4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn làm sáng rò sự thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài trong Chuyên cũ Hà Nội qua các phương diện cơ bản. Để làm nổi bật cảm quan hiện thực của Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội, luận văn so sánh với cảm quan về Hà Nội trong các tác phẩm trước đó của Tô Hoài, đồng thời với các tác giả khác viết về Hà Nội để thấy nét độc đáo của Tô Hoài. Từ đó định vị giá trị của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài nói riêng và trong số các tác phẩm của văn học Việt Nam về đề tài Hà Nội nói chung.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, chúng tôi hướng tới những mục đích sau:
- Chỉ ra cảm quan hiện thực của Tô Hoài thể hiện trên nhiều phương diện, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Từ việc nghiên cứu cảm quan hiện thực của Tô Hoài, chúng tôi góp thêm cơ sở để khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Đóng góp một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về tác giả Tô Hoài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cưu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, phân loại: Trên cơ sở khảo sát để định hình các phương diện thể hiện cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 1
- Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 2
- Cảm Quan Về Xã Hội Qua Cảnh Sinh Hoạt, Phong Tục
- Những Yếu Tố Tạo Nên Cảm Quan Hiện Thực Về Hà Nội Trong Hành Trình Sáng Tạo Của Tô Hoài
- Hà Nội Với Những Nét Sinh Hoạt Văn Hoá Truyền Thống
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
- Phương pháp phân tích để thấy sự biểu hiện phong phú của cảm quan hiện thực đó từ chi tiết tới giọng điệu, ngôn ngữ, không gian nghệ thuật.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm của Tô Hoài viết về Hà Nội ở những thời điểm và góc độ khác nhau để thấy sự vận động và biến đổi,
nét bảo lưu trong cảm quan hiện thực về Hà Nội của Tô Hoài; đối chiếu cảm quan hiện thực của Tô Hoài với các nhà văn khác viết cùng đề tài Hà Nội để thấy nét riêng độc đáo của nhà văn.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp: Sau khi phân tích, so sánh luận văn sẽ khái quát những nét đặc sắc trên phương diện cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Nhà văn Tô Hoài và những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của tác giả
- Chương 2: Cảm quan về xã hội, con người và phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài
- Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội
của Tô Hoài.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀ NHỮNG YẾU TỐ
TẠO NÊN CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÁC GIẢ
1.1. Nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói cho đúng hơn thì thế giới nghệ thuật mà ông sáng tạo cũng là cả một cánh rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại. Nói đến Tô Hoài, người đọc nhớ ngay đến Tô Hoài của những sáng tác về Hà Nội, Tô Hoài với miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, Tô Hoài của Dế Mèn phiêu lưu ký và những sáng tác cho thiếu nhi, Tô Hoài của hồi ký, tự truyện... Ở phương diện nào, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn. Trong cái thế giới nghệ thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại, không thể không nói đến bút kí, bên cạnh truyện ngắn, chân dung văn học…
Thời kỳ dò dẫm tìm đường, Tô Hoài bắt đầu làm thơ. Mà chẳng riêng gì ông, Nam Cao, Nguyễn Tuân đều thế. Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút, dò tìm. Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận ra mảnh đất dụng vò của mình là văn xuôi, là những câu chuyện của mình, quanh mình như ông đã nói. Ngay cả những chuyện về loài vật cũng là những chuyện về cuộc đời. Hơn hai mươi tuổi (thực ra gần đây ông tiết lộ mới chỉ mười bảy tuổi), ông đã tạo được một kiệt tác ở thể đồng thoại: Dế mèn phiêu lưu ký. Truyện viết cho thiếu nhi nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác phẩm này là những bài học nhân sinh sâu sắc. Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế dặc biệt của Tô Hoài. Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy. Cuộc sống của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh
động: “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bòm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà vẫn không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà nghĩ việc đời như thế”. Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động. Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật. Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi về sau. Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: vì sao cảnh đời thường lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngòi bút của Tô Hoài? Vì những sáng tác đầu tiên của ông đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy là những bài thơ như Tiếng reo, Đan áo…Nhưng ngay sau đó, ông đã từ giã vườn thơ để đến với cánh đồng văn xuôi, từ bỏ chân trời lãng mạn để đến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo. Có nhiều lí do dẫn đến sự chuyển hướng ấy, trong đó, phải kể tới hoàn cảnh chủ quan của nhà văn, cảnh sống vất vả túng thiếu của bản thân, gia đình khiến ông khó có thể thả mình vào một thế giới của phiêu diêu và mơ mộng, của “chàng – nàng”. Chính một nhân vật văn sĩ nghèo trong truyện ngắn của Tô Hoài - Hết một buổi chiều đã từng độc thoại: “Mạch sống của cuộc đời táp nham này còn có gì đáng lồng vào dòng nước, một nhánh hoa, một dòng nước trắng!”. Vả lại sống trong môi trường Nghĩa Đô, những con người cần lao,
chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người nông dân nghèo vẫn quen thuộc và thân thiết hơn với Tô Hoài.
Nhớ lại những ngày mới tập viết, Tô Hoài kể: lúc ấy đọc sách Nhất Linh Khái Hưng thì cũng thích lắm, nhưng tự xét mình không sống cuộc sống như họ nên không thể viết như họ. Cách nói ý nhị tưởng như một lời tự thú khiêm tốn về sự bất lực của mình, nhưng thực ra ở đó ngầm chứa một thứ tuyên ngôn nghệ thuật: Ngòi bút này dựa trên sự quan sát thực tế chung quanh và sống đến đâu, viết đến đó, viết ngay về những gì từng viết, từng trải quanh mình. Có thể bảo một thứ tuyên ngôn như thế quá thông thường, không đủ làm ai giật mình, mà lại cũ. Nhưng nó thích hợp với cá tính của Tô Hoài, thói quen ham nghe ham biết, hóm hỉnh hiền lành của ông, cũng như những chăm chỉ dùi mài nghề nghiệp những năm về sau. Cuộc sống vốn không chỉ có cái dồn dập sôi nổi bên trên mà còn có cái phần chuyển động chắc chắn ở tận đáy sâu. Được khích lệ bởi không khí thời đại, một số người chọn lối viết “đặt vấn đề” dồn hết tâm lực vào những cuộc đấu tranh tư tưởng và quả thật có mang lại cho các trang sách một sinh khí mới. Không phải là Tô Hoài đứng ngoài chuyện đó, ông có biết và đã để tâm đưa vào sáng tác cái không khí sôi sục của đời sống. Nhưng ông vẫn thấy tạng của mình là viết về cái mạch ẩn chìm kia và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn độc. Nhận ra điều đó, nên khi bàn về tập Truyện Tây Bắc, một người khá thâm trầm là Tế Hanh đã nêu nhận xét: “Trong khi nhiều người chỉ nhớ Vợ chồng A Phủ thì tôi lại rất thích Mường Giơn”. Không hẳn có nhiều người cùng quan điểm với Tế Hanh, nhưng có một sự thật là: Trong khi Vợ chồng A Phủ đề cập đến cái lớn lao của thời đại với sự đổi đời của những con người nhỏ bé thì Mường Giơn lại là câu chuyện mà hình như thời nào cũng có. Bởi thời nào cuộc sống chẳng gồm những nồng nàn sôi nổi lẫn những mất mát đắng cay, và khi nghĩ lại về nó, nhất là về
một cái gì tàn phai mà không sao cứu vãn, con người bao giờ cũng ám ảnh một cảm giác nhớ, tiếc, buồn, thương.
Nghiên cứu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có một nhận xét chính xác: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường”(1). Đúng thế, Tô Hoài không viết về những đôi lứa lá ngọc cành vàng, không thi vị hóa đời sống, không vẽ vời, lý tưởng hóa các chân dung. Ông chỉ viết về những điều mà ông đã nhìn thấy: “Tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình, quanh mình” (Tự truyện). Những cây bút nào trước khi viết về người khác lại biết mang mình ra để tự trào, để giễu chơi cái tôi của mình một chút là những
người ghê gớm, tinh tường, bởi lập tức, mọi thứ nghi lễ, rào cản về khoảng cách không còn, chỉ còn lại ta với mình, y với thị, tôi với hắn như đang nói chuyện, tán gẫu trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lòi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế. Rất hiếm khi ta thấy Tô Hoài cao giọng. Những triết lý về đời sống của Tô Hoài bắt nguồn từ những câu chuyện đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư biện xám màu. Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của Tô Hoài. Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó. Có cảm giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng tự đời nào, bây ông mới hé “cho khách hồng trần thử soi”. Sự đời nó thế, dâu bể cũng là đấy mà ngọt ngào cũng từ đấy. Chuyện về đời cũng là chuyện về chính bản thân ông. Thì đấy, chàng Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký là hình bóng của tuổi trẻ Tô Hoài đi tìm kiếm tư tưởng đại đồng, những câu chuyện
mà Tô Hoài hồi nhớ lại trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều là những câu chuyện được ông thể hiện qua cái nhìn của mình về những câu chuyện quanh mình.
1.2. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của Tô Hoài
1.2.1. Khái niệm cảm quan hiện thực
Hêghen trong Dẫn luận mỹ học đã nhấn mạnh: “Tác phẩm nghệ thuật là một cái nhằm phục vụ tri giác cảm quan của con người”. “Để tỏ lòng biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sỹ dâng trả lại cho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó. Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người". Trong thực tế sáng tạo nghệ thuật, mỗi nghệ sỹ có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện, "dâng trả" cho hiện thực khách quan cũng khác nhau. Sự "dâng trả" ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật, trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Căn cứ duy nhất để khảo sát, nhận diện bức tranh hiện thực của người nghệ sỹ là tác phẩm nghệ thuật. Các tác giả A.Ja Gurevich khi bàn về Các phạm trù Văn hoá Trung cổ, Mai Nauđôp - tác giả cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học đều chú ý đến sự cảm thụ và nhận thức thế giới. Mai Nauđôp cho rằng, người nghệ sỹ là người "cực kỳ nhạy cảm", nên "anh ta nhanh chóng nhận xét, tóm bắt trúng được tất cả những gì thu hút sự chú ý của mình, để lại những dấu ấn không gì xoá nổi trong tâm khảm". Nghiên cứu khái niệm này, Chu Văn Sơn trong Ba đỉnh cao của Thơ mới- Xuân Diệu- Nguyễn Bính- Hàn Mặc Tử cho rằng: “Có thể hiểu cảm quan như là lối cảm nhận riêng trong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới của từng người nghệ sĩ. Trong những trường hợp thật điển hình, cảm quan ấy thường đọng lại trong những hình mẫu tổng quát nào đó”.
Như vậy, cảm quan hiện thực chính là lối cảm nhận riêng về thế giới của từng nghệ sĩ. Lối cảm nhận ấy được thể hiện trong từng tác phẩm của họ. Nó chi phối mạnh mẽ để làm nên thế giới nghệ thuật riêng của nhà văn. Để
nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyên cũ Hà Nội của Tô Hoài, chúng tôi nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn.
1.2.2. Những phương diện thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài
Nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài dựa trên sự khảo sát kỹ lưỡng theo những định hướng trên, TS Mai Thị Nhung khẳng định trong cuốn Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài: “Trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị. Yếu tố thể hiện tư tưởng nghệ thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường”. Quả thực, đây là cảm quan chi phối toàn bộ những sáng tác của Tô Hoài trong suốt hành trình sáng tạo không biết mệt mỏi của nhà văn.
1.2.2.1. Cảm quan nhân bản đời thường về con người
Mỗi nhà văn khi xây dựng thế giới nhân vật, đều xuất phát từ cảm quan về con người riêng của mình. Cảm quan này vì vậy gắn liền với cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh thì: “Tâm hồn mỗi nhà văn có một “chất dính” riêng. Dù ông ta có quan sát thực tế đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau, “chất dính” ấy vẫn chỉ có thể bắt lấy được những gì thích hợp với nó mà thôi. Những “cái gì” đó tạo nên ở mỗi cây bút một đối tượng thẩm mỹ riêng, nơi cung cấp những nguồn chất liệu phù hợp để nhà văn dựng nên thế giới nghệ thuật riêng của mình” [23,14]. Cảm quan nghệ thuật về con người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học. Người nghệ sĩ đích thực là người luôn suy nghĩ về con người, vì con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu con người. Về điều này, Nguyễn Minh Châu – một trong những cây bút xuất sắc