Thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam
Tại Việt Nam, thẻ ngân hàng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1996. Tuy nhiên, phải sau năm 2002, thị trường thẻ trong nước mới có những bước phát triển đáng kể, góp phần đẩy mạnh việc TTKDTM theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối quý 2 năm 2020, tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế (bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) đã đạt 106,31 triệu thẻ với số lượng ngân hàng tham gia phát hành là 48 NHTM (Nguồn: NHNN Việt Nam). Như vậy, với dân số Việt Nam là 96,2 triệu người, trung bình mỗi người dân Việt Nam sở hữu 1,105 chiếc thẻ ngân hàng để thanh toán
Số lượng thẻ đang lưu hành
Số lượng thẻ đang lưu hành phản ánh tổng số lượng tất cả các thẻ do tổ chức phát hành thẻ đã phát hành và đang lưu hành tại ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, không bao gồm các thẻ do tổ chức phát hành thẻ phát hành nhưng chưa được kích hoạt, hoặc thẻ đã hết hạn sử dụng, các thẻ đã bị đóng/hủy theo yêu cầu của chủ thẻ hoặc do tổ chức phát hành thẻ đóng/hủy thẻ. Tính đến cuối năm 2019, số lượng thẻ đang lưu hành tại Việt Nam đạt gần 102,88 triệu thẻ, thể hiện mức tăng trưởng rõ rệt so với 86,29 triệu thẻ tính đến cuối năm 2018 (tăng trưởng 19,23%) và 77,2 triệu thẻ cuối năm 2017 (tăng 33,26%). Số lượng thẻ quốc tế hiện đang lưu hành chỉ chiếm 14,67 triệu thẻ, trong khi số lượng thẻ nội địa đang lưu hành là 88,21 triệu thẻ. Điều này cho thấy thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo, đồng nghĩa với việc dư địa của thị trường thẻ quốc tế vẫn còn lớn và cuộc đua cạnh tranh thị phần trên thị trường thẻ quốc tế mới chỉ bắt đầu.
200 36.0%
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
17.3%
16.8%
11.0%
19.2%
11.8%
Thẻ Quốc tế
2017
Thẻ Nội địa
2018
2019
2018/2017
Tổng SL thẻ
2019/2018
Hình 2.9 Số lượng thẻ đang lưu hành
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Thẻ Quốc tế
Thẻ Nội địa
14.3%
12.5%
11.9%
88.1%
87.5%
85.70%
Hình 2.10 Tỷ trọng số lượng thẻ đang lưu hành
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Từ đồ thị trên có thể thấy, số lượng thẻ nội địa đang lưu hành ở Việt Nam là 88,21 triệu thẻ vào cuối năm 2019 so với con số 75,5 triệu thẻ vào cuối năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 16,83%. Trong khi đó, số lượng thẻ quốc tế hiện đang lưu hành vào cuối năm 2019 là 14,67 triệu thẻ, chiếm tỷ trọng 14,3% tổng số thẻ đang lưu hành. So với con số 10,79 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành của năm 2018
thì tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ quốc tế đang lưu hành là 35,96%, cao gấp đôi mức tăng 16,83% của thẻ nội địa. Dấu hiệu tăng trưởng thẻ nội địa chững lại thể hiện thị trường thẻ nội địa đã dần bão hòa. Tỷ trọng về số lượng thẻ đang lưu hành cũng có sự thay đổi, với thẻ quốc tế chỉ chiếm 11% năm 2017 đã tăng lên 13% vào cuối năm 2018 và 14,3% cuối năm 2019.
Số lượng thẻ phát hành mới
Số lượng thẻ phát hành mới cũng là một chỉ tiêu cần quan tâm vì tổng số lượng thẻ phát hành mới thể hiện dung lượng thị trường tăng thêm qua thời gian. Tổng số lượng thẻ phát hành mới trong năm 2019 khoảng 21,61 triệu thẻ, chiếm 21% số lượng thẻ đang lưu hành
35
30
28%
23%
25
10%
20
7%
15
10
5
0
Thẻ Quốc tế
2017
Thẻ Nội địa
2018
2019
2018/2017
Tổng SL thẻ
2019/2018
Hình 2.11 Số lượng thẻ phát hành mới
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Trong số hơn 21,6 triệu thẻ được phát hành mới, số lượng thẻ nội địa phát hành mới trong năm 2019 là 16,46 triệu thẻ với tốc độ tăng trưởng so với năm 2018 là 24,91%.
Thẻ Quốc tế
Thẻ Nội địa
23.8%
23.1%
19%
81%
76.9%
76.2%
Hình 2.12 Tỷ trọng số lượng thẻ phát hành mới
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Số lượng thẻ quốc tế phát hành mới năm 2019 là 5,15 triệu thẻ, tăng gần 29% so với năm 2018 (năm 2018 là gần 4 triệu thẻ). Tuy nhiên, nếu nhìn vào quy mô so sánh với thẻ nội địa cũng như tiềm năng phát triển thì còn số này là chưa tương xứng với tiềm năng của thẻ quốc tế (thẻ quốc tế được phát hành mới chỉ chiếm 23,8% so với 76,2% thẻ nội địa)
Doanh số giao dịch thẻ
Doanh số sử dụng thẻ (DSSD)
Theo số liệu từ Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, năm 2019, tổng DSSD thẻ bao gồm cả doanh số rút tiền mặt là 3040,2 tỷ đồng (năm 2018 đạt gần 2451,2 tỷ đồng và năm 2017 đạt 2278,5 tỷ đồng), trong đó DSSD thẻ nội địa là 2420,9 tỷ đồng (năm 2018 là 2030,9 tỷ đồng) và DSSD thẻ quốc tế là 619,3 tỷ đồng (năm 2018 là 420,2 tỷ đồng). Xét trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2014, tổng DSSD thẻ đã tăng 2,25 lần (từ 1354 tỷ đồng lên 3040,2 tỷ đồng), trong đó DSSD thẻ quốc tế tăng đến gần 6,7 lần (từ gần 93 tỷ đồng năm 2014 lên 619,3 tỷ đồng năm 2019) trong khi DSSD thẻ nội địa chỉ tăng gần 2,5 lần (từ gần 1009 tỷ đồng năm 2014 lên 2420,9 tỷ đồng năm 2019)
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2017
2018
Thẻ Quốc tế
2019
Thẻ Nội địa
Đơn vị: tỷ đồng
619.3 | ||||||
420.2 | 2420.9 | |||||
291.7 | ||||||
1986.8 | 2030.9 | |||||
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Tiễn Về Hành Vi Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng Quốc Tế
- Mô Hình Lý Thuyết Hành Vi Hợp Lý Tra
- Mô Hình Lý Thuуết Thống Nhất Chấp Nhận Và Sử Dụng Công Nghệ
- Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng Quốc Tế Tại Việt Nam
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Và Trung Thành Của Khách Hàng
- Bảng Tổng Hợp Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng Quốc Tế
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Hình 2.13 Doanh số sử dụng thẻ (bao gồm cả doanh số rút tiền mặt)
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng (2020)
Có thể thấy, mức tăng trưởng tổng DSSD thẻ (gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) năm 2019 đạt khoảng 24%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 8% của năm 2018 và 14% của năm 2017. Nếu xét riêng từng loại thẻ thì DSSD thẻ nội địa năm 2019 so với năm 2018 tăng khoảng 19,2% và mức tăng trưởng của DSSD thẻ quốc tế năm 2019 so với 2018 đạt hơn 47%. Có thể thấy, mức tăng trưởng DSSD thẻ nội địa năm 2019 cao hơn nhiều so với mức tăng năm 2018, tuy nhiên, đáng lưu ý là mức tăng trưởng 19,2% DSSD thẻ nội địa năm 2019 là do đóng góp rất lớn của doanh số rút tiền mặt tăng cao (doanh số rút tiền mặt của thẻ nội địa năm 2019 đạt gần 2176 tỷ đồng, chiếm tới 89,9% DSSD). Vì thế, có thể khẳng định thẻ nội địa vẫn được sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt chứ chưa được sử dụng nhiều trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Trong khi đó, doanh số rút tiền mặt của thẻ quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng dưới 50% DSSD thẻ quốc tế (lần lượt là 46% vào năm 2017, giảm xuống còn 43% năm 2018 và giảm còn 41,9% năm 2019). Điều này cho thấy thẻ quốc tế đã dần trở thành một công cụ thanh toán phổ biến cho các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam với mức tăng trưởng DSSD thẻ của năm 2019 đạt khoảng 47%.
2017
2018
2019
100%
80%
60%
40%
20%
0%
14%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
20%
54%
57%
43%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
11%
58%
86%
80%
89%
46%
42%
Thẻ Thẻ Nội Thẻ Thẻ Nội Thẻ Thẻ Nội
Quốc tế địa Quốc tế địa Quốc tế địa
DS rút tiền DS thanh toán
DS rút tiền DS thanh toán
DS rút tiền DS thanh toán
Hình 2.14 Tỷ trọng doanh số rút tiền mặt/doanh số thanh toán
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Hình 2.15 cho thấy cơ cấu về tỷ trọng DSSD của thẻ quốc tế so với thẻ nội địa cũng tăng dần qua các năm với tỷ trọng năm 2019 là 20% thẻ quốc tế so với 80% thẻ nội địa. Tỷ trọng này của năm 2018 và 2017 lần lượt là 17%/83% và 13%/87%
DSSD thẻ QT
DSSD thẻ NĐ
20%
17%
13%
87%
83%
80%
Hình 2.15 Tỷ trọng DSSD thẻ
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Doanh số thanh toán thẻ (DSTT)
Về DSTT thẻ bao gồm cả doanh số rút riền mặt, tổng giá trị năm 2019 đạt gần 3383 tỷ đồng, tăng 10,62% so với năm 2018 (năm 2018 đạt gần 3058 tỷ đồng). Trong
đó, DSTT thẻ quốc tế gần 690,1 tỷ đồng, tăng 30% so với DSTT là 531,2 tỷ năm 2018. Với thẻ nội địa, mức tăng trưởng DSTT thấp hơn so với thẻ quốc tế khi chỉ tăng 7% so với năm 2018. Mặc dù vậy, nếu xét về tỷ trọng thì DSTT bao gồm cả doanh số rút tiền mặt của thẻ nội địa vẫn chiếm áp đảo tới 79,6%% (tương ứng với con số 2692,8 tỷ đồng của năm 2019), còn DSTT của thẻ quốc tế chỉ chiếm 20,4%
5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
45%
50%
30%
32%
34%
30%
7%
11%
10%
-10%
-30%
-50%
-70%
DS thanh toán thẻ QT
2017
DS thanh toán thẻ NĐ
2018
2019
2018/2017
Tổng
2019/2018
Hình 2.16 DSTT thẻ
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Thẻ Quốc tế | Thẻ Nội địa | |||
12% | ||||
12% | ||||
38% | 11% | DSTT chi tiêu | ||
42% | 58% | DSTT chi tiêu | ||
42% | 58% 62% | DSTT RTM | 89% 88% | DSTT RTM |
88% |
Hình 2.17 Tỷ trọng DSTT chi tiêu so với DSTT rút tiền mặt
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Tương tự DSSD, DSTT của thẻ nội địa chủ yếu là để rút tiền mặt (DSTT rút tiền mặt của thẻ nội địa chiếm đến 88,3% vào năm 2019). Nhìn vào DSTT chi tiêu có thể thấy mặc dù số lượng đang lưu hành của thẻ quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng có 14,3% nhưng DSTT chi tiêu của thẻ quốc tế lại nhiều hơn so với DSTT chi tiêu của thẻ nội địa. Cụ thể, năm 2019, DSTT chi tiêu của thẻ quốc tế là 431,3 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 62,5% trong tổng DSTT thẻ quốc tế (tăng gần 40% so với 308,1 tỷ đồng năm 2018) trong khi DSTT chi tiêu của thẻ nội địa chỉ có 313,8 tỷ đồng, chỉ chiếm gần 12% tổng DSTT thẻ (tăng 12% so với 280,1 tỷ đồng năm 2018). Trong tổng DSTT chi tiêu của cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa, DSTT của thẻ quốc tế chiếm 57,9% so với 42,1% của thẻ nội địa (năm 2018, tỷ trọng này lần lượt là 52,3% và 47,7%) trong khi xét tổng DSTT thì tỷ trọng này lại ngược lại hoàn toàn, chỉ có 20,4% của thẻ quốc tế so với 79,6% của thẻ nội địa.
DSTT chi tiêu thẻ QT
DSTT chi tiêu thẻ NĐ
42%
48%
52%
58%
Hình 2.18. Tỷ trọng DSTT chi tiêu thẻ quốc tế so với thẻ nội địa năm
2018 và 2019
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020)
Thị phần thẻ quốc tế
Trong các hình thức thẻ quốc tế đang lưu hành ở Việt Nam, thẻ GNQT chiếm thị phần lớn nhất, năm 2019, số lượng thẻ GNQT đang lưu hành là 7,51 triệu thẻ (tương ứng với tỷ trọng 51,2%). Số lượng thẻ TDQT và thẻ trả trước quốc tế năm 2019 đang lưu hành lần lượt là 4,73 triệu thẻ, chiếm tỷ trọng 32,2% và 2,43 triệu thẻ (chiếm tỷ trọng 16,6%).