Những Mục Tiêu Chính Của Quản Lý Điểm Đến Du Lịch


nguồn lao động cho nơi có điểm đến; tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi. Một điểm đến du lịch dù mới được hình thành hay đã có lịch sử tồn tại và phát triển đã lâu đều có những vai trò nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và khu vực. Tuy nhiên, tùy từng mức độ phát triển khác nhau, tùy vào hiệu quả của công tác quản lý điểm đến mà mỗi điểm đến du lịch lại có tuổi thọ ngắn hay dài trong chu kỳ sống của điểm đến.[8]

1.2. Quản lý điểm đến du lịch

1.2.1. Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch

Theo tổ chức UNWTO, “Quản lý điểm đến du lịch là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến. Việc quản lý điểm đến mang lại phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm liên kết các thực thể/đối tượng riêng biệt cho việc quản lý các điểm đến tốt hơn. Sự kết hợp quản lý có thể tránh sự trùng lặp trong những nỗ lực liên quan đến việc quảng bá, các dịch vụ du khách, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh và nhận biết bất cứ thiếu sót quản lý nào mà không được giải quyết".[23]

Như vậy, với cách hiểu này, quản lý điểm đến du lịch chính là một hoạt động có sự phối hợp của các nhân tố hình thành điểm đến đồng thời xác định rõ vai trò của việc quản lý điểm đến trong mục tiêu phát triển du lịch của điểm đến đó

1.2.2. Những mục tiêu chính của quản lý điểm đến du lịch

1.2.2.1. Phát triển một hệ thống thông tin du lịch năng động về điểm đến Phát triển một hệ thống thông tin du lịch là vô cùng cần thiết nhằm tăng

cường thông tin giữa các cơ quan công quyền, giữa các tổ chức công và tư, giữa chính quyền và nhân dân địa phương, giữa các tổ chức có trách nhiệm và du khách tới điểm đến. Tổ chức quản lý điểm đến cũng cần có trách nhiệm thu thập thông tin của chính điểm đến du lịch và của cả thị trường bền ngoài trong đó có cả các đối thủ cạnh tranh.

Việc thành lập một mạng lưới thông tin du lịch là một phương thức quảng bá vạn năng. Thông tin có thể giúp cho du khách nhận thức được giá trị và mục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


tiêu của các điểm đến đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn hành vi cho du khách sao cho phù hợp. Thông tin có thể được cung cấp qua nhiều phương thức khác nhau, ví dụ: Tờ rời, quy tắc ứng xử và thuyết minh. Các thông tin này có thể có tại các trung tâm truy cập thông tin, các điểm thu hút du khách và các công trình công cộng, chỗ ở của du khách...

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 4

Trên thực tế, mọi tổ chức điểm đến là “bên môi giới thông tin”, tổ chức điểm đến thu thập thông tin về: các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách hàng tiềm năng hoặc khách du lịch, các cơ hội thị trường..... Việc quản lý thông tin tốt là một yêu cầu cần thiết. Điều này có nghĩa là việc áp dụng một phương pháp thích hợp cho việc thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về điểm đến.

1.2.2.2. Xây dựng lên hình ảnh của một khu vực, một quốc gia như là một điểm đến du lịch

Để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, một điều mà bất cứ một khu vực hay quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng hình ảnh cũng như tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh của khu vực, quốc gia ra nước ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh của khu vực, của quốc gia luôn được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. Một trong những yếu tố được đặc biệt quan tâm khi tạo dựng hình ảnh là sự độc đáo so với các nước khác, các khu vực khác cũng khai thác triệt để ưu thế và lợi thế của địa phương.

Sự hiện diện văn hoá của một địa phương, một khu vực hay một đất nước chính là hình ảnh ấn tượng của địa phương, của khu vực, của quốc gia đó trong lòng du khách. Hình ảnh ấn tượng đó có thể là một công trình kiến trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội họa, điêu khắc, có thể là một danh thắng thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây, loài hoa, thậm chí là một


món ăn, một loại đồ uống. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền có thể có một hình ảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các quốc gia thường có nhiều hình ảnh mang tính đặc trưng. Ví dụ, khi nhắc đến Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là tháp Eiffel, rượu vang Bordeaux; nói đến Australia, người ta sẽ nghĩ đến Nhà hát vỏ sò Sydney, đến chuột túi Kangaroo; nói đến Nhật Bản là núi Phú Sỹ, rượu Sakê, trà đạo; nói đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến món kim chi; nói đến Cuba, đó là xì gà, là bãi biển trong xanh, là mía đường,.... Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở khác đón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng. Khi có một sự tác động nhất định, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy luật liên tưởng. [9]

Hình ảnh quốc gia, khu vực luôn phải gắn liền với thực tế của đất nước, khuc vực đó, không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo, che giấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai minh bạch ngày càng cao. Nói cách khác một hình ảnh chỉ có thể tồn tại lâu dài khi nó phản ánh chân thực những giá trị của địa phương hay quốc gia đó về lịch sử, sự phát triển kinh tế xã hội, công nghệ, con người, điều kiện địa lý đặc thù, điểm đến, môi trường kinh doanh, sự vận động và năng động của quốc gia, chất lượng sống, sự sáng tạo, nhất là giá trị nhân văn.

Hầu hết các khu vực, các quốc gia có tài nguyên cũng như điều kiện để phát triển du lịch đều muốn thu hút đầu tư và gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do địa phương hay quốc gia đó sáng tạo. Do đó, mỗi khu vực, mỗi quốc gia muốn phát triển du lịch phải tạo dựng một hình ảnh như là thương hiệu riêng để đánh thức sự nhận biết về bản sắc riêng của mình nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh. Một thông điệp định vị rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp khu vực đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, đi du lịch hay mua sản phẩm. Đổi lại, thương hiệu nổi tiếng cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho vùng miền, khu vực, quốc gia từ đó đem lại những lực


đẩy vô cùng quan trọng như: bùng nổ dự án đầu tư nước ngoài, tăng số lượng khách du lịch, tăng hạn ngạch xuất khẩu, và còn thu hút nhân tài, khơi dậy niềm tự hào trong mỗi công dân. [9]

1.2.2.3. Tạo ra sự nhận thức tốt hơn về điểm đến trên thị trường du lịch Kinh doanh du lịch thường đem lại nhiều lợi ích đặc biệt là về lĩnh vực

kinh tế đối với một địa phương nhưng không phải cộng đồng nào cũng nhận thức được đầy đủ về điểu này. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch có thể làm cho cộng đồng nhận thức được sự đóng góp to lớn về kinh tế của ngành du lịch. Từ nhận thức đó sẽ giúp phát triển ý thức cộng đồng, nâng cao niềm tự hào của cộng đồng về nguồn tài nguyên của khu vực, tăng cường sự hỗ trợ nói chung cho ngành du lịch và cải thiện mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng rộng lớn. Người dân có thể trở thành đại sứ du lịch phi chính thức cho điểm đến du lịch. Trong việc nâng cao nhận thức về du lịch và điểm đến du lịch, tổng cục du lịch Malta đã có một loạt các hoạt động khá hữu dụng. Có thể kể đến như: các tờ rơi, áp phích đã được phân phát trên khắp hòn đảo này với một thông điêp nhấn mạnh tới lợi ích kinh tế của du lịch. Poster mang thông điệp “Du lịch

= 350 triệu Lira Malta (đồng tiền của Malta) + 40.000 việc làm. Vai trò của bạn trong ngành du lịch là rất quan trọng”. Chiến dịch đó là phần nào nỗ lực trên toàn quốc mà do Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Malta chỉ đạo để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch. Hành động trên đã tác động không nhỏ tới điểm đến Malta và thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch quốc tế đến hòn đảo xinh đẹp nằm trên biển Đại Tây Dương bởi lẽ nhận thức về điểm đến du lịch không chỉ ở khách du lịch mà còn ở chính cộng đồng cư dân địa phương, chính quyền địa phương và các nhà cung ứng của điểm đến đó.[23, tr.11]

1.2.3. Nội dung của quản lý điểm đến du lịch

1.2.3.1. Tạo ra một BQL mạnh

Bất cứ điểm đến du lịch nào dù đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cho đến những điểm du lịch mới được công bố cũng cần có một BQL chính


thức. BQL của điểm đến có thể là một cơ quan có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các nguồn lực, phối hợp với các cơ sở du lịch địa phương, với các công ty du lịch quốc tế hay nội địa, các tổ chức có liên quan ở trong và ngoài nước. BQL điểm đến du lịch còn có trách nhiệm chỉ đạo các chương trình quản lý chất lượng toàn diện nhằm hướng tới việc thu được kết quả cũng như mục tiêu đã đề ra. Như vậy, vai trò cơ bản của các nhà quản lý điểm đến du lịch sẽ là giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp và cư dân địa phương. Đây là một trong những lý do tạo ra mối quan hệ tương hỗ giữa bốn nhóm đối tượng: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch, cư dân địa phương và chính quyền địa phương.

Để giúp cho công tác quản lý điểm đến du lịch được thực hiện một cách hiệu quả, yêu cầu đặt ra trước tiên đó là phải có một đội ngũ làm việc khoa học, hiệu quả, quen thuộc với địa bàn và nhiều điểm đến khác trên toàn thế giới..... Các thành viên của BQL về cơ bản phải có kiến thức nền tảng về chuyên môn đồng thời có kỹ năng phân tích những diễn biến hiện có trong ngành du lịch. Đó có thể là những cơ hội hoặc thách thức đặt ra cho ngành du lịch cũng như các điểm đến du lịch mà các thành viên trong BQL cần nhận biết, xem xét, phân tích để có được những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý. Việc hoàn thiện các chương trình quản trị chất lượng toàn diện có thể sẽ cung cấp những phương thức hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết định chung, để cộng tác và liên hệ giữa các bên liên quan.

1.2.3.2. Đạt được sự cam kết giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân

Lĩnh vực công ở đây có thể hiểu là các cơ quan quản lý, còn lĩnh vực tư nhân bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến. Giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân trên thực tế cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ vì khu vực công có trách nhiệm trong việc lập và phê duyệt các kế hoạch, dự án để thiết kế bối cảnh cho điểm đến một cách thích hợp. Cụ thể, đó là các bộ, ủy ban, tổng cục, ban thanh tra, ban thư ký và các hình thức tổ chức khác nhau nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở điểm đến.


Những cơ quan và tổ chức ấy là các cơ quan chính thức về du lịch do Nhà nước lập ra để lãnh đạo ngành trong sự chỉ đạo thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Họ đại diện cho chính quyền địa phương hoặc Trung ương đảm bảo sự sẵn sàng thực sự để phục vụ khách du lịch trong vùng hoặc trong cả nước. Hoạt động của các cơ quan đó nhằm soạn thảo và thực hiện các phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch (nâng cao nhận thức về du lịch cho dân tộc, xây dựng tình cảm hữu hảo đối với khách du lịch ngoại quốc, đẩy mạnh và nâng cao lòng yêu tổ quốc của nhân dân....); chăm lo đến việc giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hóa và lịch sử; lãnh đạo trực tiếp việc tổ chức và kinh doanh du lịch; tổ chức tuyên truyền và quảng cáo du lịch ở trong và ngoài nước; mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ du lịch quốc tế; tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch; mở các viện nghiên cứu để dự đoán các vấn đề về du lịch,.... Khu vực tư với tư cách là các đơn vị kinh tế phục vụ khách du lịch được gọi là các tổ chức kinh doanh du lịch và chăm lo trực tiếp đến các hoạt động của việc tiếp nhận khách. Đó là các cơ quan đảm bảo về việc di chuyển, đảm bảo việc ăn, ngủ, giải trí và hàng hóa phục vụ khách du lịch. Các tổ chức du lịch kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch, lập kế hoạch và tổng kết hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc...

Vai trò của nhà nước trong ngành du lịch đang trải qua một sự thay đổi từ mô hình khu vực công truyền thống với những chính sách của chính phủ sang một mô hình mang tính doanh nghiệp, nhấn mạnh vào hiệu quả làm việc, thu nhập, vai trò của thị trường và quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư. Quan hệ đối tác như vậy có thể bao gồm một loạt các cấp độ tham gia khác nhau từ những giao ước không chính thức cho tới các giao ước hợp đồng bao gồm: mối quan hệ làm việc tốt đẹp giữa hai hay nhiều đối tác; sự phối hợp rời rạc hay điều chỉnh lẫn nhau về các chính sách và thủ tục của các đối tác để đạt được mục tiêu chung; các thỏa thuận tạm thời nhằm thực hiện một nhiệm vụ, dự án cụ thể; phối hợp thường xuyên hoặc lâu dài thông qua một thỏa thuận chính thức để


thực hiện một chương trình hoạt động cụ thể... Các quan hệ đối tác có thể được hình thành nhằm vào các mục đích kinh tế xã hội và môi trường. Các mối quan hệ đối tác này có thể tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau. Vai trò ngày càng lớn của công tác quản lý điểm đến du lịch là nhằm hỗ trợ việc duy trì và phát triển các quan hệ đối tác, đặc biệt là tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đưa ra việc quản lý điểm đến để đảm bảo cho du khách có thể trải nghiệm chuyến du lịch của mình một cách tốt nhất.

Lợi ích của sự hợp tác này sẽ giúp tránh được sự trùng lặp, lãng phí các nguồn lực tài chính và cung cấp các kênh truyền thông tốt hơn để lập kế hoạch, quyết định và áp dụng chúng vào trong thực tế. Nhằm đem lại sự hợp lý về thời gian và tài chính cũng như xây dựng được hệ thống sản phẩm phù hợp cần có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Sự hợp tác này mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân còn cơ quan quản lý Nhà nước lại có nhiều lợi thế hơn như tạo được nền kinh tế cân bằng, ổn định.

Như vậy, việc tạo lập sự liên kết trong quản lý điểm đến liên quan tới lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, những người dân địa phương là rất cần thiết. Đây chính là một yêu cầu trong việc phát triển du lịch bền vững.

1.2.3.3. Quản lý nhân lực

Ngành du lịch là ngành có nguồn lao động chuyên sâu và có sự tương tác với cộng đồng địa phương, là khía cạnh quan trọng của trải nghiệm du lịch. Lực lượng lao động du lịch được đào tạo tốt cùng những công dân được trang bị kiến thức nhận thức được những lợi ích cùng trách nhiệm của mình là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển du lịch và cũng là yếu tố không thể thiếu của điểm đến du lịch, cần phải được quản lý phù hợp với chiến lược điểm đến du lịch.[23] Nói cách khác, để phát triển du lịch, quản lý điểm đến cần quan tâm đến phát triển


chương trình đào tạo cho cán bộ, lao động trong ngành du lịch và người dân địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

Đồng thời, quản lý nguồn nhân lực của điểm đến du lịch cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các bên liên quan tới hoạt động du lịch như chính quyền địa phương, cư dân địa phương, khách du lịch và nhà cung ứng du lịch. Những chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau rất chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý nguồn nhân lực của điểm đến. Có thể hiểu về vấn đề này ở một khía cạnh hẹp như sau: Ví dụ, thông thường, nhà cung ứng du lịch nào cũng quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của mình nên bản thân họ và nhân viên của họ phải có thái độ lịch sự, thân thiện với khách du lịch nhưng với cư dân địa phương thì điều này họ có thể thực hiện hoặc không. Thái độ và những biểu hiện của họ còn phụ thuộc vào nhận thức, lợi ích mà họ nhìn thấy từ khách du lịch và hoạt động du lịch. Trong khi đó, du khách sẽ nhận thấy một điểm đến du lịch an toàn, thân thiện khi những người mà họ tiếp xúc ở điểm đến đó tạo cho họ cảm giác an toàn và thân thiện. Ngoài đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn,... thì đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch có thể là những người lái xe taxi, những người giữ đồ, người dân địa phương không lao động trong ngành du lịch nhưng ở tại điểm du lịch,.. Tất cả những đối tượng trên cần được đào tạo, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến nhận thức cũng như ý thức của họ về việc cần cư xử một cách lịch sự, có văn hóa với khách du lịch vì nếu những cá nhân này gây ấn tượng tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch của cả địa phương mà trước hết là hoạt động du lịch của điểm đến.

1.2.3.4. Quản lý môi trường

Môi trường du lịch ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các vấn đề về cảnh quan, không khí, nguồn nước… Công tác quản lý môi trường cần quan tâm tới những tác động của khách du lịch, của dân cư sở tại và nhà cung ứng du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023