Đồng Phạm Và Các Hình Thức Đồng Phạm Theo Pháp Luật Quốc Tế

Thứ năm, trường hợp hai người trở lên cùng cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức và giữa những người này có sự câu kết chặt chẽ với nhau thì những người này đồng phạm tội đó dưới hình thức phạm tội có tổ chức. Việc giải quyết vụ án này tương tự như các vụ án phạm tội có tổ chức khác.

Đồng phạm có tổ chức có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Nhóm tội phạm trước hết phải có thông mưu trước, ngoài sự bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm, những người đồng phạm thường chuẩn bị thực hiện và che dấu tội phạm một cách kỹ lưỡng với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt.

- Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính chất lâu dài, bền vững, thường có sự phân công vai trò thực hiện tội phạm khác nhau giữa những người đồng phạm nhằm thực hiện nhiều tội, phạm tội nhiều lần.

- Nhóm tội phạm ngoài ý đồ phạm tội thống nhất, phải có sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm chịu sự điều hành chung thống nhất, đều thừa nhận và sử dụng nhóm phạm tội như là một công cụ trong hoạt động phạm tội của mình.

* Trong các nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm có tính nguy hiểm nhất, bởi lẽ những thành viên của tổ chức tội phạm không chỉ thỏa thuận với nhau về việc cùng tham gia thực hiện tội phạm mà còn thống nhất hình thành những hình thức tổ chức bất hợp pháp bền vững, chặt chẽ.

Trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ đã đề cập đến tổ chức tội phạm tại Điều 142: "Phạm sự kết hội với nhau, không cứ kỳ hạn bao lâu, số người bao nhiêu và những sự bàn định với nhau mục đích để dự hành hay là thực hành những sự hại đến thân thể hay là tài sản người ta thời cho là đại tội cả" [15]. Khái niệm tổ chức tội phạm ở trong Bộ luật này

được quy định với phạm vi quá rộng, với thời điểm được coi là tội phạm hoàn thành rất sớm: từ khi có sự bàn định với nhau, mục đích để chuẩn bị phạm tội.

Bộ hình luật của chính quyền Ngụy Sài Gòn trước đây ở mục gian nhân hiệp đảng, đã kế thừa hầu như toàn bộ nội dung của khái niệm trên và quy định khái niệm tổ chức tội phạm tại Điều 306: "Kết thành trọng tội xâm phạm trật tự công cộng, mọi hiệp đảng bất luận kỳ hạn hay nhân số, hoặc mọi hiệp mưu nhằm mục đích chuẩn bị hay thực hành trọng tội phạm đến thể nhân hay tài sản"... Trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 307 "Người nào gia nhập một hiệp đảng hay tham dự một hiệp mưu nói ở Điều trên sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn" [3, tr. 108].

Như vậy, theo quy định của hai bộ luật hình sự nói trên, bất cứ hành vi tham gia một tổ chức tội phạm nào đều phải chịu trách nhiệm hình sự, kể cả ở giai đoạn mới bàn bạc để chuẩn bị phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Sau Cách mạng Tháng tám, Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại; Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành vi phá hoại tài sản Nhà nước của hợp tác xã, nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước đều đã đề cập đến những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến; tổ chức quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; phản bội tổ quốc, hay tổ chức phá hoại nhưng chưa đưa ra khái niệm chung về tổ chức phản động.

BLHS 1999 của nước ta, mặc dù chưa đưa ra khái niệm tổ chức tội phạm nhưng cũng đã đề cập đến tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Quan niệm thế nào là tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cũng chưa được Bộ luật đề cập đến. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội lật đổ chính quyền cho thấy, những tổ chức phản động thường có dấu hiệu đặc trưng như: Có một hoặc nhiều tên giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; có cương lĩnh,

Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 6

điều lệ với mục đích chống chính quyền nhân dân, có vũ khí, phương tiện như súng đạn, máy truyền chữ,...; phương thức phát triển tổ chức thường theo kiểu "rỉ tai", "gây men", thành viên tham gia tổ chức thường là những phần tử ngoan cố không chịu cải tạo trong số ngụy quân, ngụy quyền, gián điệp cũ, phản động cũ, và những phần tử được gọi là phản động mới gồm những phần tử sa đọa, biến chất, bất mãn đi đến chống đối chính trị.

Trong thời gian gần đây, một số cơ quan bảo vệ pháp luật cũng bắt đầu sử dụng cụm từ "tổ chức phạm tội" trong các vụ án mang tính chất đặc biệt như vụ án Vũ Xuân Trường và đồng bọn tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, vụ án Tân Trường Sanh phạm tội buôn lậu hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, băng nhóm Năm Cam hoạt động theo kiểu "xã hội đen",...

Có thể đưa ra khái niệm tổ chức tội phạm như sau: “Tổ chức tội phạm là một tập hợp người có sự liên kết, phân công, phối hợp hoạt động với nhau do một hoặc một số cá nhân thành lập, điều khiển một cách có kế hoạch nhằm thực hiện một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Tổ chức tội phạm có đặc trưng cơ bản sau:

- Tổ chức tội phạm được thành lập với mục đích để thực hiện một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Với đặc trưng này tập hợp người được lập ra để thực hiện những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng thì không được coi là tổ chức tội phạm.

- Tổ chức tội phạm được cấu kết theo kiểu phân công vai trò giữa các thành viên, và vì vậy để đạt được mục đích phạm tội nói trên, các thành viên cùng nhau phối hợp điều chỉnh sự đóng góp cá nhân vào hậu quả phạm tội chung. Đặc trưng này dễ dàng phân biệt với đồng phạm phạm tội có tổ chức, vì đồng phạm có tổ chức bao gồm cả trường hợp phân công vai trò rõ ràng, cả trường hợp phân công vai trò không dứt khoát, rõ ràng.

- Tổ chức tội phạm luôn chịu sự điều hành của một nhóm thủ lĩnh. Chính nhóm thủ lĩnh này đảm bảo sự phối hợp hoạt động phạm tội của các thành viên và hướng các hoạt động này đến mục đích của tổ chức phạm tội. So sánh với đồng phạm có tổ chức chúng ta thấy, ở đồng phạm có tổ chức đặc trưng này biểu hiện ở mức độ thấp, tức là có thể có một hoặc một vài tên đóng vai trò người tổ chức hoặc vai trò người tổ chức không rõ ràng.

Trong các tổ chức tội phạm, "ma phi a" là tổ chức tội phạm có kỷ luật cao nhất, hoạt động bí mật nhất và có sự kết hợp thống nhất giữa tội phạm với quyền lực công.

Ở nước ta, bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90, tội phạm có tổ chức có xu hướng ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm, với phạm vi, quy mô hoạt động ngày càng rộng, có sự liên kết giữa các băng, nhóm tội phạm trong nước và các băng, nhóm tội phạm quốc tế. Cụm từ tội phạm có tổ chức được xuất hiện không những chỉ trong các sách báo pháp lý mà còn được xuất hiện trong một số văn bản của Đảng và Nhà nước. Việc làm rõ khái niệm tội phạm có tổ chức và những đặc trưng của nó ở Việt Nam là vấn đề bức xúc đặt ra về mặt tội phạm học, để có kế hoạch, biện pháp hữu hiệu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Quan niệm về tội phạm có tổ chức ở nước ta còn có nhiều ý kiến khác nhau, chủ yếu có 2 loại ý kiến.

Ý kiến thứ nhất, xem xét tội phạm có tổ chức từ góc độ hoạt động phạm tội của các nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm nhất định. Theo quan điểm này, tội phạm có tổ chức được hiểu là: hoạt động tội phạm nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi nhóm tội phạm có cơ cấu tổ chức rõ ràng và khá chặt chẽ; có hệ thống mối quan hệ xã hội rộng rãi trong đó có các mối quan hệ với các phần tử biến chất trong các cơ quan nhà nước; luôn có ý đồ bành trướng phạm vi ảnh hưởng nhằm mục đích thu lợi bất chính bằng bất kỳ thủ đoạn tội

ác nào [2, tr. 17-22]. Đặc điểm của tội phạm có tổ chức là một dạng hoạt động phạm tội đặc biệt có mục đích vụ lợi; có cơ cấu tổ chức rõ ràng và tương đối bền vững; có "phạm vi ảnh hưởng" của mình; có mục tiêu độc quyền bành trướng địa bàn hoạt động, phạm vi ảnh hưởng; có sự hợp tác với các nhóm tội phạm khác; có mối quan hệ rộng rãi với các phần tử biến chất trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Theo tác giả, quan điểm này hợp lý ở chỗ, đã ghi nhận và làm sáng tỏ bản chất pháp lý của khái niệm tội phạm có tổ chức dưới góc độ tội phạm học.

Ý kiến thứ hai, xem xét tội phạm có tổ chức vừa từ góc độ của khoa học luật hình sự, vừa từ góc độ tội phạm học. Theo quan điểm này, tội phạm học có tổ chức được hiểu như sau: là tội phạm nghiêm trọng do nhiều người tiến hành và coi hoạt động phạm tội là phương thức tồn tại; câu kết chặt chẽ trong cơ cấu lực lượng lớn; có kỷ luật nghiêm khắc; hoạt động vừa bí mật, tinh vi trắng trợn, tàn bạo trên một địa bàn rộng lớn, đôi khi vượt khỏi biên giới quốc gia; đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền nhà nước cũng như đời sống chính trị, kinh tế và đạo đức xã hội.

Ở khái niệm này, tội phạm có tổ chức được xác định là tội phạm nghiêm trọng mà theo quy định tại Điều 8 BLHS tội phạm phải được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Rõ ràng, cách hiểu như vậy là máy móc, chưa làm rõ được những đặc trưng bản chất của đối tượng cần nghiên cứu tội phạm có tổ chức.

Để làm rõ khái niệm tội phạm có tổ chức, theo tác giả cần xem xét thuật ngữ "có tổ chức". Có tổ chức thể hiện tính chất của một sự vật, hiện tượng được tập hợp một cách thống nhất; các yếu tố cấu thành tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tội phạm có tổ chức bao quát cả hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, là những tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm có tổ chức. Điều đó có nghĩa, bất cứ tội phạm nào do tổ chức tội phạm

hay nhóm tội phạm thực hiện bằng đồng phạm có tổ chức, đều thuộc khái niệm có tổ chức.

Trường hợp thứ hai, tổ chức tội phạm là một tổ chức phi pháp được thành lập với mục đích để thực hiện tội phạm. Vì vậy, hành vi thành lập hay tham gia tổ chức tội phạm mang tính nguy hiểm cho xã hội cao, cần phải được pháp luật hình sự thừa nhận là tội phạm bất kể tổ chức này đã thực hiện tội phạm hay chưa thực hiện tội phạm. Trường hợp tổ chức tội phạm chưa thực hiện tội phạm, thì hành vi thành lập, tham gia tổ chức tội phạm, bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm cũng thuộc khái niệm tội phạm có tổ chức.

Từ những phân tích trên cũng có thể cho rằng, tổ chức tội phạm chính là hệ thống những tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm có tổ chức hay những tội phạm được thực hiện do thành lập, tham gia các tổ chức tội phạm trong một khoảng thời gian, không gian nhất định [37, tr. 204].

1.3. Đồng phạm và các hình thức đồng phạm theo pháp luật quốc tế

Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sự phát triển chung. Chúng ta không thể không nhắc đến tội phạm có tổ chức, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất quốc tế đã và đang đe dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân loại, cũng như sự ổn định của mỗi quốc gia. Có thể nói tình hình tội phạm về ma túy, buôn bán phụ nữ - trẻ em, khủng bố đã được các nước trên thế giới bàn bạc, thảo luận, đánh giá rất nhiều. Song, những vấn đề này chưa bao giờ bức xúc như hiện nay, bởi lẽ những tội phạm này phát triển quá nhanh, quá mạnh và lan rộng. Thế giới sẽ đứng trước vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương, như các vấn đề về bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ về dân số, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo và đặc biệt là chống khủng bố và tội phạm

quốc tế cùng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác. Trước tình hình này có rất nhiều công ước quốc tế đa phương và song phương quy định về các loại đồng phạm mà kể đến nhiều nhất là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, liên quan đến hình thức đồng phạm.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thông qua ngày 15/11/2000 có nêu rõ:

Nhóm tội phạm có tổ chức" nghĩa là một nhóm có cơ cấu gồm từ ba người trở lên, tồn tại trong một thời gian và hoạt động có phối hợp để thực hiện một hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi phạm tội được quy định trong Công ước này, nhằm giành được, trực tiếp hay gián tiếp, lợi ích về tài chính hay vật chất khác.

Với định nghĩa này, tội phạm có tổ chức được xem xét là một tổ chức tội phạm - đồng phạm có tổ chức nhưng có cơ cấu tổ chức cao hơn, chặt chẽ, bền vững hơn so với phạm tội có tổ chức thông thường, không phải là một cá nhân đơn lẻ mà là một tập hợp các đối tượng có sự câu kết chặt chẽ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là “nhóm có tổ chức” nhất thiết phải là một tổ chức với sự ổn định và phát triển liên tục về thành viên, cũng không nhất thiết phải có sự phân công vai trò giữa những thành viên.

Công ước cũng chỉ rõ mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật và các biện pháp cần thiết khác để coi các hành vi sau là tội phạm khi những hành vi này được thực hiện một cách cố ý, có thể chỉ có một hoặc có thể có cả hai hành vi sau:

(i) Thoả thuận với một hoặc nhiều người khác để thực hiện một tội phạm nghiêm trọng nhằm mục đích liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đạt được lợi ích tài chính hoặc vật chất khác, và liên quan đến một hành vi do một thành viên thực hiện để thực hiện thoả thuận hoặc liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức, nếu pháp luật trong nước quy định như vậy;

(ii) Hành vi của một người nhận thức được hoặc mục đích và hành vi phạm tội nói chung của một nhóm tội phạm có tổ chức hoặc ý định phạm tội của nhóm đó nhưng vẫn đóng vai trò tích cực trong: Những hoạt động tội phạm của nhóm tội phạm có tổ chức đó; Những hoạt động khác của nhóm tội phạm có tổ chức đó với nhận thức rằng việc tham gia của họ sẽ đóng góp vào việc đạt được mục đích phạm tội nói trên;

Công ước cũng quy định việc tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện hoặc xúi giục việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức cũng sẽ bị coi là hành vi phạm tội.

Như vậy, tùy theo sự lựa chọn của mỗi quốc gia thành viên các nhóm người nói trên sẽ chịu trách nhiệm pháp lý (legal persons) theo những biện pháp cần thiết, có thể, phù hợp với những nguyên tắc luật pháp của mình, để quy định trách nhiệm pháp lý của nhóm khi thực hiện những tội phạm nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức...

Quy chế Rome được 120 quốc gia bỏ phiếu thông qua vào ngày 17/7/1998 liên quan đến vấn đề Tòa án Hình sự quốc tế (ICC). Quy chế Rome cũng có quy định:

Người thực hành - thực hiện một mình, cùng người khác hay thông qua người khác; Người tổ chức - Ra lệnh việc thực hiện tội phạm bất kể thực tế đã hoàn thành hay phạm tội chưa đạt; Người xúi giục - dụ dỗ hoặc xúi giục việc thực hiện tội phạm; Người giúp sức - nhằm thúc đẩy việc phạm tội, đã giúp đỡ hoặc bằng cách khác, giúp đỡ cho việc phạm tội hoặc phạm tội đó chưa đạt, kể cả bằng việc cung cấp phương tiện cho việc thực hiện tội phạm đó.

Quy chế Rome không quy định về vấn đề hỗ trợ người phạm tội sau khi tội phạm đã hoàn thành. Trong quy chế không phân biệt rõ ràng trách nhiệm hình sự giữa chính phạm và tòng phạm, cũng không có quy định về việc giảm

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí