Tốc Độ Tăng Trưởng Ngoại Thương So Với Năm Trước Và Năm Gốc 2010


7 thị trường trên 5 tỷ USD), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 480.938,4 tỷ USD; xuất siêu đạt 6,4552 tỷ USD. Hàng hóa sản xuất từ VN đã xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới với 5 mặt hàng có kim ngạch XK trên 10 tỷ USD, 29 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Nhờ đó, VN đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ XNK thế giới. Kết quả này cũng góp phần lành mạnh hóa cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số KT vĩ mô khác của nền KT (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN năm 2018).

Bảng 3.4. Kim ngạch XK sang các khu vực giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: tỷ USD


Khu vực

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tốc độ tăng trưởng

bình quân (%)

Châu Á

81,4

86,3

117,1

135,2

135,45

140,25

12,1

Châu Âu

34,2

37,8

40,9

44,8

47,27

44,71

5,67

Châu Mỹ

40,8

46,3

51,3

56,9

73,89

90,17

17,42

Châu Đại dương

3,2

3,2

3,7

4,5

4,46

4,47

7,3

Châu Phi

2,39

2,98

2,1

2,3

3,12

3,06

11,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nguồn: Bộ Công Thương, 2020

Trong giai đoạn 2015-2020, HH VN tiếp tục được NK vào các thị trường truyền thống và các DN XK đã mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến năm 2020, HH XK của VN đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng từ 50% tổng kim ngạch XK HH của VN trở lên; thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%, tỷ trọng kim ngạch XK vào thị trường châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4% (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN năm 2020).

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương so với năm trước và năm gốc 2010

Đơn vị: %



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tăng trưởng bình

quân năm

Năm

trước

Năm

gốc

Năm

trước

Năm

gốc

Năm

trước

Năm

gốc

Năm

trước

Năm

gốc

Năm

trước

Năm

gốc

Năm

trước

Năm

gốc

Tổng mức

lưu chuyển ngoại thương

10

208,79

7,3

223,94

21,8

272,84

12,3

306,35

7,6

329,67

5,4

347,38

10,88

XK

7,9

224,43

9

244,61

21,8

297,99

13,3

337,58

8,4

365,96

6,99

391,54

11,23

NK

12,1

195,49

5,6

206,34

21,9

251,43

11,3

279,77

6,8

298,77

3,7

309,8

10,23

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021


Trong bối cảnh KT thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, XK của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước, VN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng XK khả quan trong năm 2019. Tổng kim ngạch XK HH năm 2019 đạt 264.189,4 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018, đạt mức chỉ tiêu Quốc hội giao (xem bảng 3.5). XK của khu vực 100% vốn trong nước đạt 82,96 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2018; khối DN FDI đạt 181,23 tỷ USD (tính cả dầu thô XK), tăng 4,2%. Kết quả XK tăng trưởng tích cực của khu vực DN trong nước đạt được trong bối cảnh XK nông sản, thủy sản còn gặp khó khăn, cho thấy động lực tăng trưởng của khu vực này không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng XK của nhóm nông sản, thủy sản như các năm trước mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN năm 2019, tr.8).

Bảng 3.6. Trị giá xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2015-2020 phân theo khu vực kinh tế



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Trị giá (Triệu đô la

Mỹ)







TỔNG SỐ

162.016,7

176.580,8

215.118,6

243.696,8

264.189,4

282.650

Khu vực kinh tế

trong nước


47.636,3


50.345,2


60.208,4


69.733,1


78.989,27


78.196,87

Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài(*)


114.380,4


126.235,6


154.910,2


173.963,7


185.200,94


204.445,3

Cơ cấu (%)







TỔNG SỐ

100

100

100

100

100

100

Khu vực kinh tế

trong nước


29,4


28,5


28


28,6


29,89


27,67

Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài(*)


70,6


71,5


72


71,4


70,11


72,33

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021

Cơ cấu mặt hàng XK tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng XK nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tiếp tục giảm xuống còn 1,6% (từ 1,9% năm 2018) và nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng lên 84,3% (từ 82,9% năm 2018) (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK năm 2019, tr.9). Năm 2019, có 31 thị trường XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó, 4 thị trường đạt trên 10 tỷ USD, 10 thị trường trên 5 tỷ USD. VN đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA- Free Trade Agreement). Cơ cấu thị trường XK có sự chuyển dịch sang các nước có


FTA và có cơ cấu HH bổ sung với VN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Liên minh KT Á - Âu. Năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường có FTA tiếp tục đạt mức khá như XK sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4%, XK sang Hàn Quốc đạt 19,7 tỷ USD, tăng 8,1%, XK sang Nga đạt 2,67 tỷ USD, tăng 9%. Việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho DN thuộc mọi loại hình KT nói chung và DN XK nói riêng hoạt động đã và đang là động lực rất lớn để phát triển các DN XK trong nước, cũng như thu hút mở rộng đầu tư và XK sản phẩm của các DN. Năm 2019, cán cân thương mại thặng dư ở mức 10,8336 tỷ USD. Đây là năm thứ 4 liên tiếp xuất siêu, với mức thặng dư tăng dần qua các năm, lần lượt là 1,6024 tỷ USD (năm 2016), 1,9033 tỷ USD (năm 2017), 6,4552 tỷ USD (năm 2018) và đạt 10,8336

tỷ USD năm 2019 (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK năm 2019, tr.11).


Hình 3 1 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2018 Tỷ USD Nguồn XNK HH VN 1

Hình 3.1. 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2018 (Tỷ USD)

Nguồn: XNK HH VN năm 2018

Đến năm 2020, Theo Tổng cục Thống kê, dịch COVID-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động XNK của VN. Tổng kim ngạch XNK HH 7 tháng đầu năm 2020 đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực KT trong nước tiếp tục là điểm sáng về XK. Riêng kim ngạch XK HH cả nước tháng 7/2020 đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước; trong đó, khu vực KT trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả


dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch XK tháng 7/2020 tăng nhẹ 0,3%, trong đó khu vực KT trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,9% (Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình KT – xã hội quý III và 9 tháng năm 2020). Về thị trường HH XK, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của VN trong 7 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Các thị trường có kim ngạch XK giảm gồm: EU đạt 19,5 tỷ USD, giảm 5,9%; ASEAN đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,4%; Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, giảm 5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, giảm 0,4% (Tổng cục Thống kê, Tình hình KT - xã hội 7 tháng đầu năm 2020).

Số liệu phân tích ở trên cho thấy sự duy trì đà tăng trưởng của hoạt động XK theo hướng bền vững là phương hướng đẩy mạnh XK của VN, kể cả trong giai đoạn Covid-19, là phương hướng đúng đắn.

Điều này thể hiện rò ở 04 điểm sau đây:

Thứ nhất, quy mô thương mại của VN ngày càng lớn, lần đầu tiên vượt mức 500 tỷ USD vào năm 2019, đạt mức xuất siêu kỷ lục (10,87 tỷ USD). Theo WTO, trong năm 2018, ta đứng vị trí thứ 26 về quy mô XK (đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Thái Lan và Malaysia) và thứ 23 về quy mô NK (đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Thái Lan) với một số mặt hàng XK đứng trong nhóm 10 quốc gia XK lớn nhất thế giới như nhóm hàng về thiết vị văn phòng và viễn thông (thứ 9), dệt (thứ 8), quần áo (thứ 4)…. Cùng với tiêu dùng nội địa, XK đã cho thấy vai trò quan trọng, là trụ cột tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN, 2019).

Thứ hai, năng lực cạnh tranh của hàng XK ngày càng được củng cố. Nhiều mặt hàng XK của nước ta có vị trí quan trọng trong bảng xếp hạng thành tích XK của thế giới. Nếu như năm 2007, VN chỉ có 11 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2011, VN có 21 mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch XK; đến năm 2019 là 32 mặt hàng, chiếm trên 90% tổng kim ngạch XK (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN 2019).

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu XNK ngày càng tích cực theo hướng công nghiệp hóa. Cơ cấu HH XK tiếp tục cải thiện theo hướng giảm hàm lượng XK thô (từ 11,6% năm 2011 xuống 1,6% năm 2019), tăng XK sản phẩm chế biến, chế tạo (từ 63,46% vào năm 2011 lên 88,33% vào năm 2019) (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN 2019). Tổng giá trị XK nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2020 đạt khoảng 240,8 tỷ USD, chiếm 85,2% tổng giá trị XK HH của cả nước. Tỷ trọng XK nhóm hàng nông


sản, thủy sản xếp thứ hai, chiếm 8,9% với kim ngạch XK năm 2020 đạt khoảng 25 tỷ USD. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1% trong tổng kim ngạch XK của cả nước, đạt 2,9 tỷ USD, giảm 34,8% so với năm 2019 (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN năm 2020). Cơ cấu thị trường XK có sự chuyển dịch theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường XK trong bối cảnh một số thị trường XK chủ lực của VN bị sụt giảm do đại dịch Covid-19 như XK sang ASEAN giảm 8,4% so với năm 2019, XK sang thị trường châu Âu giảm 5,3% nhưng kim ngạch XK của cả nước vẫn tăng trưởng dương. Năm 2020 có 31 thị trường XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 8 thị trường trên 5 tỷ USD (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN năm 2020). Cơ cấu về thành phần XK đã có dấu hiệu tích cực khi XK của khối DN trong nước đã có mức tăng trưởng cao, vượt khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, công tác kiểm soát NK ngày càng hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao năng lực độc lập, tự chủ của nền KT và cân bằng cán cân thương mại. Kết quả là VN đã dịch chuyển thành công từ một quốc gia liên tục nhập siêu sang xuất siêu trong những năm cuối giai đoạn 2016-2020 với mức thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục vào năm 2019 là 10,87 tỷ USD (Bộ Công Thương, Báo cáo XNK VN 2019).

Tóm lại, hoạt động XK của VN trong giai đoạn từ đầu năm 2015 cho đến hết năm 2020 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là XK tăng trưởng cao và liên tục, đặc biệt trong năm 2020 bất chấp bối cảnh KT thế giới ảm đạm do đại dịch Covid-19; công tác phát triển và mở rộng thị trường XK, đa dạng hóa mặt hàng XK và kiểm soát NK đi liền với kiềm chế nhập siêu đạt hiệu quả cao.

Khi nghiên cứu các phương thức vận tải được sử dụng để chuyên chở HH XK VN sang thị trường các nước trong khu vực châu Á và trên thế giới, trong tổng khối lượng HH XK của VN, lượng HH XK được vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hay nói cách khác, phương thức vận tải đường biển là phương thức chủ đạo trong vận chuyển HH XK từ VN đi thị trường nước ngoài. Năm 2019, sản lượng HH thông qua hệ thống cảng biển VN đạt 664,611 triệu tấn (không bao gồm sản lượng HH quá cảnh không bốc dỡ), tăng 14% so với năm 2018. HH XK chủ yếu được thông qua các cảng biển do chính quyền trung ương quản lý như cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh, cảng Đà Nẵng, cảng Cần Thơ, cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang và cảng Sài Gòn. Khối lượng hàng container đạt 19,35 triệu TEU năm 2019, tăng 6%. Tổng sản lượng HH vận chuyển bởi đội


tàu biển VN đạt 154,6 triệu tấn năm 2019, tăng 8% so với năm 2018 (Phan Trang, 2020). Điều đó được thể hiện rò trong bảng 3.7 và 3.8 dưới đây.

Bảng 3.7. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển, cảng thủy nội địa và cảng hàng không giai đoạn 2015-2020

Đơn vị : nghìn tấn


Phân theo cảng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số

522.790

574.274,2

623.598,2

757.180,7

830.843,6

879.512

Cảng biển

427.817

459.833

519.297

606.617

664.611,0

692.291

Cảng thủy nội

địa

94.008

113.337,8

102.935

149.072,2

164.718

185.963

Cảng hàng

không

965

1.103,4

1.366,2

1.491,5

1514,6

1.258

Nguồn : Tổng cục Thống kê, 2020

Bảng 3.8. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển, cảng thủy nội địa và cảng hàng không chia theo loại hàng hóa giai đoạn 2015-2020

Đơn vị : nghìn tấn



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số

522.790

574.274,2

623.598,2

757.180,7

830.843,6

879.512

Hàng xuất khẩu

111.976

114.020

125.293,9

144.586,6

161.051,2

178.015

Hàng nhập

khẩu


123.226


145.366,1


150.927,7


175.759,4


207.961,89


226.433

Hàng nội địa

231.258

271.429,1

269.598,6

359.522,7

459.876,52

473.599

Hàng quá cảnh

56.330

43.459

77.778

77.312

1.954

1.465

Nguồn : Tổng cục Thống kê, 2021

Đội tàu biển mang cờ quốc tịch VN hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số hàng chuyên dụng như nhiên liệu hóa lỏng, xi măng rời...HH vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu, hàng hóa tổng hợp... Về vận tải biển quốc tế, hiện nay, đội tàu biển VN đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á. Ngoài đội tàu container VN hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn như Đông Nam Á và


Đông Bắc Á; một số tàu hàng rời của VN đã vận tải HH trên các tuyến Châu Âu. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, đội tàu VN đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Năm 2020, đội tàu biển mang cờ quốc tịch VN là 1.576 tàu (trong đó đội tàu vận tải là 1.049 tàu) với tổng dung tích khoảng 6,1 triệu GT (tấn dung tích đăng ký), tổng trọng tải khoảng 9,3 triệu DWT. Trong đó, số lượng tàu hàng rời, tổng hợp có 757 tàu, chiếm tỷ trọng hơn 72,9%; tàu chở dầu, hóa chất có 159 tàu, chiếm 15%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 19 tàu chiếm 1,8%; đội tàu container có 38 tàu, chiếm 3,66%; tàu chở khách có 65 tàu, chiếm 6,2% đội tàu vận tải (xem Hình 3.2). Tuổi tàu trung bình là 15,5 tuổi, trẻ hơn gần 6 tuổi so với độ tuổi trung bình của đội tàu thế giới (Bộ Công Thương, Báo cáo Logistics 2020). Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, sức cạnh tranh trên trường quốc tế của đội tàu Việt Nam còn yếu. Nguyên nhân bởi đa số các chủ tàu biển Việt Nam phát triển nhỏ, trong số 1.049 tàu vận tải có đến 550 chủ sở hữu. Trong đó, chỉ có khoảng 30 chủ tàu sở hữu đội tàu trên

10.000 DWT, còn lại bình quân mỗi chủ tàu chỉ sở hữu từ 1 - 2 tàu (Cục Hàng hải Việt Nam, 2021).

Hình 3 2 Thống kê số lượng đội tàu của Việt Nam năm 2020 Nguồn UNCTAD 2020 2

Hình 3.2. Thống kê số lượng đội tàu của Việt Nam năm 2020

Nguồn: UNCTAD, 2020

Cơ cấu đội tàu biển VN cũng phát triển chưa hợp lý khi xu hướng vận tải HH trên thế giới hiện nay là theo hướng container hóa, đội tàu container Việt Nam chỉ có 38 tàu, chiếm tỷ trọng nhỏ nhoi (3,7%) trong cơ cấu đội tàu vận tải (đội tàu container thế giới chiếm 13% trong tổng cơ cấu đội tàu). Cùng đó, trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEUS, nhưng doanh nghiệp vận tải biển VN mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở 1.800 TEUS. Như vậy, sự phát triển của đội tàu Việt Nam ngày càng cách biệt so với sự phát triển của đội tàu thế giới.


Đó là lý do thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng giảm, từ 10% (2015) chỉ còn 5% (2020) (Cục Hàng hải Việt Nam, 2021).

VN có đường bờ biển dài 3.350km (xếp thứ 35 trên thế giới) và là một trong những quốc gia có tỷ lệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán trên diện tíc h đất đai lớn nhất trên thế giới, lại nằm ngay bên một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất (Sở Thông tin và truyền thông Thừa Thiên Huế, 2020). Lợi thế địa lý là yếu tố quan trọng để VN phát triển kinh tế hàng hải nói chung và thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển HH XK bằng đường biển nói riêng. Do phương thức vận tải đường biển đóng vai trò chủ đạo trong chuyên chở HH XK của các DN VN ra thị trường nước ngoài vì những lợi thế vượt trội so với các phương thức vận tải khác như cước phí rẻ, phù hợp với hầu hết HH trong thương mại quốc tế, đặc biệt là hàng rời, hàng khối lượng lớn, giá trị thấp, hàng nguyên liệu thô, sơ chế nên các DN XK VN rất cần quan tâm đến các quy định liên quan đến người vận chuyển đường biển trong HĐ vận chuyển HH quốc tế bằng đường biển.

3.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở HH XK vận chuyển bằng đường biển của pháp luật VN được thể hiện rò nhất trong BLHHVN 2015. Mục đích của việc quy định miễn trách cho người chuyên chở trong HĐ vận chuyển HH XK bằng đường biển là bảo vệ quyền và lợi ích của người chuyên chở. Tuy nhiên, giữa quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH XK bằng đường biển và thực tiễn áp dụng các quy định này trong việc chuyên chở HH XK từ VN sang thị trường nước ngoài đã xuất hiện một số bất cập dưới đây.

3.2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật

Để thấy rò bất cập của pháp luật, NCS đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu 15 chuyên gia đầu ngành ở một số vụ, các tổng cục, cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (Vụ Vận tải- Tổng cục Đường Bộ, Cục Hàng hải VN), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Cục Xuất nhập khẩu), các nhà lãnh đạo của một số DN XK lớn ở VN (Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Công ty Cổ phần Intimex VN, Tổng công ty Thương Mại Hà Nội Hapro, Công ty cổ phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022