Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Nlct Của Khách Sạn Nhỏ Tại Jamaica


vụ; (7) Hình ảnh thương hiệu; (8) Chiến lược liên minh; (9) Chi phí hoạt động (môi trường); (10) Điều kiện thị trường; (11) Điều kiện nhu cầu; (12)Tiếp thị; (13) Giá cả; (14) Đặc tính vật chất; (15) Quản lý quá trình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của một điểm đến được nâng lên bởi sự tích hợp của chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp du lịch như khách sạn. Tuy nhiên, vẫn không có những yếu tố chung cho NLCT của điểm đến và khách sạn. Nghiên cứu cũng dừng lại ở việc thống kê, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho điểm đến và khách sạn chứ chưa nói đến đặc thù của điểm đến, qui mô của khách sạn.

Yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao sự cạnh tranh của họ là sáng tạo. Nghiên cứu về doanh nghiệp du lịch nhỏ ở Thụy Sĩ, quốc gia đã được xếp hạng số một trong số 139 quốc gia tại Báo cáo cạnh tranh Du lịch và Lữ hành 2011 đã chỉ ra rằng, một trong những lý do cho sự thành công của nhiều khách sạn là sự đổi mới kinh doanh (Chib và Cheong, 2009). Đổi mới được xác định là khả năng khai thác thành công những ý tưởng mới, sự đổi mới có liên quan đến các yếu tố như sản phẩm, quy trình, vị trí và mô hình (Bessant và Tidd, 2007). Theo Berkenveld và cộng sự (2005), sự đổi mới liên tục là rất quan trọng cho các khách sạn nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững hơn đối thủ cạnh tranh. Họ cho rằng, chủ khách sạn cần phải sáng tạo trong nhiều lĩnh vực như: (1) Phát triển sản phẩm; (2) Tiếp thị; (3) Công nghệ; (4) Môi trường xanh của các khách sạn. Còn Avermaete và cộng sự (2003) lưu ý rằng, sự đổi mới rất thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ bao gồm: (1) Đổi mới sản phẩm (liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng); (2) Đổi mới tổ chức (dựa trên tiếp thị, mua và bán hàng, quản lý và chính sách nhân viên); (3) Đổi mới thị trường (như gắn liền với mở rộng diện tích lãnh thổ và xâm nhập các phân khúc thị trường).

Nghiên cứu của tác giả Lee và King (2009) đã áp dụng kỹ thuật Delphi để phân tích NLCT của các suối nước nóng tại Đài Loan. Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của suối nước nóng dựa trên kỹ thuật Delphi bao gồm: Nhóm 1, nguồn tài nguyên của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản văn hóa, những điểm đặc biệt, nơi ở, ẩm thực, phương tiện đi lại, an toàn và an ninh) với 27 biến quan sát. Nhóm 2, chiến lược của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (khả năng của suối nước nóng, kế hoạch và sự phát triển, quản trị marketing, phát triển nguồn nhân lực, quản trị chất lượng dịch vụ, quản lý môi trường, giá cả) với 33 biến quan sát. Nhóm 3, môi


trường của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (phát triển kinh tế, những thay đổi văn hóa-xã hội, sự tương tác trong ngành, điều kiện nhu cầu, thái độ và sự tham gia của cộng đồng) với 16 biến quan sát. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ khảo sát và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình theo thang đo Likert 5 mức độ. Nghiên cứu chưa làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến NLCT của suối nước nóng tại Đài Loan.

Nghiên cứu của tác giả Mechinda và cộng sự (2010) đã áp dụng khuôn khổ phát triển bởi Dwyer và Kim (2003) để tiến hành một phân tích thực nghiệm về khu du lịch Koh Chang tại Thái Lan. Mô hình đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT chuyển thể từ Dwyer và Kim (2003). Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích hồi qui để chỉ ra rằng, NLCT của khu du lịch Koh Chang tại Thái Lan bị ảnh hưởng bởi 12 yếu tố, (1) Quản lý môi trường điểm đến; (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Di sản văn hóa và khách sạn địa phương; (4) Cơ sở hạ tầng; (5) Mua sắm và cuộc sống về đêm; (6) Tài nguyên thiên nhiên; (7) Các hoạt động;

(8) Giá cả cạnh tranh; (9) Thức ăn; (10) Sạch sẽ; (11) An toàn; (12) Vị trí. Nhìn chung, kết quả là phù hợp với các tài liệu được đề xuất bởi Dwyer và Kim (2003). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 2 loại cơ sở hạ tầng khác nhau đó là cơ sở hạ tầng công cộng và du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch là nguồn lực nhân tạo trong khi cơ sở hạ tầng công cộng là các yếu tố phụ. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho rằng khách sạn địa phương thì giống với di sản và văn hóa.

Nghiên cứu “Ứng dụng CMR (Customer Relationship Management) trong các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao NLCT của các doanh nghiệp này trên trường du lịch của các nhóm tác giả Ivanovic, Mikinac và Perman (2011). Nghiên cứu cho rằng, lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch không giống với các lĩnh vực kinh doanh khác, để nâng cao NLCT, các doanh nghiệp du lịch cần phải có chế độ chăm sóc khách hàng rất đặc biệt và nhận phản hồi từ phía khách hàng. Vì vậy, việc ứng dụng CMR với các yếu tố như ứng dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, xây dựng chiến lược quản trị, đào tạo nhân lực, thu thập và xử lý thông tin với khách hàng, chăm sóc khách hàng,… sẽ tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao được hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mình trên thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng CMR trong doanh nghiệp du lịch mà chưa tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng cũng như mối quan hệ của việc ứng dụng CMR với NLCT của doanh nghiệp du lịch như thế nào?


Nghiên cứu “NLCT của các khách sạn nhỏ tại Jamaica” của tác giả Williams và Hare (2012). Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng để cung cấp các thông tin về những khoảng trống trong khả năng cạnh tranh của các khách sạn nhỏ trong các khu nghỉ mát ở Jamaica. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các khách sạn nhỏ tại Jamaica:

Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh

Sự đổi mới

Thương hiệu

Kiến thức ngành

Khả năng tổ chức quản lý

Chất lượng dịch vụ

Năng lực cạnh tranh của các khách sạn nhỏ tại Jamaica

Yếu tố điều kiện môi trường

Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica

Nguồn: Williams và Hare, 2012

Kết quả nhiên cứu cho thấy, NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của khách sạn và chưa đặt những khách sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệ thống du lịch và khách sạn. Nghiên cứu cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica.

Nghiên cứu “NLCT của các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường du lịch Châu Âu” của các tác giả Review, Assistant, và Dubrovnik (2013). Nghiên cứu tiến hành khảo sát 500 doanh nghiệp du lịch tại 20 quốc gia Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5) Các vấn đề xã hội; (6) An ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát, thu thập thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đưa ra kết luận. Nghiên cứu chưa đi sâu và khảo sát


doanh nghiệp cũng như khách hàng để có kết luận khách quan hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng một mẫu khảo sát quá rộng (20 quốc gia) để kết luận về NLCT cho tất cả các doanh nghiệp du lịch tại Châu Âu vẫn còn bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặc thù sản phẩm dịch vụ, qui mô của doanh nghiệp,…

Nghiên cứu “Đo lường NLCT của các công ty ở Latvia” của tác giả Sauka (2014) đã đóng góp thực tế bằng việc khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia. Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát chủ các doanh nghiệp để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia theo mô hình:

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty ở Latvia

Năng lực tiếp cận các nguồn lực








5.7










Năng lực làm việc của nhân viên








5.5

Nguồn lực tài chính






4.3



Chiến lược kinh doanh





4.0













Tác động của yếu tố môi trường





3.9













Năng lực kinh doanh so với đối thủ





3.8




Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc



2.9





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 7

Hình 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia

Nguồn: Sauka, 2014

Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cấp công ty, bao gồm:

(1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. Nhược điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình. Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các công ty nói chung, mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ


hạn chế khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những công ty có ngành nghề khác.

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm khẳng định các yếu tố cũng như giá trị, độ tin cậy (phân tích EFA, Cronbach alpha) và mức độ phù hợp của thang đo các yếu tố thuộc NLCT động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua kiểm định CFA; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu (mô hình SEM, kiểm định Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 05 yếu tố chính tạo nên NLCT động của doanh nghiệp tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: (1) Định hướng kinh doanh; (2) Định hướng học hỏi; (3) Đáp ứng thị trường; (4) Nội hóa tri thức; và (5) chất lượng mối quan hệ. Nghiên cứu vẫn còn có những giới hạn nhất định. Một là, nghiên cứu chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản tạo nên NLCT động, không đi vào chi tiết cho từng ngành cụ thể. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc thù riêng của nó. Vì vậy, cần nghiên cứu cụ thể cho từng ngành để có thể phát triển xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT động cho ngành đó. Hai là, nghiên cứu này chỉ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT động dựa vào các nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau. Vì vậy, cần những nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường Việt Nam. Để làm điều này, cần phải xây dựng, điều chỉnh và kiểm định thang đo chưa được kiểm định tại thị trường Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT động của doanh nghiệp, tức là những yếu tố thuộc nguồn lực bên trong doanh nghiệp, chứ không xem xét các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Vì thế, để đánh giá NLCT của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, cần phải xem xét một cách toàn diện hơn, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) trong bài “Năng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện naybài viết cho rằng, NLCT của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, do hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm, theo cảm tính là chủ yếu. Các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng hóa sản phẩm và đa thương hiệu. Các doanh


nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa). Có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu, vì thế đã làm giảm đáng kể NLCT của doanh nghiệp. Tiềm lực về tài chính, đặc biệt đối với doanh nghiệp tư nhân còn yếu, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng thiếu thốn hơn. Thiếu vốn làm cho doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, hạn chế trong đầu tư đổi mới các thiết bị, công nghệ.

Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của Tổng cục du lịch - Vụ Lữ Hành (2007) đã khái quát một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cạnh tranh, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng và nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành Quốc Tế của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến mảng du lịch nội địa hoặc những giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa có môi trường kinh doanh tốt hơn (Tổng cục du lịch - Vụ Lữ Hành, đề tài nghiên cứu cấp bộ, 2007).

Nguyễn Cao Trí (2011) với nghiên cứu “Nâng cao NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM đến năm 2020” đã nêu ra một số khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, NLCT, từ đó xác định 9 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP HCM, bao gồm: (1) Cơ sở vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường; (6) Marketing; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương, chính sách. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này và tiến hành đánh giá chung về 9 yếu tố trên để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp. Tuy nhiên, đề tài đã không tiến hành khảo sát để xác định mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng đến NLCT và mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau, để từ đó xây dựng giải pháp thích hợp cho từng yếu tố.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Mậu (2011) đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. Tác giả đã đánh giá về tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, thị trường du lịch, cơ sở vật chất, đầu tư phát triển du lịch, hoạt động xúc tiến – quảng bá, chính sách thu hút đầu tư,... Từ những phân tích này tác giả chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở xây dựng giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. Tuy


nhiên, đề tài cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng thông qua các báo cáo mà chưa tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia và khách du lịch đến với Tây Nguyên.

Nghiên cứu về phát triển du lịch của Mai Thị Ánh Tuyết (2006) đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển du lịch tỉnh An Giang. Tác giả đã đánh giá về về việc chi tiêu và số lượng khách đến An Giang, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, doanh thu từ du lịch, mức đầu tư vào du lịch, đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến ngành du lịch (môi trường vi mô và vĩ mô). Trên cơ sở đánh giá đó tác giả xác định điểm yếu điểm mạnh của du lịch An Giang và áp dung phương pháp ma trân SWOT để xây dựng các giải pháp phát triển du lịch An Giang đến năm 2020. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng thông qua các báo cáo mà chưa tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia và khách du lịch đến với An Giang. Bên cạnh đó, đề tài cũng có những bài học rút ra từ các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Australia là những quốc gia có ngành du lịch phát triển hơn chúng ta rất lâu nên những bài học kinh nghiệm rút ra cũng chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh An Giang.

Tại hội thảo “Tham vấn về phát triển hệ thống tiêu chuẩn chất lượng du lịch xanh” với sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha, đã đánh giá tầm quan trọng của môi trường có mối quan hệ tác động qua lại với tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội. Đối với hoạt động du lịch, môi trường vừa là điều kiện để phát triển vừa là đối tượng chịu tác động. Những nơi có môi trường trong sạch không bị ô nhiễm, thường là điểm lý tưởng thu hút khách du lịch. Mặt khác, hoạt động du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ có nhiều tác động xấu đến môi trường. Bên cạnh những mặt tích cực, trong hoạt động kinh doanh du lịch đã bộc lộ những tác động xấu đến môi trường, kể cả môi trường tự nhiên và nhân văn. Vấn đề sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng, tạo chất thải gây ô nhiễm môi trường, những hạn chế trong nhận thức bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế” của Trần Bảo An và cộng sự (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các khách sạn, (1) Uy tín và hình ảnh; (2) Các phối thức marketing; (3) Cơ sở vật chất kỹ thuật; (4) Trình độ tổ chức và phục vụ khách


hàng. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT đối với các khách sạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT chung của các khách sạn, vẫn chưa đánh giá được mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng như đánh giá kết quả đạt được khi nâng cao các nhân tố này tại các khách sạn.

Trần Văn Thi (2011) với nghiên cứu “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia đến năm 2020” đã sử dụng phương pháp chuyên gia và khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia. Nhóm 1, một số yếu tố nội lực cấu thành NLCT của doanh nghiệp, (1) Quy mô của doanh nghiệp; (2) NLCT về giá cả; (3) Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm; (3) Năng lực về quản lý; (4) Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; (5) Năng lực nghiên cứu và tiếp cận thị trường; (6) Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm; (7) Năng lực triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhóm 2, một số yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp, (1) Quy mô dung lượng của thị trường; (2) Tiềm năng tăng trưởng của thị trường; (3) Khả năng biến động của thị trường; (4) Các điều kiện cạnh tranh của thị trường; (5) Sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu; (6) Mức độ thay đổi công nghệ tại thị trường sở tại; (7) Các quy chế của chính phủ tại thị trường sở tại.

Đề tài “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020” của Trần Thế Hoàng, đề tài dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và xác định NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các tiêu chí đặc trưng của ngành, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu trong NLCT này. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thủy sản nhằm nâng cao NLCT cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2020. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã chỉ ra 2 nhóm yếu tố cấu thành và yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Thứ nhất, các yếu tố cấu thành NLCT bao gồm: (1) NLCT về giá; (2) Năng lực quản trị; (3) Năng lực nghiên cứu và triển khai; (4) Trình độ công nghệ sản xuất; (5) Năng lực xử lý tranh chấp thương mại; (6) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh; (7) Thương hiệu; (8) Năng lực marketing; (9) Nguồn nhân lực;

(10) Năng lực tài chính; (11) Vị thế của doanh nghiệp; (12) Văn hóa doanh nghiệp. Thứ 2,

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí