nông nghiệp của các nước phát triển chiếm hơn 5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, còn Trung Quốc chỉ có khoảng 0,17 – 0,27% [70]. Mức chi tài chính cho nông nghiệp cả nước của Trung Quốc năm 2005 là 245 tỷ NDT, chỉ chiếm 7,22% tổng mức chi tài chính, con số như vậy là khá khiêm tốn so với một nước có dân số nông thôn chiếm hơn 2/3 tổng dân số cả nước [70].
Bên cạnh đó, đầu tư tài chính cho nông nghiệp của Trung Quốc còn chưa cân đối, chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình lớn, nguồn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu dùng vào việc trị lý những con sông lớn, còn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhỏ có quan hệ mật thiết đến tăng thu nhập cho nông dân lại có hạn, khó có thể trực tiếp tăng thu nhập cho nông dân. Mặt khác, thể chế quản lý nguồn vốn tài chính hỗ trợ cho nông nghiệp còn chưa hiệu quả, hình thức quản lý còn nhỏ lẻ manh mún, không có những qui định rò ràng trong phân chia phạm vi phụ trách tài chính các cấp. Các bộ ngành thuộc cấp huyện đều nắm một phần nguồn vốn, đều có quyền phân phối nguồn vốn, như vậy sẽ không có lợi cho việc sử dụng và qui hoạch tổng thể nguồn vốn. Ngoài ra hiện tượng chi tài chính không đúng mục đích cho nông nghiệp, không thực sự sử dụng đầu tư vào nông nghiệp còn diễn ra tương đối nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trợ cấp cho nông nghiệp.
Bốn là, kết cấu nông nghiệp không hợp lý, trong đó kết cấu cây trồng và kết cấu sản xuất vẫn đơn điệu, hàm lượng kỹ thuật thấp. Từ thập niên 90 trở lại đây, mối quan hệ cung cầu nông sản phẩm của Trung Quốc diễn ra sự thay đổi lớn, các nông sản của Trung Quốc đều ở trong tình trạng cung vượt quá cầu, giá nông sản liên tục giảm xuống. Sau khi cơ bản giải quyết được vấn đề đủ ăn cho nhân dân vào những năm 80 của thế kỷ trước, mâu thuẫn mang tính kết cấu nông nghiệp Trung Quốc ngày càng nổi bật, thể hiện rò nét nhất ở 3 mặt sau đây: thứ nhất, chất lượng sản phẩm không cao, mức độ gia công chiều sâu các sản phẩm nông nghiệp kém, giá trị phụ gia thấp. Thứ hai,
chủng loại mang tính thông thường nhiều, chủng loại mang tính chuyên dụng ít; sản phẩm sơ cấp nhiều, sản phẩm gia công chế biến ít, những sản phẩm gia công chế biến tinh luyện lại càng ít hơn. Thứ ba, mặc dù phân công hoá khu vực sản xuất nông nghiệp có bước tiến triển lớn, nhưng lợi thế so sánh của các khu vực vẫn chưa được phát huy đầy đủ. Do điều chỉnh kết cấu còn trì trệ, kết cấu cung cầu nông sản không ăn khớp với nhau, gây ra tình trạng một số nông sản khó tiêu thụ được và giá cả bị hạ thấp, ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập cho người nông dân. Từ những năm 90 thế kỷ XX trở đi, cùng với việc giải quyết vấn đề no ấm, chi tiêu của người dân cho thực phẩm trong trong tổng chi tiêu gia đình cũng giảm xuống, điều này chứng tỏ rằng tăng trưởng của nông nghiệp bắt đầu chịu sự ràng buộc của thị trường. Trong mấy năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của cư dân thành thị rơi vào trạng thái đình trệ, định mức chi tiêu cho thực phẩm bình quân đầu người giảm xuống, số tiền chi tiêu cho thực phẩm bình quân đầu người cũng ít đi. Chi tiêu cho thực phẩm tăng trưởng chậm chạp tất nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao giá cả thực phẩm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng thu nhập của người nông dân.
Nền nông nghiệp của Trung Quốc là một nền nông nghiệp điển hình chịu sự ràng buộc của tài nguyên, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2006, tổng diện tích đất canh tác của Trung Quốc là chỉ có khoảng 1 tỷ 827 triệu mẫu, diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ là 1,39 mẫu [87], chưa bằng 40% mức trung bình của thế giới. Điều này đã quyết định nền sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc chịu sự chế ước của cái “nút cổ chai” là “tài nguyên đất canh tác”. Chính vì sự hạn hẹp tài nguyên đất canh tác đã đến quy mô kinh doanh của các hộ nông nghiệp không hợp lý. Diện tích kinh doanh bình quân của mỗi hộ gia đình chỉ có 0,5 hecta, bằng khoảng 1/40 của các nước EU, 1/400 của Mỹ và khoảng 1/3 của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hậu quả ảnh hưởng trực tiếp từ quy mô kinh doanh nhỏ đó là không có lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, bởi lẽ việc áp dụng của nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới cần phải dựa trên một quy mô nhất định; hơn nữa, nếu không đạt được một quy mô nhất định, nông dân không có được tính tích cực học tập và áp dụng kỹ thuật mới. Quy mô nhỏ luôn có quan hệ với chất lượng sản phẩm thấp, giá cả thấp. Hơn nữa, quy mô nhỏ thì lượng hàng hoá ít, những nhân tố đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng thu nhập cho người nông dân Trung Quốc.
Năm là, thể chế quản lý nông nghiệp lạc hậu. Thể chế quản lý nông nghiệp lạc hậu thể hiện ở các mặt: thứ nhất, sự phân tách trong thể chế quản lý sản xuất, giữa các khâu chế biến và tiêu thụ nông sản còn thiếu tiếng nói chung. Thứ hai, trình độ tổ chức của nông dân còn thấp, các tổ chức hợp tác chuyên doanh ở nông thôn còn chưa được kiện toàn, sản xuất của nông dân còn thiếu tính định hướng, chưa hình thành được ưu thế cạnh tranh trong thị trường. Thứ ba, phân công phòng dịch, tiêu chuẩn chất lượng và quản lý còn chưa đồng bộ, chưa tạo thành hợp lực giữa các bộ ngành kỹ thuật với các bộ ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trình độ dịch vụ và tận dụng khai thác nguồn thông tin nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thông tin nông nghiệp của nông dân.
Sáu là, những gánh nặng bất hợp lý quá nặng nề. Có thể nói những biện pháp trực tiếp nhất, có hiệu quả rò rệt nhất để tăng thu nhập cho nông dân đó là giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, giảm gánh nặng chính là tăng thu nhập. Nhưng từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, gánh nặng của nông dân ngày càng nặng nề, nghiêm trọng. Từ năm 1988 – 1992, gánh nặng chi trả cho các loại thuế phí của nông dân bình quân hàng năm tăng 16,9% [71], cao hơn rò rệt so với mức độ tăng trưởng thu nhập thuần bình quân đầu người cùng kỳ. Mặc dù Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn coi trọng cao độ công tác giảm nhẹ gánh nặng cho người nông dân, tuy nhiên gánh nặng của nhóm người có thu nhập thấp và những hộ gia đình thuần nông vẫn còn rất nặng nề. Căn cứ theo số liệu, từ năm 1997 – 1999, các khoản thuế phí mà
những hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp phải chi trả chiếm khoảng 10% thu nhập thuần [71]. Theo số liệu thống kê, năm 2002, gánh nặng về thuế và phí bình quân đầu người của những hộ thuần nông là 115,7 NDT, của những hộ làm nghề phụ lấy thu nhập nông nghiệp làm chủ là 81,8 NDT, của những hộ làm nghề phụ lấy thu nhập phi nông nghiệp làm chủ là 62,1 NDT, trong khi đó của cư dân thành thị lại chỉ có 49,5 NDT [72]. Trước khi Trung Quốc tiến hành cải cách chế độ thu thuế và phí, còn hiện tượng thu thuế chồng chéo, người dân đã phải đóng thuế nông nghiệp, lại còn phải đóng thêm thuế đặc sản nông nghiệp và thuế giết mổ gia súc. Để giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, Trung Quốc đã tiến hành cải cách chế độ thuế phí ở nông thôn. Quả thực sau khi cải cách chế độ thuế phí, gánh nặng của nông dân đã được giảm nhẹ, nhưng ở một số địa phương, vẫn còn hiện tượng chính sách không được thực hiện hoặc việc thực hiện bị bóp méo, các vấn đề như loạn thu phí, loạn góp vốn vẫn còn tương đối nghiêm trọng. Hơn nữa, xét về căn bản, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, có liên quan đến cải cách chỉnh thể chính sách phân phối quốc gia. Mà cải cách về phương diện này cần phải trải qua một quá trình, không thể tiến hành trong một sớm một chiều.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như trình độ đô thị hoá chưa cao, sự phát triển của công nghiệp hương trấn còn gặp nhiều trở ngại, ruộng đất phân tán, kinh doanh tự phát, năng lực ứng phó với rủi ro thị trường và thiên tai của người nông dân còn yếu, giá cả nông sản thấp và cơ chế lưu thông nông sản chưa thông thoáng, thiếu sự trợ giúp về tiền tệ, người nông dân còn gặp nhiều khó khăn khi muốn vay vốn… đều là những nhân tố kìm hãm thu nhập của nông dân tăng lên.
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 1
- Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Ở Trung Quốc
- Ổn Định Quan Hệ Khoán Ruộng Đất, Bảo Vệ Quyền Sử Dụng Đất Khoán Của Nông Dân
- Phát Triển Xí Nghiệp Hương Trấn, Giải Quyết Việc Làm Tại Chỗ Cho Số Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn, Góp Phần Chuyển Dịch Lao Động Nông Nghiệp Sang Lao
- Tích Cực Chuyển Dịch Sức Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn Ra Thành Phố Làm Thuê, Giải Quyết Tốt Vấn Đề Người Nông Dân Lưu Động
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Tiểu kết
Thu nhập của nông dân là cơ sở đánh giá sự phát triển của kinh tế nông thôn. Thu nhập của nông dân tăng chậm không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, sự ổn định của chính trị, xã hội
và tiến trình xây dựng xã hội khá giả ở nông thôn, mà còn liên quan trực tiếp đến cải cách, phát triển và ổn định của toàn xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như cấu kinh tế xã hội nhị nguyên thành thị nông thôn tồn tại dai dẳng khiến cho nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong một thời gian dài không được đầu tư thích đáng, những hạn chế của chế độ hộ tịch phân biệt thị dân với nông dân, sự bất hợp lý trong kết cấu nông nghiệp, những gánh nặng thuế phí quá nặng nề... đã khiến cho thu nhập của người nông dân Trung Quốc còn thấp và tăng trưởng chậm, tạo nên những bất ổn định về tâm lý xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, trong suốt hơn 30 năm cải cách mở cửa, tuy ở các giai đoạn khác nhau mức độ quan tâm giải quyết các vấn đề tam nông nói chung của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc có khác nhau, nhưng việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân vẫn luôn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trọng, nó được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN CỦA TRUNG QUỐC
Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc đưa ra quyết sách mang tính lịch sử, chuyển trọng tâm công tác của Đảng và Nhà nước từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, đánh dấu Trung Quốc bước vào một thời kỳ phát triển mới
– thời kỳ cải cách mở cửa. Trong tiến trình thúc đẩy cải cách mở cửa, cải cách nông thôn đi đầu đột phá lấy thị trường hoá làm phương hướng, không những đã phá vỡ sự trói buộc và kìm hãm của thể chế nông nghiệp truyền thống, mà còn thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng trưởng mạnh mẽ. Kể từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng đã thực hiện được nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy cho nông dân. Dưới đây Luận văn sẽ đi sâu phân tích một số nhóm biện pháp cơ bản đã phát huy được hiệu quả tương đối lớn trong việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân.
2. 1. Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa
Có thể nói chế độ khoán đến hộ gia đình là nội dung hạt nhân của cải cách nông thôn trong thời kỳ đầu, đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa nhất giúp cho thu nhập của nông dân tăng trưởng mạnh mẽ. Chế độ khoán đến hộ gia đình phù hợp với đặc điểm và quy luật sản xuất lúc đó, xét về căn bản đã thay đổi phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể thống nhất, thực hiện chuyển đổi chế độ sản xuất, phát huy được sự nhiệt tình sản xuất của nông dân, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng trưởng nhanh chóng.
2.1.1. Sự ra đời của chế độ khoán sản đến hộ gia đình
Sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12 – 1978), Trung Quốc từng bước triển khai cải cách thể chế kinh tế nông thôn, trọng
điểm cải cách nông thôn thời kỳ này là phát triển chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình.
Chế độ khoán sản đến hộ gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp quá độ xuất hiện trong quá trình phát triển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Nó là hình thức trách nhiệm sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân lấy gia đình làm đơn vị để nhận khoán nhiệm vụ sản xuất và tư liệu sản xuất như ruộng đất từ các tổ chức tập thể. Đặc điểm cơ bản của chế độ này là đồng thời với việc bảo lưu nền kinh doanh thống nhất cần thiết của kinh tế tập thể, tập thể sẽ giao khoán ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác cho các hộ gia đình nông dân, các hộ được nhận khoán sẽ căn cứ theo quyền hạn quy định trong hợp đồng giao khoán để đưa ra các quyết định và biện pháp kinh doanh độc lập. Quan hệ phân phối của chế độ khoán sản đến hộ gia đình này được nông dân khái quát một cách hình tượng là “nộp đủ cho Nhà nước, lưu đủ cho tập thể, còn lại đều là của mình” [20,22]. Các tư liệu sản xuất chủ yếu được quy về sở hữu tập thể; về hình thức phân phối vẫn áp dụng theo nguyên tắc phân phối theo lao động; trong các hoạt động kinh doanh sản xuất, tập thể và gia đình có lúc phân tách có lúc hợp nhất. Các hộ nhận khoán và các tổ chức kinh tế tập thể ký kết hợp đồng khoán với hai hình thức cụ thể như sau:
Một là, khoán việc đến hộ. Các hộ được nhận khoán sẽ nộp thuế nông nghiệp cho Nhà nước, ký hợp đồng mua bán sản phẩm và trích lại một phần tiền nộp cho tập thể. Toàn bộ số sản phẩm còn dư lại đều thuộc quyền sở hữu của người nông dân.
Hai là, khoán sản lượng đến hộ. Ở hình thức này, tập thể sẽ tiến hành định mức sản lượng, định mức đầu tư, định mức công điểm, nếu vượt sản lượng quy định thì nông dân được hưởng, nếu không đạt sản lượng định mức thì nông dân phải bù vào. Đại đa số các vùng của Trung Quốc áp dụng hình thức thứ nhất là khoán việc đến hộ. Tính đến năm 1983, ở nông thôn trong cả
nước Trung Quốc đã có 97,72% đội sản xuất thực hiện chế độ khoán sản đến hộ gia đình [20,23].
Có thể nói chế độ khoán sản đến hộ gia đình là một sáng tạo vĩ đại của người nông dân Trung Quốc, là sản phẩm cũng là hạt nhân của cải cách thể chế kinh tế nông thôn Trung Quốc, đồng thời nó cũng là nguyên nhân sâu xa nhất giúp cho thu nhập của nông dân tăng lên nhanh chóng vào thời kỳ đầu cải cách mở cửa. Việc thực hiện chế độ khoán sản đến hộ gia đình đã giải phóng và phát triển sức lao động nông thôn, vừa phát huy được tính ưu việt của chế độ kinh doanh tập thể thống nhất, lại vừa phát huy được tính tích cực sản xuất của nông dân, là một hình thức kinh tế tương đối tốt phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp, trình độ phát triển sức sản xuất và trình độ quản lý ở nông thôn Trung Quốc lúc đó. Từ đó nó nâng cao được mức sống và thu nhập của hàng trăm triệu nông dân, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nó được Đặng Tiểu Bình gọi là “bước nhảy vọt thứ nhất”của công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc.
2.1.2. Vai trò của chế độ khoán sản đến hộ trong việc tăng thu nhập cho người nông dân Trung Quốc
William Petty nhà kinh tế học cổ điển phương Tây đã từng nói: “đất đai là mẹ đẻ của tài sản, còn lao động là cha đẻ của tài sản”. Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, gần 80% nông dân dựa vào nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính. Vì vậy, có thể nói ruộng đất chính là tài sản quan trọng nhất của người nông dân. Chế độ khoán sản phẩm đến hộ có nội dung trước hết là cải cách quyền tài sản đối với ruộng đất, nông dân nhờ đó mà có được một số quyền về ruộng đất, tính tích cực sản xuất được phát huy, nên đã tạo ra những biến đổi cực kỳ to lớn về nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất thời kỳ đầu xây dựng đất nước đã giúp cho người nông dân có được ruộng đất của riêng mình, chế độ ruộng đất lúc đó là kết cấu tài sản với mô hình nhị nguyên hợp nhất “ruộng đất công ích được quy