Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Tiêu Chí Thuộc Nhóm Ctkt Tới Chất Lượng Kiểm Toán


Bảng 3.9: Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí thuộc Nhóm CTKT tới chất lượng kiểm toán



STT



Thuộc nhân tố


Tiêu chí Nhóm CTKT

Số quan sát

Tỷ lệ KTV lựa chọn mức ảnh hưởng (%)

Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn

1.Rất thấp

->Thấp

3.Trung bình

5.Cao->

Rất cao

1

BC165

HTKSCL

Chất lượng qui trình kiểm soát chất lượng

138

2,17

23,91

73,91

4,4348

0,99603

2

BC141


DKLV

Phương pháp, công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp

138

1,45

27,54

71,01

4,3913

0,98481


3


BC163


HTKSCL

Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán đối

với từng cuộc kiểm toán


138


2,90


26,09


71,01


4,3623


1,05292

4

BC161

HTKSCL

Cam kết đảm bảo chất lượng trước cuộc KT

138

5,80

25,36

68,84

4,2609

1,18571

5

BC164

HTKSCL

Vai trò của bộ phận giám sát chất lượng kiểm toán nói chung

138

2,90

33,33

63,77

4,2174

1,09237

6

BC162

HTKSCL

Chú trọng khâu chấp nhận khách hàng

138

6,52

28,99

64,49

4,1594

1,22770

7

BC152

Phi

Thời gian hoàn thành báo cáo kiểm toán

138

7,25

31,88

60,87

4,0725

1,25935

8

BC131

Danhtieng

Danh tiếng/tên tuổi của công ty kiểm toán

138

7,25

36,23

56,52

3,9855

1,26136

9

BC142

DKLV

Môi trường văn hóa trong CTKT

138

4,35

43,48

52,17

3,9565

1,16437

10

BC122

Quimo

Qui mô khách hàng

138

5,80

41,30

52,90

3,9420

1,21288

11

BC123

Quimo

Qui mô kiểm toán viên và nhân viên

138

7,97

39,13

52,90

3,8986

1,28034

12

BC143

DKLV

Phương tiện làm việc cá nhân của KTV/nhóm kiểm toán

138

7,25

42,03

50,72

3,8696

1,25463

13

BC132

Danhtieng

Danh tiếng, tên tuổi của kiểm toán viên

138

9,42

38,41

52,17

3,8551

1,32109

14

BC121

Quimo

Lịch sử hoạt động công ty

138

7,97

42,03

50,00

3,8406

1,27438

15

BC144

DKLV

Chế độ lương, thưởng, công tác của KTV/nhóm kiểm toán

138

7,25

43,48

49,28

3,8406

1,25126

16

BC151

Phi

Phí kiểm toán

138

12,32

34,78

52,90

3,8116

1,40151

17

BC133

Danhtieng

Là thành viên hãng kiểm toán quốc tế

138

13,04

41,30

45,65

3,6522

1,39159

18

BC124

Quimo

Qui mô vốn điều lệ

138

22,46

53,62

23,91

3,0290

1,36666

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 18

(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY

Ghi chú: Bảng được sắp xếp theo tiêu chí của cột “giá trị trung bình” từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ ảnh hưởng quan trọng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán; cột STT cho biết thứ tự mức độ ảnh hưởng)

Kết quả Bảng 3.9 cho thấy, trong số 5 tiêu chí được coi là có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới chất lượng kiểm toán, có tới 4 tiêu chí đều thuộc về nhân tố Hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT, như vậy, KTV rất đánh giá cao nhân tố này, còn lại là 1 tiêu chí thuộc về Điều kiện làm việc của KTV/nhóm KT (tiêu chí Phương pháp, công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp).


5 tiêu chí có mức độ ảnh hưởng thấp nhất tới chất lượng kiểm toán thuộc về công ty kiểm toán đó là:

(1) Lịch sử hoạt động công ty (Qui mô)

(2) Chế độ lương, thưởng, công tác của KTV/nhóm kiểm toán (Điều kiện làm việc)

(3) Phí kiểm toán (Phí)

(4) Là thành viên hãng kiểm toán quốc tế (Danh tiếng)

(5) Qui mô vốn điều lệ (Qui mô)

Trong các nghiên cứu tại nước ngoài, cũng có nghiên cứu cho rằng qui mô kiểm toán được đánh giá là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng (Lennox, 1999 hay DeAngelo, 1981), tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau này chỉ ra rằng, chất lượng kiểm toán là không đồng nhất giữa các CTKT lớn (Lybby, 2006 và Carlin, 2008). Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, các KTV đánh giá khá thấp nhân tố này (điểm trung bình dưới mức 4).

Kết quả có thể được nhận định, do đối tượng khảo sát là các KTV cho nên góc nhìn của KTV chủ yếu quan tâm tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới công việc kiểm toán của họ. Một số chuyên gia lại cho rằng, do hoạt động kiểm toán còn khá mới ở Việt Nam, các vấn đề như chất lượng KTV hay điều kiện làm việc đang là mối quan tâm lớn hơn của các CTKT, do vậy qui mô của CTKT không được đánh giá là nhân tố quyết định chất lượng. Trong khi đó, nhân tố Hệ thống kiểm soát chất lượng và Điều kiện làm việc (trong đó quan trọng nhất là phương pháp và công cụ kiểm toán) được đánh giá có ảnh hưởng cao nhất tới chất lượng kiểm toán, cho thấy kết quả đồng nhất với đánh giá về nhân tố qui mô khi cho rằng, chất lượng kiểm toán không phụ thuộc chính vào qui mô vốn, nhân viên hay qui mô khách hàng. Kết quả các tiêu chí thuộc nhân tố cũng cho thấy, tiêu chí qui mô vốn điều lệ có mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong Nhóm nhân tố thuộc về CTKT tới chất lượng kiểm toán và như vậy không phải công ty kiểm toán có qui mô vốn điều lệ lớn sẽ đảm bảo chất lượng kiểm toán cao hơn. Đây sẽ là một lưu ý đối với nhà lập chính sách, nhà quản lý, khi hiện tại theo qui định của Việt Nam tiêu chuẩn cho các CTKT đủ điều kiện kiểm toán BCTC DNNY chủ yếu chỉ dựa trên qui mô CTKT (vốn điều lệ và số lượng KTV).

Tóm lại, kết quả khảo sát 3 nhóm nhân tố thuộc KTV, công ty kiểm toán và nhóm bên ngoài cho thấy, nhóm nhân tố thuộc KTV có mức độ ảnh hưởng cao nhất, sau đó là nhóm bên ngoài và CTKT. Trong đó, thuộc về KTV, nhân tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất tới chất lượng kiểm toán đó là Chuyên sâu (khả năng kinh nghiệm chuyên sâu của KTV), sau đó là Ý thức, Chuyên nghiệp,


Áp lực, Độc lập và sau cùng là Trình độ. Thuộc về nhóm CTKT, nhân tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất là Hệ thống kiểm soát chất lượng, Điều kiện làm việc, sau đến Phí, Danh tiếng và sau cùng là Qui mô. Nhóm bên ngoài, nhân tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất thuộc về DNNY, sau đến Môi trường pháp lý và Ngoài khác (trong đó có kiểm soát chất lượng từ ngoài). Chi tiết các nhân tố thuộc nhóm có mức độ ảnh hưởng giảm dần theo kết quả khảo sát được thể hiện trong Sơ đồ 3.1 dưới đây.

1. Kinh nghiệm chuyên sâu của KTV/nhóm KT (Chuyên sâu)





2.Ý thức và thái độ nghề nghiệp của KTV/nhóm kiểm toán (Ý thức)




3.Tính chuyên nghiệp của KTV/nhóm KT khi thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng (Chuyên nghiệp)



1. Nhóm nhân tố thuộc về KTV/nhóm kiểm toán




4. Áp lực mùa vụ đối với KTV/nhóm kiểm toán (Áp lực)






5.Độc lập của KTV/CTKT (Độc lập)




6.Trình độ KTV/nhóm KT (Trình độ)




1. Nhân tố thuộc về DNNY (DNNY)





2. Nhóm nhân tố bên ngoài


2. Môi trường pháp lý kiểm toán BCTC DNNY (Môi trường pháp lý)





3. Nhân tố bên ngoài khác (Ngoài khác)






1. Hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT (Kiểm soát CL)





2. Điều kiện làm việc của KTV/nhóm kiểm toán (Điều kiện làm việc)




3. Nhóm nhân tố thuộc về Công ty kiểm toán



3. Phí kiểm toán và thời gian hoàn thành

báo cáo kiểm toán (Phí)





4. Danh tiếng CTKT (Danh tiếng)





5. Qui mô CTKT (Qui mô)



Sơ đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng giảm dần của các nhân tố thuộc 3 nhóm tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY


Kết luận Chương 3


Chương 3 đã mô tả quá trình thu thập và xử lý số liệu dựa trên phần mềm SPSS 18, qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy sự phù hợp của 14 nhân tố với 60 tiêu chí đo lường nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam.

Đồng thời, dựa vào kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy thứ tự mức độ ảnh hưởng khác nhau của 14 nhân tố thuộc 3 nhóm tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Theo đó, 5 nhân tố được xác định có ảnh hưởng quan trọng theo thứ tự giảm dần thuộc nhóm KTV gồm: Kinh nghiệm Chuyên sâu, Ý thức và Chuyên nghiệp, Áp lực và Trình độ. 5 nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng giảm dần thuộc nhóm Công ty kiểm toán là Hệ thống kiểm soát chất lượng, Điều kiện làm việc (trong đó chú trọng phương pháp và qui trình kiểm toán), Phí, Danh tiếng và Qui mô. Kết quả này là khá tương đồng với các nghiên cứu ở các nước. Đối với 3 nhân tố thuộc nhóm bên ngoài, nhân tố DNNY và Môi trường pháp lý được nhận thức là có mức độ ảnh hưởng quan trọng hơn nhân tố bên ngoài khác.

Việc khảo sát và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay có một ý nghĩa quan trọng, qua đó tìm kiếm các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNNY nói riêng và chất lượng kiểm toán BCTC nói chung ở Việt Nam.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


4.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Kết quả khảo sát tại Phần C trong Bản câu hỏi khảo sát (Phụ lục 5) về những nhận định thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay, dưới góc nhìn của các KTV, đã cho thấy sự cần thiết nâng cao chất lượng kiểm toán.

Mục tiêu của kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam, theo kết quả khảo sát, thống nhất với quan điểm tại VSA 200, “là việc KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận về việc lập BCTC của các DNNY trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), mức tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, của các thông tin trên BCTC”. Tuy nhiên, mục tiêu kiểm toán có thể không được đảm bảo nếu như chất lượng kiểm toán không được đảm bảo. Qua khảo sát, khi được hỏi: Anh/chị cho biết đánh giá của anh/chị về chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY ở Việt Nam hiện nay? (mức điểm từ 0-5: từ không đảm bảo- đến đảm bảo ở mức rất cao), kết quả cho thấy, 65,9% số KTV được khảo sát cho rằng, chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY ở Việt Nam hiện nay chỉ được đảm bảo ở mức bình thường, 26,1% cho rằng được đảm bảo ở mức thấp và rất thấp. Khảo sát ý kiến đồng ý, hay không đồng ý về sự cần thiết phải đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNNY ở Việt Nam hiện nay, 100% KTV được khảo sát đều nhất trí với ý kiến Đồng ý, đồng thời cũng đưa ra đánh giá về những tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán như sau:

Thứ nhất, thực trạng tồn tại của các nhân tố bên ngoài, dưới góc nhìn của KTV, ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam


Bảng 4.1: Khảo sát thực trạng nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của KTV

Thứ tự trong số 17



Nội dung nhận định thực trạng liên quan tới chất lượng kiểm toán


Số quan sát

Tỷ lệ KTV lựa chọn mức độ đồng ý (%)


Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn

1.Rất thấp

->Thấp

3.Trung bình

5.Cao->

Rất cao

1

CC3

Ban lãnh đạo DNNY chịu sức ép đối với cổ đông dẫn tới xu hướng lập BCTC không trung thực

138

7,97

26,09

65,94

4,1594

1,27438


2


CC1

Ban lãnh đạo DNNY nhận thức kiểm toán BCTC là mang tính bắt buộc để đáp ứng yêu cầu công bố thông tin theo qui định pháp luật


138


16,67


21,74


61,59


3,8986


1,52971


3


CC4

Nhà đầu tư chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò của kiểm toán BCTC, cũng như quyền lợi khi sử dụng các thông tin trên BCTC đã được kiểm toán


138


16,67


31,16


52,17


3,7101


1,50524


4


CC5

Môi trường pháp lý (như các chuẩn mực kiểm toán, kế toán và các văn bản pháp lý) liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC DNNY chưa hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp


138


11,59


43,48


44,93


3,6667


1,35266


5


CC6

Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài (VACPA, BTC, UBCKNN) chưa thường xuyên và đôi khi mang tính hình thức


138


16,67


36,23


47,10


3,6087


1,48193


6


CC2

DNNY chưa tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các qui định hiện hành có liên quan trong việc thiết lập, trình bày và công bố các BCTC theo qui định


138


18,12


36,96


44,93


3,5362


1,50017

(Nguồn: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY

Ghi chú: Bảng được sắp xếp theo tiêu chí của cột “giá trị trung bình” từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ đồng ý của KTV với các nhận định, thứ tự được sắp xếp từ 1-17)

Bảng 4.1 cho thấy, KTV đồng ý ở mức cao nhất cho nhận định “Ban lãnh đạo DNNY chịu sức ép đối với cổ đông dẫn tới xu hướng lập BCTC không trung thực”, với 65,94% ý kiến KTV có mức độ đồng ý từ cao- đến rất cao.

Nhân tố bên ngoài thuộc về DNNY được KTV đánh giá là quan trọng nhất khiến BCTC được trình bày và công bố không phản ánh đúng thực trạng tài chính của DNNY mà có xu hướng làm đẹp lòng cổ đông. Kết quả này là đồng nhất với tình trạng thực tế khi các BCTC sau kiểm toán đều có sự khác biệt (đôi khi là đáng kể) so với BCTC trước khi được kiểm toán. Hơn nữa, kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 61,59% KTV được khảo sát đồng ý ở mức cao- rất cao cho nhận định “Ban lãnh đạo DNNY nhận thức kiểm toán là mang tính bắt buộc để đáp ứng yêu


cầu công bố thông tin theo qui định pháp luật”, trong khi nhận định “Nhà đầu tư chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò của kiểm toán, cũng như quyền lợi khi sử dụng các thông tin trên BCTC đã được kiểm toán” cũng nhận được 52,17% ý kiến đồng ý ở mức cao- rất cao.

Cũng liên quan đến thực trạng các nhân tố bên ngoài cho thấy, “Môi trường pháp lý (như các chuẩn mực kiểm toán, kế toán và các văn bản pháp lý) liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC DNNY chưa hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp” hay “Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài (như của VACPA, Bộ Tài chính, UBCKNN…) chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức” đều nhận được sự đồng tình cao- rất cao của các KTV được khảo sát, với tỷ lệ tương ứng 44,93% và 47,10%.

Thứ hai, thực trạng tồn tại của các nhân tố thuộc kiểm toán viên ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam

Qua kết quả khảo sát, KTV đã có những ý kiến nhận định về những tồn tại của một số nhân tố thuộc về kiểm toán viên (Bảng 4.2, chi tiết xem thêm Phụ lục 7) như sau:

- “KTV/nhóm kiểm toán chưa đảm bảo thái độ thận trọng và sự hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán”- nhận định này nhận được 36,96 % ý kiến đồng ý ở mức cao tới rất cao từ phía KTV được khảo sát;

- “KTV/nhóm kiểm toán có ít kinh nghiệm kiểm toán BCTC DNNY”- Nhận định này nhận được 46,38% ý kiến đồng ý ở mức trung bình và 30,43% ý kiến đồng ý ở mức cao tới rất cao từ phía các KTV được khảo sát.

- “KTV/nhóm kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu về sự chuyên sâu ngành nghề” nhận được 52,17% ý kiến đồng ý ở mức trung bình và 26,81% ý kiến đồng ý ở mức cao tới rất cao.

- “Việc đảm bảo tính độc lập trong các cuộc kiểm toán còn mang tính hình thức” nhận được 45,65% ý kiến đồng ý ở mức trung bình và 28,26% ý kiến đồng ý từ cao tới rất cao từ phía KTV.

- Các nhận định khác như “KTV/Nhóm KT thực hiện kiểm toán tại khách hàng chưa chuyên nghiệp”; “KTV/nhóm KT chưa thực sự có ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”; “KTV/nhóm kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu về bằng cấp chuyên môn” cũng nhận được tương ứng 42,75%, 42,03%, 39,86% ý kiến đồng ý ở mức trung bình và 26,81%, 25,36% và 23,91% ý kiến đồng ý ở mức cao đến rất cao từ phía các KTV được khảo sát.


Thứ ba, thực trạng tồn tại của các nhân tố thuộc công ty kiểm toán, dưới góc nhìn của kiểm toán viên, ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam

Bảng 4.2: Khảo sát thực trạng nhân tố thuộc KTV và CTKT ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của KTV


STT



Nội dung nhận định thực trạng liên quan tới chất lượng kiểm toán

Số quan sát

Tỷ lệ KTV lựa chọn mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn

1.Rất thấp

->Thấp

3.Trung bình

5.Cao->

Rất cao


7


CC16

Công ty kiểm toán nhỏ chưa chú trọng đến điều kiện làm việc của KTV (như thiết kế phương pháp/công cụ kiểm toán,

chế độ làm việc)


138


21,74


35,51


42,75


3,4203


1,55583


8


CC8

KTV/công ty kiểm toán chịu sức ép cao về khối lượng công việc kiểm toán, mùa vụ kiểm toán, phí kiểm toán, nên chưa

chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán


138


25,36


35,51


39,13


3,2754


1,58813


9


CC13

KTV/nhóm kiểm toán chưa đảm bảo thái độ thận trọng và sự hoài nghi nghề nghiệp

trong quá trình kiểm toán


138


26,09


36,96


36,96


3,2174


1,57878


10


CC17

Tác động của cơ quan truyền thông tới

đánh giá của người sử dụng về chất lượng kiểm toán BCTC DNNY


138


20,29


51,45


28,26


3,1594


1,38946

11

CC12

KTV/nhóm kiểm toán có ít kinh nghiệm

kiểm toán BCTC DNNY

138

23,19

46,38

30,43

3,1449

1,46268

12

CC11

KTV/nhóm kiểm toán chưa đáp ứng yêu

cầu về khả năng chuyên sâu

138

21,01

52,17

26,81

3,1159

1,38328

13

CC9

Việc đảm bảo tính độc lập trong các cuộc

kiểm toán còn mang tính hình thức

138

26,09

45,65

28,26

3,0435

1,47915


14


CC7

Việc quản lý chất lượng cuộc kiểm toán trong chính các công ty kiểm toán còn

mang tính hình thức, đối phó mà chưa thực sự chú trọng đến nội dung, bản chất


138


34,78


30,43


34,78


3,0000


1,67419

15

CC14

KTV/Nhóm KT thực hiện kiểm toán tại

khách hàng chưa chuyên nghiệp

138

30,43

42,75

26,81

2,9275

1,51700

16

CC15

KTV/nhóm KT chưa thực sự có ý thức

tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

138

32,61

42,03

25,36

2,8551

1,52138

17

CC10

KTV/nhóm kiểm toán chưa đáp ứng yêu

cầu về bằng cấp chuyên môn

138

36,23

39,86

23,91

2,7536

1,53695

(Nguồn: Trích từ Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY

Ghi chú: Bảng được sắp xếp theo tiêu chí của cột “giá trị trung bình” từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ đồng ý của KTV với các nhận định, thứ tự được sắp xếp từ 1-17)

Liên quan đến các nhân tố thuộc công ty kiểm toán (Bảng 4.2) có tương ứng 42,75%, 39,13% và 34,78% KTV được khảo sát đồng ý ở mức cao-rất cao cho nhận định “Công ty kiểm toán nhỏ chưa chú trọng đến điều kiện làm việc của KTV (trong đó có thiết kế phương pháp/công cụ kiểm toán, chế độ làm việc)”, “KTV/công ty kiểm toán chịu sức ép cao về khối lượng công việc kiểm toán, mùa vụ kiểm toán, phí kiểm toán nên chưa thực sự chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán”, và Việc

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí