Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết


khách hàng [80]. Theo đó, nhiều nhà khoa học kiểm toán dựa vào quan điểm này để phát triển các lý luận kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Palmrose, Z. (1988) [95], Bradshaw (2001) [78] và hầu hết các nghiên cứu khác đều thống nhất cho rằng, chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng KTV phát hiện báo cáo về những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng được kiểm toán. Khả năng các KTV phát hiện được các sai phạm trọng yếu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của KTV, còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV (trong đó có sức ép từ phía khách hàng được kiểm toán…) (Lam and Chang, 1994; Francis, 2004) [83], [90].

Theo quan điểm này, nếu cuộc kiểm toán có chất lượng có nghĩa là KTV cam kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong các BCTC đã được kiểm toán theo đúng các qui định chuẩn mực nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng các BCTC đã được kiểm toán, nhất là các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào kết quả kiểm toán do đã thỏa mãn mong muốn của họ rằng, các thông tin được kiểm toán là đáng tin cậy.

Tương tự như vậy, quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm đánh giá chất lượng kiểm toán dựa trên ý kiến kiểm toán của KTV về BCTC (chất lượng BCKiT). BCKiT hay ý kiến kiểm toán của KTV độc lập đối với BCTC của các DNNY là một trong những nội dung được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong một nghiên cứu của các tác giả Chen, Su và Wang (2005), đã phân tích BCKiT BCTC của các DNNY tại Trung Quốc trong khoảng thời gian 1995- 2000, kết quả cho thấy, tỷ lệ các BCKiT trong đó KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (trong thời gian nghiên cứu) chiếm tỷ lệ trên 15% tổng số DNNY, một tỷ lệ được coi là cao so với các nước có TTCK phát triển như Mỹ. Nguyên nhân đã được các tác giả phân tích, cho thấy, chất lượng kiểm toán BCTC thể hiện chất lượng đưa ra ý kiến của KTV hay chất lượng BCKiT [31].

Với vai trò của kiểm toán độc lập đối với BCTC của DNNY chủ yếu nhằm phục vụ NĐT và bảo đảm sự minh bạch của TTCK, thì chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC nhận được sự đồng tình cao từ phía các nhà nghiên cứu và người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Mặc dù chất lượng kiểm toán được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu, nhưng các nghiên cứu về sự thỏa mãn của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng đưa đến một kết luận quan trọng, đó là, nếu khả


năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu của KTV càng cao thì mức độ thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng càng cao [76]. Do đó, có thể đo lường chất lượng kiểm toán trên góc độ thỏa mãn người sử dụng trên quan điểm về khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót trọng yếu trên các BCTC của các KTV.

Tóm lại, kiểm toán là một loại hình cung cấp dịch vụ đặc biệt. Mặc dù chất lượng kiểm toán được nhìn nhận dưới các quan điểm khác nhau, cũng như tồn tại khoảng cách về mức độ thỏa mãn của các đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán, thì mục tiêu kiểm toán vẫn phải được đảm bảo, đó là KTV phải đưa ra ý kiến đúng về độ tin cậy của các BCTC, nghĩa là, nếu các BCTC có những sai sót làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng, thì chúng đều đã được KTV phát hiện và báo cáo.

Đối với TTCK, bảo đảm chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY là mối quan tâm lớn của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán, nhất là các NĐT. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng kiểm toán theo mức độ thỏa mãn của đối tượng sử dụng là không hoàn toàn đơn giản, vì người sử dụng kết quả kiểm toán không thể quan sát một cách trực tiếp hoạt động kiểm toán. Vì thế, để đánh giá chất lượng kiểm toán, các nhà nghiên cứu thường đánh giá khả năng phát hiện và báo cáo về các sai sót trọng yếu của các kiểm toán viên thông qua việc xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Tác động vào nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được coi là phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán từ gốc.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết

Nghiên cứu trực tiếp các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK nhằm giúp xác định phương hướng nâng cao chất lượng kiểm toán, bảo đảm khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu của KTV, bởi đây là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của chính các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán mà đặc biệt là của các NĐT, cũng như các nhà quản lý tại bất kỳ một TTCK nào. Từ quan điểm về chất lượng kiểm toán nói chung và đặc trưng của kiểm toán đối với BCTC của DNNY nói riêng, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC được hệ thống theo ba nhóm như Sơ đồ 1.4 dưới đây.


Mức độ chuyên sâu





Kinh nghiệm






Nhóm nhân tố thuộc về KTV/nhóm kiểm toán

Trình độ





Độc lập




Ý thức tuân thủ chuẩn mực






Thái độ thận trọng




Chuyên nghiệp




Nhân tố khác




Giá phí kiểm toán





Qui mô công ty




Nhóm nhân tố thuộc về Công ty kiểm toán



Phương pháp kiểm toán





Hệ thống kiểm soát chất lượng






Nhân tố khác




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7



Môi trường pháp lý





Nhóm nhân tố bên ngoài


Khách hàng kiểm toán (DNNY)





Nhân tố bên ngoài khác



Sơ đồ 1.4: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết


Sơ đồ 1.4 cho thấy, cho dù các kết quả nghiên cứu là có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tuy nhiên hệ thống lại, có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán nói chung, cũng như kiểm toán BCTC của DNNY


nói riêng, gồm nhóm thuộc về KTV, công ty kiểm toán và nhóm nhân tố bên ngoài. Nội dung chi tiết các nhân tố/nhóm nhân tố như sau:

1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/nhóm kiểm toán

Nhân tố thứ nhất: Mức độ chuyên sâu (Chuyên sâu- Industry Expertise)

Mức độ chuyên sâu của KTV là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Kiểm toán viên thể hiện tính chuyên sâu nếu có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng, có năng lực nhận biết rủi ro, cơ hội và thực tế kế toán của các khách hàng qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tế đạt được trong quá trình kiểm toán (Craswell và cộng sự, 1995; Hogan and Jeter, 1999; Solomon và cộng sự, 1999; Gramling & Stone, 2001; Velury và cộng sự, 2003) [76], [83], [84].

Trong các nghiên cứu, KTV/nhóm kiểm toán được giao nhiệm vụ kiểm toán có sự hiểu biết sâu (tinh thông) về lĩnh vực chuyên ngành thường được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất tới chất lượng kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross 2008). KTV có hiểu biết chuyên sâu sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán và các xét đoán quan trọng của khách hàng khi lập và trình bày BCTC, do đó, sẽ làm tăng áp lực lên khách hàng phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán (Kwon, 1996) [89]. Để chuyên môn hóa theo lĩnh vực ngành nghề của khách hàng, các công ty kiểm toán phải đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệ thống kiểm soát chất lượng để nâng cao chất lượng kiểm toán (Simunic và Stein, 1987) [97]. Maletta và Wright (1996) cho rằng, trong từng ngành kinh doanh khác nhau của khách hàng kiểm toán luôn tiềm ẩn những rủi ro kiểm toán đặc trưng, theo đó cần các KTV am hiểu sâu về khách hàng để giảm thiểu các rủi ro này [93].

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tính chuyên môn hóa đối với các cuộc kiểm toán theo từng lĩnh vực ngành nghề của khách hàng với chất lượng kiểm toán. Ví dụ, Balsam (2003) và Krishman (2003) tiến hành khảo sát và rút ra kết luận, khách hàng của những công ty kiểm toán chuyên ngành thường có ít các khoản ước tính kế toán tùy tiện hơn so với những khách hàng sử dụng công ty kiểm toán không chuyên ngành, thể hiện chất lượng kiểm toán tốt hơn. [73], [88].


Như vậy, KTV (và công ty kiểm toán) có tính chuyên sâu theo ngành nghề được xem là nhân tố tác động quan trọng tới chất lượng kiểm toán và trong nhiều nghiên cứu, nhân tố này thường được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao nhất.

Với vai trò đặc trưng riêng của kiểm toán trên TTCK, nhân tố chuyên sâu thường được đòi hỏi cao hơn và có mức độ ảnh hưởng quan trọng hơn tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY do tính chất phức tạp của BCTC của DNNY, cũng như số lượng và trình độ đối tượng quan tâm tới các BCTC đã được kiểm toán sẽ làm tăng rủi ro kiểm toán. Để giảm rủi ro kiểm toán, đảm bảo chất lượng kiểm toán đối với BCTC của DNNY, các công ty kiểm toán thường cần tập trung nâng cao khả năng chuyên sâu của KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng.

Nhân tố thứ hai: Kinh nghiệm của KTV/nhóm kiểm toán đối với khách hàng (Kinh nghiệm- Council Experience)

Kinh nghiệm kiểm toán là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Kinh nghiệm thể hiện KTV đã từng thực hiện kiểm toán khách hàng trước đó, có kinh nghiệm lập kế hoạch kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả tại khách hàng. Một nhóm kiểm toán có kinh nghiệm thể hiện đã hiểu biết về hoạt động, hệ thống thông tin và những rủi ro chính của khách hàng, KTV đã chú ý tới các sai sót hoặc đưa ra các dự đoán rủi ro và sẽ có các yêu cầu điều chỉnh đối với khách hàng.

Kết quả nghiên cứu của Kym Boon, Jill McKinnon, Philip Ross (2008) cho thấy, nhân tố kinh nghiệm quan trọng như nhân tố chuyên sâu ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán; và nếu KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán tại khách hàng, người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng thống nhất với nghiên cứu của Schroeder và cộng sự (1986); Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995); Behn và cộng sự (1997); Behn và cộng sự (1999); Chen và cộng sự (2001) [76].

Đặc trưng của BCTC DNNY trên TTCK khiến cho rủi ro kiểm toán BCTC của DNNY thường cao hơn so với doanh nghiệp không niêm yết, do vậy, tương tự như đối với nhân tố chuyên sâu, nhân tố kinh nghiệm cũng ảnh hưởng cao tới chất lượng kiểm toán, do vậy, đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, rủi ro cao nên được giao cho các KTV/nhóm kiểm toán có nhiều kinh nghiệm thực hiện.


Nhân tố thứ ba: Năng lực nghề nghiệp (Trình độ- Technical Competence)

Năng lực nghề nghiệp được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008).

Năng lực nghề nghiệp thể hiện trình độ của KTV (chủ yếu nói đến các bằng cấp mà KTV đã đạt được hoặc tham gia các lớp nâng cao trình độ bắt buộc theo qui định), qua đó thể hiện sự hiểu biết và kiến thức cá nhân của KTV (Richard, 2006,p157). Một KTV có năng lực nghề nghiệp đồng nghĩa với một KTV có chất lượng (tức là có khả năng hiểu biết và kinh nghiệm để thực hiện công việc kiểm toán BCTC (Richard 2006). Các thành viên kiểm toán có năng lực nghề nghiệp thường là các CA/CPA có chất lượng, nắm vững chuẩn mực kế toán, kiểm toán, cũng như khả năng phát hiện sai phạm trọng yếu.

Nhân tố trình độ được coi như yêu cầu tối thiểu đối với KTV/nhóm KT khi được giao thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng nói chung cũng như khách hàng là DNNY nói riêng. Nhân tố này đảm bảo rằng, KTV nắm vững chuẩn mực nghề nghiệp và có khả năng thực hiện công việc kiểm toán tại khách hàng.

Nhân tố thứ tư: Tuân thủ tính độc lập (Độc lập- Independence)

Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán về tính độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008). Khi KTV/nhóm kiểm toán độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn.

Tính độc lập trong kiểm toán được xác định là độc lập về hình thức biểu hiện và độc lập trong thực tế (độc lập trong tư tưởng). Độc lập trong tư tưởng thể hiện KTV cần phải đưa ra ý kiến khách quan và vô tư (Richard, 2006). Tính độc lập trong hình thức biểu hiện nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính độc lập đối với người sử dụng, ngoại trừ sự độc lập trong mối quan hệ với khách hàng (bao gồm cả sự cần thiết luân phiên KTV), các bên thứ ba phải nhận thấy KTV là người có khả năng duy trì sự vô tư trong các phán đoán và chống lại các sức ép từ phía các nhà quản lý của khách hàng (Richard, 2006), vì vậy phải đảm bảo độc lập về phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp và phí kiểm toán.

Liên quan đến phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán mà CTKT cung cấp tới cùng một khách hàng. Mautz và Sharaf (1961) đã chỉ ra rằng, dịch vụ tư vấn quản lý


và tư vấn thuế của CTKT cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của CTKT [94]. DeAngelo (1981) cũng cho rằng, CTKT càng sợ mất khách hàng thì khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC càng giảm [80]. Cuộc điều tra 1.500 KTV trước và sau khi có sự kiện Enron, Lindberg và Beck (2002) nhận thấy, phần lớn KTV đều cho rằng dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm tổn hại tính độc lập của KTV [92].

Liên quan đến việc luân chuyển KTV: Sau sự kiện Enron/Arthur Andersen, nhiều kiến nghị liên quan đến giới hạn nhiệm kỳ KTV và thực hiện việc luân phiên thay đổi KTV. Theo Đạo luật SOX 2002, KTV không được coi là độc lập nếu họ thực hiện kiểm toán cho một khách hàng trong bốn năm. Thực tế ở các quốc gia, vấn đề luân phiên thay đổi KTV với chất lượng kiểm toán còn có 2 ý kiến khác nhau, trong đó phần lớn cho rằng, nhiệm kỳ KTV càng dài thì càng có thể làm giảm chất lượng kiểm toán vì điều này làm gia tăng sự phụ thuộc của KTV vào ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán (Mautz và Sharaf, 1961)[94]. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc bắt buộc thay đổi luân phiên KTV và CTKT khiến phát sinh chi phí, trong khi KTV cũ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn tình hình hoạt động đặc thù của doanh nghiệp và liệu KTV mới có đủ kiến thức chuyên ngành hoặc có đủ năng lực để kiểm toán một khách hàng mới hay không [28].

Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định, KTV/nhóm kiểm toán độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn. Nhất là đối với với việc đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp có lợi ích công chúng (trong đó có DNNY trên TTCK), tuân thủ tính độc lập càng trở nên quan trọng, nếu không, các sai phạm trọng yếu trên các BCTC của DNNY dù đã được KTV phát hiện, nhưng có thể không được báo cáo do KTV/CTKT thông đồng với khách hàng, cũng như để phục vụ các lợi ích nhóm cổ đông hay cá nhân của KTV/CTKT. Điều này có thể gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các NĐT cũng như lòng tin vào sự minh bạch của TTCK. Do vậy, bảo đảm tính độc lập cũng nhằm bảo đảm lòng tin của những người sử dụng dịch vụ đối với chất lượng cũng như vai trò của kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung và của DNNY nói riêng.

Nhân tố thứ năm: Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (Chuẩn mức đạo đức- Ethical Standards)

Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên nhóm kiểm toán có ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng như đảm bảo sự hài lòng của


những người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Các KTV/nhóm KT của các CTKT đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức cao nghĩa là thực hiện kiểm toán với chất lượng cao, vì họ có khả năng phát hiện và báo cáo các lỗi và các vấn đề bất thường mà họ phát hiện được, và ít có khả năng thỏa hiệp trong quá trình kiểm toán.

Nghiên cứu của Treadway (1987) phân tích tính cách của từng KTV (trong đó có ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp) đã đưa ra kết luận, KTV nếu bỏ sót hoặc không thực hiện đúng các thủ tục kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán và không phải chất lượng kiểm toán của cùng một công ty kiểm toán khi nào cũng đạt được mà nó còn phụ thuộc vào đặc điểm KTV/nhóm kiểm toán- những người trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng [98]. Theo nghiên cứu của Wooten (2003), KTV nào có tính cách luôn muốn tìm tòi thì thường có khuynh hướng phát hiện nhiều các sai sót hơn [100]. Theo Kelley và Margheim (1990), nếu một KTV có xu hướng không tích cực nhằm hướng tới chất lượng kiểm toán thì đó có thể là do tính cách cá nhân của mỗi KTV [87].

Như vậy, ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung cũng như của DNNY nói riêng, qua đó cũng làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với chất lượng dịch vụ kiểm toán (Kym Boon, 2008).

Nhân tố thứ sáu: Thái độ thận trọng (Due Care)

Thái độ thận trọng của KTV được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung cũng như của DNNY nói riêng. Các cuộc kiểm toán được thực hiện với sự thận trọng nhằm tuân thủ chuẩn mực kế toán và kiểm toán nghĩa là kết quả về chất lượng các cuộc kiểm toán sẽ cao hơn, ý kiến kiểm toán đáng tin cậy hơn và khả năng các CTKT bị liên quan tới các cáo buộc về sự cẩu thả cũng thấp hơn. Carcello (1992,p8) đã nhận định “CTKT nào hiếm khi bị phát hiện thấy sự cẩu thả trong các vụ kiện thì đồng nghĩa với việc CTKT đó cung cấp một sự đảm bảo về sự thận trọng chuyên nghiệp”. Do mức độ ảnh hưởng rộng lớn của chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY tới các NĐT trên TTCK, thái độ thận trọng của KTV được đánh giá là nhân tố quan trọng, nhất là sự thận trọng của KTV trong các cuộc kiểm toán BCTC chứa đựng nhiều các khoản ước tính kế toán, hay khi có nghi ngờ về tính hoạt động liên tục của DNNY, hơn nữa mức độ rủi ro kiểm toán BCTC DNNY thường là cao hơn, dẫn đến KTV cần thận trọng hơn khi xác định mức sai sót được coi là trọng yếu.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí