giữa năng lực tổ chức, quản lý và NLCT. Với mức ý nghĩa P = ***; hệ số β = 0.175; SE = 0.042, nghĩa là giả thuyết H3 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Kiểm định giả thuyết H4
Giả thuyết H4 được phát biểu như sau, trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng chiều giữa trách nhiệm xã hội và NLCT. Với mức ý nghĩa P= 0.028 < 0.05; hệ số β = 0.088; SE = 0.040, nghĩa là giả thuyết H4 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Kiểm định giả thuyết H5
Giả thuyết H5 được phát biểu như sau, chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng chiều giữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và NLCT. Với mức ý nghĩa P = ***; hệ số β = 0.236; SE = 0.045, nghĩa là giả thuyết H5 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Kiểm định giả thuyết H6
Giả thuyết H6 được phát biểu như sau, nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng chiều giữa nguồn nhân lực và NLCT. Với mức ý nghĩa P = ***; hệ số β = 0.282; SE = 0.041, nghĩa là giả thuyết H6 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Kiểm định giả thuyết H7
Giả thuyết H7 được phát biểu như sau, cạnh tranh về giá có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng chiều giữa cạnh tranh về giá và NLCT. Với mức ý nghĩa P = ***; hệ số β = 0.182; SE =0.040, nghĩa là giả thuyết H7 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, cạnh tranh về giá có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Kiểm định giả thuyết H8
Giả thuyết H8 được phát biểu như sau, điều kiện môi trường điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng chiều giữa điều kiện môi trường điểm đến và NLCT. Với mức ý nghĩa P = ***; hệ số β = 0.185; SE = 0.048, nghĩa là giả thuyết H8 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Cũng từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có ba thành phần tạo ra điều kiện môi trường điểm đến, (1) Cơ chế, chính sách; (2) Người dân địa phương; (3) Môi trường tự nhiên. Kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+), với mức ý nghĩa P=*** nhỏ hơn 0.05 (chi tiết theo Bảng 4.20). Điều này cho thấy, cơ chế - chính sách, người dân địa phương, môi trường tự nhiên là các thành phần tạo ra điều kiện môi trường điểm đến và ảnh hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.
Bảng 4.20: Hệ số các thành phần tạo ra yếu tố điều kiện môi trường điểm đến
Hệ số (Chuẩn hóa) | S.E. | C.R. | P | |||
CC | <--- | MT | 0.827 | 1 | ||
ND | <--- | MT | 0.883 | 0.108 | 9.725 | *** |
MTTN | <--- | MT | 0.517 | 0.077 | 6.832 | *** |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Chính Thức Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu Bằng Phân Tích Hệ Số Khẳng Định Cfa (Confirmatory Factor Analysis) Và Phân Tích Mô
- Kết Quả Cfa Lần 1 (Chuẩn Hóa) Của Thang Đo Năng Lực Năng Lực Tổ Chức, Quản Lý
- Kết Quả Cfa Thang Đo Nlct Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre
- Phân Tích Thực Trạng Và Nguyên Nhân Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đền Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đồng Ý Về Yếu Tố Người Dân Địa Phương
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Quay Lại Và Giới Thiệu Về Bến Tre
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Tóm lại, kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu cho thấy, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận. Điều này chứng minh rằng, NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre bị ảnh hưởng bởi 8 yếu tố trong mô hình. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của doanh nghiệp là khác nhau.
4.1.3.4 Kiểm định sự khác biệt các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre theo qui mô và loại hình.
Kiểm định theo qui mô doanh nghiệp
Qua phân tích kết quả kiểm định phương sai cho thấy Sig = 0,002 < mức ý nghĩa 0,05 (chi tiết theo Phụ lục 13) chứng tỏ rằng phương sai giữa các nhóm là khác nhau như vậy phép phân tích theo ANOVA chưa đáng tin cậy, nên chuyển qua sử dụng chỉ số Brown- Forsythe để kiểm tra mức độ khác biệt sẽ chính xác hơn. Kết quả kiểm định qua bảng 4.21 cho thấy, giá trị Sig = 0,314 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Như vậy, có thể kết luận rằng chưa
có sự khác biệt về NLCT theo qui mô doanh nghiệp. Qua biểu đồ trung bình NLCT so với từng nhóm qui mô doanh nghiệp theo tập mẫu này, mức độ trung bình NLCT theo từng qui mô doanh nghiệp thay đổi trong khoảng từ 3.65 đến 3.85 vẫn thuộc trong mức độ đồng ý (chi tiết theo Phụ lục 13).
Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô
Statistica | df1 | df2 | Sig. | |
Welch | 1.211 | 3 | 186.336 | .307 |
Brown-Forsythe | 1.190 | 3 | 277.484 | .314 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kiểm định theo loại hình doanh nghiệp
Qua phân tích kết quả kiểm định phương sai cho thấy Sig = 0,022 < mức ý nghĩa 0,05 (chi tiết theo Phụ lục 13) chứng tỏ rằng phương sai giữa các nhóm là khác nhau như vậy phép phân tích theo ANOVA chưa đáng tin cậy, nên chuyển qua sử dụng chỉ số Brown- Forsythe để kiểm tra mức độ khác biệt sẽ chính xác hơn. Kết quả kiểm định qua bảng 4.22 cho thấy, giá trị Sig = 0,168 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Như vậy, có thể kết luận rằng chưa có sự khác biệt về NLCT theo loại hình doanh nghiệp. Qua biểu đồ trung bình NLCT so với từng nhóm loại hình doanh nghiệp theo tập mẫu này, mức độ trung bình NLCT theo từng loại hình doanh nghiệp thay đổi trong khoảng từ 3.62 đến 3.87 vẫn thuộc trong mức độ đồng ý (chi tiết theo Phụ lục 13).
Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt theo loại hình
Statistica | df1 | df2 | Sig. | |
Welch | 2.009 | 3 | 252.218 | .113 |
Brown-Forsythe | 1.690 | 3 | 482.829 | .168 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
4.2 Phân tích thực trạng và nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre
4.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.359,5 km2, được hình
thành bởi 3 dãy cù lao, (1) cù lao An Hóa, (2) cù lao Bảo, (3) cù lao Minh. Hệ thống cù lao này được bao bọc bởi 4 con sông lớn, với khoảng 6.000 km chiều dài kênh rạch và 65 km bờ biển, địa hình bằng phẳng, hình thành nên 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn. Bến Tre được
thiên nhiên ưu đãi, vùng đất này trở nên rất hấp dẫn với những vườn trái cây ngon ngọt và những vườn hoa, cây cảnh lộng lẫy nhất nhì Đồng bằng Sông Cửu Long. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC
– 27oC, không có nhiệt độ tháng nào trong năm trung bình dưới 20oC. Đây chính là điều
kiện rất phù hợp, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
4.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với môi trường cảnh quan sông nước, cồn đảo, làng nghề truyền thống, vườn cây bốn mùa xanh tươi, đặc biệt với những vườn dừa … đã tạo một tiềm năng lớn và được ghi nhận thành các điểm du lịch tự nhiên có giá trị như:
- Khu du lịch cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Tiên: nằm ở vị trí đẹp trên sông Tiền, nơi cửa ngõ đi vào Bến Tre, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Bến Tre 12 km và khu du lịch Cồn Ốc tọa lạc tại xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm. Đến với những nơi này ngoài việc tận hưởng khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái trong lành, vườn cây trái trĩu cành, du khách còn tham quan quần thể kiến trúc đạo Dừa vẫn còn giữ nguyên hiện trạng, làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa. Ngoài ra, khu du lịch cồn Hố cũng có tiềm năng du lịch biển quan trọng của Ba Tri. Khi được cải thiện điều kiện hạ tầng, đặc biệt là về giao thông nhằm thu hút đầu tư, đây sẽ là sự bổ sung vô cùng quan trọng cho sản phẩm du lịch Bến Tre.
- Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ: thuộc xã Tân Mỹ huyện Ba Tri, cách thành phố Bến Tre 25 km, nằm trong khu bảo tồn vườn chim Vàm Hồ có diện tích 67 ha, là hệ sinh thái đặc sắc của vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho rừng ngập mặn gồm nhiều loại cây. Với điều kiện tự nhiên môi trường thích hợp, có hàng vạn cá thể chim, cò tụ tập sinh sống tự nhiên, nhiều loại thú hoang dã, thủy sinh vật có giá trị.
- Vùng du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành: nơi đây hấp dẫn du khách bởi sự đậm đà, mộc mạc của một làng quê Việt Nam với bạt ngàn vườn cây trái. Ngoài những di tích lịch sử văn hóa du khách có thể tham quan những điểm du lịch miệt vườn, ăn trái cây, nghe nhạc tài tử, đi xe ngựa, xuồng chèo, tham quan mô hình sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong, sản xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu của cây dừa…
- Làng hoa kiểng Chợ Lách: ngoài những loài cây trái ngon nổi tiếng của Cái Mơn, huyện Chợ Lách còn được biết đến qua nghề sản xuất cây giống, trồng hoa kiểng đặc sắc tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới. Nơi đây cung cấp phần lớn
các loài cây giống, hoa kiểng cho toàn quốc, là một trong những điểm tham quan quan trọng của Bến Tre.
- Làng nghề bánh tráng, bánh phồng: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn có thể nói cả vùng Nam Bộ. Người dân nơi đây đã giữ gìn và phát huy những bí quyết làm 2 loại bánh này hơn 50 năm, nó là tài sản vô giá để lại cho đời và mang đậm sắc thái Nam Bộ mà không nơi nào có được.
- Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: vốn là tỉnh có lợi thế về cây dừa, người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như: thân, cọng, vỏ, gáo dừa … làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, rất được du khách ưa chuộng, đồng thời trở thành một nghề thủ công đặc trưng của Bến Tre, tập trung nhiều ở cồn Phụng (huyện Châu Thành), Hưng Phong (huyện Giồng Trôm).
- Du lịch biển: đây là loại hình mới, có tiềm năng phát triển. Biển Bến Tre thời gian gần đây dần dần hình thành những bãi tắm rất thu hút khách du lịch như bãi biển ở Thừa Đức huyện Bình Đại; Thạnh Hải huyện Thạnh Phú.
Tóm lại, Bến Tre với hình ảnh cây dừa truyền thống cùng với các tiềm năng biển, cồn đảo, sông nước, miệt vườn, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống… đã tạo một tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch tỉnh.
4.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Dân cư, dân tộc
Vùng đất Bến Tre được sáp nhập vào lãnh thổ Việt nam vào thế kỷ 17, cư dân sinh sống tại đây hầu hết là những người từ các tỉnh Miền Trung. Dân số của tỉnh hiện khoảng 1,387 triệu người. Lịch sử vùng đất và con người Bến Tre gắn liền lịch sử đấu tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm với truyền thống yêu nước. Bến Tre là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với các khu di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, mộ nhà giáo Võ Trường Toản, Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, đình Bình Hòa, đình Phú Lễ, chùa Tuyên Linh, di tích Đồng khởi, di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam… và các đền thờ - khu lưu niệm Phan Văn Trị, Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản, Huỳnh Tấn Phát, nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Các di tích lịch sử - cách mạng:
- Di tích lịch sử mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu: Di tích tại ấp 3 xã An Đức, huyện Ba Tri, cách thành phố Bến Tre 38 km. Khu di tích gồm: Đền thờ, nhà lưu niệm và
khu mộ. Nhân dân Bến Tre lấy ngày sinh của ông (1/7) làm ngày lễ hội truyền thống văn hóa hàng năm.
- Di tích lịch sử Đồng Khởi: Di tích tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, nơi nổ ra phát súng đầu tiên của phong trào Đồng Khởi ngày 17 tháng 01 năm 1960 nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra toàn miền Nam. Chính phong trào đồng khởi năm đó, quê hương Bến Tre được vinh dự mang tên quê hương Đồng Khởi. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật và hình ảnh minh chứng cho hào khí của phong trào Đồng Khởi năm xưa và hàng năm, ngày 17/01 trở thành ngày lễ hội truyền thống cách mạng của tỉnh.
- Di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam: Bao gồm các di tích Vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn. Nơi đây ngày xưa là bến cảng dã chiến của những chuyến tàu đặc biệt tiếp tế vũ khí từ Bắc vào Nam để cung ứng cho chiến trường Bến Tre và một số tỉnh ở Khu 8, đã thiết lập đường Hồ Chí Minh trên biển cùng những huyền thoại, những tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
- Một số di tích lịch sử khác như: Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh, tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, được xây dựng từ năm 1861. Nơi đây từng là cơ sở che chở, đùm bọc cán bộ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Di tích lịch sử căn cứ cách mạng Y4, tại xã Tân Phú Tây huyện Mỏ Cày Bắc. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng của Khu Ủy Sài Gòn - Gia Định từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 10 năm 1970, chỉ đạo những trận đánh lớn vào cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đô, di tích tại xã Tân Xuân huyện Ba Tri, đây là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bến Tre. Di tích lịch sử mộ cụ Võ Trường Toản, tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Khu mộ nằm trong khuôn viên thoáng rộng, nhà thờ mái cong hai tầng để thờ ông và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
Văn hóa phi vật chất:
Về âm nhạc, Bến Tre với 75 điệu lý khác nhau, là một trong những cái nôi của dân ca Nam Bộ, mang đậm dấu ấn vùng sông nước. Bến Tre có nhiều làn điệu dân ca như: hát ru, hò trên sông, hò trên cạn, lý bánh bò, lý cái mơn, hát sắc bùa, hát cải lương, hát bộ. Ca nhạc tài tử là loại hình ca nhạc dân tộc vẫn còn được người dân yêu thích, bắt đầu khôi phục và vận dụng trong đời sống sinh hoạt và phục vụ du khách.
Về lễ hội dân gian, Bến Tre không có nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn như các nơi khác. Lễ hội lớn nhất và tưng bừng nhất là lễ hội Nghinh Ông của cư dân ven biển ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và các huyện Ba Tri và Thạnh Phú; Lễ hội dân gian đặc trưng và lâu đời
nhất ở Bến Tre là cúng đình hàng năm. Các lễ hội khác như: Lễ hội truyền thống văn hóa tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu vào mồng 1 tháng 7 hàng năm, lễ hội truyền thống cách mạng tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/1 hàng năm) tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Hàng năm, cứ đến ngày 19/5, tại Chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam tổ chức lễ hội văn hóa tưởng nhớ cụ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày hội cây - trái ngon, an toàn hàng năm đựợc tổ chức vào dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách. Đặc biệt, trong các năm gần đây tỉnh Bến Tre đã tổ chức thành công Festival Dừa Bến Tre nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái, di tích và văn hóa lịch sử, đặc biệt là tiềm năng kinh tế qua các sản phẩm từ dừa; đồng thời còn là cơ hội để khách tham quan thưởng thức những món ăn ngon ở Bến Tre.
4.2.2 Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre thời gian qua
Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, tạo ngoại tệ, tăng nguồn vốn và tỷ lệ tích lũy từ bên ngoài cho nền kinh tế của Bến Tre. So với một số địa phương khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng lại có những điểm khác biệt, điều này đã tạo thành dấu ấn đặc thù riêng, đó chính là dừa. Du lịch sinh thái gắn liền với những vườn dừa và sản phẩm từ dừa là nét đặc trưng riêng có của Bến Tre, loại hình du lịch này đã đưa con người trở về với thiên nhiên, sống cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Tất cả những hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng của du khách tại doanh nghiệp du lịch, khu du lịch dường như gắn liền với cây dừa như tán lá xanh mát rượi của dừa, sử dụng những tiện nghi làm bằng dừa, ẩm thực từ dừa. Do đó, lượng du khách đến với Bến Tre ngày càng nhiều.
Lượng khách du lịch đến Bến Tre
Theo thống kê từ năm 2011 - 2015, tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre đều tăng, cụ thể: Năm 2012 đạt 693 ngàn lượt khách tăng 13,61% so với năm 2011; Năm 2013 đạt 800,4 ngàn lượt khách tăng 15,5% so với năm 2012; Năm 2014 đạt 904 ngàn lượt khách tăng 12,94% so với năm 2013; Năm 2015 đạt 1.000 ngàn lượt khách tăng 10,62% so với năm 2014 (chi tiết theo Bảng 4.23). Kết quả này cho thấy sự hấp dẫn của du lịch Bến Tre cũng như hiệu quả hoạt động thu hút khách của các doanh nghiệp du lịch đều tăng qua các năm.
Bảng 4.23: Tổng lượt khách đến Bến Tre (2011-2015)
ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng khách du lịch | Lượt khách | 610.000 | 693.000 | 800.400 | 904.000 | 1.000.000 |
Khách quốc tế | " | 261.000 | 300.500 | 341.800 | 393.700 | 440.000 |
Khách nội địa | " | 349.000 | 392.500 | 458.600 | 510.300 | 560.000 |
Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre
Doanh thu từ du lịch
Bên cạnh lượng du khách đến tăng, doanh thu từ du lịch cũng tăng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2012 đạt 368 tỷ đồng tăng 22,67% so với năm 2011; Năm 2013 đạt 459 tỷ đồng tăng 24,73% so với năm 2012; Năm 2014 đạt 562 tỷ đồng tăng 22,44% so với năm 2013; Năm 2015 đạt 700 tỷ đồng tăng 24,56% so với năm 2014 (chi tiết theo Bảng 4.24). Nhìn chung, tốc độ tăng doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng lượt khách đến, điều này chứng tỏ rằng việc chi tiêu của khách du lịch đến với Bến Tre ngày càng mạnh hơn.
Bảng 4.24: Tổng doanh thu từ du lịch tại Bến Tre (2011-2015)
ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng thu từ du lịch | Triệu đồng | 300.000 | 368.000 | 459.000 | 562.000 | 700.000 |
Lữ hành | " | 41.210 | 52.000 | 64.000 | 92.000 | 126.000 |
Lưu trú | " | 50.180 | 65.000 | 82.000 | 111.200 | 140.000 |
Ăn uống | " | 89.250 | 115.000 | 144.000 | 176.640 | 220.000 |
Hàng hóa lưu niệm | " | 97.440 | 109.000 | 149.000 | 138.000 | 154.000 |
Doanh thu khác | " | 21.920 | 27.000 | 34.000 | 44.160 | 60.000 |
Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bến Tre
Để thu hút khách du lịch đến với Bến Tre, các doanh nghiệp đang khai thác kết hợp các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về lượng khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như liên kết, nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở các tỉnh khác nằm trong khu vực ĐBSCL trở thành một chuỗi. Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Tỉnh về cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu du lịch trọng điểm,… ảnh hưởng rất lớn việc thu hút khách du lịch đến với Bến Tre, cụ thể như đề án phát triển du lịch huyện Châu Thành, bao gồm triển khai mới Trạm dừng chân An Khánh, dự án nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh du lịch, dự án phát triển hạ tầng phục vụ du lịch ven sông Tiền, dự án phát triển du lịch thành phố Bến Tre (chỉnh trang nâng cấp đô thị, phát triển các điểm du lịch Nam thành phố, thực hiện dự án xây dựng các điểm du lịch