- Các quy định của BLHHVN 2015 liên quan đến xác định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người chuyên chở HH bằng đường biển thể hiện sự thiên vị của Bộ luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người chuyên chở đường biển so với việc bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng nói chung và chủ hàng là các DN XK nói riêng.
Thực tế này đã dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, đòi hỏi các DN XK VN phải rất am hiểu về các trường hợp miễn trách cũng như về nghiệp vụ XNK. Điều này có thể thấy rò khi phân tích 03 vụ tranh chấp điển hình dưới đây. Mục đích của việc phân tích các tình huống pháp lý này là để NCS rút ra các bài học, nhận xét mang tính thực tiễn cao, từ đó đề xuất những giải pháp cho DN XK VN đẩy mạnh hoạt động XK trên cơ sở ứng phó khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.
Vụ thứ nhất: Tranh chấp về việc đòi bồi thường thiệt hại HH vận chuyển bằng đường biển khi hàng bị mất (Bản án 103B/2008/KT-PT ngày 12/09/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh)
CÁC BÊN
Nguyên đơn: Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức (Cơ điện Thủ Đức)
Bị đơn: Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept)
TÓM TẮT VỤ VIỆC
Một chiếc máy biến thế (máy biến áp 63 MVA) nặng 115 tấn xếp trên boong tàu biển đã bị rơi xuống biển tại khu vực Đà Nẵng và mất tích trong quá trình vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến cảng Hải Phòng. Người thuê vận chuyển (Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức (Cơ điện Thủ Đức)) đã khởi kiện công ty thực hiện việc vận chuyển đường biển (Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept)) đòi bồi thường 8,4 tỷ đồng. Theo Nguyên đơn - Cơ điện Thủ Đức, công ty này ký hợp đồng thuê Bị đơn - Gemadept vận chuyển máy biến áp 63 MVA nặng 115 tấn từ TP.HCM ra Hà Nội bằng đường biển với giá cước 620 triệu đồng. Cùng ngày ký hợp đồng vận chuyển, Bị đơn cũng mua bảo hiểm cho lô hàng với giá trị 8,4 tỷ đồng.
Dựa vào hợp đồng vận chuyển giữa hai bên, Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn bồi thường tổn thất bằng giá trị bảo hiểm máy biến thế. Tuy nhiên, phía Bị đơn cho rằng vào ngày vận chuyển, thời tiết xấu và có bão tại vùng biển Đà Nẵng khiến máy biến thế từ tàu rơi xuống biển. Bên cạnh đó, theo BLHHVN thì Nguyên đơn không có cơ sở đòi bồi thường bởi đã không khai báo số tiền 8,4 tỷ đồng khi bốc hàng và cũng không được ghi vào vận đơn như là giá trị máy biến áp…Bị đơn không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định của
Có thể bạn quan tâm!
- Những Ảnh Hưởng Đối Với Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Việt Nam Do Sự Thiếu Hiểu Biết Về Các Trường Hợp Miễn Trách Của Người Vận
- Tốc Độ Tăng Trưởng Ngoại Thương So Với Năm Trước Và Năm Gốc 2010
- Bất Cập Về Quy Định Miễn Trách Nhiệm Của Người Chuyên Chở Theo Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Trong Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam
- Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 14
- Phân Tích Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Ứng Phó Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Việt Nam Khi Người Vận Chuyển Gặp Trường Hợp Miễn Trách Theo
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Của Việt Nam
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
pháp luật VN. Do có kháng cáo, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử.
TRANH TỤNG TẠI TÒA SƠ THẨM
Hai bên có quan điểm trái ngược nhau: Nguyên đơn đòi bồi thường toàn bộ giá trị máy biến thế trong khi Bị đơn cho rằng mình không phải chịu trách nhiệm về tổn thất và được miễn trách nhiệm bồi thường do đây là lỗi của thuyền viên trong việc bốc, xếp, chằng buộc HH (miễn trách đối với lỗi hàng vận) và có thêm yêu cầu phản tố. Theo Bị đơn, để thể hiện thiện chí góp phần giúp Nguyên đơn khắc phục thiệt hại, họ đã ứng cho Nguyên đơn 4 tỷ đồng và nay yêu cầu Tòa buộc Nguyên đơn trả lại số tiền này.
Tòa xét thấy, theo HĐ vận chuyển, Bị đơn có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho máy biến thế trong quá trình bốc, sắp đặt hàng, chằng buộc, vận chuyển. Đây là một trong ba trách nhiệm tối thiểu của người vận chuyển HH bằng đường biển theo quy định của BLHHVN 2005 và 2015 (trách nhiệm cung cấp một con tàu đủ khả năng đi biển, trách nhiệm thương mại đối với HH, trách nhiệm cấp vận đơn). Nếu xảy ra tổn thất HH do lỗi của Bị đơn thì Bị đơn phải bồi thường toàn bộ giá trị máy biến thế và các chi phí có liên quan.
Theo kết quả giám định, nguyên nhân máy biến thế bị rơi xuống biển là do lỗi xếp hàng, chằng buộc HH của Bị đơn. Do đó, muốn được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định của BLHHVN 2005 và 2015 thì Bị đơn phải chứng minh mình và những người làm công của mình không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất (do BLHHVN 2005 và 2015 áp dụng nguyên tắc lỗi và sơ suất suy đoán với người chuyên chở đường biển). Tuy nhiên, từ quá trình hòa giải cho đến khi xét xử, Bị đơn đã không chứng minh được điều này.
Theo Bị đơn, do tàu gặp thời tiết xấu, có bão ở vùng biển Đà Nẵng nên máy biến thế bị di chuyển, đứt dây buộc, rơi xuống biển. Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không có căn cứ pháp lý đòi bồi thường thiệt hại vì đã không khai báo giá trị của máy biến thế là 8,4 tỷ đồng khi bốc hàng và số tiền này cũng không được ghi vào vận đơn theo quy định của Bộ luật.
Theo HĐ vận chuyển HH, Nguyên đơn cho rằng Bị đơn phải bồi thường tổn thất máy biến thế bằng giá trị bảo hiểm.
Tòa cho rằng Bị đơn đã bồi thường một phần thiệt hại cho Nguyên đơn bằng việc đã chuyển 4 tỷ đồng cho Nguyên đơn. Số tiền được chuyển qua ngân hàng, có ghi rò rằng đó là tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất máy biến thế. Do đó, việc Bị
đơn coi số tiền 4 tỷ đồng không phải là tiền bồi thường tổn thất mà chỉ là tiền hỗ trợ cho Nguyên đơn bị Tòa cho là không có cơ sở. Bị đơn cho rằng việc chuyển tiền do nhân viên kế toán thực hiện là không có giá trị vì người có thẩm quyền chưa quyết định. Do đó, số tiền 4 tỷ đồng không phải là tiền bồi thường. Tòa đã bá c quan điểm này vì theo thỏa thuận giữa ba bên (Nguyên đơn, Bị đơn và công ty bảo hiểm), trường hợp tổn thất HH không do rủi ro được bảo hiểm theo trách nhiệm của công ty bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp thì Bị đơn phải thỏa thuận với Nguyên đơn về việc bồi thường. Sau đó, công ty bảo hiểm đã từ chối bồi thường nên việc Bị đơn chuyển tiền (4 tỷ đồng) cho Nguyên đơn là hợp lý. Ngoài ra, nếu không có lệnh của chủ tài khoản thì nhân viên kế toán không thể tự chuyển 4 tỷ đồng cho Nguyên đơn như pháp luật về tài chính quy định. Cần lưu ý thêm là Nguyên đơn chưa bao giờ đề nghị Bị đơn về “tiền hỗ trợ tổn thất”. Tòa cũng không chấp nhận lý lẽ của Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không khai báo giá trị của máy biến thế, không được Bị đơn chấp nhận ghi vào vận đơn nên Nguyên đơn không có căn cứ pháp lý đòi bồi thường số tiền 8,4 tỷ đồng. Theo tòa, Bị đơn đã được Nguyên đơn thông báo giá trị, trọng lượng của máy biến thế để Bị đơn mua bảo hiểm cho HH. Trước khi nhận hàng để bốc, Bị đơn không yêu cầu giám định hàng và không nghi ngờ gì về tính trung thực của việc thông báo về HH thực nhận từ Nguyên đơn. Do đó, việc Bị đơn không ghi giá trị HH vào vận đơn không phải là lỗi của Nguyên đơn nên Bị đơn không thể áp dụng điều khoản giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo BLHHVN để giảm số tiền bồi thường tổn thất.
Trên cơ sở phân tích nêu trên, Tòa sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi lại “tiền hỗ trợ” của Bị đơn và tuyên buộc Bị đơn bồi thường tiếp hơn 4 tỷ đồng cho Nguyên đơn. Bị đơn đã kháng cáo bản án sơ thẩm.
PHÁN QUYẾT CỦA TÒA PHÚC THẨM
- Do có kháng án của Bị đơn, vụ án được Tòa phúc thẩm xem xét lại. Tòa đưa ra một số câu hỏi như: Vì sao máy biến thế nặng 115 tấn rơi xuống biển mà thuyền viên trên tàu không biết? Vì sao không chằng buộc cẩn thận trong quá trình vận chuyển để hạn chế tổn thất?
- Bị đơn đã không trả lời được những câu hỏi này. Bị đơn cho rằng việc theo dòi, quản lý thuyền viên trong quá trình làm việc trên biển rất khó khăn, không thể thực hiện được.
Lý lẽ này đã không được Tòa chấp nhận. Cuối cùng, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm.
NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC
Từ bản án nêu trên, NCS cho rằng tòa Phúc thẩm đã tuyên đúng số tiền mà Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn. Tuy nhiên, có một vài thiếu sót hoàn toàn có thể khắc phục được để lập luận của Tòa trở nên chặt chẽ hơn và việc áp dụng quy định về trường hợp miễn trách trở nên thuyết phục hơn về mặt căn cứ pháp lý nếu Tòa phân tích theo 2 yếu tố dưới đây:
- Đồng ý với ý kiến của chuyên gia Trần Quang Bình, Bộ Giao thông vận tải, NCS nhận thấy Bị đơn đã từ bỏ việc áp dụng quy định miễn trách nhiệm cho người vận chuyển đường biển bằng việc chuyển 4 tỷ đồng cho Nguyên đơn. Bị đơn đã mặc nhiên tự nguyện từ bỏ mức giới hạn trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 79 BLHHVN 2005 (tương đương với khoản 1 Điều 152 BLHHVN 2015).3Số tiền 8 tỷ đồng mà Bị đơn phải bồi thường theo phán quyết của Tòa án cho Nguyên đơn cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường theo quy định của BLHHVN 2015 (666,67SDR cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 SDR cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn). Như vậy, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của Bị đơn theo BLHHVN 2015 tính theo kilogam là (115.000kg 2SDR 33.120VND/SDR= 7,6 tỷ VND). Luật không cấm người vận chuyển nâng mức giới hạn trách nhiệm mà chỉ cấm hạ mức giới hạn trách nhiệm.
- Nguyên nhân tổn thất không nằm trong số những trường hợp miễn trách mà Bị đơn được hưởng. Đó là, theo biên bản giám định, nguyên nhân hàng rơi xuống biển là do chằng buộc kém. Theo chuyên gia Hoàng Hồng Giang, Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên nhân này không nằm trong số 17 trường hợp miễn trách mà người vận chuyển được hưởng theo khoản 2 Điều 78 BLHHVN 2005 (khoản 2 Điều 151 của BLHHVN 2015) và việc thuyền viên chằng buộc kém cũng đã vi phạm khoản 2 Điều 78 BLHHVN 2005 (khoản 2 Điều 151 BLHHVN 2015).
Như vậy, việc nắm vững các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển theo quy định của BLHHVN 2005 (quy định này cũng
3 Khoản 1 Điều 152 BLHHVN 2015 quy định: "Trong trường hợp tính chất, giá trị của HH không được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rò trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng HH hoặc tổn thất khác liên quan đến HH trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị HH hoặc 02 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số HH bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn. Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.”
tương tự trong BLHHVN 2015) đã giúp người bán/người thuê tàu là Cơ điện Thủ Đức đòi được 8,4 tỷ đồng tiền bồi thường cho tổn thất của HH-máy biến thế bị rơi xuống biển từ người vận chuyển đường biển (Gemadept). Người bán không bị lầm tưởng nhận được món hời khi được hỗ trợ 4 tỷ đồng từ hãng tàu mà nhất quyết đòi bằng được tiền bồi thường chính đáng cho tổn thất của HH tương xứng giá trị của HH là 8,4 tỷ đồng hoặc tối thiểu cũng phải bằng mức giới hạn trách nhi ệm được quy định trong BLHHVN 2005 là 7,6 tỷ đồng. Lý do là người bán hiểu rò lỗi của người vận chuyển không nằm trong 17 trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định củ a BLHHVN 2005. Ngoài ra, trong vụ tranh chấp này, Gemadept là DN vận chuyển nước ngoài đã hiểu chưa đúng về các trường hợp miễn trách của mình, hiểu chưa tốt về miễn trách do lỗi hải vận và lỗi hàng vận. Do đó, họ đã bị thua còn DN bán hàng- Cơ điện Thủ Đức-bên thuê vận chuyển- đã hiểu rò về trường hợp miễn trách nên đã đòi được bồi thường. Rò ràng, việc am hiểu quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách của người chuyên chở là rất có lợi cho DN bán hàng VN nói chung và DN XK VN nói riêng.
Bản án được trình bày tiếp theo đây sẽ giúp hiểu rò hơn về những tranh chấp xảy ra trong vận tải HH bằng đường biển, đặc biệt là tranh chấp về các quy định miễn trách nhiệm đối với người chuyên chở HH bằng đường biển được áp dụng.
Vụ thứ hai: Tranh chấp về bồi thường tổn thất của HH do vận chuyển chậm theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển quốc tế (Bản án 23/2014/KDTM-ST ngày 11/09/2014 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh)
CÁC BÊN
Nguyên đơn: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ XNK Hương My
Bị đơn: Công ty TNHH Tiếp vận Thương mại Linh Chi
TÓM TẮT VỤ VIỆC
Theo đơn khởi kiện đề ngày 12/02/2014 của nguyên đơn-Công ty Hương My: Ngày 25/03/2013 Nguyên đơn - Công ty Hương My và Bị đơn - Công ty Linh Chi có ký HĐ dịch vụ logistics. Theo đó Bị đơn tiếp nhận, vận chuyển 02 lô hàng dừa tươi của Nguyên đơn từ cảng thành phố Hồ Chí Minh đến cảng FELIXSTOWE, UK để giao cho khách hàng là Công ty Ming Foods LTD gồm các nội dung chi tiết sau:
- Dự kiến ngày đến là ngày 22/5/2013, HH là 01 Container 40’ dừa tươi, tổng giá trị lô hàng là 12.809USD
- Dự kiến ngày đến là ngày 18/06/2013, HH là 01 Container 40’ dừa tươi, tổng giá trị lô hàng là 13.460USD.
Tuy nhiên khi thực hiện việc vận chuyển, Bị đơn đã không đảm bảo được lịch trình vận chuyển đã cam kết, dẫn đến việc 02 lô hàng dừa tươi quá hạn sử dụng, khách hàng không nhận, phải làm thủ tục tiêu hủy.
Ngày 05/12/2013, Nguyên đơn đã gửi thư khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại đến Bị đơn nhưng không nhận được phản hồi của Bị đơn. Do đó, Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ 02 lô hàng dừa tươi thuộc 02 vận đơn, giá trị là 26.269 USD tương đương 555.063.970 VND và bảo lưu quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh có liên quan.
Tại đơn khởi kiện bổ sung đề ngày 15/7/2014 của Nguyên đơn, các bản khai tiếp theo của người đại diện ủy quyền của Công ty trình bày:
1/ Yêu cầu Bị đơn bồi thường thiệt hại toàn bộ 02 lô hàng dừa tươi thuộc 02 vận đơn nêu trên, giá trị là 26.269 USD, tương đương 555.063.970 VND.
2/ Yêu cầu Bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh từ 02 lô hàng trên với tổng thiệt hại phát sinh là 8.136,19 GBP (Bảng Anh), tương đương 296.897.058 VND (quy đổi theo tỷ giá ngày 10/7/2014 36.490,92 VND/GBP) gồm:
- Cước vận chuyển của vận đơn ngày 2/4/2013 là 2612,91 GBP. Chi phí giám định lô hàng là 525 GBP. Chi phí thuê lao động là 216 GBP, cộng chung là 3.353,91 GBP.
- Cước vận chuyển của vận đơn ngày 27/5/2013 là 2473,48 GBP. Chi phí tiêu hủy hàng bị hỏng là 2.092,8 GBP. Chi phí thuê lao động là 216GBP, cộng chung là 4.782,28 GBP.
3/ Yêu cầu trả lãi do chậm thanh toán tiền bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh tạm tính từ ngày 01/01/2014 đến ngày 10/7/2014, tương đương 81.583.788 VND (6,3 tháng 1,52%/tháng (lãi quá hạn trung bình trên thị trường theo Điều 306 Luật Thương mại 2005) (555.063.970đ+296.897.058đ)
4/ Bảo lưu quyền yêu cầu bồi thường các thiệt hại phát sinh có liên quan khi có thêm các chứng cứ từ phía người mua.
Bị đơn cho đến nay không có văn bản trình bày ý kiến mà chỉ có người đại diện ủy quyền của Công ty là ông Hoàng Chí Vệ - Phó giám đốc Công ty viết bản tự khai và trình bày ý kiến trong các phiên hòa giải tại Tòa án như sau:
- Bị đơn có ký HĐ vận chuyển 02 lô hàng dừa tươi cho Nguyên đơn, sự việc xảy ra là ngoài ý muốn của Công ty.
- Khi ký HĐ, Bị đơn không xác định chính xác thời gian vận chuyển; về chất lượng HH Bị đơn không chịu trách nhiệm, vì Bị đơn giao Container trống cho khách tự sắp xếp hàng, niêm phong hàng và khách hàng yêu cầu cài đặt nhiệt độ bao nhiêu thì Bị đơn thực hiện đúng như vậy. Do đó Bị đơn không có trách nhiệm gì về việc hư hỏng của 02 lô hàng này.
- Bị đơn xác nhận trong thời gian vận chuyển 02 lô hàng của Nguyên đơn có bị trễ: 01 lô hàng bị rớt lại cảng chuyển tải tại Singapo là 09 ngày và 01 lô hàng bị rớt lại 15 ngày,
- Khi đến Anh do sương mù, tàu không cập cảng được, trễ thêm 04 ngày nữa, nhưng việc hàng bị hư hỏng không phải do Bị đơn mà do việc sắp xếp HH và yêu cầu cài đặt nhiệt độ của chủ hàng là Nguyên đơn, do đó Bị đơn không chấp nhận bồi thường phần nào trong yêu bồi thường của Nguyên đơn.
Sau khi thay đổi lời khai và khởi kiện bổ sung, để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình, Nguyên đơn đã nộp các tài liệu chứng cứ. Đồng thời tại phiên tòa, Nguyên đơn cho rằng thời gian vận chuyển kéo dài, chậm trễ giao hàng là do lỗi của Bị đơn chưa làm hết trách nhiệm trong việc theo dòi lịch trình vận chuyển của hàng. Cụ thể:
- Đặt lịch tàu chạy từ nơi đi đến nơi đến chậm trễ dẫn đến việc lô hàng lên tàu ngày 22/4/2013, dự kiến trả hàng ngày 21/5/2013. Nhưng đến ngày 30/5/2013 mới giao hàng (trễ 10 ngày).
- Đối với lô hàng lên tàu ngày 27/5/2013, dự kiến trả hàng 18/6/2013 nhưng đến ngày 03/7/2013 mới giao hàng (trễ 15 ngày), hàng bị rớt lại tại cảng chuyển tải của Singapore.
Tại phiên tòa người đại diện ủy quyền của Bị đơn là ông Hoàng Chí Vệ trình bày:
- Sự việc về hai lô hàng đúng như Nguyên đơn đã trình bày. Hai lô hàng có bị chậm trễ do hàng bị cắt lại tại cảng chuyển tải ở Singapore.
- Tuy nhiên Bị đơn đã thông báo lịch tàu chạy có thể bị thay đổi cho Nguyên đơn, đồng thời theo HĐ thì không quy định chính xác ngày giao hàng bắt buộc. Nguyên đơn chỉ thông báo thời gian vận chuyển ngắn ngày chứ không cụ thể là trong bao lâu thì hàng bị hư hỏng.
- Hàng bị hư hỏng không có chứng cứ là do tàu chạy trễ. Về chất lượng HH, là do Nguyên đơn thực hiện việc xếp hàng vào Container và Bị đơn đã thực hiện việc cài đặt nhiệt độ và thông gió đối với lô hàng này theo đúng yêu cầu của Nguyên đơn.
- Vì vậy bác bỏ toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn.
Nguyên nhân của việc vận chuyển chậm trễ, theo người đại diện ủy quyền của Bị đơn - ông Hoàng Chí Vệ- là do hàng đến cảng chuyển tải Singapore thì bị rớt lại và khi đến Anh thì do sương mù nên tàu không cập cảng được, trễ thêm 04 ngày. Theo Nguyên đơn, hàng vận chuyển là dừa tươi nên trong thời gian vận chuyển phải cài đặt nhiệt độ theo đúng yêu cầu của chủ hàng và vận chuyển trong một thời gian nhất định theo yêu cầu của chủ hàng từ 22 - 26 ngày. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển kéo dài dẫn đến sự việc 02 lô hàng của Nguyên đơn bị hư hỏng, khách hàng từ chối không nhận, công ty bị thiệt hại toàn bộ giá trị của 02 lô hàng đồng thời phát sinh thêm chí phí vận chuyển, lưu kho, chi phí giám định xác
định nguyên nhân hư hỏng, chi phí thuê nhân công bốc dỡ, tiêu hủy...
Tại thư điện tử, Bị đơn do ông Hoàng Chí Vệ - Phó giám đốc Công ty ký tên đóng dấu gửi cho Cô Thảo/MD Nguyên đơn, giải thích về việc chậm trễ lô hàng tới FELIXSTOWE - có nội dung tàu xuất phát từ cảng Thành phố HCM vào ngày 27/5/2013, đến cảng trung chuyển vào ngày 01/6/2013. Nếu không có gì thay đổi, Container hàng nói trên sẽ được chất lên tàu chuyển tiếp. Tuy nhiên do tàu chuyển tiếp quá trọng lượng, thuyền trưởng cương quyết yêu cầu chủ tàu cắt giảm HH, do đó lô hàng của Nguyên đơn và một số lô hàng khác bị cắt giảm vào thời điểm đó và được chất lên tàu ngày 11/6/2013 và mất nhiều thời gian quá cảnh. Cuối cùng lô hàng đến FELIXSTOWE vào ngày 02/7/2013.
Đồng thời tại Tòa án, phía Bị đơn cũng thừa nhận thời gian vận chuyển 02 lô hàng dừa tươi của Nguyên đơn có bị chậm trễ nhưng cho rằng là ngoài ý muốn, về chất lượng HH thì Bị đơn không chịu trách nhiệm vì Bị đơn giao Container trống cho Nguyên đơn tự xếp HH và Bị đơn cài đặt nhiệt độ, thông gió theo đúng yêu cầu của Nguyên đơn.
Theo thư điện tử gửi ngày 04/7/2013 thừa nhận khiếu kiện về HH của khách hàng gửi cho Nguyên đơn có nhắc tới nội dung họ tới kho hàng vào tối ngày 03/7/2013. Kế hoạch gởi hàng bị chậm trễ khoảng 02 tuần. Khi mở Container và kiểm tra dừa thì dừa bị mốc, các hộp bị ẩm ướt gần hết. Yêu cầu bên chở hàng chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ và bất thường về nhiệt độ của Container. Đính kèm theo thư này là biên nhận chi phí việc hủy bỏ dừa, bảo quản, chất và dỡ hàng và chi phí đại lý vận chuyển cho chuyến hàng này.
Theo thư điện tử ngày 4/6/2014 của bên nhận hàng gửi cho Nguyên đơn thì giao hàng vào ngày 30/6/2013, dừa bị hư, hàng đến nơi bị hư và không còn phù hợp