Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC

TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN THEO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.


Trong những năm gần đây, VN đã đẩy mạnh quá trình hội nhập KT quốc tế, tích cực tham gia vào các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. VN là một nước có tiềm năng lớn về vận tải biển, với đường bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiện nay có tới trên 300 cảng biển với qui mô lớn nhỏ các loại. Ở VN, vận tải đường biển thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Ước tính lượng HH quốc tế vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng lưu lượng HH XNK của VN, nhiều DN vận tải đường biển đã xuất hiện, ngày càng phát triển nên cần thiết phải có các quy định pháp luật điều chỉnh phù hợp (Bộ Giao thông vận tải, 2015). Trên cơ sở đó, các DN XK VN sẽ có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc ký kết các HĐ vận chuyển HH quốc tế bằng đường biển. Các HĐ vận chuyển HH bằng đường biển quy định rất rò ràng về trách nhiệm và miễn trách của các bên khi tham gia nghiệp vụ vận chuyển HH quốc tế, đặc biệt là những trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH XK bằng đường biển. Nghiên cứu những miễn trách này, DN XK VN sẽ tăng cường được khả năng ứng phó để giảm thiểu tổn thất HH do những miễn trách này gây nên, từ đó giảm được chi phí XK, đẩy mạnh được hoạt động XK.

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

2.1.1. Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Khái niệm về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đã được quy định cụ thể tại Điều 530, BLDS 2015, theo đó: “HĐ vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”.

Ngoài ra, Điều 61 BLHHVN 2015 cũng quy định HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là chứng từ được ký kết giữa người thuê (chủ hàng, người đại lý, người môi giới hoặc người được yêu cầu thuê tàu) và người cho thuê phương tiện vận tải (chủ tàu). HĐ này được ký kết theo các hình thức do các bên thỏa thuận và là cơ sở xác định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.


quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển được phân chia thành 2 loại: HĐ vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và HĐ vận chuyển theo chuyến, tương ứng lần lượt với phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến.

Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 6

HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là HĐ vì lợi ích của bên thứ ba bởi chủ thể thứ nhất là người gửi HH hay người thuê vận chuyển (mà trong hoạt động XK, họ thường là người XK HH), chủ thể thứ hai là người vận chuyển và chủ thể thứ ba là người nhận HH. Người gửi HH và người vận chuyển là những người giao kết HĐ vận chuyển HH nhưng HĐ này không chỉ có hiệu lực đối với riêng họ mà còn có hiệu lực với người thứ ba là người nhận HH (người nhận HH cũng có thể là người mua, người NK).

Cũng theo BLHHVN 2015, HĐ vận chuyển HH là HĐ vận chuyển tài sản. Mà tài sản cũng có thể là HH nếu nó được đưa ra thị trường lưu thông, trao đổi mua bán nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vì tên LATS này liên quan đến HĐ vận chuyển HH, do đó, theo NCS, phải tìm hiểu về khái niệm HH, mà cụ thể là HĐ mua bán HH. Theo Điều 3, khoản 2, Luật Thương mại 2005 thì HH bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai

Như vậy, HH là đối tượng của HĐ mua bán bao gồm tất cả các loại tài sản được phép tự do lưu thông và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 luật Thương mại 2005 thì “Mua bán HH là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu về HH theo thỏa thuận”. Nội dung này đề cập đến HĐ mua bán trong nước và HĐ mua bán HH quốc tế. Vấn đề ở chỗ nếu là HĐ XK thì sẽ phát sinh vấn đề là người bán sẽ chuyển HH cho bên mua (tức là nhà NK) như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế các DN XK hoặc DN NK phải ký kết HĐ vận chuyển HH với người chuyên chở. Trong hoạt động XK, người XK sẽ không thể bán hàng cho người NK nếu không có khâu vận chuyển. Trong các phương thức vận chuyển thì vận chuyển HH bằng đường biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với VN, vì VN là quốc gia có biển. Vì vậy, nhà XK (hoặc nhà NK) thường ký HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

Vậy HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là gì? Theo Từ điển KT Vận tải Biển (NXB Giao thông Vận tải, 1996) thì “HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là sự thoả thuận về vận chuyển HH, hoặc lai dắt các phương tiện nổi từ địa điểm này


sang địa điểm khác. Chủ tàu hoặc người vận chuyển thực hiện vận chuyển còn người thuê vận chuyển trả tiền cước vận chuyển theo đơn giá quy định”.

Mục 1, Điều 145, chương VII, BLHHVN 2015 nêu rò:

“1. HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển HH từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

2. HH là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển”. Từ khái niệm trong BLHHVN 2015, có thể thấy HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là HĐ được ký kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Trong hoạt động mua bán quốc tế, người thuê vận chuyển có thể là người bán (nhà XK) hoặc người mua (nhà NK). Và HH là tất cả các loại động sản được đem ra lưu thông XNK.

Như vậy, dựa trên yếu tố phạm vi chuyên chở, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển còn có thể được chia thành hai loại là: HĐ vận chuyển HH nội địa (vận chuyển HH trong phạm vi một quốc gia) và HĐ vận chuyển HH quốc tế (vận chuyển HH từ quốc gia này sang quốc gia khác). Tính chất quốc tế của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển liên quan đến các quy định về chủ thể, phạm vi hoạt động và biên giới quốc gia. Nội dung này sẽ được NCS phân tích ở mục 2.1.2. của LATS này.

Vì HĐ vận chuyển HH bằng đường biển quốc tế (đi qua nhiều vùng biển, eo biển, kênh đào của các nước) nên đã có khá nhiều công ước quốc tế về hàng hải và vận tải biển được ký kết, trong đó chỉ có hai công ước quốc tế đề cập trực tiếp tới khái niệm HĐ vận chuyển HH quốc tế bằng đường biển. Đó là công ước Brussel 1924 và công ước Hamburg 1978.

Mục b, Điều 1 Công ước Brussel 1924 qui định: “HĐ vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển HH bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một HĐ thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn”.

Theo Phần 1, Điều 1, khoản 6 Công ước Hamburg 1978: “HĐ vận chuyển đường biển là bất kỳ HĐ nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy


nhiên, một HĐ bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì HĐ đó chỉ được coi là HĐ chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển”. Đặc biệt, Điều 2 Quy tắc Hamburg năm 1978 nhấn mạnh: “Quy tắc áp dụng cho mọi HĐ chuyên chở bằng đường biển giữa hai nước, nếu:

a. Cảng bốc hàng quy định trong HĐ chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc

b. Cảng dỡ hàng quy định trong HĐ chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc

c. Một trong các cảng dỡ hàng lựa chọn, quy định trong HĐ chuyên chở bằng đường biển, là cảng dỡ hàng thực tế và cảng đó nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc

d. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho HĐ chuyên chở bằng đường biển được phát hành tại một nước tham gia Công ước, hoặc

e. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho HĐ chuyên chở bằng đường biển quy định rằng những điều khoản của Công ước này hoặc luật lệ của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh HĐ (tức là vận đơn quy định quy tắc này sẽ được áp dụng).

Ngoài ra, theo Điều 5 Quy tắc Rotterdam 2009, Công ước áp dụng cho HĐ chuyên chở HH mà nơi nhận hàng và nơi giao hàng nằm ở những nước khác nhau, cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng cũng nằm ở những nước khác nhau.

Các qui định của các nguồn luật quốc tế trên cho thấy Công ước Brussels 1924 chỉ điều chỉnh HĐ vận chuyển HH bằng đường biển dưới dạng vận đơn hay chứng từ tương tự như vận đơn, tức là điều chỉnh vận đơn theo phương thức thuê tàu chợ, còn Công ước Hamburg 1978 thì áp dụng cho tất cả các loại HĐ vận chuyển bằng đường biển kể cả vận đơn.

Trong khi đó, theo quy định của BLHHVN 2015 về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, hoạt động vận chuyển HH bằng đường biển của VN mang tính chất dịch vụ, là hoạt động mà DN vận tải biển khai thác tàu biển của mình để vận chuyển HH từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả. Người chuyên chở chính là người cung cấp dịch vụ vận tải HH bằng đường biển. Như vậy, ta có thể thấy quy định của BLHHVN 2015 về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển đã kế thừa và phát triển quy định của BLHHVN 2005, nêu đầy đủ địa vị pháp lý và mối quan hệ của các bên liên quan trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.


2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Từ khái niệm HĐ vận chuyển HH quốc tế bằng đường biển, có thể nhận thấy, loại HĐ này có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

2.1.2.1. Đặc điểm về tính dịch vụ của hợp đồng

HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một loại HĐ dịch vụ, trong đó đối tượng của HĐ là HH có thể được vận chuyển qua biên giới của một hay nhiều quốc gia và hành vi vận chuyển HH chính là dịch vụ. HĐ này được ký kết giữa bên nhận dịch vụ (bên vận chuyển) và bên thuê dịch vụ (bên thuê vận chuyển). Bên thuê vận chuyển có thể là chủ hàng, là người bán hoặc người mua (nếu là hợp đồng vận chuyển HH trong nước); họ cũng có thể là người XK hoặc người NK nếu đó là hợp đồng vận chuyển HH quốc tế. Trên cơ sở các điều khoản đã ký kết trong HĐ, bên nhận dịch vụ có nghĩa vụ dùng tàu biển để chuyên chở một khối lượng HH bằng đường biển từ cảng này đến cảng khác theo chỉ dẫn của bên thuê dịch vụ và được nhận tiền công làm dịch vụ gọi là phí dịch vụ hay tiền cước phí do bên thuê dịch vụ (các chủ hàng) trả. Khác với HĐ mua bán, HĐ chuyên chở không làm thay đổi chủ sở hữu của HH mà chỉ làm thay đổi vị trí của chúng. Cước phí trong HĐ vận chuyển không phải là tiền hàng mà là tiền công chi trả cho việc vận chuyển HH.

2.1.2.2. Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là người vận chuyển HH và người thuê vận chuyển HH hoặc người gửi hàng. Người vận chuyển được hiểu là người tự mình, hoặc uỷ quyền cho người khác, giao kết hợp đồng vận chuyển HH bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Như vậy, người vận chuyển có thể thực hiện toàn bộ hay một phần việc vận chuyển HH, nhưng cũng có thể uỷ thác cho người khác thực hiện toàn bộ hay một phần việc vận chuyển, người vận chuyển được uỷ thác này gọi là người vận chuyển thực tế. Người thuê vận chuyển HH là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển HH bằng đường biển với người vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng. Trong từng loại hợp đồng vận chuyển khác nhau, người thuê vận chuyển được định danh với các tên gọi khác nhau. Các chủ thể này có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ giao hàng và quyền nhận hàng. Ví dụ, người thuê vận chuyển có thể là người bán trong HĐ XK theo điều kiện CIF Incoterms 2010. Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua. Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế XK (nếu


có), thông quan XK, chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải (tàu biển) và chịu trách nhiệm về chi phí cho tới khi HH đến cảng NK. Quan trọng hơn, người bán mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ quyền lợi cho người mua.

2.1.2.3. Đặc điểm về hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

biển

Điều 146 BLHHVN 2015 quy định “HĐ vận chuyển theo chứng từ vận chuyển

được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận; HĐ vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản”. Tức là trong phương thức thuê tàu chợ, HĐ vận chuyển theo chứng từ hay chính là vận đơn được giao kết bằng hình thức do hai bên trong HĐ thỏa thuận, còn trong phương thức thuê tàu chuyến, HĐ vận chuyển bắt buộc phải ký bằng văn bản. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự ra đời của các hình thức khác tiên tiến hơn như ký kết HĐ thông qua mạng Internet, fax hoặc telex… HĐ được ký kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu đã được pháp luật dân sự nước ta thừa nhận và coi là giao dịch bằng văn bản. Theo đó, nội dung các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể vẫn được thỏa thuận và đảm bảo thực hiện mà lại tiết kiệm thời gian và chi phí.

2.1.2.4. Đặc điểm về cơ sở pháp lý xác định mối quan hệ giữa người vận chuyển và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong HĐ, các bên xác định quyền, nghĩa vụ của mình thông qua các điều khoản cụ thể, đồng thời đây là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa các bên trong HĐ. Trong thực tế, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là HĐ dịch vụ, phát sinh trên cơ sở của HĐ mua bán HH. Do đó, trong hoạt động XNK, người ta sẽ không thể xác định được quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của HĐ mua bán HH quốc tế nếu không am hiểu về nghiệp vụ XNK, không am hiểu về Incoterms, không am hiểu về mối quan hệ giữa người bán (người XK) và người vận chuyển… Do đó, HĐ vận chuyển là căn cứ để xác định quan hệ giữa người vận chuyển và các DN XNK.

2.1.2.5. Đặc điểm về giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp về vận tải biển quốc tế thường được giải quyết bằng trọng tài hàng hải quốc tế hoặc bằng trọng tài thương mại quốc tế. Đây là điểm khác biệt khá quan trọng của vận tải biển quốc tế. Với các loại HĐ KT khác, trọng tài và tòa án cùng đóng vai trò quan trọng, thì đối với vận tải biển quốc tế, trọng tài hàng hải quốc tế chiếm vị trí nổi bật. BLHHVN 2015 Điều 339 khoản 2 quy định “Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và có thoả thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài VN thì Trọng tài VN có quyền giải quyết đối với


tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ VN” (Phòng Thương mại quốc tế, 2006).

2.1.2.6. Đặc điểm về luật điều chỉnh

Vì HĐ vận chuyển HH bằng đường biển quốc tế là HĐ có yếu tố quốc tế nên sẽ được điều chỉnh bởi cả luật quốc gia và các công ước quốc tế. Điều 3 BLHHVN 2015 có những quy định liên quan trực tiếp đến HĐ vận chuyển HH bằng đường biển: “Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, HĐ cho thuê tàu biển, HĐ thuê thuyền viên, HĐ vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến HĐ vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo HĐ” (BLHHVN năm 2015).

Theo khoản 1, điều 683 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Các bên trong quan hệ HĐ được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với HĐ”. Theo khoản 6, điều 683, các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng với điều kiện việc thay đổi đó “không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý”.

Như vậy, cứ HĐ có yếu tố quốc tế, các bên được quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho HĐ mà không cần phân biệt đó là HĐ dân sự hay HĐ thương mại, HĐ mua bán HH hay HĐ cung cấp dịch vụ và cũng không cần quan tâm đến việc HĐ đó có giao kết và thực hiện hoàn toàn tại VN hay không.

2.1.2.7. Đặc điểm về tàu biển.

Về điều khoản HĐ liên quan tới tàu biển, tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển HH nên trong HĐ người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: Tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng tàu, tuổi tàu, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước, vị trí tàu đậu đỗ…

Quyền tự do hàng hải thường được nhắc tới trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Quyền tự do hàng hải được ghi nhận trong nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế và trong pháp luật quốc gia, theo đó tàu thuyền của một hay nhiều quốc gia được dễ dàng lưu thông qua một hay nhiều quốc gia khác. Nguyên tắc này có nguồn gốc từ tập quán quốc tế, theo đó tàu mang cờ của bất kì quốc gia có chủ quyền nào sẽ không chịu sự can thiệp từ các quốc gia khác. Quyền này được ghi nhận tại Điều 87. “Tự do trên biển cả” của Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc. Tự do hàng hải là một


trong những nguyên tắc lâu đời nhất, cấu thành trụ cột của luật biển và luật hàng hải.

2.1.2.8. Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của HĐ là việc vận chuyển HH từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận. Nói cách khác, đối tượng vận chuyển là HH.

Khoản c Điều 1 Quy tắc Hague-Visby 1968 quy định “HH gồm của cải, đồ vật, HH, vật phẩm bất kỳ loại nào, trừ súc vật sống và HH theo HĐ vận tải được khai là chở trên boong và thực tế được chuyên chở trên boong”. Theo đó, hai loại HH sẽ không được công nhận là đối tượng của loại HĐ này gồm súc vật sống và hàng được khai trên boong và thực tế được chuyên chở trên boong.

Khoản 3 Điều 1 Quy tắc Hamburg 1978 quy định “HH gồm cả súc vật sống, nếu HH được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự, hoặc khi HH được bao gói, HH bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp”. Như vậy, quy tắc Hamburg 1978 đã có thay đổi một cách đáng kể về quy định HH. HH bao gồm cả súc vật sống và dù khai trên boong cũng coi như thuộc đối tượng của loại HĐ này.

Khoản 2 Điều 145 BLHHVN 2015 quy định “HH là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển”. Như vậy, BLHHVN 2015 đã tiếp thu những quy định từ công ước Hamburg 1978 về HH thuộc đối tượng của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.

2.1.2.9. Đặc điểm về nội dung

Nội dung của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển cũng là một đặc điểm của HĐ này. Vì là loại HĐ cung cấp dịch vụ-dịch vụ vận chuyển nên nội dung của HĐ này thường rất phức tạp, nhiều quy định để các bên xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Với các HĐ vận chuyển HH bằng đường biển quốc tế, còn có thêm nội dung cảng đến, cảng đi, địa điểm đến, địa điểm bốc, dỡ hàng… Trong các điều khoản của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, những điều khoản mà hai bên chủ thể dễ xảy ra tranh chấp nhất là điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng, điều khoản về HH, điều khoản về chi phí bốc dỡ HH…

Như vậy, các bên phải đưa vào HĐ vận chuyển HH bằng đường biển các nội dung mà các bên quan tâm, đồng thời HĐ phải thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển-tức là người bán (người XK), người mua (người NK) trong hoạt động XNK HH. Với các DN VN, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí