Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mice Của Hải Phòng


Ngoài phong cảnh đẹp, biển đảo hấp dẫn, Hải phòng còn có văn hóa đặc trưng vùng biển và nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hấp dẫn du khách MICE như khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà hát lớn thành phố, Bến tàu Không số, với hệ thống đình, đền, chùa có kiến trúc độc đáo hấp dẫn: Đền Nghè, Đền Gắm, Đình Hàng Kênh, Đình Quán Khái, Đình Nhân Mục, Miếu Bảo Hà, Di tích Tháp Tường Long. Nhiều làng nghề truyền thống: làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Bảo Hà, làng cổ Việt Hải, làng cau Cao Nhân, các Vạn chài Đồ Sơn, Cát Bà. Nhiều lễ hội độc đáo hấp dẫn: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lễ hội Nữ tướng Lê Chân - được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, lễ hội Làng cá Cát Bà, lễ hội đua thuyền rồng.... Ngoài ra có nhiều trò chơi dân gian truyền thống hấp dẫn du khách như pháo đất, thả đèn trời...

Dịch vụ phòng ngủ, hiện nay Hải Phòng có 434 cơ sở lưu trú với 9.488 phòng, trong đó 01 khu biệt thự cao cấp, 02 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 3 sao, 59 khách sạn 2 sao, với tổng cộng 4.059 phòng ngủ nằm ở ba khu vực nội thành, Cát Bà và Đồ Sơn, còn lại đạt 1 sao và đạt tiêu chuẩn. Thực tế số lượng phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên còn thấp đạt 18 khách sạn với 1.776 phòng, nằm ở ba khu du lịch điều này khó đáp ứng đoàn khách du lịch MICE có số lượng lớn.

Dịch vụ ăn uống bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách với những nhà hàng sang trọng như Hải Đăng, Cát Bi Plaza, Gia Viên với thực đơn phong phú đa dạng và chất lượng cao, phục vụ chuyên nghiệp có thể đáp ứng mọi nhu cầu của du khách và một số nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn. Tuy nhiên, tại khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn chưa có nhà hàng đạt được chất lượng như Hải Đăng, chủ yếu nhà hàng vừa và nhỏ chưa đủ năng lực phục vụ đoàn khách MICE lớn.

Dịch vụ vui chơi giải trí của Hải Phòng chưa phong phú hấp dẫn và chưa đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách du lịch. Hải Phòng chưa có khu vui chơi giải trí thu hút khách du lịch. Casino Đồ Sơn chỉ đáp ứng nhu cầu khách nước ngoài, không đáp ứng nhu cầu khách du lịch nội địa (do qui định). Khu du lịch nước khoáng nóng Tiên Lãng rất gần trung tâm thành phố và Đồ Sơn nhưng chất lượng dịch vụ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cao của du khách.

Cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các chương trình du lịch MICE của Hải Phòng đã bước đầu phát triển. Hệ thống phòng họp, hội nghị, hội thảo của các khách sạn 3 sao trở lên được nâng cấp hoặc xây mới đều có phòng hội thảo. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Cánh diều có thể đáp ứng hàng trăm gian hàng trong và ngoài trời, trung tâm Hội nghị thành phố có thể đáp ứng hội nghị với số lượng lớn, tuy nhiên chỉ đạt tối đa 1.000 khách, Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp, dải trung tâm thành phố.


Sản phẩm hàng hóa, lưu niệm của Hải Phòng chưa phong phú và hấp dẫn. Ẩm thực Hải Phòng có một số đặc sản khác biệt như, cá thu Đồ Sơn một nắng, chả cá thu Đồ Sơn, mực Cát Bà một nắng, cá giò, tu hài, hải sâm Bạch Long Vĩ, các gia vị truyền thống như nước mắm Cát Hải truyền thống nổi tiếng, nước mắm cáy Tiên Lãng, mắm tôm Đồ Sơn, nem cua bể, lẩu cua đồng, bánh đa cua, bánh mỳ cay,... nhưng chưa xây dựng thành thương hiệu đáp ứng nhu cầu mua sắm và thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng biển Hải Phòng cho du khách, chưa được quảng bá mạnh để nhiều du khách biết đến sản phẩm ẩm thực truyền thống hấp dẫn của Hải Phòng.

Qua khảo sát đánh giá thực tế các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng và khách du lịch MICE, sản phẩm dịch vụ du lịch Hải Phòng bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch MICE.

3.1.3 Thực trạng phát triển du lịch MICE của Hải Phòng

Hải Phòng là vùng đất có tài nguyên du lịch phong phú, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Hải Phòng nói chung và du lịch MICE nói riêng. Ngoài ra, Hải Phòng có kinh tế xã hội phát triển và nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là tiền đề cho phát triển du lịch MICE.

Bảng 3.1. một số thông tin về hoạt động du lịch thành phố Hải Phòng (Giai đoạn từ năm 2011 - 2016)


CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

TÍNH

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1. Tổng lượt khách

1.000

LK

4,232

4,501

5,006

5,287

5,639

5,960

- Khách quốc tế

1.000

LK

564

569

581

593

624

759

- Khách nội địa

1.000

LK

3,668

3,932

4,425

4,694

5,015

5,201

2. Tổng doanh thu

Tỷ đồng

1,693

1,829

2,053

2,184

2,166

2,300

3. Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

303

320

322

405

428

434

- Số phòng

Phòng

7,472

7,803

7,873

9,009

9,315

9,488

3.1. Cơ sở lưu trú đã xếp

hạng

Cơ sở

158

183

195

203

206

214

Số phòng

Phòng

4,964

5,380

5,703

6,048

6,222

6,416

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam - Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng - 13


CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

TÍNH

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Trong đó: Biệt thự cao cấp

Cơ sở

0

1

1

1

1

1

Khách sạn 5 sao

Cơ sở

0

0

1

1

2

2

Khách sạn 4 sao

Cơ sở

8

8

8

8

8

8

Căn hộ cao cấp 4 sao

Cơ sở

0

0

0

0

0

1

Khách sạn 3 sao

Cơ sở

6

7

7

7

6

6

Khách sạn 2 sao

Cơ sở

61

58

58

56

59

57

Khách sạn 1 sao

Cơ sở

26

32

32

34

36

40

Đạt tiêu chuẩn kinh doanh

lưu trú du lịch


Cơ sở


67


87


88


96


94


99

4. Tổng số doanh nghiệp

lữ hành


Đơn vị

48

52

58

60

63

64

- Lữ hành quốc tế

12

13

14

18

14

15

- Lữ hành nội địa

36

39

44

42

49

49

5. Hướng dẫn viên du lịch

người

62

81

88

95

106

113

Hướng dẫn viên quốc tế

người

39

45

49

59

62

61

Hướng dẫn viên nội địa

người

23

36

39

36

44

52

6. Khu, điểm du lịch hấp

dẫn

Khu,

điểm

84

84

84

85

85

85

Khu du lịch

Khu

2

2

2

2

2

2

Điểm du lịch

điểm

82

82

82

83

83

83

7. Tổng số lao động du lịch

Người

10,400

10,900

10,940

12,600

12,850

13,190

8. Tàu thủy vận chuyển

khách du lịch


Tàu

69

79

83

83

77

77

9. Vận chuyển khách du

lịch bằng ô tô


đơn vị

152

152

152

152

152

152

Trong đó: xe ô tô từ 8-47 chỗ

ngồi


Xe


224


224


224


224


224


224

10. Tàu thủy vận chuyển








khách tuyến cố định (Hải

Phòng - Cát Bà và ngược


Tàu

21

21

21

21

21

21

lại)








Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng


Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển du lịch của Hải Phòng trong 5 năm qua. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Hải Phòng chưa thống kê tách riêng số liệu về du lịch MICE trong tổng số các chi tiêu về khách và doanh thu du lịch MICE. Tuy nhiên, qua khảo sát đại diện một số doanh nghiệp du lịch của Hải Phòng có phục vụ các đoàn khách du lịch MICE cho thấy số lượng khách du lịch MICE trong những năm gần đây đã tăng lên từ vài phần trăm lên 25 đến 30%/năm, có khách sạn lên tới 35% đến 40%. Khảo sát phỏng vấn trực tiếp một số giám đốc khách sạn 3 sao trở lên, ông Nguyễn Thành Trung giám đốc điều hành khách sạn Level 3 sao, ông Bùi Thế Hùng giám đốc điều hành khách sạn Nam Cường 4 sao ... cho biết số lượng khách tham dự hội nghị hội thảo chiếm khoảng trên 35% năm, cá biệt có tháng có tới 15 hội nghị hội thảo được tổ chức tại khách sạn. Theo ông Nguyễn Văn Thành Giám đốc công ty Cổ phần Du lịch khách sạn Đồ Sơn, nhiều hội nghị hội thảo của các Bộ, ngành trung ương được tổ chức tại khách sạn Hải Âu thuộc công ty. Theo ông Phạm Trường Giám đốc điều hành Công ty Trường Bình Minh tại Cát Bà (Cát Bà Resort 4 sao), nhiều cơ quan tổ chức có nhu cầu tổ chức hội nghị hội thảo tại Cát Bà nhưng do cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên công ty đã đầu tư xây dựng thêm khách sạn đạt tiêu 5 sao để có thể đón những đoàn khách du lịch MICE trong nước và quốc tế có số lượng lớn. Cũng theo ông Phạm Trường, khách hội nghị hội thảo cũng thích được tổ chức ở nơi có danh lam thắng cảnh để du khách tranh thủ tham quan nghỉ ngơi, chỉ những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp doanh nghiệp mới đầu tư xây dựng khách sạn hạng sao cao. Nhiều khách sạn lớn của Hải Phòng đã cải tạo lại phòng ăn hoặc phòng chức năng khác trở thành phòng họp, hội nghị, hội thảo... Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigon Tourist tại Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Thanh cho biết số lượng khách du lịch MICE có thời điểm chiếm khoảng 30% đoàn khách do chi nhánh phục vụ. Qua khảo sát thực tế cho thấy du lịch MICE của Hải Phòng đang phát triển cùng với sự phát triển chung của Hải Phòng cũng như du lịch của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch MICE không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao.

3.2 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát

Qua quá trình khảo sát thu thập thông tin tại Hải Phòng, tổng cộng có 500 phiếu khảo sát đạt yêu cầu để đưa vào phân tích chính thức. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi của 500 du khách bao gồm 275 du khách nam giới (55,0%) và 225 du khách nữ (45,0%). Lượng du khách có trình độ từ Đại học trở lên là 340 người (68,0%). Đây là một tiêu chí đảm bảo chất lượng thông tin từ các phiếu điều tra có độ tin cậy cao.


Đặc điểm của các du khách trong mẫu khảo sát theo các tiêu chí phân nhóm khác nhau gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, vùng miền, tình trạng hôn nhân và hình thức tham gia du lịch MICE tại Hải Phòng.

3.2.1. Theo độ tuổi

Trong kết quả khảo sát, phân loại theo độ tuổi, lượng khách du lịch MICE tập trung cao nhất vào lứa tuổi 30 – 40 (38,0%), là độ tuổi có công việc tương đối ổn định, phù hợp với nội dung của hoạt động du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng kết hợp du lịch). Tính cả độ tuổi từ 25 đến 50 thì số du khách chiếm 78,2% số lượng quan sát của mẫu khảo sát. Một phiếu không có thông tin về độ tuổi, tuy nhiên các thông tin khác đều đầy đủ và chỉ chiếm 1 tỉ lệ không đáng kể (0,2%) nên vẫn được giữ lại để phân tích.

Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát theo độ tuổi của du khách


Độ tuổi

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

18 – 25

42

8,4

25 – 30

100

20,0

30 – 40

190

38,0

40 – 50

101

20,2

50 – 60

50

10,0

Trên 60

16

3,2

Không có thông tin (Missing value)

1

0,2

Tổng cộng:

500

100,00

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

3.2.2. Theo nghề nghiệp


Xét theo tiêu chí nghề nghiệp, đối tượng chiếm số quan sát lớn nhất trong mẫu là chuyên viên và viên chức nhà nước (44,8%). Điều này phù hợp vì loại hình du lịch MICE là du lịch kết hợp hội thảo, ký kết hợp tác vì vậy đối tượng thuộc cơ quan nhà nước có điều kiện tham gia hình thức du lịch này cao nhất. Bên cạnh đó, đối tượng nhân viên và công nhân chiếm vị trí thứ ba và thứ tư với tỷ lệ 16,4% và 15,0% số quan sát trong mẫu. Các ngành nghề khác (quản lý, phóng viên, giáo viên…) có tỷ lệ trong mẫu lên tới 21,6%. Chỉ có một phiếu trả lời không có thông tin về nghề nghiệp (0,2%) tuy nhiên các thông tin khác đều đầy đủ nên được giữ lại để phân tích.


Bảng 3.3. Đặc điểm mẫu khảo sát theo nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

Chuyên viên, Viên chức nhà nước

224

44,8

Nhân viên

87

17,4

Công nhân

82

16,0

Khác (quản lý, giáo viên, phóng viên…)

108

21,6

Giá trị thiếu (Missing value)

1

0,2

Tổng cộng:

500

100,00

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

3.2.3. Theo thu nhập


Số lượng du khách có thu nhập từ 9 triệu/tháng trở lên chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong mẫu (16,4 %). Đa phần các du khách sử dụng loại hình du lịch MICE có mức thu nhập từ 3 triệu đến không quá 8 triệu/tháng (82,8%). Vì loại hình du lịch MICE là loại hình du lịch thường do các đơn vị đứng ra tổ chức, hoặc được tổ chức cử tham gia nên người có mức thu nhập trung bình thấp hoàn toàn có thể tham gia. Có 4 phiếu trả lời không có thông tin về thu nhập (0,8%) tuy nhiên các thông tin khác đều đầy đủ nên được giữ lại để phân tích.

Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu khảo sát theo thu nhập


Thu nhập

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

3 – 5 triệu

194

38,8

6 – 8 triệu

220

44,0

9 – 10 triệu

60

12,0

Trên 10 triệu

22

4,4

Giá trị thiếu (Missing value)

4

0,8

Tổng cộng

500

100,0

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

3.2.4. Theo vùng miền


Xét theo vùng miền mà du khách hiện đang sống và làm việc, do điểm đến là Hải Phòng nên lượng du khách tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng (58,2%), kế đến là Trung du miền núi phía Bắc (15,6%) và Bắc Trung Bộ (12,2%). Đây cũng là một điểm hạn chế của luận án khi chưa thể khảo sát lượng du khách tương ứng với tỷ lệ du khách trên toàn quốc đối với tất cả các địa điểm du lịch. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp


tục nghiên cứu và thực hiện các phân tích vấn đề này trong các công trình tiếp theo. Các vùng miền khác chiếm 1 tỷ lệ khá khiêm tốn trong mẫu quan sát (12,2%). Có 5 phiếu ghi vùng khác là (1,0 %). Có 4 phiếu (0,8%) không có thông tin về vùng miền du khách sống và làm việc, tuy nhiên các thông tin khác đều đầy đủ nên được giữ lại để phân tích.

Bảng 3.5: Đặc điểm mẫu khảo sát theo vùng miền của Việt Nam


Vùng miền

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

Bắc Trung Bộ

61

12,2

Đồng bằng sông Hồng

291

58,2

Đông Nam Bộ

25

5,0

Nam Trung Bộ

18

3,6

Tây Nam Bộ

12

2,4

Tây Nguyên

6

1,2

Trung du miền núi phía Bắc

78

15,6

Khác

5

1,0

Giá trị thiếu (Missing value)

4

0,8

Tổng cộng

500

100,0

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

3.2.5. Theo tình trạng hôn nhân


Xét theo tình trạng hôn nhân, lượng du khách có gia đình chiếm tỷ lệ khá lớn (72,2%). Trong khi đó, các du khách độc thân chỉ chiếm 23,6%.

Bảng 3.6: Đặc điểm mẫu khảo sát theo tình trạng hôn nhân


Tình trạng hôn nhân

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

Có gia đình

361

72.2

Độc thân

118

23.6

Khác

21

4.2

Tổng cộng

500

100,00

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát


3.2.6. Theo đơn vị tổ chức du lịch tới Hải Phòng (theo đơn vị hoặc ngành/tỉnh thành)

Xét theo hình thức du lịch tới Hải Phòng, du khách phần lớn tham gia loại hình du lịch MICE từ chương trình do công ty, đơn vị tổ chức (59,7%). Một lượng đáng kể du khách tham gia chương trình là do các Bộ/Ngành tổ chức (22,3%). Có (15,0%) lượng khách tham gia do Tỉnh/Thành phố tổ chức. Có 1 phiếu không có thông tin về hình thức du lịch (0,2%), tuy nhiên các thông tin khác đều đầy đủ nên được giữ lại để phân tích.

Bảng 3.7: Đặc điểm mẫu khảo sát theo đơn vị tổ chức


Đơn vị tổ chức

Số lượng du khách

Tỷ lệ (%)

Công ty, đơn vị tổ chức

298

59.7

Bộ/ngành tổ chức

112

22.5

Thành phố/ tỉnh tổ chức

89

17.8

Giá trị thiếu (Missing value)

1

0,2

Tổng cộng

500

100.0

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

3.3. Kết quả EFA và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Như đã trình bày ở chương 2, trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp trích Principal axis factoring với phép xoay promax và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue >1 cho tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết. Trong quá trình này các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ. Sau khi sàng lọc qua phân tích EFA, tiếp theo độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

Do kích thước mẫu nghiên cứu chính thức đã tăng lên 500, do đó hệ số tải của các biến chỉ cần có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,4 chứ không phải > 0,5 như trong nghiên cứu sơ bộ. Hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) > 0,35; hệ số Cronbach’s Alpha > 0,60 (Hair & ctg, 1997), thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson, 1988) trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008).

Phần sau đây trình bày kết quả phân tích EFA và độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng thang đo. Quá trình này được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023