – GC4). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.784 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.714 - 0.747]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.559 lớn hơn 0.3. Do đó, thang đo cạnh tranh về giá với 4 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ có 6 biến quan sát (SP1 – SP6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.806, trong đó có biến SP4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.181 < 0.3 và hệ số α của riêng SP4 = 0.873 lớn hơn hệ số α chung (Nunnnally và Bernstein 1994) nên biến SP4 sẽ bị loại (chi tiết theo Bảng 3.2).


Bảng 3.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ


Biến

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

SP1

17.67

11.284

.598

.767

SP2

17.75

11.092

.653

.755

SP3

17.70

11.272

.570

.773

SP4

18.14

12.990

.181

.873

SP5

17.68

10.383

.805

.721

SP6

17.66

10.909

.731

.740

Nguồn : Kết quả kiểm định độ tin cậy của tác giả

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến SP4 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.873 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.822 - 0.871]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều thỏa mãn, thấp nhất là 0.603 lớn hơn 0.3. Do đó, thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ với 5 biến quan sát (biến SP4 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo năng lực marketing

Thang đo năng lực marketing có 5 biến quan sát (MAR1 – MAR5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.871 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.816 - 0.878]. Hệ số α của riêng MAR2 = 0.878 lớn hơn hệ số α chung, tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của riêng MAR2 = 0.577 là thấp nhất và lớn hơn 0.3 (Nunnnally và Bernstein, 1994) nên có thể giữ lại biến này. Do đó, thang đo năng lực marketing với 5 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo năng lực tổ chức, quản lý

Thang đo năng lực tổ chức, quản lý là thang đo đơn hướng gồm 6 biến quan sát (TCQL1 – TCQL6). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) = 0.876 lớn hơn 0.6, đạt yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.838 - 0.889]. Hệ số α của riêng TCQL2 = 0.889 lớn hơn hệ số α chung, tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của riêng TCQL2 = 0.477 là thấp nhất và lớn hơn 0.3 (Nunnnally và Bernstein, 1994) nên có thể giữ lại biến này. Do đó, thang đo năng lực tổ


chức, quản lý với 6 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo thương hiệu

Thang đo thương hiệu có 5 biến quan sát (TH1 – TH5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.892 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.846 - 0.886]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.662 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo thương hiệu với 5 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo nguồn nhân lực

Thang đo nguồn nhân lực có 4 biến quan sát (NNL1 – NNL4). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0.899 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.844 - 0.889]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.721 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo nguồn nhân lực với 4 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo trách nhiệm xã hội

Thang đo trách nhiệm xã hội có 5 biến quan sát (TN1 – TN5). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0.878 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.838 - 0.865]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.654 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo trách nhiệm xã hội với 5 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo cơ chế chính sách

Thang đo cơ chế chính sách có 3 biến quan sát (CC1 – CC3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.846 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.825 - 0.887]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.603 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo cơ chế chính sách với 3 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).


Kiểm định thang đo người dân địa phương

Thang đo người dân địa phương có 3 biến quan sát (ND1 – ND3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.826 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.745 - 0.783]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.657 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo người dân địa phương với 3 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo môi trường tự nhiên

Thang đo môi trường tự nhiên có 3 biến quan sát (MTTN1 – MTTN3). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.814 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến thiên trong khoảng từ [0.691 - 0.790]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.621 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo môi trường tự nhiên với 3 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

Kiểm định thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre có 4 biến quan sát (NLCT1 – NLCT4). Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, thang đo này có hệ số độ tin cậy α = 0.881 lớn hơn 0.6, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy và biến trong khoảng từ [0.811 - 0.87]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.682 lớn hơn 0.3. Vì vậy, thang đo NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với 4 biến quan sát (không có biến bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (chi tiết theo Phụ lục 08).

3.2.2.3 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào: (1) Kích thước tối thiểu và (2) Số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (1998) cho rằng, để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Vậy, với 47 biến quan sát (ban đầu có 48, đã loại đi biến SP4 do không đảm bảo độ tin cậy) khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu ít nhất để đảm bảo độ tin cậy phải lớn hơn 47 x 5 = 235. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu nên nghiên cứu sơ bộ tác giả đã thực hiện điều tra với cỡ mẫu là 270 phiếu gửi đi và thu về


244 phiếu hợp lệ. Cỡ mẫu như thế theo Hair và cộng sự (1998) chỉ chấp nhận khi giá trị Factor loading > 0.5. Quá trình phân tích nhân tố EFA được thực hiện chia làm 3 phần:

Phần 1:Phân tích cho 7 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT (ngoại trừ yếu tố môi trường điểm đến là biến trung gian phụ thuộc) gồm có 34 biến quan sát, sau khi loại đi biến SP4 không đáp ứng độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy, các biến được trích thành 7 nhóm, với tổng phương sai trích là 62.36% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0.831 nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị Factor loading của từng nhóm đều lớn hơn 0.5; ngoại trừ biến quan sát TCQL2 = 0.481 nhỏ hơn 0.5 và xuất hiện ở hai nhân tố (nhân tố 1 và 5) nên biến này sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 09).

Để kết quả phân tích nhân tố tốt hơn, tác giả tiến hành phân tích nhân tố lần 2 với biến TCQL2 = 0.481 sẽ bị loại. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy, các biến được trích thành 7 nhóm, với tổng phương sai trích = 63.337% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0.831 nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig.=.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả giá trị Factor loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 (chi tiết theo Phụ lục 09); chênh lệch trọng số λiA- λiB đều lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố này được chấp nhận để tiến hành đưa vào khảo sát chính thức.

Bảng 3.3: Kết quả xoay nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT


Mã hóa

Factor

1

2

3

4

5

6

7

MAR5

.912







MAR1

.840







MAR3

.778


.201





MAR4

.681







MAR2

.600







TH4


.924






TH2


.846






TH1


.764






TH5


.729






TH3


.685






TCQL4



.907





TCQL5



.760





TCQL6



.738





Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí