Khái Niệm, Bản Chất, Đối Tượng Tham Gia Du Lịch Mice


Sự kiện/hội chợ triển lãm (Event/Exhibition): Triển lãm giúp các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ gặp gỡ, trao đổi thông tin với khách hàng hay đối tác và thường là trong một ngành cụ thể. Triển lãm là sự trưng bày, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp khác nhau gặp gỡ trong một môi trường nơi trưng bày và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Trọng tâm chính của những sự kiện này là các doanh nghiệp hợp tác quan hệ kinh doanh hoặc quảng bá sản phẩm mới hoặc tìm kiếm khách hàng mới (Fenich, 2005). Cũng có thể là các hoạt động liên quan đến các sự kiện thể thao, văn hóa và các hội chợ hàng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để cung cấp thông tin về lợi ích của việc sử dụng, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó. Exhibiton có thể gồm hai hình thức:

Thứ nhất, Hình thức triển lãm thương mại (trade show) được tổ chức đặc biệt dành cho giới lãnh đạo kinh doanh các công ty hay các tập đoàn.

Thứ hai, Triển lãm dành cho người tiêu dùng (Consumer show) nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lợi ích của việc sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. Trong một số trường hợp có thể tổ chức các hội thảo, hội họp (seminar meeting) hay các buổi chiêu đãi khách hàng thường xuyên và nhà cung ứng quen thuộc. Những hoạt động này thu hút nhiều phóng viên, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia để đưa tin, đó là một dịp quảng bá sản phẩm và thương hiệu rất có hiệu quả.

Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ cái E trong MICE có thể là chữ cái đầu viết tắt của từ Event - sự kiện, hoặc có thể là chữ cái đầu của chữ Exhibition (Chloe Lau Tony Tse 2009). Tuy nhiên trên thực tế qua hoạt động MICE đều bao gồm cả hai. Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm bao gồm cả hai từ, bởi lẽ nếu chỉ là sự kiện (Event) chưa chắc đã bao gồm Exhibition, nhưng nếu với nghĩa chỉ là triển lãm (Exhibition) có thể bỏ sót các sự kiện khác như những sự kiện văn hóa hay sự kiện thể thao…

Những hoạt động MICE trên đây đều nhằm những mục đích khác nhau, song chúng liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau khi cùng được tổ chức. Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, hội thảo hay triển lãm và sự kiện là những hoạt động có nội dung gần gũi nhau trong giao dịch thương mại, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, tập trung nhiều khách và sự di chuyển của khách từ nơi này sang nơi khác. Chính những hoạt động của MICE đã làm nảy sinh nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch của du khách MICE và đều có thể mang lại thu nhập lớn cho một vùng, một quốc gia. Trong số các hoạt động MICE, hoạt động khuyến thưởng (incentive) gắn với tham quan du lịch một cách đầy đủ nhất. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch MICE ngày càng tăng lên.


MICE mang lại nhiều đóng góp cho ngành Du lịch và điểm đến. Tác động kinh tế của MICE đặc biệt là các sự kiện đã được xem xét bởi nhiều nhà nghiên cứu (Dwyer & Mistilis, 2000; Anastasija Gurkina 2013; Chiang Che Chao, Chen, Ying-Chieh, Lu- Feng, Hsueh, Kai-Feng 2012; Ni Putu Wiwiek Ary Susyarini 2014). Khách tham dự các loại hình du lịch MICE chi tiêu cao đáp ứng tăng doanh thu và định hướng chiến lược phát triển du lịch (Chloe Lau Tony Tse 2009, Filippo Monge 2011). Khách du lịch kinh doanh chi tiêu nhiều hơn, không chỉ về khách sạn và nhà hàng, mà cả đối với hoạt động giải trí như tham quan các điểm du lịch như bảo tàng và nhà hát. Thực tế cho thấy khách du lịch MICE chi tiêu nhiều hơn ít nhất ba lần so với du lịch giải trí thông thường (Campiranon & Arcodia, 2008). Điều này tạo ra ngoại hối và tạo ra cơ hội việc làm (Dwyer và Mistilis, 2000).

Hiện nay, MICE có xu hướng được tổ chức ở những điểm du lịch nổi tiếng, nơi có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại có thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách tham gia MICE như phòng họp đạt tiêu chuẩn, số lượng phòng nghỉ lớn và hiện đại, phòng ăn đủ chỗ đáp ứng những đoàn khách MICE có số lượng lớn, các thiết bị, dịch vụ phục vụ nhu cầu riêng của MICE, có thể thưởng ngoạn cảnh quan ngay tại nơi tổ chức MICE và tổ chức các teambuilding cho du lịch khuyến thưởng. Những nhu cầu này của khách du lịch MICE phần lớn do doanh nghiệp du lịch lữ hành chuyên nghiệp, các khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên và các khu, điểm du lịch mới đáp ứng được. Hoạt động MICE dần trở thành du lịch MICE, nhiều nghiên cứu đưa ra định nghĩa về du lịch MICE.

1.1.1.2. Khái niệm, bản chất, đối tượng tham gia du lịch MICE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Có nhiều quan niệm về du lịch MICE. Phạm Quang Hưng (2008) đưa ra khái niệm về du lịch MICE: “MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện đặc biệt, được tổ chức trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia”. Nguyễn Đình Hòa (2009) cho rằng “Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa việc đi dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện là chính với tham quan du lịch".

Theo Davidson và Cope (2003), MICE thường liên quan đến đi du lịch với mục đích kinh doanh hay hội họp cho công việc. Theo Chloe Lau, Tony Tse (2009) có nhiều động cơ khác nhau cho du khách MICE đến một địa điểm du lịch và khách du lịch MICE là người đi du lịch cho mục đích tham gia các cuộc họp, hội nghị, liên quan đến công việc của họ.

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam - Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng - 4

Các nghiên cứu trước cho rằng khách MICE là người đi du lịch cho các mục đích tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm liên quan đến công việc


của họ. Hoặc quan niệm với mục đích MICE là chính kết hợp với tham quan du lịch. Như vậy, du lịch MICE là loại hình du lịch với mục đích tham dự hội họp, hội nghị hội thảo, khuyến thưởng, triển lãm sự kiện kết hợp tham quan du lịch

Từ các nghiên cứu trước về du lịch MICE cho thấy bản chất của du lịch MICE là một loại hình du lịch với mục đích tham dự hội họp, khuyến thưởng, hội nghị hội thảo, hội chợ triển lãm hay sự kiện trên cơ sở sử dụng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch.

Vậy không nhất thiết du khách phải tham gia vào những chuyến tham quan du lịch trong chương trình MICE mới được gọi là du lịch MICE, chỉ cần du khách tham gia vào chương trình MICE ở ngoài nơi cư trú và có sử dụng các dịch vụ du lịch có thể được coi là du lịch MICE. Điều này phù hợp với khái niệm về du lịch trong Luật du lịch Việt Nam (2006), cũng như của tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (2005) và thực tiễn.

Các đối tượng chủ yếu tham gia du lịch MICE gồm: khách du lịch MICE trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch MICE; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp gọi chung là đơn vị tổ chức (người mua tổ chức) có nhu cầu tổ chức du lịch MICE ; các nhà cung cấp dịch vụ du lịch MICE như khách sạn, nhà hàng, phòng họp tổ chức hội nghị hội thảo, phương tiện vận chuyển… và các đơn vị, đại lý lữ hành là đơn vị trung gian tổ chức các hoạt động du lịch MICE thay cho các cơ quan đơn vị có nhu cầu tổ chức du lịch MICE (trong một số trường hợp cơ quan đơn vị có nhu cầu tổ chức du lịch MICE đi thông qua đại lý lữ hành mà không tự tổ chức). Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án nghiên cứu sinh chỉ đề cập đến trường hợp chương trình du lịch MICE do các cơ quan đơn vị tự tổ chức thực hiện.

1.1.2 Đặc điểm của khách du lịch MICE

Đối với du lịch thông thường người tiêu dùng và người trả tiền là một. Nhưng trong du lịch MICE có sự tách biệt giữa người tiêu dùng và người trả tiền. Người tiêu dùng trong du lịch MICE là các cá nhân (thuộc đơn vị tổ chức du lịch MICE hoặc khách mời tham dự) trực tiếp sử dụng các dịch vụ du lịch MICE được nghiên cứu trong luận án là khách du lịch MICE. Người trả tiền là các đơn vị tổ chức (người mua tổ chức) hay khách hàng mua buôn với số lượng dịch vụ lớn cho cả đoàn khách du lịch MICE, được nghiên cứu trong luận án là một nhân tố tác động tới sự hài lòng của người tiêu dùng là khách du lịch MICE nhưng không phải trả tiền.

Trong nghiên cứu này chủ yếu trình bày đặc điểm chung và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch MICE là người trực tiếp sử dụng các dịch vụ du lịch MICE, đồng


thời nghiên cứu các nhân tố tác động đến đối tượng khách du lịch MICE là người trực tiếp sử dụng các dịch vụ du lịch MICE. Trên cơ sở Luật Du lịch Việt Nam năm 2006 về khách du lịch nội địa, khách du lịch MICE nội địa Việt Nam được đề cập trong nghiên cứu này là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam tham gia các chương trình du lịch MICE được tổ chức trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch MICE là các cá nhân thuộc các đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, hiệp hội trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hay Chính phủ, tổ chức quốc tế… Thường là những khách hàng cao cấp bao gồm các doanh nhân, chính khách, những cá nhân có thành tích, có vị trí cao trong các công ty, tập đoàn hay các tổ chức... (Chloe Lau, Tony Tse 2009). Tuy nhiên, Việt Nam là nước đang phát triển do vậy mức chi phí cho các chương trình du lịch MICE chưa cao. Thị trường khách du lịch MICE nội địa Việt Nam chưa chiều những tập đoàn doanh nghiệp lớn như các nước phát triển được đề cập ở các nghiên cứu trước, nhưng Việt Nam có nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển được coi là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh của khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Philip Falcone 2016), qua nghiên cứu định tính cho thấy du khách MICE là những người khó tính hơn và có khả năng chi trả các dịch vụ cá nhân cao hơn khách du lịch thuần túy, họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm chu đáo. Do vậy, để làm hài lòng khách du lịch MICE yêu cầu chương trình phải hợp lý khoa học từ việc lựa chọn điểm đến, chọn các dịch vụ du lịch và dịch vụ MICE, từ khi xây dựng kế hoạch, kịch bản hoặc chương trình và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE.

Khách du lịch MICE quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm thông tin, môi trường hợp tác đầu tư, tình hình thị trường, khảo sát giá cả cũng như các tiện nghi phục vụ cho mục đích công việc như sự thuận lợi về vị trí khách sạn, cơ sở vật chất phục vụ hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm/sự kiện (Chloe Lau, Tony Tse 2009). Các dịch vụ internet, photocopy, fax, dịch vụ thư ký, phiên dịch, điện thoại hay các dịch vụ phục vụ 24/24 theo yêu cầu. Việc đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ này cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch MICE.

Khách du lịch MICE có nhu cầu phong phú, trong quá trình tham gia chương trình du lịch MICE, khách du lịch MICE tập trung chủ yếu thời gian cho công việc, nhưng họ vẫn có nhu cầu tham quan giải trí (Chiang Che Chao 2009). Nhu cầu này đặt ra cho đơn vị tổ chức cần lựa chọn điểm đến có cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Đồng thời cũng đặt ra cho đơn vị tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ cần phối hợp tổ chức tốt việc kết hợp giữa hội nghị hội thảo với tham quan giải trí nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho du khách khi tham gia chương trình du lịch MICE.


Khách du lịch MICE tham gia với số lượng khá lớn, thường những người tham gia thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu (doanh nhân), hoặc là những người tham gia các tổ chức. Do vậy, yêu cầu cao về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch MICE (Kesrul 2004 trích trong Ni Putu 2014).

Khách du lịch MICE yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, thường phải ở mức cao cấp. So với khách du lịch thông thường, khách du lịch MICE là khách hạng sang, có khả năng chi trả cao, đặc biệt là những hội nghị quốc gia, quốc tế lớn của khu vực và thế giới do đó đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cao (Chloe Lau, Tony Tse 2009, Diana Spina 2012). Với yêu cầu về số lượng dịch vụ lớn và chất lượng dịch vụ cao đã đặt ra yêu cầu đối với đơn vị tổ chức cần phải có năng lực lựa chọn điểm đến phù hợp để đáp ứng được các nhu cầu của du khách MICE nội địa tại Việt Nam, nhưng phù hợp với các qui định về chi tiêu do đơn vị hoặc Nhà nước đặt ra.

Đối với du lịch MICE quốc tế, khách thường gồm nhiều quốc tịch (Chiang Che Chao 2009). Trường hợp trong một quốc gia cũng thường đến từ nhiều địa phương, nhiều tổ chức khác nhau. Hiện nay ngày càng có nhiều cơ quan đơn vị tổ chức chương trình du lịch MICE ở ngoài địa phương đặt trụ sở, tại khu du lịch các vùng trong nước hoặc ở nước ngoài. Một số chương trình du lịch MICE có đối tượng tham gia đến từ nhiều vùng trong cả nước với nhu cầu sở thích khác nhau, do vậy khó khăn cho cơ các cơ quan đơn vị tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu để mang lại sự hài lòng cho mọi đối tượng khách tham gia.

1.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch MICE

Tiêu dùng của khách du lịch MICE

Khách du lịch MICE không tự quyết định lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch MICE, không tự quyết định việc tham dự các chương trình du lịch MICE và kinh phí tham gia mà do đơn vị tổ chức quyết định hoặc người lãnh đạo của đơn vị cử người tham gia chương trình du lịch MICE (Chloe Lau, Tony Tse 2009). Đối với khách du lịch thông thường, họ tự quyết định các chuyến đi du lịch, tự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch MICE. Đây là sự khác biệt lớn nhất trong tiêu dùng giữa khách du lịch thông thường và khách du lịch MICE. Mặc dù vậy, khách du lịch MICE vẫn có thể so sánh những gì mà họ nhận được so với những gì mà đơn vị tổ chức du lịch MICE hoặc đơn vị tổ chức cử tham dự phải trả tiền và lựa chọn, sẽ mang lại cho họ sự hài lòng hoặc không hài lòng.

Đơn vị tổ chức du lịch MICE (Người tổ chức du lịch MICE/Người mua tổ chức)


Trong nghiên cứu này đơn vị tổ chức được hiểu là những cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị nhà nước - hành chính, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các trường học…có nhu cầu tổ chức du lịch MICE tự đứng ra tổ chức chương trình du lịch MICE cho các thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc khách mời của họ.

Đơn vị tổ chức là người có vai trò quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE, lựa chọn các dịch vụ du lịch MICE và thanh toán các chi phí cho chương trình du lịch MICE. Đơn vị tổ chức này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức hay kịch bản chương trình du lịch MICE, đề xuất điểm đến, xét duyệt kế hoạch tổ chức chương trình, thực hiện chương trình du lịch MICE, kiểm tra giám sát quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE. Do vậy, đơn vị tổ chức phải có năng lực để thực hiện những việc nêu trên.

Các chương trình du lịch MICE tổ chức phức tạp hơn chương trình du lịch thông thường, phải xây dựng kế hoạch, kịch bản tổ chức và những yêu cầu đặc thù (Cheryl Mallen and Lorne J.Adams (2008), Chloe Lau, Tony Tse (2009), Diana Spina (2012)). Do vậy, yêu cầu đơn vị cần chuẩn bị công phu, các chương trình du lịch MICE phải được lãnh đạo cơ quan đơn vị xét duyệt kỹ lưỡng về nội dung và cách thức tổ chức trước khi thực hiện.

Khách du lịch MICE là người đi theo đơn vị tổ chức nhưng có thể phát sinh việc sử dụng các dịch vụ khác cho cá nhân, họ là người quay về và sẽ tạo nên những tour du lịch tiếp theo hoặc nói với những người khác về điểm đến mà họ tham dự du lịch MICE. Đơn vị tổ chức (người mua tổ chức) không quyết định toàn bộ dịch vụ khách sử dụng thêm, không quan tâm việc khách du lịch MICE quay trở lại, mà họ quan tâm tới phản ứng của khách du lịch MICE về điểm đến, các dịch vụ mà họ lựa chọn và quá trình thực hiệc chương trình du lịch MICE có làm người khách du lịch MICE đó hài lòng hay không là họ hoàn thành nhiệm vụ.

Đơn vị tổ chức có nhu cầu tổ chức du lịch MICE:

- Những người tổ chức

- Những người thụ hưởng(trực tiếp sử dụng dịch vụ)

Nhà cung cấp dịch vụ:

- Khách sạn

- Nhà hàng

Hình 1.1: Đơn vị tổ chức tự tổ chức chương trình du lịch MICE


Đơn vị tổ chức có nhu cầu tổ chức du lịch MICE:

- Những người tổ chức

- Những người thụ hưởng

Đại lý lữ

hành

Nhà cung cấp dịch vụ:

- Khách sạn

- Nhà hàng

- Dịch vụ khác

Hình 1.2: Đơn vị tổ chức không tự tổ chức chương trình du lịch MICE mà đi thông qua đại lý lữ hành.

Cách thức tổ chức chương trình du lịch MICE

Đối với du lịch thông thường, cá nhân khách du lịch tự lựa chọn điểm đến, tự lựa chọn dịch vụ du lịch theo nhu cầu và khả năng thanh toán của chính họ, công ty du lịch hoặc đại lý lữ hành xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch mà khách đã lựa chọn. Theo Chloe Lau, Tony Tse (2009), đối với du lịch MICE, đơn vị tổ chức quyết định lựa chọn điểm đến, các dịch vụ và đặt mua các dịch vụ du lịch MICE cũng như dịch vụ du lịch thiết yếu như phương tiện vận chuyển, phòng nghỉ, ăn uống, tiệc, chương trình tham quan của chương trình và tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE.

Tuy nhiên, một số chương trình du lịch MICE đơn vị tổ chức chỉ đặt các dịch vụ du lịch MICE, phương tiện vận chuyển, phòng nghỉ, ăn uống, tiệc, trà phục vụ cho hoạt động MICE, còn khách du lịch MICE tự lựa chọn một số dịch vụ du lịch khác như chương trình tham quan riêng, dịch vụ vui chơi giải trí và một số dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân không nằm trong chương trình. Một số chương trình du lịch MICE như du lịch khuyến thưởng hoặc sự kiện MICE lớn như lễ hội hay lễ kỷ niệm thì đơn vị tổ chức thuê doanh nghiệp lữ hành hoặc đơn vị tổ chức sự kiện, hoặc nhà tài trợ đứng ra tổ chức. Đôi khi các nhà tổ chức thuê các đại lý du lịch sắp xếp cuộc họp (Philip Kotler 2009). Tuy nhiên, đơn vị tổ chức vẫn có vai trò quyết định lựa chọn điểm đến, các dịch vụ, phê duyệt chương trình và giám sát tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE.

Du lịch MICE yêu cầu phải có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ (công ty du lịch, khách sạn, vận chuyển hành khách, công ty tổ chức sự kiện, cơ quan quản lý du lịch) để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho đoàn khách du lịch MICE với số lượng lớn, nhu cầu đa dạng và cao cấp, giúp hoàn thành các thủ tục để tổ chức một số chương trình du lịch MICE đặc biệt (Chloe Lau, Tony Tse 2009, Diana Spina 2012). Đối với các nước, công ty lữ hành có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chương trình du lịch MICE. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay tùy thuộc vào


nhu cầu và khả năng của đơn vị tổ chức có thể thông qua đơn vị lữ hành hoặc trực tiếp với các khách sạn lớn, nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện chương trình du lịch MICE.

Chương trình du lịch MICE rất chặt chẽ, thường là một chuỗi các sự kiện, đòi hỏi phải được sắp xếp theo một lịch trình hợp lý, khoa học và chính xác. Do đó các điểm tham quan cho khách du lịch MICE thường chọn cự ly ngắn để có thể đi về trong ngày, hoặc vài giờ. Du lịch MICE thường không có khuôn mẫu cố định, số lượng khách và chương trình biến động nhiều, phụ thuộc quy mô, tính chất của các hoạt động được tổ chức (Cheryl Mallen and Lorne J.Adams 2008).

- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE

Nghiên cứu của Marina Gregorie (2014) một trong những điều kiện tiên quyết cho các điểm đến MICE phát triển là sự tồn tại của một trung tâm hội nghị có thể chứa một số lượng lớn người tham gia từ 3000 đến 5000 người. Du lịch MICE còn yêu cầu về phương tiện, chất lượng các dịch vụ du lịch, dịch vụ MICE ở mức cao, đòi hỏi hoạt động cung ứng phải chính xác có tính chuyên nghiệp cao, khoa học và sáng tạo từ thiết kế cho đến tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE. Đặc biệt về dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung phục vụ cho mục đích công việc.

Nhu cầu về du lịch MICE của Việt Nam ngày càng tăng lên, do vậy cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE tại các khu du lịch lớn của Việt Nam cũng đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng, như khách sạn, phòng hội nghị hội thảo các dịch vụ khác phục vụ du lịch MICE…

Ngoài những yêu cầu như du lịch thông thường, du lịch MICE còn có yêu cầu về các dịch vụ chuyên dụng phục vụ cho du lịch MICE (Diana Spina 2012) như trang trí khánh tiết, băng rôn khẩu hiệu, hoa tươi, âm thanh loa đài, phòng họp lớn - nhỏ, các loại tiệc, dụng cụ khác phục vụ hội chợ triển lãm…

Với những đặc điểm về tiêu dùng của khách du lịch MICE cho thấy dù cơ quan đơn vị tự tổ chức hay đi thông qua đơn vị lữ hành thì vai trò của đơn vị tổ chức rất quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến, các dịch vụ du lịch MICE và đặc biệt xây dựng kế hoạch chương trình cũng như khâu tổ chức sao cho chương trình du lịch MICE của cơ quan đơn vị được thực hiện thành công nhằm mang lại sự hài lòng cho các thành viên tham dự (khách du lịch MICE).

1.2. Lý thuyết về sự hài lòng của khách du lịch và các nhân tố tác động

1.2.1. Khái niệm về sự hài lòng của khách du lịch

Có nhiều quan niệm khác nhau về sự hài lòng. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều quan niệm về sự hài lòng. Sự hài lòng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với

Ngày đăng: 03/03/2023