Sự Cần Thiết Phải Nghiên Cứu Các Trường Hợp Miễn Trách Của Người Vận Chuyển Theo Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Nhằm Đẩy Mạnh


2.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền KT VN đã có những khởi sắc rò rệt, từng bước hòa mình vào nền KT toàn cầu, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tại VN, do được ưu ái là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài

3.260 km cùng với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, khối lượng HH XNK vận chuyển bằng đường biển chiếm hơn 80% tổng khối lượng HH quốc gia (Cục Hàng hải VN, 2020). Mặc dù pháp luật hàng hải VN hiện nay đã tương đối phù hợp với các nguồn luật quốc tế, song vẫn còn một số điểm chưa thực sự phù hợp và chưa thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại, đặc biệt là vấn đề miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển. Trong năm 2020, 2021 và có thể cả những năm tiếp theo, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19, nền KT thế giới có nhiều bất ổn, xảy ra tình trạng khủng hoảng, suy thoái, nhiều quốc gia đang phát triển và phát triển có tỷ lệ tăng trưởng KT về 0 hoặc thậm chí là âm. VN mặc dù vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng KT dương nhưng nhiều DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, phải tuyên bố phá sản. Vì vậy, làm thế nào để thúc đẩy kim ngạch XK của đất nước là một vấn đề cấp thiết, trong đó việc nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đóng một vai trò rất quan trọng.

Sự cần thiết phải nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nhằm đẩy mạnh hoạt động XK được lý giải bởi sự tác động và mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động XK của DN với hoạt động vận chuyển HH bằng đường biển.

2.3.1. Mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

2.3.1.1. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong hoạt động ngoại thương và gắn kết chặt chẽ với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong hoạt động ngoại thương

Ngoại thương là việc mua, bán HH và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Ngoại thương là cầu nối giữa cung và cầu HH, dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất. Theo Luật Quản lý ngoại thương 2017, điều 3 khoản 1, hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán HH quốc tế được thực hiện


dưới các hình thức XK, NK; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán HH quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên. Như vậy, theo Luật Quản lý ngoại thương 2017, rò ràng hoạt động XK của các DN trong nền KT là một nội dung quan trọng trong hoạt động ngoại thương.

Theo Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế của trường đại học Ngoại thương (Phạm Duy Liên, 2012), hoạt động XK HH là việc bán HH và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi HH giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.

Hoạt động XK là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện KT, từ XK hàng tiêu dùng cho đến HH tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia vào hoạt động XK.

Cơ sở của hoạt động XK HH là hoạt động mua bán trao đổi HH trong nước để tạo nguồn hàng XK. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng cao nên số sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của quy luật lợi thế so sánh. Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất- coi đó là chìa khoá của hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh là một thuật ngữ KT dùng để chỉ khả năng sản xuất HH và dịch vụ của một nền KT với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của họ (Andrea Maneschi, 1998). Lợi thế so sánh mang lại cho một công ty khả năng bán HH và dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế nên thu về lợi nhuận bán hàng lớn hơn.

Hoạt động XK đóng vai trò quan trọng đối với cả nền KT toàn cầu và nền KT của mỗi một quốc gia. XK HH nằm trong lĩnh vực lưu thông HH, là một trong bốn khâu của quá trình mở rộng sản xuất.

Đối với VN, một quốc gia đang có sự chuyển dịch sang nền KT thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động XK có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền KT xã hội, mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước. Cụ thể:


Thứ nhất, XK tạo nguồn vốn cho NK, phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Nguồn vốn để NK máy móc, trang thiết bị hiện đại thường dựa vào các nguồn chủ yếu là vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và XK. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn vốn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài, vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất để NK chính là XK.

Thứ hai, XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu KT, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu KT trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của KT thế giới là điều tất yếu đối với nước ta.

Thứ ba, XK có vai trò thúc đẩy đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Hoạt động XK là hoạt động hướng ra thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh. Sự tồn tại và phát triển của HH XK phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật công nghệ sản xuất. Điều này thúc đẩy các DN trong nước phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất.

Thứ tư, XK có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động sản xuất hàng XK, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động với thu nhập không thấp, giải quyết được vấn đề bức xúc nhất trong xã hội hiện nay.

Thứ năm, XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ KT đối ngoại của nước ta. Đẩy mạnh XK có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế ... XK và công nghiệp sản xuất hàng XK thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế ... Mặt khác, chính các quan hệ KT đối ngoại mà chúng ta vừa kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng XK.

Tóm lại, thông qua XK sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ một nước nào và trong thời kỳ nào đẩy mạnh được XK thì ngoại thương phát triển và nền KT nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao.

- Hoạt động xuất khẩu gắn kết chặt chẽ với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế của trường đại học Ngoại thương (Hoàng Văn Châu, 2011), vận chuyển HH bằng đường biển là việc chuyên chở HH trong nước hoặc giữa nước này với nước khác bằng đường biển. Hay nói cách khác,


vận tải HH bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Do XK là việc bán HH hay dịch vụ của một quốc gia này cho một quốc gia khác mà khoảng cách địa lý giữa các quốc gia có thể rất lớn nên việc vận tải HH là một yếu tố vô cùng quan trọng để mang HH từ nước XK sang nước NK, giao cho người NK. Trong các phương thức vận tải HH XNK, không thể không kể đến vận tải HH bằng đường biển bởi những ưu điểm vượt trội và đặc biệt phù hợp của nó. Mặc dù có một vài nhược điểm như phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, tốc độ của tàu biển tương đối thấp, không phù hợp với việc vận chuyển những HH đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các hiện tượng thời tiết như bão lụt, động đất, sóng thần… song vận tải HH bằng đường biển có khá nhiều ưu điểm so với các phương thức vận tải khác trong chuyên chở HH XK nên được rất nhiều DN XK lựa chọn. Vận tải HH bằng đường biển có năng lực chuyên chở rất lớn, các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên, cự ly chuyên chở dài và khả năng thông qua cao, cước phí vận tải đường biển thấp. Chính bởi vậy, vận tải đường biển thích hợp với hầu hết các loại HH trong thương mại quốc tế, đặc biệt là hàng rời, khối lượng lớn, giá thành thấp hay hàng không có bao bì thương mại.

2.3.1.2. Mối quan hệ giữa hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là mối quan hệ giữa mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Trước khi tìm hiểu mối quan hệ giữa HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, chúng ta phải nghiên cứu thế nào là HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

- Khái niệm hợp đồng xuất khẩu

Là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với hoạt động XK, HĐ XK xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. Chính vì vậy, HĐ XK là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.

Trong HĐ mua bán nói chung, luôn luôn có ít nhất hai chủ thể, đó là người mua và người bán. Theo khoản 8 Điều 3 của luật Thương mại 2005 thì “mua bán HH” là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu HH cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và được chuyển nhượng quyền sở hữu HH theo thoả thuận. Cũng theo Điều


28 của luật Thương mại 2005 thì “XK HH” là việc HH được đưa ra khỏi lãnh thổ VN hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật.

Như vậy, HĐ XK là thỏa thuận mua bán giữa người mua (người NK) và người bán (người XK) với nhau. HĐ XK là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một tài sản nhất định gọi là HH với các điều khoản thật sự chặt chẽ. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền. HĐ XK là chứng từ vô cùng cần thiết với bên bán (XK) và bên mua (NK), thể hiện những thỏa thuận giữa hai bên về việc mua – bán HH. Trong các phương thức vận tải được sử dụng để chuyên chở HH từ nước XK sang nước NK, phương thức vận tải biển được sử dụng nhiều nhất vì những ưu điểm vượt trội như cước phí rẻ, khối lượng chuyên chở lớn, phù hợp với hầu hết HH trong thương mại quốc tế.

- Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo điều 145 khoản 3 BLHHVN 2015, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển HH từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Để đưa HH từ nước XK sang nước NK, các DN XK phải nắm chắc mối quan hệ giữa HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

Tiếp theo, cần phân tích mối quan hệ giữa mua bán HH và cung ứng dịch vụ. Mua bán HH là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,

chuyển quyền sở hữu HH cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu HH theo thỏa thuận. Chủ thể của hoạt động mua bán là thương nhân hoặc các chủ thể khác có nhu cầu về HH. Đối tượng của quan hệ mua bán HH theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương mại 2015 là HH. HH bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai. Trong đó, động sản là những tài sản không phải là bất động sản; mà bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 9 Điều 3 Luật thương mại 2005, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo


thỏa thuận. Dịch vụ là một loại sản phẩm KT nhưng không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại. Dịch vụ thương mại là khái niệm chỉ các ngành KT mà quá trình sản xuất của nó không tạo ra HH thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (HH đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về HH do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.

Về bản chất, dịch vụ cũng là sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi sử dụng dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, người sử dụng dịch vụ thương mại phải trả một khoản tiền nhất định, tức là dịch vụ cũng có giá trị và giá trị sử dụng như HH. Chỉ có điều, dịch vụ là sản phẩm HH vô hình, người sử dụng không sở hữu dịch vụ mà chỉ được hưởng những tiện ích từ dịch vụ mang lại. Đối với dịch vụ vận chuyển HH bằng đường biển, quá trình người chuyên chở đường biển cung ứng dịch vụ này gắn liền với quá trình chủ hàng XK tiêu dùng dịch vụ vận chuyển HH XK của mình bằng đường biển. Quá trình này có thể gồm cả dịch vụ lưu kho, lưu bãi, tái chế, sửa chữa HH nếu người vận chuyển đường biển cung ứng thêm.

Về mối quan hệ giữa HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, đây là mối quan hệ giữa mua bán HH và cung ứng dịch vụ. HĐ XK là HĐ thương mại, quy định quá trình mua bán, trao đổi HH và chuyển quyền sở hữu HH giữa bên XK và bên NK, thể hiện qua các điều khoản như tên hàng, phẩm chất, giá cả,.... trong khi HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là HĐ dịch vụ, đại diện cho quá trình cung ứng dịch vụ, thể hiện qua các điều khoản giao hàng, bốc dỡ, chi phí bốc dỡ. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển phải tuân thủ và phù hợp với các điều khoản trong HĐ XK hay HĐ mua bán quốc tế bởi HĐ vận chuyển HH bằng đường biển được ký kết và thực hiện nhằm hoàn thành HĐ mua bán quốc tế hay HĐ XK. Giữa HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển tồn tại các nguyên tắc nhất định, những điều khoản ràng buộc lẫn nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện rò nhất thông qua các điều kiện, cơ sở giao hàng của Incoterms do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, bản mới nhất là Incoterms 2010 và Incoterms 2020. Như vậy, có thể khẳng định lại rằng mối quan hệ giữa HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là mối quan hệ giữa mua bán HH và cung ứng dịch vụ. Đối tượng của HĐ XK và HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một, đều là HH XK, và phải là các mặt hàng được phép XK theo quy định của Nhà nước. Nếu là HH Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì DN muốn XK phải có phiếu hạn ngạch và HH trong HĐ XK phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh XK mà DN XK được cấp.

Để hiểu rò hơn mối quan hệ này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai trường hợp: Khi DN


XK của VN bán hàng cho thương nhân nước ngoài theo điều kiện CIF Incoterms 2010 (điều kiện CIF vẫn được giữ nguyên trong Incoterms 2020) và khi DN XK VN bán hàng cho thương nhân nước ngoài theo điều kiện DDU, DDP Incoterms 2010 (điều kiện DDU được giữ nguyên trong Incoterms 2020, điều kiện DDP bị loại bỏ khỏi Incoterms 2020 và được thay thế bằng 2 điều kiện mới là DTP [(Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan)]. Điều kiện DTP (Delivered at Terminal Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tải và hải quan cho đến khi HH được giao đến ga (cảng biển, cảng hàng không…). Điều kiện DPP (Delivered at Place Paid) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tải và hải quan cho đến khi HH được giao đến bất kỳ địa điểm nào đã thỏa thuận không phải là ga vận tải (Phan Thị Thu Hiền, 2020).

- Trường hợp 1: Khi DN XK của VN bán hàng cho thương nhân nước ngoài theo điều kiện CIF Incoterms 2010 (điều kiện CIF vẫn giữ nguyên trong Incoterms 2020). Chúng ta có bảng so sánh về nghĩa vụ của người XK và người NK trong Phụ lục 7.

- Trường hợp 2: Khi DN XK VN bán hàng cho thương nhân nước ngoài theo điều kiện DDU, DDP Incoterms 2010 (điều kiện DDP được giữ nguyên trong Incoterms 2020, điều kiện DDU (Delivered Duty Unpaid- Giao hàng chưa nộp thuế) và DAT (Delivered at Terminal- Giao tại Bến) bị loại bỏ khỏi Incoterms 2020 và được thay thế bằng 2 điều kiện mới là DAP và DPU (xem Phụ lục 8).


Bảng 2.2. So sánh nghĩa vụ của người bán và người mua theo điều kiện DDU, DDP Incoterms 2010

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

Làm thủ tục XK

Làm thủ tục NK

Thanh toán mọi chi phí xếp dỡ, giao nhận,


Vận chuyển và chịu mọi rủi ro về HH cho đến khi hàng được giao tại địa điểm chỉ định của bên mua hàng (thường là tại nhà xưởng của bên mua), nhưng không phải nộp thuế NK và các khoản thuế, phí, lệ phí NK khác (nếu có).

Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí NK (nếu có) và bố trí nhận hàng, dỡ hàng từ trên phương tiện vận tải xuống (tại địa điểm chỉ định của bên mua hàng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 9

Nguồn: NCS tự tổng hợp từ Incoterms 2010


Theo Phụ lục 8 có thể thấy điểm mới của Incoterms 2020 so với Incoterms 2010 là thay vì loại bỏ điều kiện DDU hoàn toàn, Phòng Thương mại quốc tế ICC đã tách DDU thành hai điều kiện mới. Đó là DAP và DPU. DAP quy định người bán giao hàng khi HH được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định, người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa HH đến nơi đến chỉ định. DPU quy định người bán giao hàng khi HH được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa HH đến nơi quy định và dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. DPU là điều kiện duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng xuống tại nơi đến. Người bán nên chắc chắn rằng mình có đủ khả năng tổ chức việc dỡ hàng tại nơi đến, hoặc nếu không thì nên cân nhắc sử dụng điều kiện DAP. Với DDP có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan NK cho HH, đặt HH dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa HH đến nơi quy định.

Trong buôn bán quốc tế, HĐ mua bán ngoại thương nói chung và HĐ XK nói riêng luôn gắn bó chặt chẽ với HĐ vận chuyển HH, đó là mối quan hệ giữa mua bán HH và cung ứng dịch vụ. Sau khi HĐ XK HH được ký kết, trong quá trình thực hiện HĐ XK, việc thuê tàu biển để chuyên chở hàng XK đến cảng đích được tiến hành dựa vào bốn căn cứ sau: a) Những điều khoản của HĐ mua bán ngoại thương; b) Đặc điểm của HH (cách thức bảo quản, chăm sóc HH trong quá trình vận chuyển); c) Điều kiện vận tải bao gồm hành trình chuyên chở (cảng đi, cảng đến); d) Thời gian giao hàng.

Một số điều khoản của HĐ mua bán ngoại thương hoặc HĐ XK đồng thời là những điều khoản quy định sự phù hợp trong HĐ vận chuyển HH, chẳng hạn như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng HH, cảng đi, cảng đến, thanh toán cước phí vận tải, hay điều khoản áp dụng một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định của Incoterms… HĐ mua bán ngoại thương có thể áp dụng các điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms hoặc không vì Incoterms là tập quán thương mại, không bắt buộc việc áp dụng đối với các DN XK và NK. Việc quyết định hình thành HĐ thuê tàu biển vận chuyển HH đến cảng đích tại nước NK được ghi nhận trong HĐ XK chính là việc xác định trách nhiệm vận tải hay quyền vận tải thuộc về ai giữa người mua hàng và người bán hàng tại điều khoản quy định điều kiện cơ sở giao hàng nào của Incoterms 2010 hay 2020 được áp dụng. Các điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms 2020 được áp dụng phổ biến trong HĐ XK gồm điều kiện DDP, CIF, CFR, CPT, CIP, điều kiện Giao hàng trên tàu FOB, điều kiện Giao hàng dọc mạn tàu FAS, điều kiện Giao hàng cho người

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022