Bảng 2.2. Thang đo hình ảnh điểm đến
Hệ số tương quan biến – tổng | Hệ số tải nhân tố | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | ||
ID19 | 0.611 | 0.951 | |||
ID17 | 0.661 | 0.909 | |||
ID23 | 0.581 | 0.778 | |||
ID20 | 0.735 | 0.736 | |||
ID18 | 0.640 | 0.594 | |||
ID13 | 0.576 | 0.764 | |||
ID10 | 0.447 | 0.748 | |||
ID12 | 0.739 | 0.716 | |||
ID11 | 0.617 | 0.707 | |||
ID16 | 0.553 | 0.662 | |||
ID21 | 0.544 | 0.509 | |||
ID1 | 0.389 | 0.847 | |||
ID3 | 0.392 | 0.779 | |||
ID7 | 0.565 | 0.668 | |||
ID4 | 0.576 | 0.586 | |||
ID6 | 0.611 | 0.580 | |||
ID5 | 0.695 | 0.525 | |||
ID2 | 0.566 | 0.525 | |||
ID8 | 0.356 | 0.826 | |||
ID9 | 0.468 | 0.579 | |||
ID14 | 0.547 | 0.555 | |||
Giá trị riêng – Eigen value | 8.100 | 2.727 | 1.566 | 1.435 | |
Phương sai trích – Variance Extraction | 38.571 | 12.987 | 7.456 | 6.834 | |
Tổng phương sai trích | 65.848 | ||||
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của từng nhóm biến | .890 | .847 | .848 | .630 | |
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha | 0.915 | ||||
Kiểm định KMO và Bartlett | 0.832 | 0.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giả Thuyết Trong Mô Hình Nghiên Cứu Lý Thuyết
- Kiểm Định Sơ Bộ Thang Đo - Xác Định Biến Có Hệ Số Tải Thấp
- Kiểm Định Tính Đơn Hướng, Độ Tin Cậy Và Độ Giá Trị
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mice Của Hải Phòng
- Thang Đo Sự Hài Lòng Của Du Khách Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch Mice
- Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Chính Thức Thang Đo Bằng Efa
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp
2.5.2.2. Thang đo giá trị nhận thức
Với thang đo giá trị nhận thức, kết quả EFA trích được từ 5 nhân tố với tổng phương sai trích là 79,776%. Các biến quan sát phần lớn đều có hệ số tải của nhân tố 1
đến nhân tố 5 > 0,5 ; hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát > 0,35 (nhận giá trị từ 0,454 đến 0,769); hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt giá trị 0,943 > 0,6. Biến PVI15 có hệ số tải nhỏ (hệ số tải cao nhất là 0,370 – kết quả trong phần B2 phụ lục 3) nhưng vẫn giữ lại để tiếp tục kiểm định chính thức với số lượng mẫu lớn nếu hệ số tải nhân tố vẫn thấp sẽ loại.
5 nhân tố đại diện cho thang đo giá trị nhận thức được xác định dựa trên nội dung của các biến quan sát, lần lượt là:
- Dịch vụ ăn uống (gồm các biến PVI4, PVI5, PVI6, PVI7 và PVI8)
- Dịch vụ khác (gồm các biến quan sát PVI12, PVI13, và PVI14)
- Nhân viên phục vụ (gồm các biến PVI16, PVI17, PVI18 và PVI19)
- Dịch vụ vận chuyển (gồm các biến PVI9, PVI10 và PVI11).
- Dịch vụ lưu trú (gồm các biến PVI2 và PVI3)
Các nhân tố trong thang đo giá trị nhận thức vẫn phản ánh đúng nội dung của các khái niệm đã được xây dựng từ lý thuyết đã nêu trên (bảng 2.1), một số biến quan sát có sự dịch chuyển khỏi nhóm biến ban đầu tuy nhiên không làm sai lệch nội dung thông tin của nhóm biến mới.
Bảng 2.3. Thang đo giá trị nhận thức
Hệ số tương quan biến - tổng | Hệ số tải nhân tố | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
PVI12 | 0.769 | 0.821 | ||||
PVI14 | 0.761 | 0.663 | ||||
PVI13 | 0.657 | 0.504 | ||||
PVI11 | 0.739 | 0.988 | ||||
PVI10 | 0.735 | 0.840 | ||||
PVI9 | 0.680 | 0.587 | ||||
PVI19 | 0.769 | 0.869 | ||||
PVI18 | 0.763 | 0.850 | ||||
PVI17 | 0.774 | 0.821 | ||||
PVI16 | 0.572 | 0.576 | ||||
PVI2 | 0.713 | 0.917 | ||||
PVI3 | 0.764 | 0.671 | ||||
PVI1 | 0.473 | 0.508 | ||||
PVI7 | 0.454 | 0.987 | ||||
PVI4 | 0.661 | 0.749 |
Hệ số tương quan biến - tổng | Hệ số tải nhân tố | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
PVI5 | 0.550 | 0.829 | ||||
PVI6 | 0.640 | 0.700 | ||||
PVI8 | 0.700 | 0.569 | ||||
Giá trị riêng – Eigen value | 9.401 | 1.801 | 1.342 | 1.269 | 1.147 | |
Phương sai trích – Variance Extraction | 52.229 | 10.005 | 7.455 | 5.381 | 4.707 | |
Tổng phương sai trích | 79.776 | |||||
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của từng nhóm biến | 0.851 | 0.866 | 0.901 | 0.798 | 0.841 | |
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha | 0.943 | |||||
Kiểm định KMO và Bartlett | 0.871 | 0.000 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp
2.5.2.3. Thang đo năng lực đơn vị tổ chức
Với thang đo năng lực đơn vị tổ chức, kết quả EFA từ 2 nhân tố với tổng phương sai trích là 71,294%. Các biến quan sát phần lớn đều có hệ số tải của ít nhất 1 trong 2 nhân tố > 0,5; hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát > 0,35 (từ 0,640 đến 0,848).
Các biến OB10, OB 16, OB17 và OB18 không đạt giá trị phân biệt vì có hệ số tải nhân tố > 0,5 trong cả 2 nhân tố (OB10 có 2 hệ số tải là 0,503 và 0,942 – OB16 có 2 hệ số tải là 0,797 và 0,621 – OB17 có 2 hệ số tải là 0,683 và 0,534 – OB18 có 2 hệ số tải là 0,675 và 0,513) nghiên cứu sinh chưa loại bỏ ngay từ nghiên cứu sơ bộ mà vẫn giữ lại để tiếp tục kiểm định chính thức với số lượng mẫu lớn. (Kết quả này được trình bày trong phần C2 phụ lục 3)
Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo năng lực đơn vị tổ chức đạt giá trị 0,956
> 0,6. Như vậy, ngoại trừ các biến OB10, OB16, OB17 và OB18, tất cả các biến quan sát của thang đo này đều đạt yêu cầu để sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Kiểm định KMO cũng thể hiện thang đo đạt yêu cầu sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
2 nhân tố đại diện cho thang đo năng lực đơn vị tổ chức được xác định dựa trên nội dung của các biến quan sát, lần lượt là:
- Năng lực lựa chọn và cung cấp thông tin (gồm các biến quan sát OB1, OB2, OB3, OB4, OB12, OB13 và OB15)
- Năng lực tổ chức (gồm các biến quan sát OB5, OB6, OB7, OB8, OB9, OB11, OB14 và OB19)
Bảng 2.4. Thang đo năng lực đơn vị tổ chức
Hệ số tương quan biến – tổng | Hệ số tải nhân tố | ||
1 | 2 | ||
OB4 | 0.681 | 0.952 | |
OB15 | 0.740 | 0.925 | |
OB1 | 0.640 | 0.915 | |
OB14 | 0.760 | 0.788 | |
OB13 | 0.758 | 0.776 | |
OB12 | 0.734 | 0.733 | |
OB2 | 0.798 | 0.647 | |
OB3 | 0.730 | 0.588 | |
OB11 | 0.642 | 0.910 | |
OB6 | 0.885 | 0.708 | |
OB7 | 0.776 | 0.700 | |
OB9 | 0.804 | 0.685 | |
OB5 | 0.827 | 0.585 | |
OB8 | 0.848 | 0.558 | |
OB19 | 0.703 | 0.504 | |
Giá trị riêng – Eigen value | 9.418 | 1.276 | |
Phương sai trích – Variance Extraction | 62.788 | 8.505 | |
Tổng phương sai trích | 71.294 | ||
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của từng nhóm biến | 0.908 | 0.935 | |
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha | 0.956 | ||
Kiểm định KMO và Bartlett | 0.890 | 0.000 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp
2.5.2.4. Thang đo sự hài lòng của du khách sử dụng MICE
Với thang đo sự hài lòng của du khách MICE, kết quả EFA từ 2 nhân tố với tổng phương sai trích là 69,344%. Các biến quan sát phần lớn đều có hệ số tải của ít nhất 1 trong 2 nhân tố > 0,5; hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát > 0,35 (từ 0,488 đến 0,846). Các biến ST7 và ST8 có hệ số tải nhân tố < 0,5 hoặc hệ số tương quan biến – tổng < 0,35 (hệ số tương quan biến tổng của ST7 là 0,324 và hệ số tải nhân tố lớn nhất của ST8 chỉ là 0,471 – kết quả này trình bày trong phần D phụ lục
3) nhưng vẫn giữ lại để tiếp tục kiểm định chính thức với số lượng mẫu lớn nếu hệ số tải nhân tố vẫn thấp sẽ loại.
Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo năng lực đơn vị tổ chức đạt giá trị 0,928
> 0,6. Như vậy, ngoại trừ các biến ST7 và ST8, tất cả các biến quan sát của thang đo này đều đạt yêu cầu để sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Kiểm định KMO cũng thể hiện thang đo đạt yêu cầu sử dụng cho nghiên cứu chính thức (>0,5).
2 nhân tố đại diện cho thang đo sự hài lòng của du khách MICE được xác định dựa trên nội dung của các biến quan sát, lần lượt là:
- Sự hài lòng với dịch vụ du lịch MICE (gồm các biến ST3, ST4, ST5 và ST6).
- Niềm tin với dịch vụ du lịch MICE (gồm các biến quan sát ST1, ST2, ST9, ST 10, ST11, ST12 và ST13).
Các biến quan sát của các thang đo đã trải qua kiểm định sơ bộ sẽ được kiểm tra lại trong nghiên cứu chính thức.
Bảng 2.5. Thang đo sự hài lòng của du khách MICE
Hệ số tương quan biến – tổng | Hệ số tải nhân tố | ||
1 | 2 | ||
ST13 | 0.735 | 0.878 | |
ST11 | 0.747 | 0.835 | |
ST2 | 0.791 | 0.783 | |
ST12 | 0.738 | 0.728 | |
ST9 | 0.846 | 0.727 | |
ST10 | 0.733 | 0.686 | |
ST1 | 0.488 | 0.563 | |
ST5 | 0.741 | 0.952 | |
ST4 | 0.709 | 0.869 | |
ST6 | 0.600 | 0.722 | |
ST3 | 0.699 | 0.576 | |
Giá trị riêng – Eigen value | 6.535 | 1.092 | |
Phương sai trích – Variance Extraction | 59.413 | 9.931 | |
Tổng phương sai trích | 69.344 | ||
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của từng nhóm biến | 0.908 | 0.877 | |
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha | 0.928 | ||
Kiểm định KMO và Bartlett | 0.890 | 0.000 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp
Kết quả kiểm định sơ bộ có 9 biến không đạt yêu cầu vì có hệ số tải nhân tố thấp < 0,5 hoặc có hệ số tải cao nhưng xuất hiện trong nhiều nhóm biến, tuy nhiên nghiên cứu sinh vẫn để lại trong kiểm định chính thức với số lượng mẫu cao hơn nếu tiếp tục không đạt yêu cầu thì sẽ loại hỏi nghiên cứu:
ID15 (Các sự kiện hấp dẫn) có hệ số tải lớn nhất là 0,466
ID22 (Bến xe, bến tàu, sân bay... rộng rãi hiện đại) có hệ số tải lớn nhất là 0,367 PVI15 (Chất lượng thực phẩm đồ uống tốt) hệ số tải cao nhất là 0,370
(OB10, OB 16, OB17 và OB18 không đạt giá trị phân biệt vì có hệ số tải nhân tố > 0,5 trong cả 2 nhân tố)
OB10 (Giá cả hội nghị hợp lý) có 2 hệ số tải là 0,503 và 0,942 OB16 (Thời gian hữu ích tiết kiệm) có 2 hệ số tải là 0,797 và 0,621 OB17 (Chi phí tìm kiếm ít) có 2 hệ số tải là 0,683 và 0,534
OB18 (Giá cả hợp lý cho thực phẩm và chỗ ở) có 2 hệ số tải là 0,675 và 0,513 ST7 (Chuyến đi vượt quá sự mong đợi) có hệ số tương quan biến tổng 0,324 < 0,35 ST8 (Hạnh phúc vì được tham gia sự kiện) có hệ số tải nhân tố lớn nhất là 0,471
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu chương 2 đã đạt được một số vấn đề như sau.
Thứ nhất, đưa ra qui trình nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu chính gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu trước của các tác giả trên thế giới, xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn. Kết hợp kết quả phỏng vấn và các nghiên cứu trước xây dựng thang đo với 74 biến quan sát để nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE .
Thứ ba, kiểm định sơ bộ các thang đo nghiên cứu với 100 mẫu cho thấy có 64 biến quan sát của các thang đo đạt yêu cầu được sử dụng cho phân tích chính thức. Bên cạnh đó, xác định được 9 biến có hệ số tương quan biến tổng hệ số tải nhân tố thấp và hệ số tải nhân tố cao nhưng lại xuất hiện ở nhiều nhóm biến là: ID15, ID22, PVI15, OB10, OB16, OB17, OB18, ST7 và ST8, tuy nhiên những biến này vẫn được giữ lại để tiếp tục kiểm định trong nghiên cứu định lượng chính thức với số lượng mẫu lớn hơn, nếu hệ số tương quan biến tổng và hệ số tải nhân tố vẫn thấp so với qui ước thì sẽ loại bỏ khỏi nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3, trình bày kết quả kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết, ước lượng các tham số của mô hình và kiểm định các giả thuyết được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các nội dung chính như sau: Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát theo các tiêu chí phân nhóm khác nhau về đặc điểm của du khách sử dụng dịch vụ MICE, các thống kê mô tả số liệu của các biến quan sát; kết quả kiểm định thang đo, độ tin cậy, độ giá trị; kết quả kiểm định chính thức thang đo của các khái niệm nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0; kết quả kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA, được thực hiện thông qua phần mềm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS 22.0. Kết quả kiểm định các thang đo ở bước này là cơ sở để chuyển sang kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết bằng mô hình SEM; kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu đã nêu ở chương 1. Nghiên cứu sinh cung cấp kết quả kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu - Hải Phòng
3.1.1. Đặc điểm chung của Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố có kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ phát triển, được Chính phủ công nhận là thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia. Hải Phòng có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông khá phát triển gồm đường bộ đường sắt đường biển và đường hàng không, thuận tiện cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Hải Phòng có cảng biển quốc tế lớn nhất khu vực phía Bắc, chuẩn bị xây dựng cảng biển quốc tế Lạch Huyện để nâng công suất khai thác cảng hàng hóa và có thể đón được các tàu du lịch quốc tế lớn, sân bay Cát Bi được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế phụ trợ cho sân bay Nội Bài, hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối với sân bay quốc tế Nội Bài và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn phục vụ cho phát triển tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Chiến lược phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế “ Việt Nam
- Trung Quốc, nâng cấp quốc lộ 10 và chuẩn bị xây dựng mới đường cao tốc ven biển phục vụ cho phát triển khu vực vùng Duyên hải Bắc bộ và hành trình du lịch kết nối các di sản thế giới ven biển phía Bắc.
Thu hút đầu tư trực tiếp của Hải Phòng đứng trong tốp đầu cả nước với hàng loạt dự án của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước chủ yếu đầu tư vào du lịch như Tập đoàn LG Electronics Hàn Quốc, Vingroup, Sungroup, Him Lam, Bitexco, Xuân Trường, FLC...tại các khu du lịch của Hải Phòng: Đồ Sơn, Cát Bà, Đảo Vũ Yên và trung tâm Thành phố.
Sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển Hải Phòng nói chung mà còn phát triển du lịch và du lịch MICE Hải Phòng nói riêng, giúp cho kinh tế xã hội và du lịch Hải Phòng theo kịp sự phát triển chung của cả nước trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay. Khách du lịch đến Hải Phòng năm 2011 đạt 4,2 triệu lượt khách, đến năm 2016 đạt 5,9 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 759 nghìn lượt), sau 5 năm tăng 33%.
3.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch MICE của Hải Phòng
Sản phẩm du lịch MICE trước hết là sản phẩm du lịch gồm các điểm tham quan, cảnh quan, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác. Ngoài ra còn có dịch vụ phục vụ các hoạt động MICE như phòng họp, hội nghị hội thảo, cơ sở vật chất cho hội chợ triển lãm, sự kiện.
Hải Phòng là một trong những thành phố có du lịch phát triển sớm nhất cả nước từ đầu những năm 1900 của thế kỷ trước dưới thời Pháp thuộc. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, cơ sở hạ tầng du lịch Hải Phòng khá phát triển (khách sạn cao cấp, có trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống giao thông hiện đại thuận tiện...), Hải Phòng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch MICE. Hiện nay, Hải Phòng có 2 khu du lịch lớn là Cát Bà và Đồ Sơn đều nằm trong vùng phát triển du lịch quốc gia Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, có 83 điểm du lịch. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng của Hải Phòng.
Hải Phòng ưu thế hơn Vịnh Hạ Long là có Vịnh Lan Hạ, đồng thời có vườn Quốc gia Cát Bà trên đảo với nhiều loài động thực vật quí hiếm như Vọoc, kim giao, với nhiều bãi tắm đẹp, khách được nghỉ đêm trên đảo, đặc biệt quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hơn nữa, Cát Bà - Đồ Sơn có nhiều loại hải sản hấp dẫn thực khách như tu hài, mực, tôm he, cá thu, cá nhụ…, là điểm đến thích hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học, khám phá, trải nghiệm…học tập rèn luyện làm việc theo nhóm (team building), tiệc ngoài trời, nghỉ dưỡng sau khi khách đã tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ thương mại tại Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh lân cận.