Kết Quả Xoay Nhân Tố Của Yếu Tố Điều Kiện Môi Trường Điểm Đến



Mã hóa

Factor

1

2

3

4

5

6

7

TCQL1



.713





TCQL3



.689



.225


TN5




.916




TN2




.827




TN4




.680




TN1




.676




TN3




.670




SP5





.895



SP6





.845



SP2





.771



SP1





.688



SP3





.630

.237


NNL2






.853


NNL4






.811


NNL3






.768


NNL1






.749


GC2







.787

GC1







.695

GC3







.639

GC4

.210






.602

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 15

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Phần 2: Phân tích cho điều kiện môi trường điểm đến gồm 3 yếu tố ảnh hưởng với 9 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, các biến được trích thành 3 nhóm, với tổng phương sai trích = 63,796% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0.742 nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Giá trị Factor loading của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 và được chấp nhận (chi tiết theo Phụ lục 09).


Bảng 3.4: Kết quả xoay nhân tố của yếu tố điều kiện môi trường điểm đến


Mã hóa

Factor

1

2

3

CC1

.916



CC3

.879



CC2

.629



ND2


.869


ND3


.780


ND1


.693


MTTN2



.876

MTTN3



.749

MTTN1



.699

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Phần 3: Phân tích cho NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gồm có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, tổng phương sai trích = 65,771% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0.794 nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Giá trị Factor loading của tất cả các biến quan sát nhóm này đều lớn hơn 0.5 và được chấp nhận (chi tiết theo Phụ lục 09).

Bảng 3.5: Kết quả xoay nhân tố NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre


Biến

Factor

1

NLCT2

.924

NLCT3

.821

NLCT1

.756

NLCT4

.728

Nguồn: Kết quả phân tích EFA của tác giả

Như vây, bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 8 yếu tố (không có sự thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu) với 42 biến quan sát (có 1 biến đã bị loại khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và 1 biến bị loại khi phân tích nhân tố EFA) và 1 yếu tố đánh giá NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gồm 4 biến quan sát (không có biến bị loại) sẽ được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính thức.

3.2.2.4 Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy, kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha đã loại đi 1 biến quan sát có độ tin cậy không đảm bảo là SP4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, dữ liệu đã được thu nhỏ và tóm tắt thành 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT


của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, một biến đã bị loại (TCQL2) do có giá trị nhỏ hơn 0.5 xuất hiện ở hai nhân tố. Các biến trong từng yếu tố không có sự xáo trộn thành phần (di chuyển sang yếu tố khác) nên các yếu tố được giữ nguyên tên gọi. Tuy nhiên, có sự thay đổi thứ tự giữa các yếu tố khi phân tích nhân tố, cụ thể các yếu tố: (1) Năng lực marketing;

(2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện môi trường điểm đến (cơ chế chính sách, người dân địa phương, môi trường tự nhiên).

Do đó, mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với 42 biến quan sát và 1 yếu tố NLCT chung của doanh nghiệp du lịch Bến Tre với 4 biến quan sát được thiết kế lại, cụ thể:

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Nguồn nhân lực

Cạnh tranh về giá


Điều kiện môi trường điểm đến

Năng lực marketing

Thương hiệu

Năng lực tổ chức, quản lý

Trách nhiệm xã hội

Cơ chế chính sách

Người dân địa phương

Môi trường tự nhiên

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức

Do mô hình nghiên cứu chính thức có sự thay đổi về biến quan sát trong từng yếu tố so với mô hình điều tra sơ bộ nên tác giả tiến hành tổng hợp lại thang đo theo kết quả từ ma trận xoay nhân tố, loại bỏ đi những biến không phù hợp trong kiểm tra độ tin cậy và phân tích EFA để tóm tắt, thu nhỏ dữ liệu, cụ thể theo Bảng 3.6.


Bảng 3.6: Tổng hợp thang đo chính thức


Yếu tố

Mã hóa

Biến quan sát


Năng lực marketing

MAR1

Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôn

đảm bảo.

MAR2

Doanh nghiệp luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh.

MAR3

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi

trường.

MAR4

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của doanh

nghiệp luôn phát huy hiệu quả.

MAR5

Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm

bảo.


Thương hiệu

TH1

Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến.

TH2

Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản.

TH3

Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin và cảm xúc với

khách hàng.


TH4

Các thành phần chính trong thương hiệu của doanh nghiệp (tên; biểu

trưng, biểu tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu) rất thu hút và dễ hiểu.

TH5

Thương hiệu doanh nghiệp thân thiện với môi trường.


Năng lực tổ chức, quản lý

TCQL1

Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận

dụng được các lợi thế của Bến Tre.

TCQL2

Việc bố trí, sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt

động dịch vụ.

TCQL3

Doanh nghiệp tổ chức được các liên minh, hợp tác tốt với các đối tác

trong và ngoài tỉnh.

TCQL4

Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp mang đặc trưng riêng về văn hóa,

con người và quê hương Bến Tre.

TCQL5

Các liên minh, liên kết luôn mang đến lợi ích cho doanh nghiệp về

khách hàng và bổ sung các nguồn lực còn thiếu.


Trách nhiệm xã hội

TN1

Doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ.

TN2

Doanh nghiệp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

TN3

Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

TN4

Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

TN5

Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

tốt.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

SP1

Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn gắn liền với các

sản phẩm từ cây dừa.

SP2

Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng

SP3

Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất

lượng và uy tín.



Yếu tố

Mã hóa

Biến quan sát


SP4

Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mang nét đặc trưng

riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre.

SP5

Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp thân thiện với môi

trường xanh của xứ dừa Bến Tre.


Nguồn nhân lực

NNL1

Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn.

NNL2

Nguồn nhân lực đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch.

NNL3

Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả.

NNL4

Nguồn nhân lực luôn được đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức.


Cạnh tranh về giá

GC1

Giá cả tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

GC2

Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với

đối thủ.

GC3

Giá cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu

theo đối tượng, số lượng khách du lịch.

GC4

Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với

nhu cầu và thu nhập của từng khách hàng.


Môi trường điểm đến – Cơ chế chính sách

CC1

Chính sách phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của

địa phương khuyến khích doanh nghiệp phát triển.

CC2

Kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân

lực, bảo vệ môi trường) của địa phương tốt.

CC3

Cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh

bạch, rõ ràng

Môi trường điểm đến – người dân

địa phương

ND1

Sự hiếu khách của người dân địa phương.

ND2

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương.

ND3

Đặc tính của người dân địa phương (anh hùng trong chiến tranh và

chân chất, sáng tạo trong cuộc sống).

Môi trường điểm đến – môi trường tự nhiên

MTTN1

Cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng

sông nước miệt vườn.

MTTN2

Nước và không khí trong lành bởi những hàng dừa xanh.

MTTN3

Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa

địa phương.


NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

NLCT1

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và

phát triển thị phần.

NLCT2

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên

thị trường.

NLCT3

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng hiệu quả về mặt tài

chính.

NLCT4

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát

triển bền vững trong tương lai.

Nguồn : Tổng hợp của tác giả


Giả thuyết nghiên cứu:

Để đặt ra các giả thuyết nghiên cứu ở chương 2, tác giả dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết NLCT và một số mô hình nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu định tính xây dựng mô hình, hoàn thiện thang đo và khảo sát sơ bộ nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo thì có xuất hiện thêm yếu tố mới, biến quan sát mới và có sự xáo trộn vị trí giữa các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT khi phân tích nhân tố khám phá. Do đó, các giả thuyết nghiên cứu sẽ được thiết kế lại cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể như sau:

- H1: Năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H2: Thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H3: Năng lực tổ chức, quản lý có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H4: Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H5: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H6: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H7: Cạnh tranh về giá có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H8: Điều kiện môi trường điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

3.2.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Dựa trên kết quả phân tích nhân tố, bảng khảo sát chính thức được thiết kế lại với những biến đã bị loại, chia làm 3 phần: Phần 1, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre, gồm 8 yếu tố với 42 biến quan sát. Nội dung này nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ đồng ý các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Phần 2, NLCT chung của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, gồm 4 biến quan sát. Phần này nhằm khảo sát mức độ đồng tình về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của đối tượng khảo sát và yếu tố này hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố trên. Phần 3, thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

Cũng giống như khảo sát sơ bộ, ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là thang đo quãng, định danh và thứ tự (Stevens, 1951). Thứ nhất, dạng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng điểm của từng phát biểu. Thang đo Likert là thang đo thứ tự và


đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, thang đo Likert cho phép một loạt các lựa chọn từ “1 - Rất không đồng ý” tới "5 - Rất đồng ý”. Điều này cho phép người trả lời khả năng tạo ra sự phân biệt tốt giữa những thái độ. Thứ hai, dạng thang đo định danh là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mục đích tác giả sử dụng thang đo này nhằm mô tả đặc điểm mẫu (vd: cấp bậc, loại hình sở hữu...). Thứ ba, dạng thang đo thứ tự là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó không có ý nghĩa về lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mục đích sử dụng thang đo này nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (vd: thâm niên, quy mô doanh nghiệp...). Các câu hỏi được bố trí trong 2 mặt khổ giấy A4, cỡ chữ 13, điểm số từ 1 đến 5 với quy ước: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Chấp nhận vừa phải; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được tạo thành khung, rất dễ nhận diện trả lời (chi tiết theo Phụ lục 10).

3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

3.2.3.1 Chương trình nghiên cứu chính thức

Kích thước mẫu

Việc lựa chọn mẫu để nghiên cứu rất quan trọng sao cho đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu và mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Theo Kerlinger (1986), mẫu là bất kỳ phần nào trong một chủ thể nghiên cứu hoặc trong thế giới quan như là một đại diện của chủ thể nghiên cứu hay thế giới quan đó. Tập hợp mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre (bao gồm DN nhà nước, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch). Khung mẫu bao gồm 208 doanh nghiệp nằm trong tất cả các huyện và Thành phố Bến Tre (danh sách doanh nghiệp tiến hành khảo sát chính thức theo Phụ lục số 11). Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu định mức với 2 thuộc tính, (1) Qui mô của doanh nghiệp (tính theo số lao động) và (2) loại hình doanh nghiệp.

Cỡ mẫu, mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô hình (Raykov và Widaman, 1995)6. Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào khẳng định cỡ mẫu bao nhiêu là đủ lớn. Theo Hair và cộng sự (1998), kích thước mẫu phải được xem xét trong sự tương quan với số lượng các thông số ước lượng và nếu sử dụng phương pháp ML (maximum likelhood), kích thước mẫu tối


6 Trích từ Nguyen, 2002)


thiểu phải là 100, tốt hơn là 150 và tỉ lệ quan sát (Observations)/biến đo lường (Items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát.

Theo Bolen (1989), cỡ mẫu tối thiếu phải có 5 quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 1:5). Theo Gerbing và Anderson (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tiễn, cỡ mẫu thường là 150 hoặc lớn hơn là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn nhỏ. Tabachnick và Fidell (2007) đã đưa ra công thức thường dùng để tính kích thức mẫu là n > = 50 + 8p (n: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p: số biến độc lập trong mô hình). Theo Green (1991), công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7.

Như vậy, mô hình nghiên cứu của luận án có 10 biến độc lập, 2 biến phụ thuộc với tổng cộng 46 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu phải là 130 mẫu (theo Tabachnick và Fidell, 2007); 230 mẫu (theo Hair và cộng sự, 1998). Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên chương trình nghiên cứu chính thức của luận án đã phát ra 400 phiếu điều tra.

Phương pháp điều tra

Theo tài liệu có nhiều phương pháp điều tra phỏng vấn được công nhận như phỏng vấn trực tiếp, quan sát, phỏng vấn qua điện thoại, điều tra bằng thư. Việc lựa chọn phương pháp điều tra phụ thuộc vào mục tiêu của cuộc điều tra và mỗi phương pháp đều tiềm ẩn những điểm thuận lợi và bất lợi. Để tăng tỷ lệ hỏi đáp, phương pháp điều tra của luận án được chọn là phỏng vấn gặp trực tiếp. Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến trước hoặc thông qua email, thư và hẹn ngày quay lại phỏng vấn. Thời gian thực hiện chương trình điều tra chính thức từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014.

Nhờ sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre (thông qua thư tay, điện thoại và giấy giới thiệu của Giám đốc Sở và các trưởng phòng chức năng trong Sở), chương trình nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Bến Tre (danh sách doanh nghiệp tiến hành khảo sát chính thức theo Phụ lục số 11). Số phiếu phát ra: 400, số phiếu thu về: 378, số phiếu hợp lệ: 359.

Đối tượng điều tra

Lựa chọn đối tượng điều tra hay còn gọi là người cung cấp thông tin là rất quan trọng trong nghiên cứu. Khác với các nghiên cứu thị trường tiêu dùng, sự thỏa mãn của khách hàng với người cung cấp thông tin trả lời, bảng câu hỏi cho chính cảm nhận của người tiêu

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí