Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Niêm Yết


Thứ tư, BCTC của DNNY phải tuân thủ các qui định khắt khe hơn của TTCK, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán: Hoạt động của DNNY được quản lý chặt chẽ bởi nhiều hệ thống pháp luật, trong đó có qui định của luật chứng khoán, do đó, BCTC của DNNY phải tuân thủ các qui định khắt khe hơn về thời gian công bố và bắt buộc phải được kiểm toán hàng năm. Về thời gian công bố được qui định tại từng TTCK, nói chung, BCTC phải được công bố từng tháng, quí, 6 tháng, 1 năm và tuân thủ thời gian công bố thông tin nghiêm ngặt hơn so với các doanh nghiệp thông thường; BCTC phải được kiểm toán hàng năm (hoặc có thể phải chịu soát xét hàng quí hoặc 6 tháng, 1 năm) bởi một tổ chức kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán DNNY; việc lập BCTC của DNNY ngoài việc tuân thủ chuẩn mực chung, còn phải tuân thủ chuẩn mực kế toán có thể dành riêng cho các DNNY.

Trước khi muốn niêm yết, doanh nghiệp cổ phần phải thực hiện đăng ký và hoàn tất bộ hồ sơ bản cáo bạch, trong đó bắt buộc phải có BCTC đáp ứng các điều kiện và điều này được qui định ở từng quốc gia.

Theo qui định tại TTCK Luân Đôn (Anh), doanh nghiệp cần cung cấp BCTC 3 năm gần nhất, đồng thời, ít nhất 75% giao dịch kinh doanh trong 3 năm gần nhất của DNNY phải được chứng thực, và phải tường trình những thương vụ mua lại (acquisition) đáng chú ý trong 3 năm gần nhất (nếu có). Qui định tại TTCK Mỹ cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp BCTC đã được kiểm toán bởi KTV/công ty kiểm toán được chấp thuận trong 3 năm gần nhất. Điều này cũng bắt buộc tại các TTCK Hồng Kong và Singapore [50]. Tại Điều 14, 15- Luật Chứng khoán Việt Nam qui định DNNY phải cung cấp BCTC được kiểm toán xác nhận trong 2 năm gần nhất trước khi niêm yết [55].

Trong suốt quá trình niêm yết, tình trạng xấu của BCTC đã được kiểm toán sẽ dẫn đến DNNY có thể bị đưa vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, thậm chí bị hủy niêm yết. Điều này được qui định tùy từng quốc gia. Hầu hết các TTCK đều qui định, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết phải thể hiện kết quả kinh doanh có lãi và nhận được ý kiến của KTV về độ tin cậy của các BCTC. Do đó, vai trò của kiểm toán đối với BCTC của DNNY trên TTCK là rất quan trọng.

1.2. Kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết

Nội dung dưới đây nhằm làm rõ khái niệm và phân loại kiểm toán nói chung, các loại báo cáo kiểm toán và kiểm toán độc lập đối với BCTC của DNNY nói


riêng, qua đó cho thấy, TTCK không thể thiếu vắng vai trò của kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo minh bạch các thông tin trên BCTC của DNNY, góp phần bảo vệ NĐT cũng như sự phát triển an toàn, lành mạnh của TTCK.

1.2.1. Khái niệm và phân loại kiểm toán

1.2.1.1. Khái niệm kiểm toán

Kiểm toán ra đời từ rất sớm, tuy nhiên, hình thức kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện từ thế kỷ XIX, cùng sự hình thành và phát triển của các công ty cổ phần châu Âu, gắn liền với sự tách biệt quyền lợi giữa những người trực tiếp quản lý công ty (nhà quản lý) và những người tham gia góp vốn (chủ sở hữu, cổ đông, NĐT). Bởi sự tách biệt này và việc nhiều công ty bị phá sản, cũng như sự lừa đảo từ phía các nhà quản lý đã làm tăng rủi ro trong đầu tư, nhất là sự ngày càng phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, khiến cho các cổ đông, NĐT không thể tin tưởng hoàn toàn vào những thông tin được cung cấp bởi chính những nhà quản lý hay kế toán của công ty. Theo đó, các cổ đông, NĐT muốn được đảm bảo là BCTC phải được kiểm tra bởi những người độc lập, trung thực, hiểu biết về BCTC, đó là các KTV.

Theo Alvin A.Aen và James K.Loebbecker (1988) "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập" [1].

Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) "Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC" [12, tr.1].

1.2.1.2. Phân loại kiểm toán

Xuất phát từ lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán, ban đầu kiểm toán giới hạn về đối tượng là kiểm tra, đánh giá tính trung thực và hợp lý của BCTC. Cùng sự phát triển của xã hội và yêu cầu quản lý thực tiễn, các lĩnh vực phi tài chính, lĩnh vực hiệu quả và hiệu năng của hoạt động được quan tâm nhiều hơn, hình thành nên các hình thức và chủ thể kiểm toán đa dạng hơn [12, tr.1-3].

Căn cứ vào chức năng kiểm toán, có 3 loại:

- Kiểm toán báo cáo tài chính: KTV đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC đơn vị được kiểm toán.


- Kiểm toán hoạt động: KTV kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán.

- Kiểm toán tuân thủ: KTV kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Kiểm toán BCTC thường do các CTKT thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng, NĐT... Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70- 80% công việc của các CTKT.

Trên thực tế, hoạt động kiểm toán có thể đan xen cả 3 loại hình kiểm toán.

Sự khác biệt của 3 loại hình kiểm toán được thể hiện trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa các loại hình kiểm toán theo chức năng


Nội dung

Kiểm toán BCTC

Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán tuân thủ


Khái niệm


Kiểm tra và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý BCTC của một đơn vị

Kiểm tra và đánh giá về tính hợp pháp, kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của một hoạt động, đề xuất phương án cải tiến

Kiểm tra, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, hay các quy định nào đó của đơn vị


Đối tượng kiểm toán

BCTC: Bảng Cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC

Đa dạng: hệ thống kế toán, quy chế kiểm soát nội bộ; huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực; quy trình nghiệp vụ, sản xuất…


Việc tuân thủ pháp luật và quy định hiện hành

Chuẩn mực dùng để đánh giá

Chủ yếu là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành

Tuỳ theo đối tượng cụ thể, thường mang tính chủ quan tùy theo nhận thức của KTV

Các văn bản liên quan như: luật, các nội quy, quy chế, thể lệ, chế độ…

Chủ thể tiến hành

Thường là các KTV độc lập, ngoài ra là KTV nhà nước, KTV nội bộ.

Thường là do các KTV nội bộ thực hiện

Chủ yếu là KTV nhà nước, KTV nội bộ, ngoài ra là KTV độc lập.


Kết quả

Phục vụ đơn vị, nhà nước, và bên thứ 3 (các NĐT, nhà cung cấp…)

Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của bản thân đơn vị được kiểm toán

Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5

Căn cứ vào tổ chức bộ máy kiểm toán, kiểm toán được chia 3 loại:

- Kiểm toán độc lập: Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập, làm việc trong các CTKT. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên được thực hiện khi khách hàng yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua ký kết hợp đồng kinh tế.

- Kiểm toán nội bộ: Là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế


nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài chính... của đơn vị.

- Kiểm toán nhà nước: Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV làm việc trong cơ quan kiểm toán nhà nước, là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà nước; thực hiện kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước.

Sự khác biệt của 3 loại hình kiểm toán phân loại theo tổ chức bộ máy kiểm toán thể hiện trong Bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa các loại hình kiểm toán theo chủ thể


Các nội dung

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nhà nước


Khái niệm

Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các KTV độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập.

Là hoạt động kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của ban lãnh đạo đơn vị.

Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành với các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Chủ thể kiểm toán

KTV độc lập của CTKT, trình độ chuyên môn cao.

Các KTV nội bộ của doanh nghiệp.

KTV nhà nước là các viên chức nhà nước.

Chi phí kiểm toán

Đơn vị được kiểm toán phải trả phí kiểm toán.

Không có phí, các KTV nội bộ được DN trả lương.

Không phải trả phí, KTV được nhà nước trả lương.

Kết quả kiểm toán

Báo cáo với chủ doanh nghiệp và các bên yêu cầu.

Báo cáo duy nhất với chủ doanh nghiệp.

Báo cáo với chính phủ và các cơ quan chức năng.

Giá trị thông tin

Có độ tin cậy cao, phạm vi rộng cho mọi đối tượng.

Rất thấp, chỉ có giá trị trong nội bộ doanh nghiệp.

Có giá trị và độ tin cậy đối với nhà quản lý.

Khách thể kiểm toán.

Các đơn vị khi có yêu cầu.

Các bộ phận trong phạm vi nội bộ DN.

Đơn vị sử dụng vốn, tài sản của nhà nước.

Bên cạnh đó, còn có cách phân loại theo các tiêu chí khác như:

- Theo lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán các tổ chức bảo hiểm, kiểm toán các tổ chức tín dụng, kiểm toán TTCK và các quỹ đầu tư, kiểm toán các lĩnh vực khác.

- Theo tính chất pháp lý: Hình thức kiểm toán bắt buộc và tự nguyện.

Theo các cách phân loại kiểm toán như trên, cho thấy ưu, nhược điểm của từng loại hình kiểm toán. Kiểm toán độc lập đối với BCTC DNNY trên TTCK là hình thức kiểm toán bắt buộc do KTV và CTKT độc lập thực hiện. Các TTCK phát


triển như Anh, Mỹ, Hồng Kong, Singapore cũng đều qui định bắt buộc BCTC phải được các KTV độc lập đủ tiêu chuẩn xác nhận trước khi niêm yết và trong suốt quá trình niêm yết trên TTCK [50]. Tại Việt Nam, theo qui định tại Điều 9 và khoản 1, khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập Số 67/2011/QH12 và Điều 15 Nghị định Số 17/2012/NĐ-CP, các DNNY phải lựa chọn một trong số các CTKT đủ điều kiện kiểm toán DNNY theo qui định để thực hiện kiểm toán BCTC [55].

1.2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết

Kiểm toán độc lập đối với BCTC là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Do độ tin cậy của BCTC của doanh nghiệp niêm yết có ảnh hưởng tới nhiều đối tượng trên TTCK, nhất là các nhà đầu tư, nên để bảo vệ các nhà đầu tư và tính minh bạch của TTCK, các BCTC của doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải được kiểm toán bởi các KTV thuộc các công ty kiểm toán đáp ứng được các yêu cầu về qui mô vốn tối thiểu, số lượng KTV hành nghề, số lượng khách hàng, số năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Mỗi một quốc gia hoặc trong từng thời kỳ, yêu cầu này có thể là khác nhau.

Kiểm toán độc lập đối với BCTC của doanh nghiệp niêm yết là việc KTV thuộc các công ty kiểm toán độc lập đáp ứng các yêu cầu kiểm toán DNNY, kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, của BCTC doanh nghiệp niêm yết.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (CMKiT mới số

200) [6]. Với mục đích chung như vậy, kiểm toán độc lập đối với BCTC DNNY thể hiện các vai trò chính sau:

Thứ nhất, kiểm toán BCTC DNNY giúp tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC và tính minh bạch của TTCK.

Đặc điểm BCTC của DNNY đã phân tích ở trên cho thấy, đối với TTCK, thông tin BCTC nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng (nhà quản lý, nhà đầu tư, đối tác…) và có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định quản lý cũng như đầu


tư của họ. Tuy nhiên, người sử dụng BCTC thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thông tin phát sinh do (i) mâu thuẫn về quyền lợi dẫn đến gian lận; (ii) khối lượng, tính chất phức tạp của thông tin BCTC ngày càng gia tăng… Và để giảm rủi ro thông tin, người sử dụng không thể hoàn toàn tin tưởng (ngay cả khi đã có vai trò của kiểm toán nội bộ đối với BCTC của DNNY), hoặc NĐT cũng không thể tự kiểm tra thông tin, mà cần một bên thứ ba độc lập và có năng lực xác nhận độ tin cậy, đó chính là vai trò của các KTV độc lập.

Xét lợi ích đối với TTCK, kiểm toán độc lập góp phần tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng, giúp NĐT có cái nhìn đúng đắn hơn về các thông tin tài chính của các doanh nghiệp, ngăn chặn việc các thông tin này bị bóp méo theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Vụ phá sản của Tập đoàn Enron và Worldcom tại Mỹ những năm 2001-2002 là một ví dụ điển hình, kéo theo hàng nghìn NĐT nắm giữ cổ phiếu các công ty này trở nên trắng tay vì những lý do thông tin bị bưng bít và KTV đã không thực hiện đúng vai trò của mình [33]. Sự tham gia của các CTKT độc lập có chuyên môn và uy tín sẽ giúp cho NĐT có được các thông tin tin cậy hơn, giúp TTCK thêm minh bạch và phát triển bền vững.

Thứ hai, kiểm toán là cơ sở cho các bên thực hiện quyền lợi hay quyết định kinh tế của mình.

Kiểm toán là hoạt động hành nghề của các KTV độc lập, của các CTKT, thực hiện kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các BCTC, làm cơ sở cho các cổ đông, NĐT, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các quyền hay quyết định kinh tế của mình. Ví dụ, NĐT có quyết định mua hay bán cổ phiếu; cổ đông có cơ sở nhận cổ tức, quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về; ngân hàng có cơ sở tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ vay; người bán hàng có thể tiếp tục cho nợ, cung ứng hàng hóa, hoặc ngừng; Nhà nước có cơ sở quyết toán thuế và các nghĩa vụ của doanh nghiệp; người lao động tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động; UBCKNN có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền hoặc ngừng niêm yết nếu BCTC có những sai phạm. Hơn nữa, kiểm toán có thể giúp NĐT, ngân hàng kiện doanh nghiệp khi xảy ra phá sản hoặc ban lãnh đạo gian lận tài chính.

Thứ ba, kiểm toán giúp các DNNY nâng cao trình độ quản lý và uy tín.


Hoạt động kiểm toán BCTC của các KTV và CTKT độc lập sẽ giúp ban lãnh đạo DNNY phát hiện những kẽ hở trong quản lý, trong hệ thống kiểm soát nội bộ, phát hiện những sai sót trên BCTC, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn thông qua các ý kiến tư vấn của các KTV (Thư quản lý).

Ngoài ra, uy tín của công ty kiểm toán cao cũng sẽ giúp cho BCTC được kiểm toán bởi các công ty này có uy tín hơn đối với các NĐT, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng được các NĐT tiếp tục góp vốn, cho vay thực hiện các dự án mới hoặc đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một BCTC được các công ty kiểm toán khác nhau xác nhận sẽ mang lại những giá trị tin tưởng khác nhau. Tất nhiên càng những công ty kiểm toán có uy tín thì phí kiểm toán phải trả thường cao hơn.

Thứ tư, giúp các cơ quan chức năng đề ra các văn bản luật phù hợp: Những bất cập về môi trường pháp lý (chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán và khác) sẽ được KTV độc lập phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC tại DNNY, qua đó đề xuất ý kiến cho các cơ quan ban hành văn bản pháp lý phù hợp và hiệu quả hơn.

Tóm lại, với những đặc trưng riêng về BCTC của DNNY, vai trò của kiểm toán đối với BCTC của DNNY trên TTCK là nhằm đáp ứng yêu cầu cao về độ tin cậy của các BCTC phục vụ cho các quyết định đầu tư và quản lý, góp phần bảo đảm sự minh bạch của TTCK, theo đó, chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY cũng có sự đòi hỏi cao hơn so với các doanh nghiệp không niêm yết.

1.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

1.2.3.1. Quy trình kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK

Qui trình kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK phải đảm bảo tuân thủ qui trình kiểm toán chung như sau:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, gồm: Chấp nhận khách hàng, thu thập thông tin cơ sở, thu thập thông tin nghĩa vụ pháp lý; thực hiện thủ tục phân tích; đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán; thu thập và hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ; thiết kế chương trình kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán, gồm: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thực hiện thủ tục phân tích BCTC và thực hiện kiểm tra chi tiết (kiểm toán vốn chủ sở hữu và các quĩ, kiểm toán lợi nhuận và phân chia lợi nhuận, kiểm toán BCTC hợp nhất).


Giai đoạn tổng hợp, kết luận và phát hành BCKiT- đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán và BCKiT được coi là sản phẩm kiểm toán- nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi chủ thể trên TTCK, nhất là công chúng NĐT.

1.2.3.2. Các loại báo cáo kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK

Báo cáo kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK được trình bày tuân thủ BCKiT nói chung. BCKiT là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán, BCKiT phải phản ánh đầy đủ nội dung theo chuẩn mực nghề nghiệp (ISA 700 và VSA 700), nội dung quan trọng nhất là phần nêu ý kiến của KTV. Đây là phần được các NĐT trên TTCK quan tâm chú ý nhất (và hầu như các NĐT chỉ quan tâm tới kết quả ý kiến của KTV), vì nó nêu rõ nhận xét của KTV về tính trung thực, hợp lý của các BCTC của đơn vị được kiểm toán, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Ý kiến kiểm toán đúng hay sai tùy thuộc vào chất lượng của cuộc kiểm toán mà KTV thực hiện, do vậy, BCKiT cũng là nơi thể hiện chất lượng kiểm toán.

KTV có thể phát hành một trong các loại ý kiến theo qui định trong các CMKiT quốc tế và CMKiT Việt Nam hiện hành (VSA 700, 705 và 706) như sau:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần;

- Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần, gồm: (i) Ý kiến ngoại trừ; (ii) Ý kiến kiểm toán trái ngược; (iii) Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến.

KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi KTV kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Hay nói cách khác, xét trên phương diện tổng thể, BCTC không còn sai sót trọng yếu (hoặc nếu có thì đã được phát hiện, sửa chữa và báo cáo).

KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán trong các trường hợp:

- Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV kết luận rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc

- KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí