Các Hoạt Động Sinh Kế Của Người Dân Sau Khi Tđc


Bảng 3.5: Các nghề đào tạo mới và vốn hỗ trợ sinh kế


STT

Các hoạt động SK mới

Vốn hỗ trợ/hộ/lần

1

Nghề thủ công nghiệp

500.000 kíp

2

Trồng trọt cây lương thực

500.000 kíp

3

Chăn nuôi thủy sản công nghiệp

500.000 kíp

4

Sản xuất và chế biến lương thực

1.000.000 kíp

5

Buôn bán và dịch vụ sửa chữa

1.000.000 kíp

6

Chăn nuôi công nghiệp

1.000.000 kíp


Giá trị tiền(2016): 1.000.000 Kip Lào = 2.800.000 VNĐ = 120 $

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 9

Nguồn: Số liệu do tác giả thu thập, Bản Phonesavat, 2016

3.3. Thực trạng môi trường sinh kế

3.3.1. Môi trường tự nhiên

Bản Phonesavat nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa,trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 280C, trong đó cao nhất trong năm là 390 C và thấp nhất là 180 C. Không khí có độ ẩm trung bình từ 83-88%, độ ẩm cao nhất là khi có mưa và thấp nhất vào khô. Hàng năm có 2 mùa gió lớnnhư gió mùa Tây Nam và gió mùa Tây Bắc. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 mang theo

hơi nước và đôi khi có mưa rào; Gió mùa Tây Bắc xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5 thường mang theo những cơn gió nóng bỏng và khô cạn. Về tốc độ gió trung bình trong năm là 2,8m/s, ở độ cao nhất 3.4m/s và thấp nhất là 1,8m/s. Đối với lượng mưa hàng năm phân bố không đều theo không gian và thời giantrong vùng, trung bình là 1000mm đến 2000mm và lượng mưa tập trung chủ yếu ở vùng địa hình cao miền núi. [8, tr. 3-5].

Địa hình đất đai, trong vùng cónúi chiếm diện tích lớn khoảng 31.446 havàphân bốtheo hướng Bắc- Nam. Bên cạnh đó có các dãy núi Pha Bông và


nhiều dãy núi khác đứng xếp nhau tại phía Đôngcho đến phía Tây của địa bàn. Các dãy núi này tạo nên chiều độ cao, độ dốc, tạo ra nhiều nguồn suối nhỏ và che phủ bằng cây rừng rậm. Bên phía Nam là đồng bằng ruộng chiếm diện tích khoảng 23. 101 ha, chủ yếu là nơi canh tác của người dân tại chỗ và hệ thống sông suối [8, tr. 8].

Đặc điểm của đấtlà có 2 loại đất như: đất phù sa pha cát và đất vàng chất tẻ. Đất phù sa là nhóm đất phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình thấp, ven bờ sôngvà theo các chân núi. Đất vàng phân bố ở các khu vực địa hình cao, sườn núi và dải núi. Theo quan sát, đây là hai loại đất tốt và thích hợp cho việc trồng trọt phát triển kinh tế nông nghiệp [8, tr. 10].

Nguồn nước có thể lấy từ nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt là lấy từ các con sông và các suối nhỏ. Nguồn nước ngầm có thể lấy từ các mạch nước gần suối và sông trong khu vực. Theo khảo sát, chất lượng nước ngầm và nước mặt trên địa bàn tương đối tốt, mức độ ô nhiễm còn thấp.

Diện tích rừng núi chiếm 33% trên diện tích toàn bộ và phân bố ở các vùng miền núi phía Bắc, trong đó gồm các loại cây tự nhiên khác nhau. Tuy nhiên, về tài nguyên rừng trong khu vực đã được khai thác cạn kiệttrước khi người dân TĐC thủy điện NN2 chuyển cư đến [8, tr. 11].

Khoáng sản tự nhiên, trên địa bảnphát hiện cónhiều đá thủy tinh phân bốở phía Tây. Đồng thời, cũng phát hiện có đá vôi, cát, sỏiphân bố ở phía Nam và đặc biệt là có phát hiện than đá phân bố ở phía Bắc của các dãy núi. Các loại khoáng sản này là những lợi thế quan trọng để khai thác phát triển kinh tế xã hội cho người dân.Như vậy, mặc dù diện tích lãnh thổ khu TĐC không lớn nhưng cấu trúc của địa hình tương đối phong phú với sự có mặt của các loại khoáng sản khác nhau mang tính quyết định lớn đến chất lượng đất.


Như vậy, sự thích nghi môi trường tự nhiên của người dân, người dân cho biết: “Chúng tôi gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường tự nhiên tại nơi ở mới vì tại nơi ở mới có khí hậu thời tiếtnóng không thuận tiện lao động, người già và trẻ em hay mắc ốm và khiến cho cây trồng khó sinh trưởng tốt”. Theo quan sát, vấn đề khí hậu nóng không chỉ tác động tới sức khỏe người dân mà còn tác động tới sự sinh trưởng của các loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, người dân cũng cho rằng: “Chất lượng đất tại nơi ở mới tương đối tốt và có thể làm ăn được”. Như vậy, điều kiện tự nhiên ở bản Phonesavat là một trong những yếu tố tác động biến đổi sinh kế người dân.

3.3.2. Môi trường xã hội

Khu tái định cư các cơ sở hạ tầng được chuẩn bị cơ bản, đó là trường học, trung tâm y tế, đường giao thông, nước sạch, điện và hệ thống phù sóng. Đường giao thông gồm có 2 tuyến kết nối từ thị trấn huyện Mương Phương vào bản và có thể đi lại thuận tiện quanh năm. Điện lực được kết nối từ trạm điện lực quốc gia tỉnh Viêng Chăn. Hệ thống nước sinh hoạt là bơm từ sông Nam Lít và có hệ thống ống thoát nước. Trường học gồm 3 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 1 trường THCS. Bên cạnh đó có một trạm y tế gồm có 6 phòng khám, 1 xe cấp cứu và một số trang thiết bị y tế cơ bản. Tại bản Phonesavat có một cột phủ sóng TV và điện thoại và trung tâm làng có một chợ là khu trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho người dân chưa thuận lợi. Đây là một vấn đề hạn chế cho sự phát triển sinh kế của người dân.

Sau khi tái định cư, nhiều hộ dân không được bố trí cùngvới cộng đồng dân của mình. Đồng thời, nhà ở cũng vượt xa cái gọi là “truyền thống”. Ngôi nhà truyền thống của các tộc người đều có sự biến đổithành nhà sàn cao và các ngôi nhà được xây đồng bộvới vị trí hướng nhà sai phong tục. Một số các


nghi lễ truyền thống, nhất là lễ hội cầu mùa, tết năm mới, lễ cúng báy các thần linh thiên nhiên của các tộc người không được thực hiện đúng mùa và giảm bớt đi trong khi Chính phủ Lào yêu cầu các tộc người giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Người dân cho biết: “Các phong tục tập quán nếu chúng tôi làm khác đi thì tổ tiên sẽ không bảo quản gia đình, suy giảm sự linh thiêng của niềm tin và không mang lại may mắn cho cộng đồng”. Như vậy, việc thực hiện tái định của dự án đã phá vỡ mạng lưới xã hội và nguyện vọng của người dân [9, tr. 6-13].

Như vậy, sau khi tái định cưngười dân tái định cư thủy điện NN2 phải sống trọng một môi trường chật chạp, tinh thần bất ổn và không thuận tiện cho việc khiếm sống như trước đây.

3.4. Tiền đề biến đổi sinh kế

3.4.1. Biến đổi sinh kế nông nghiệp

Sinh kế nông nghiệp của các dân tộc trước đây chủ yếu là sản xuất lúa và vật nuôi lớn như trâu và bò. Sau khi thay đổi không gian sống dẫn tới thay đổi không gian sản xuất và tác động biến đổi giống cây trồng và vật nuôi. Hiện nay, sinh kế nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa quả và một số vật nuôi nhỏ như cá, vịt, gà, lợn. Những biến đổi này có tác động trực tiếp đến thu nhập và kết thu nhập thấp hơn so với trước đây.

3.4.2. Biến đổi sinh kế tự nhiên

Bên cạnh của sự biến đổi sinh kế nông nghiệp là biến đổi sinh kế tự nhiên của người dân. Trước đây hoạt động đi săn bắt, săn bắn và hái lượm của người dân là chiếm vị trí quan trọng vì phú các loại thảm thực và động động. Hoạt động sinh kế này không chỉ mang lại kết quả lợi ích về đáp ứng nhu cầu lương thực mà còn có thu nhập cao phát triển kinh tế gia đình. Sau khi tái định cư, hoạt động sinh kế này hạn chế. Sự biến đổi sinh kế này tác động nhu


cầu lương thực và thu nhập kinh tế của người dân trong khi sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp và thiếu hụt.

3.4.3. Biến đổi sinh kế thủ công nghiệp

Trước đây hoạt động sinh kế thủ công nghiệp cũng là một hoạt động sinh kế quan trọng để góp phần thu nhập cho các hoạt động sinh kế khác. Đó là sản xuất vải và sợi để may mặc, sản xuất các dụng cụ làm phương tiện lao động, phương tiện săn bắt... Sau khi tái định cư nghề thủ công của người dân chủ yếu là nghề sản xuất vải. Việc sản xuất vải không chỉ để phục vụ may mặc mà còn là thu nhập kinh tế chính cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc sản xuất vải là có thu nhập thấp so với các hoạt động sinh kế khác. Như vậy, sự biến đổi sinh kế này vừa tác động tích cực và vừa tác động tiêu cực đến đời sống người dân, tức là từ một hoạt động sinh kế phụ sang một hoạt động sinh kế chính không mang tính thuyết phục đời sống người dân bền vững.

3.4.4. Biến đổi sinh kế lâm nghiệp

Trước đây việc trồng cây lâm nghiệp của người dân chủ yếu là dùng làm nguyên liệu xây dựng nhà cửa, nhưng sau khi tái định cư việc trồng cây gắn liền với mục đích kinh tế và hạn chế về khai thác rừng tự nhiên. Như vậy, khiến cho dân thiếu cơ sở sinh kế để thuyết phục cuộc sống.

3.4.5. Biến đổi sinh kế thương nghiệp

Cùng với các biến đổi trên, một sự biến đổi quan trọng khác là biến đổi sinh kế thương nghiệp và dịch vụ. Trước đây, đại đa số người dân đều có cơ hội thu nhập kinh tế mỗi ngày để nuôi sống và thoát nghèo. Người dân mở các dịch vụ quán ăn uống, dịch vụ sửa chữa và đồ tiêu dùng hàng ngày cùng với các sản phẩm nông nghiệp và tự nhiên. Có nhiều bản dân có tổ chức mở các chợ nông thôn theo phong cách truyền thống và thu hút số lượng khách hàng đông đảo, khiến cho mỗi gia đìnhcó thu nhập kinh tế ổn. Sau khi tái định


cư, sinh kế thương nghiệpvà dịch vụ chỉ phục vụ cho người dân trong làng. Sự biến đổi sinh kế này tác động mức thu nhập kinh tế của người dân, nhất là có thu nhập thấp và không đủ để nuôi sống.

3.4.6. Biến đổi sinh kế việc làm

Theo điều tra, trước đây có nhiều hộ gia đình có việc làm ổn định, đặc biệt là làm việc cho các công ty khai thác mỏ, công ty gỗ và các dự án thủy điện nhỏ. Mỗi năm có người dân tham gia làm việc vào đó ít nhất 2 người trong một gia đình, mức lương trung bình là 2.500.000 kip/người/tháng. Đồng thời, người dân còn có cơ hội tiếp cận việc làm với các cơ quan Nhà nước như làm công an, thầy giáo, bác sĩ...Sau khi tái đinh cư, khoảng 90% người dân không có việc làm ổn định. Hiện nay, hoạt động sinh kế này cũng bị hạn chế và đang trong quá giải quyết của Chính phủ Lào.

Như vậy, kết quả biến đổi sinh kế có tác động tiêu tới đời sống người dân không phải ít, trong đó nổi bật nhất là biến đổi sinh kế nông nghiệp của người dân. Theo thông tin của một người dân Lào ở bản Phonesavat cho biết: “Trong bối cảnh sau khi tái định cư của chúng tôi thật là khó khăn, doDự án không bồi thường đất sản xuất cho chúng tôi như đã hứa. Đối với gia đình tôi chỉ có 20x40m diện tích đất mà tôi cảm thấy không đủ để sản xuất nông nghiệp”.Như vậy, đời sống của người dân tái định cư đang rất khó khăn trong việc kiếm sống và an ninhlương thực.

Tiểu kết chương 3

Trong quá trình thực hiện di dân tái định cư của dự án thủy điện NN2 đã dẫn tới biến đổi sinh kế của các tộc người như người Khơ mú, người Lào và người Hmong theo chiều hướng tiêu cực hơn. Sau khi các tộc ngườiđược chuyển cư đến huyện Mương Phương là gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề sinh kế. Các hoạt động sinh kế mới của người dân không đảm bảo an


ninh lương thực và phát triển sinh kế bền vững. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa của các tộc người từng bước biến mất đi và các hộ gia đình đang xoay xở bỏ nhà đến nơi ở khác. Theo mục tiêu, mỗi hộ gia đình tái định cư sẽ được phân 1 ha đất để trồng lúa, được nhận 1 ngôi nhà ở đảm bảo truyền thống, đào tạo cây trồng mới và vật nuôi mới... Tuy nhiên, điều này là khó khăn trong thực tế do thiếu sự quan tâm chặt chẽ của Nhà nước. Như vậy, việc tái định cư của dự án thủy điện NN2 là một quá trình kép sắp xếp lại cuộc sống người dân, làm thay đổi chiến lượcsinh kế và các hoạt động sinh kế quan trọng của các tộc người.


Chương 4

HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂNSAU NĂM 2011


4.1. Các hoạt động sinh kế của người dân sau khi TĐC

4.1.1. Kinh tế nông nghiệp

Sau khi tái định cư, dự án thủy điện NN2 được quy hoạch đào tạo trồng cây mới cho đồng bào dân tái định cư, đó là nghề trồng áp dụng khoa học kỹ thuật. Các loại cây trồng gồm có: các loại rau, nấm, cam, canh, bưởi, nhẵn, vài, chôm chôm, đu đủ... Các loại cây trồng mới này mỗi hộ dân được phép đăng ký trồng từ 1đến 2 loại cây trồng. Làm như vậy để tạo tăng nhu cầu lương thực và giảm sức cạnh tranh trong thị trường lương thực, thực phẩm. Đối với kỹ thuật trồng và chăm sóc là sử dụng phân hóa học kết hợp phân chuồng. Người dân làm nhà che cho cây trồng và tưới tiêu thường xuyên. Đối với các hộ gia đình tham gia nghề trồng trọt gồm 548 hộ. Trong đó có 226 hộ chuyên trồng các loại cây ăn quả. Khoảng322 hộ chuyên trồng các loại cây thực phẩm.Tổng thu nhập trung bình mỗi năm của mỗi hộ dân là từ

12.000.000 đến 15.000.000 kip/hộ/năm. Về canh tác trồng trọt này người dân cho biết: “Việctrồng rau của chúng tôi mỗi 3 tháng thu nhập được khoảng

2.000.000 đến 3.000.000 kip.Mức thu nhập tương đối cao nhưng đối với gia đình tôi làchưa đủ để kiếm sống. Chúng cần có ruộng trồng lúa là tốt hơn” . Đồng thời, người dân làm canh tác trồng cây ăn quả cho biết: “Tôi làm canh tác trồng cây ăn quả, nhất là quả cam và bưởi. Năm nay tôi thu nhập được khoảng 3 tấn và thu nhập được khoảng 16.000.000 kíp. Mức thu nhập này rất khó để nuôi sốngcho gia đình tôi”.Như vậy, theo ý kiến của nhóm dân làm canh tác trồng trọt là đang trong bối cảnh lo lắng vì theo họ thì mức thu nhập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022