có vai trò quan trọng vì VN có đường bờ biển dài, cước phí vận tải biển thấp và phương thức vận tải này chở được khối lượng lớn HH XNK. Để thấy được vai trò của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, mục 2.1.3. dưới đây sẽ phân tích để làm rò.
2.1.3. Vai trò của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Do nội dung của luận án giới hạn ở việc chỉ phân tích vai trò của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đối với hoạt động XK của DN VN, do đó, có thể chỉ ra 4 vai trò quan trọng dưới đây:
2.1.3.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là căn cứ để doanh nghiệp xuất khẩu xác định
Thời gian hàng XK lúc nào phải tới cảng đến, thời gian bốc, dỡ hàng ở cảng đi và cảng đến; cách thức đóng gói bao bì cho HH (theo loại hàng đã thông báo cho người vận chuyển) để HH không bị thuyền trưởng cấp vận đơn không sạch. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng điều kiện giao hàng cụ thể theo tập quán (ví dụ như FOB, CIF Incoterms 2020) mà các bên dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Vai trò này giúp DN XK VN theo dòi hành trình của tàu biển và biết cách giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) hoặc dự báo và phòng ngừa rủi ro nếu người vận chuyển được miễn trách.
2.1.3.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp xuất khẩu với người vận chuyển
Trong quá trình thực hiện HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, đôi khi sẽ xảy ra tranh chấp giữa người chuyên chở đường biển - bên vận chuyển với các DN XK hoặc chủ hàng NK- bên thuê vận chuyển về các vấn đề liên quan đến HH, đặc biệt khi HH bị tổn thất bởi nguyên nhân thuộc về các trường hợp miễn trách của người chuyên chở đường biển. Trong quá trình vận chuyển HH bằng đường biển sẽ không tránh khỏi những vấn đề như HH bị mất mát, HH bị hư hỏng, hay bị chậm giao hàng mà người vận chuyển là người chịu trách nhiệm về việc bảo quản, vận chuyển và cam kết giao hàng cho người nhận với tình trạng giống như lúc người vận chuyển nhận hàng từ người gửi hàng. Do đó, người vận chuyển sẽ trở thành đối tượng đầu tiên mà các chủ hàng, đặc biệt là DN XK, đòi bồi thường cho tổn thất của HH. Khi đó, mọi điều khoản và nội dung mà hai bên quy định trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển chính là căn cứ để truy tìm trách nhiệm nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh sau này, đặc biệt là các điều khoản liên quan tới việc bồi thường thiệt hại cho HH nếu HH bị hư hỏng là do lỗi của người vận chuyển và người vận chuyển không được hưởng hoặc được hưởng
các trường hợp miễn trách.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ Và Nhiệm Vụ Của Luận Án
- Hướng Tiếp Cận Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển
- So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Các Công Ước Quốc Tế Về Các Trường Hợp Miễn Trách Nhiệm Của Người Vận Chuyển Đối Với Hđ Vận Chuyển Hh Bằng
- Sự Cần Thiết Phải Nghiên Cứu Các Trường Hợp Miễn Trách Của Người Vận Chuyển Theo Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Nhằm Đẩy Mạnh
- Những Ảnh Hưởng Đối Với Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Việt Nam Do Sự Thiếu Hiểu Biết Về Các Trường Hợp Miễn Trách Của Người Vận
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
2.1.3.3. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giúp các chủ thể ràng buộc nghĩa vụ đối với nhau trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Để vận chuyển HH XK đến điểm đến quy định tại nước NK, các bên tham gia ký kết HĐ vận chuyển HH bằng đường biển phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều khoản, nội dung đã ghi trong HĐ. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển sẽ giúp cho bên nhận vận chuyển nắm được các thông tin của bên thuê vận chuyển gồm: đối tượng vận chuyển trong HĐ là HH loại gì, khối lượng, kích thước, cách sắp xếp, bảo quản HH trên tàu biển, địa chỉ người nhận hàng, mã số thuế, người nhận thông báo khi hàng đến là người nào. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển sẽ bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ. Trong đó, người vận chuyển trước khi xếp hàng lên tàu có quyền được kiểm tra HH và phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại của HH nếu thiệt hại đó xảy ra trong quá trình vận chuyển và do lỗi của người vận chuyển. Đồng thời bên vận chuyển phải giao đúng hàng, đúng địa điểm, đúng thời gian cho người có quyền nhận hàng. Còn bên gửi hàng- DN XK- phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cước phí cho dịch vụ vận tải HH bằng đường biển trước khi nhận hàng từ người vận chuyển đường biển.
2.1.3.4. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là cơ sở bảo đảm các quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu trong nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển quốc tế
DN XK có quyền đòi tiền phạt, tiền chi phí tổn thất, tiền bồi thường đối với mất mát thiệt hại đến với HH do việc người chuyên chở đường biển cung cấp một con tàu biển không đúng như cam kết trong HĐ vận chuyển, hoặc con tàu biển không đủ khả năng đi biển, giao hàng thiếu hay không giao hàng tại cảng đến. Thậm chí, DN XK có quyền huỷ HĐ vận chuyển bằng đường biển và đòi tiền bồi thường trong những trường hợp trên. DN XK khi nhận thấy HH bị tổn thất sẽ lập biên bản dỡ hàng COR (Cargo outturn report) hoặc khi nghi ngờ tổn thất sẽ lập thư dự kháng LOR (Letter of reservation) để bảo lưu quyền khiếu nại của mình trước người chuyên chở đường biển. DN XK và NK cũng có quyền đòi tiền thưởng xếp dỡ nhanh từ người vận chuyển đường biển nếu họ bốc dỡ HH sớm hơn thời hạn xếp dỡ hàng được quy định trong HĐ vận chuyển HH quốc tế bằng đường biển.
2.2. Các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Không phải trong mọi trường hợp, các bên trong HĐ kinh doanh-thương mại
đều phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ của mình trong HĐ nếu vi phạm đó thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm trong HĐ. Trên thực tế, có rất nhiều sự cố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên trong HĐ dẫn đến một hoặc cả hai bên trong HĐ không thể thực hiện được HĐ. Pháp luật nói chung và pháp luật về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng đã tiên liệu được thực tế đó và đã có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm trong HĐ. Do đó, DN, đặc biệt là DN XK VN, khi giao kết HĐ vận chuyển HH bằng đường biển cũng cần nắm rò quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm của các bên trong HĐ này để có phương án xử lý kịp thời khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển đường biển. Như vậy, đứng từ góc độ các chủ hàng nói chung và DN XK VN nói riêng, nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một vấn đề cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2.2.1. Khái niệm về trường hợp miễn trách
Trước khi tìm hiểu khái niệm về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, cần tìm hiểu khái niệm về miễn trách và trường hợp miễn trách nói chung. Miễn trách là việc một bên không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ (do HĐ quy định) nếu họ chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết HĐ hoặc là tránh được hay khắc phục được các hậu quả của nó (Điều 79, Công ước Viên 1980).
Miễn trách (theo cách gọi của pháp luật dân sự là miễn trừ trách nhiệm dân sự trong HĐ) là việc người có quyền trong HĐ dân sự cho phép bên vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại không bị áp dụng một phần hoặc toàn bộ các chế tài nhằm khôi phục tình trạng ban đầu về tài sản và nhân thân cho bên chủ thể bị vi phạm. Miễn trách nhiệm trong HĐ (hay miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm HĐ) là quy định của pháp luật về việc không buộc bên có hành vi vi phạm HĐ phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp pháp luật đã quy định rò hoặc do các bên thỏa thuận trong HĐ. Các trường hợp miễn trách nhiệm HĐ là những trường hợp được loại trừ yếu tố lỗi của bên có hành vi vi phạm HĐ do hành vi này diễn ra trong hoàn cảnh không thuộc phạm vi kiểm soát của chủ thể thực hiện nghĩa vụ. Cơ sở để miễn trách nhiệm theo HĐ trong những trường hợp này là bên vi phạm không có lỗi khi thực hiện hay thực hiện không đúng HĐ trong điều kiện nảy sinh những tình huống ngoài ý muốn như thiên tai, bão lũ, hỏa
hoạn, dịch bệnh, phong tỏa… nếu như các sự cố này xảy ra đáp ứng các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm HĐ (hay miễn trách nhiệm dân sự).
Bản chất của miễn trừ trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là một trong những vấn đề lý luận có ý nghĩa nền tảng và quan trọng của pháp luật dân sự nói chung, nội dung pháp luật về HĐ hay HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nói riêng. Quy định về trường hợp miễn trách không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên khi giao kết HĐ, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh việc bồi thường thiệt hại khi HĐ bị vi phạm.
Từ những phân tích ở trên, NCS cho rằng miễn trách hay trường hợp miễn trách là một quy định của pháp luật hoặc của HĐ, theo đó nó giải phóng người có nghĩa vụ thực hiện HĐ dù người này gây ra những vi phạm HĐ, khỏi trách nhiệm về những thiệt hại cho người có quyền lợi bị vi phạm. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều được miễn trách. Miễn trách là quy định của pháp luật cho nên muốn được hưởng miễn trách thì phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận với nhau trong HĐ. Để có cái nhìn chi tiết hơn, NCS nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu các trường hợp miễn trách cụ thể.
2.2.2. Phân loại các trường hợp miễn trách nói chung
Miễn trách nhiệm trong HĐ có thể được chia ra thành các trường hợp như sau:
Vấn đề miễn trách và khái niệm về miễn trách hay phân loại các trường hợp miễn trách không được quy định trong BLDS 2005. Theo quy định trong BLDS 2005, tại khoản 2, 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 thì có 03 trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong HĐ, bao gồm: Sự kiện bất khả kháng, thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các bên chủ thể trong HĐ. Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định 04 trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, bao gồm: “Bên vi phạm HĐ được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết HĐ.
Như vậy, Luật Thương mại 2005 đã quy định cụ thể về các trường hợp miễn
trách nhiệm do vi phạm HĐ nói chung. Đó là 4 trường hợp cụ thể dưới đây:
2.2.2.1. Trường hợp miễn trách nhiệm do thỏa thuận của các bên
HĐ về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật HĐ rất tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong HĐ. Hai bên trong HĐ có thể tự do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong HĐ hoặc phụ lục HĐ. Thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi nhưng việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm bằng lời nói và hành vi rất khó khăn trên thực tế. Thỏa thuận miễn trách nhiệm phải được lập ra trước thời điểm có vi phạm xảy ra thì mới được áp dụng.
2.2.2.2. Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp như bão lụt, hạn hán, đình công, chiến tranh, bạo loạn…Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện HĐ, tuy nhiên nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện HĐ thì các bên có quyền từ chối thực hiện HĐ và không phải bồi thường thiệt hại.
2.2.2.3. Trường hợp miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm của bên vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm
Đây là trường hợp một bên vi phạm HĐ nhưng nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó là do lỗi của bên bị vi phạm- phía bên kia trong HĐ. Tuy nhiên pháp luật không quy định trường hợp một bên vi phạm HĐ hoàn toàn do lỗi của bên thứ 3, do đó trong trường hợp này tuy rằng bên bị vi phạm không có lỗi trong việc gây ra vi phạm HĐ nhưng vẫn không được miễn trách nhiệm.
2.2.2.4. Trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Quyết định của cơ quan Nhà nước khiến cho các bên không thể thực hiện HĐ dẫn đến sự vi phạm HĐ. Tuy nhiên ở thời điểm giao kết HĐ, các bên phải không biết đến quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước chưa có hiệu lực, nếu các bên đã biết mà vẫn tiếp tục ký kết HĐ thì không được hưởng miễn trách nhiệm.
Trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, người vận chuyển có những trách nhiệm chính như cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển; đảm bảo HH không bị hư hỏng, mất mát; trả HH trước một thời hạn nhất định. Trong một số trường hợp nhất định, người vận chuyển được miễn trách, điều này bảo vệ người vận chuyển khỏi
những rủi ro nằm ngoài khả năng của họ trước những sự cố khôn lường trong vận chuyển HH bằng đường biển.
Trên đây là 04 trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm HĐ nói chung và HĐ thương mại nói riêng. Là một HĐ thương mại, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, bên cạnh 4 trường hợp miễn trách nêu trên, người vận chuyển sẽ có thêm một số trường hợp miễn trách riêng, chỉ có trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Những trường hợp miễn trách này sẽ được NCS phân tích tại mục 2.2.3. dưới đây. Trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, người vận chuyển có những nghĩa vụ chính như cung cấp một con tàu có đủ khả năng đi biển; chăm sóc, bảo quản HH không bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển và giao hàng tại cảng đích; cấp vận đơn đường biển. Do đó, các trường hợp miễn trách trong HĐ này liên quan nhiều đến tàu biển.
Như vậy, miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là việc người vận chuyển đường biển không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho HH chuyên chở bằng tàu biển nếu HH bị hư hỏng, mất mát do những nguyên nhân thuộc về những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định pháp luật áp dụng với HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.
2.2.3. Phân loại các trường hợp miễn trách theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
2.2.3.1. Phân loại theo cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý để phân loại các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển được quy định trong nguồn luật điều chỉnh HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển của mỗi quốc gia sẽ tuân theo một nguồn luật quốc tế cụ thể hoặc tuân theo các đạo luật riêng điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển của quốc gia đó. Xét theo tiêu chí cơ sở pháp lý, các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển tại VN sẽ được chia theo 4 cơ sở: Quy tắc Hague 1924, Quy tắc Hague - Visby 1968, quy tắc Hamburg 1978, quy tắc Rotterdam 2009 và BLHHVN 2015.
- Theo Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague - Visby 1968
Cuộc họp ngày 23/10/1923 tại Bruxelles của các nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth of Nations) đã dự thảo “Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn”, sau đó công ước đã được kí kết vào ngày 25/8/1924 tại Bruxelles (có hiệu lực năm 1931). Hiện có 72 nước tham gia hoặc đưa vào luật nước mình. Quy tắc này là Hague rules- Quy tắc Hague hoặc công ước Bruxelles (Convention
Bruxelles). Do container ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, một số quy định về trách nhiệm của người chuyên chở đường biển trong quy tắc Hague 1924 không còn phù hợp, đặc biệt là thiếu hẳn phần quy định về giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở khi HH đóng trong container bị tổn thất. Do đó, quy tắc Hague - Visby 1968 (hay còn gọi là Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển-Nghị định thư Visby 1968 hay Quy tắc Visby 1968), gồm 17 điều, đã được ban hành.
Quy tắc Hague 1924 và quy tắc Hague-Visby 1968 đều liệt kê 17 trường hợp người vận chuyển HH bằng đường biển được miễn trách nhiệm. Đó là: a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu; b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra; c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động; d) Thiên tai; đ) Chiến tranh; e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra; g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; h) Hạn chế về phòng dịch; i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ; k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc; l) Bạo động hoặc gây rối; m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển; n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của HH xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của HH; o) HH không được đóng gói đúng quy cách; p) HH không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp; q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán; r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong HĐ thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của HH.
Các trường hợp miễn trách nhiệm ở trên đa phần đều xuất phát hoặc từ nguyên nhân khách quan dẫn đến thiệt hại, mất mát hoặc do lỗi của người gửi hàng, người áp tải hàng hay đại lý mà họ thuê; không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người chuyên
chở. Thiệt hại, tổn thất xảy ra nằm ngoài khả năng khống chế của người chuyên chở HH bằng đường biển, do đó họ không phải bồi thường nếu như thiệt hại xảy ra.
Quy tắc Hague - Visby năm 1968 còn bổ sung thêm quy định về miễn trách nhiệm của người chuyên chở HH bằng đường biển như sau:
- Trường hợp thuộc quy định tại khoản 4 Điều IV của Quy tắc.
Bất kỳ sai lệch nào trong việc cứu, cố gắng cứu tính mạng, tài sản trên biển hoặc bất kỳ sai lệch hợp lý nào sẽ không được coi là hành vi vi phạm các quy tắc này hay HĐ vận chuyển và người vận chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào gây ra từ đó
- Theo Quy tắc Hamburg 1978
Những người có hàng chuyên chở hay các chủ hàng thấy quy tắc Hague thiên về quyền lợi của người chuyên chở, đã đấu tranh nhiều nhưng không có kết quả. Tháng 3/1980, Liên hợp quốc tổ chức một hội nghị ở Hamburg bàn soạn một công ước mới lấy tên là Công ước Liên hợp quốc về vận chuyển HH bằng đường biển (UN Convention on transport of goods by sea) gọi tắt là quy tắc Hamburg (Hamburg rules) hoặc công ước Hamburg.
So với 17 trường hợp miễn trách cho người chuyên chở đường biển theo Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague-Visby 1968 đã nêu ở trên, quy tắc Hamburg 1978 đã xóa bỏ đi những trường hợp miễn trách, thay vào đó, quy lỗi cho người vận chuyển trong trường hợp có mất mát HH. Hay nói cách khác, quy tắc Hamburg 1978 áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi. Muốn thoát khỏi trách nhiệm bồi thường đối với tổn thất, thiệt hại của HH, người vận chuyển phải chứng minh rằng bản thân mình, người làm công hoặc đại lý của mình đã tiến hành mọi biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa tổn thất đó, và tổn thất đó cũng không do lỗi hay sơ suất của họ gây nên. Nói đúng hơn, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh tổn thất không do lỗi của họ hoặc họ đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, thích đáng nhưng tổn thất vẫn xảy ra thì mới không phải bồi thường cho tổn thất của HH.
Ngoài ra, Điều 5 khoản 4 quy tắc Hamburg 1978 quy định 03 trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở HH bằng đường biển là: (i). HH là súc vật sống bị sút cân hay bệnh dịch do bản chất và đặc tính của loại HH đặc biệt này; (ii). Cháy do nguyên nhân khách quan; (iii). Do tàu phải đi cứu hộ.
- Theo Công ước Rotterdam 2009
Vào năm 2009, Liên Hợp Quốc đã cho ra đời thêm một quy tắc điều chỉnh HĐ vận chuyển HH quốc tế toàn bộ hành trình hoặc một phần bằng đường biển là Quy tắc