Một Số Lý Thuyết Đương Đại Được Sử Dụng Làm Nền Tảng Cho Luận Án


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam, các KTV thuộc các hãng kiểm toán độc lập đang hành nghề tại Việt Nam chủ yếu từ các cấp bậc KTV cao cấp đến phó tổng giám đốc kiểm toán (TVBGĐ), các chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực kiểm toán, kế toán từ các trường đại học, các hiệp hội nghề nghiệp,...

Nghiên cứu được thực hiện tập trung vào việc khám phá các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC, đo lường tác động của các nhân tố đến thời gian kiểm toán.

Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2015 cho đến tháng 03 năm 2019.

Địa bàn nghiên cứu được khảo sát và thực hiện tại các doanh nghiệp và các KTV tại các khu vực tập trung nhiều DNKT với quy mô lớn và hoạt động phong phú như tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.7 Phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên Luận án được thực hiện nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán trong bối cảnh tại Việt Nam và do kiểm toán độc lập thực hiện. Tiếp đến là việc tìm hiểu, phân tích thực trạng về việc xác định và quản lý thời gian kiểm toán được thực hiện tại Việt Nam hiện nay. Sau khi đã hình thành được mô hình nghiên cứu phù hợp, Luận án thực hiện kiểm định các nhân tố tác động đó thông qua điều tra, khảo sát những nhân sự kiểm toán phù hợp và các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.

1.2.8 Đóng góp mới của đề tài

Xuất phát từ áp lực tương đối lớn của các công ty kiểm toán trong mùa kiểm toán khi phải cạnh tranh về rất nhiều yếu tố nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán cũng là một vấn đề cần phải bàn luận hiện nay bởi rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố áp lực về thời gian là một trong những yếu tố quan trọng. Quá trình tham gia các hội thảo, trao đổi bàn luận với các chuyên gia, các KTV cho thấy việc xác định và lập dự toán thời gian kiểm toán và quản lý thời gian kiểm toán hiện nay tại các hãng kiểm toán, đặc biệt đối với các hãng kiểm toán địa phương của Việt Nam (local firm) còn rất lỏng lẻo và gần như không được quan tâm hoặc chưa có điều kiện để kiểm soát. Để tháo gỡ vấn đề này, việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC tại Việt Nam vừa có ý nghĩa đóng góp về mặt khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn giúp cho các hãng kiểm toán có một kênh thông tin, căn cứ để quản trị cuộc kiểm toán hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Luận án khai thác khoảng trống nghiên cứu về thời gian kiểm toán tại Việt Nam cho đến thời điểm thực hiện luận án, đồng thời kế thừa những nghiên cứu liên quan trên thế giới, xác định các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán do KTĐL thực hiện tại Việt Nam và xác định mức độ tác động của các nhân tố đó trong bối cảnh của Việt Nam. Luận án phát hiện ra 7 nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán bao gồm: các nhân tố thuộc về khách hàng và môi trường kiểm toán liên quan như tính phức tạp trong quy mô, cấu trúc hoạt động của khách hàng; tính phức tạp trong việc lập BCTC của khách hàng; kiểm soát nội bộ (KSNB) của khách hàng; rủi ro kiện tụng ảnh hưởng đến DNKT và KTV; các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán và cá nhân KTV như: tính chuyên chuyên nghiệp của DNKT; kinh nghiệm của KTV và năng lực nhân sự của DNKT. Trong quá trình kiểm định mô hình, luận án đã cố gắng tìm ra nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định tăng giảm thời gian kiểm toán của KTV.

Trong quá trình thực hiện luận án, dựa trên kết quả phỏng vấn, thu thập thập thông tin và trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, đặc biệt với các KTV ở những cấp bậc vị trí có vai trò đến việc quyết định, phân bổ thời gian kiểm toán như thế nào và thực trạng việc xây dựng và quản lý thời gian kiểm toán hiện nay ra sao tại các hãng kiểm toán thuộc đủ mọi loại hình DNKT tại Việt Nam hiện nay như Big4, các DNKT hoạt động theo mô hình công ty mạng lưới, các công ty đủ điều kiện kiểm toán doanh nghiệp có lợi ích công chúng, các hãng kiểm toán địa phương Việt Nam,... luận án đã phát hiện và phân tích những vấn đề tồn tại trong thực tiễn về lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch về phân bổ thời gian kiểm toán hiện nay tại các DNKT Việt Nam, kết hợp với kết quả kiểm định mô hình về tác động của các nhân tố đến thời gian kiểm toán. Từ đó luận án đã đưa ra những hàm ý để góp phần giúp cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam trở nên tốt hơn và ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của hoạt động này đối với nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 4

1.2.9 Kết cấu của luận án

Để truyền tải được các nội dung và ý nghĩa của đề tài, LATS được thiết kế thành 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động tới thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện;

Chương 3: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu;

Chương 4: Phân tích thực trạng và kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam;

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu được thực hiện tại nước ngoài và Việt Nam có liên quan đến thời gian kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện. Qua tổng kết các nghiên cứu trước, luận án đã nhận thấy có khoảng trống nghiên cứu thú vị về một trong những yếu tố rất được quan tâm trong quá tình lập và ban hành BCTC đã được kiểm toán.

Qua tổng quan, Luận án tìm và phân loại các nhân tố có ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán và nhóm thành các nhóm nhân tố liên quan đến khách hàng nhóm nhân tố thuộc về DNKT và KTV như kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp và năng lực nhân sự kiểm toán của các DNKT .

Chương 1 cũng nêu về mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Chi tiết về phương pháp, nội dung nghiên cứu được đề cập ở Chương 3. Kết quả sử dụng của chương 1 sẽ làm tiền đề cho các nội dung nghiên cứu của các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỜI GIAN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN

ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

Nội dung trọng tâm của chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết nền tảng được sử dụng trong quá trình thiết kế mô hình nghiên cứu, khái niệm, hệ thống thang đo cho các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên những luận điểm của một số lý thuyết làm nền tảng.

2.1 Một số lý thuyết đương đại được sử dụng làm nền tảng cho Luận án

Các lý thuyết có liên quan đến kiểm toán sẽ cung cấp một khuôn khổ chung cho kiểm toán hoặc ít nhất để hiểu nó, lý thuyết kiểm toán phải giải thích được sự cần thiết, vai trò, mục đích của quá trình kiểm toán (Mautz & Sharaf, 1961). Những lý thuyết này cũng đưa ra quy luật có thể chi phối hoạt động kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa các bên tham gia kiểm toán. Từ đó giúp chúng ta có được những giải pháp hoặc các “manh mối” tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh. Dựa trên các lý thuyết đương đại trong quản trị kinh doanh được các nhà nghiên cứu đã xây dựng, Luận án sử dụng một số lý thuyết được trình bày dưới đây làm nền tảng lý thuyết để phân tích.

2.1.1 Lý thuyết người đại diện (Agency theory)

Trong những năm của thập niên 60 và đầu thập niên 70 thế kỷ XX, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu cách tiếp cận rủi ro giữa cá nhân và tập thể và việc chia sẻ, ngăn ngừa rủi ro dẫn đến những vấn đề khi các bên hợp tác có những quan điểm trái chiều nhau. Trên cơ sở nghiên cứu về rủi ro, tổng quan lý thuyết đã ghi nhận sự phát sinh các vấn đề về đại diện (agency problems) khi các bên có những vai trò và mục tiêu khác nhau (Jensen và Meckling, 1976; Ross, 1973). Kiểm toán là một yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin mà phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa người chủ và người đại diện (Healy & Palepu, 2001). Bên cạnh đó, thông tin kế toán sẽ không đáng tin cậy trừ khi được lập và công bố theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến và được kiểm toán bởi các KTV. Do đó, kiểm toán có liên quan đến các nội dung như mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất đối xứng trong các cam kết ủy nhiệm.

Lý thuyết đại diện là một nguyên lý được sử dụng để giải thích và giải quyết mối quan hệ giữa người chủ (the principals) và người đại diện (the agents), bắt nguồn từ việc


gia tăng rộng rãi hình thức sỡ hữu cổ phần trong các DN và hoạt động quản lý xuất phát từ yêu cầu phải tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông. Sâu hơn, lý thuyết đại diện còn giải quyết các vấn đề xoay quanh mối quan hệ này như xung đột lợi ích, thông tin bất đối xứng và rủi ro trong đó thông tin ẩn và hành động ẩn là những rủi ro đạo đức. Để duy trì mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện có hiệu quả và hạn chế việc phân hóa lợi ích, người chủ có thể sử dụng các biện pháp như đưa ra các ưu đãi cho người đại diện, và hạn chế những hoạt động đối lập bằng cách thích hợp trong việc kiểm soát để giảm thiểu mâu thuẫn về quyền lợi (Jensen và cộng sự, 1976). Lý thuyết đại diện được các học giả sự dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kế toán – kiểm toán, kinh tế học, marketing, tài chính,... và theo Jensen (1983) thì đây là một nền tảng lý thuyết vững chắc để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong một tổ chức, một thực tể kinh doanh.

Trong KTĐL, lý thuyết đại diện có vai trò quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong ứng dụng thực tiễn nhằm giải thích nhu cầu kiểm toán, nhu cầu về chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và giải quyết các yếu tố liên quan đến đầu vào của hợp đồng kiểm toán. Xuất phát từ sự bất đồng trong ủy nhiệm nên mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao thì càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba. Theo đó, yêu cầu về chất lượng kiểm toán cũng sẽ cao hơn và là định hướng quan trọng cho nhu cầu của khách hàng về việc lựa chọn các DNKT có quy mô lớn, uy tín, KTV có năng lực, kinh nghiệm và chuyên ngành cao. Chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu kiểm toán có uy tín, chất lượng (Francis & Wilson, 1988). Trong việc đáp ứng nhu cầu này, các tiêu chí được đưa ra có tác động đến những việc như: lựa chọn KTV có đầy đủ năng lực và trình độ chuyên môn, công việc lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán để đảm bảo có thể đưa ra được ý kiến kiểm toán đúng đắn, và tính độc lập của KTV. Lý thuyết người đại diện bên cạnh giải thích về nhu cầu kiểm toán còn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về chất lượng kiểm toán cũng như các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán.

2.1.2 Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực

Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (resource-based view) của Wernerfelt ra đời năm 1984 được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của DN. Theo Porter (1980), điều quan trọng đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào đó là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững, có nghĩa là DN phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Khác với quan điểm của Porter, Wernerfelt (1984) đã cho rằng nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của DN. Lý thuyết quản trị


dựa trên nguồn lực ra đời với mục đích giải thích cho hiện tượng kết quả kinh doanh vượt trội và bền vững của các doanh nghiệp. Thay vì tập trung vào các yếu tố của môi trường bên ngoài, lý thuyết này đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường bên trong của DN được gọi tắt là VRIN, bao gồm: có giá trị (valuable), hiếm (rare), không thể bắt chước (Imperfectly imitable) và không thể thay thế (non-subsitutable). Các nguồn lực có thể bao gồm cả các nguồn lực về vật chất, con người, và tổ chức. Khi hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn VRIN, nguồn lực của DN được cho là sẽ giúp tạo ra hiệu quả kinh doanh vượt trội và bền vững cho DN đó tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững (Nguyễn Vũ Hùng, 2015).

Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực dựa trên hai giả thiết (assumption) chính là: các DN khác nhau về các nguồn lực mà họ sở hữu; và các nguồn lực này không thể di chuyển tự do dễ dàng và vì vậy sự khác biệt nói trên về nguồn lực có thể kéo dài (Barney, 1991). Barney chia các nguồn lực thành ba nhóm chính: Nguồn vốn vật chất, nguồn vốn con người và nguồn vốn tổ chức. Nguồn vốn vật chất có thể là công nghệ mà DN sử dụng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, địa điểm hay quyền tiếp cận nguyên liệu thô. Nguồn vốn con người là sự đào tạo, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, trí tuệ, các mối quan hệ, và tri thức của các cá nhân là quản lý và nhân viên trong DN. Nguồn vốn tổ chức là quy trình báo cáo, lập kế hoạch chính thống và phi chính thống, kiểm soát, hệ thống điều phối và các mối quan hệ ngoài công việc giữa các nhóm trong DN và giữa DN với môi trường bên ngoài. Theo Grant & Nippa (2006), nguồn lực DN thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và được chia thành hai nhóm là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình bao gồm những tài sản có thể mang lại lợi thế trong kinh doanh cho đơn vị như quy mô, vị trí, trình độ về khoa học kỹ thuật – công nghệ. Nguồn lực vô hình như thương hiệu, chất lượng, mối quan hệ với khách hàng,...

Trong lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực, đơn vị phân tích là doanh nghiệp, đây cũng là điểm cho thấy sự khác biệt của lý thuyết này và một lý thuyết mở rộng của nó, đó là lý thuyết mối quan hệ là nguồn lực. Lý thuyết lợi ích từ mối quan hệ (Dyer Jeffrey H. Và Singh Harbir, 1998) tập trung vào đơn vị phân tích là mối quan hệ giữa DN và đối tác của mình, đối tác có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp. Lý thuyết này luận giải, chứng minh có tồn tại những nguồn lực khác nhau xuất phát từ mối quan hệ để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Lợi ích từ mối quan hệ ở đây được định nghĩa là lợi


nhuận trên mức bình thường được tạo ra từ một mối quan hệ giữa hai DN đối tác mà từng DN đơn lẻ trong mối quan hệ này không thể tạo ra và chỉ có thể được tạo ra thông qua sự đóng góp mang tính đặc thù của chính các đối tác trong mối quan hệ này (Nguyễn Vũ Hùng, 2015). Các nhóm nguồn lực có thể tạo ra lợi ích từ mối quan hệ gồm: đầu tư vào tài sản đặc thù cho mối quan hệ; quá trình trao đổi tri thức có thể dẫn tới quá trình cùng học; sự kết hợp của các nguồn lực bổ sung cho nhau của hai đối tác dẫn tới việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ mới; và chi phí giao dịch thấp hơn với các mối quan hệ khác nhờ vào các cơ chế điều hành hiệu quả hơn. Về cơ bản đặc thù của tài sản có thể là đặc thù về mặt địa điểm, tài sản cố định và con người. Đặc thù về mặt địa điểm là khi các giai đoạn nối tiếp nhau của quy trình sản xuất được đặt gần nhau có thể giúp giảm chi phí vận chuyển, tồn kho. Đặc thù về tài sản cố định là khi các thiết bị, công nghệ được thiết kế cho phù hợp với điều kiện riêng của đối tác sẽ tạo ra hiệu quả nhờ vào sự phù hợp. Đặc thù về mặt con người là khi nhóm nhân viên giữa hai DN có thể hiểu nhau tốt hơn và vì thế hiệu quả thông tin và làm việc giữa hai bên được nâng cao. Quá trình trao đổi tri thức một cách thường xuyên giữa các DN đối tác cho phép chuyển giao, kết hợp và tạo ra các tri thức đặc thù trong mối quan hệ.

Như vậy, lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực gợi ý việc bảo vệ tri thức trong phạm vi DN mình để duy trì lợi thế cạnh tranh, còn lý thuyết mối quan hệ thì gợi ý việc chia sẻ tri thức với đối tác nhằm tạo ra lợi ích cộng sinh nhờ mối quan hệ, tập trung vào chất lượng các đối tác.

Một trong những công trình đầu tiên đã triển khai lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực cho ngành dịch vụ là công trình nghiên cứu quả Bharadwaj và cộng sự năm 1993 (Bharadwaj Sundar G. và cộng sự, 1993). Trong công trình này, các tác giả nhận thấy sự thiếu hụt về mặt lý thuyết trong lĩnh vực dịch vụ và tiềm năng của lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực của Barney áp dụng trong lĩnh vực này, vì vậy họ đã tổng kết các bằng chứng thực tế để đưa ra khung nghiên cứu trong lĩnh vực marketing dịch vụ. Mô hình lý thuyết mà các tác giả đưa ra được thể hiện như trong hình sau:

Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh

Quy mô

Cộng sinh chi phí và nhu cầu

Đổi mới quản lý, quy trình, sản phẩm

Mối quan hệ/hợp đồng cam kết

Lợi thế địa điểm

Hiệu ứng tích cực truyền thông

Văn hóa tổ chức

Kinh nghiệm quản lý

Công nghệ thông tin

Kỹ năng đổi mới, kỹ năng dịch vụ khách hàng, chất lượng

Kỹ năng vận hành/thực hiện

20


Đặc điểm dịch vụ và ngành dịch vụ

Sử dụng nhiều công nghệ/lao động

Tri thức đổi mới ẩn/hiện

Mức độ phức tạp của nguồn lực

Số tài sản đặc thù

Mức độ hữu hình/vô hình của nguồn lực

Mức độn nổi trội của các đặc tính đáng tin cậy

Quy trình cung cấp dịch vụ tập trung/phi tập trung


Hiệu quả dài hạn

Hiệu quả thị trường

Hiệu quả tài chính

Tái đầu tư nguồn lực và kỹ năng


Tính bền vững của lợi thế cạnh tranh

Lợi thế nhờ khác biệt

Lợi thế nhờ chi phí

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế nhờ khác biệt

Lợi thế nhờ chi phí

Rào cản cho sự bắt chước nguồn lực và kỹ năng

Các cơ chế tạo khác biệt

o Không rõ nhân quả

- Ẩn

- Phức tạp

- Đặc thù

o Khó bắt chước

Tập hợp nguồn lực/kỹ năng

o Phi kinh tế do thời gian

o Hiệu quả kết hợp nguồn lực

o Mức độ liên kết các nguồn lực/kỹ năng

Đặc điểm dịch vụ DN

Quy mô

Danh mục dịch vụ

Thứ tự gia nhập ngành

Hình 2.1: Khung lý thuyết quản trị marketing dịch vụ dựa trên nguồn lực

(Nguồn: Bharadwaj Sundar G. và cộng sự, 1993)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024