Bảng 4.18: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 123
Bảng 4.19: Bảng ANOVAb cho kiểm định F 124
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy 125
Bảng 4.21a: Kiểm định phương sai theo giới tính 126
Bảng 4.21b: Kiểm định ANOVA - Giới tính 126
Bảng 4.22a: Kiểm định phương sai theo giá phí kiểm toán 127
Bảng 4.22b: Kiểm định ANOVA – Giá phí kiểm toán 127
Bảng 4.23: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 128
Bảng 4.24: Mức độ tác động của các biến độc lập 129
Bảng 5.1: Số lượng khách hàng của các đối tượng tham gia khảo sát trong năm cho kỳ kiểm toán kết thúc năm tài chính 31/12/2018 133
Bảng 5.2: Số lượng khách hàng trong trong năm 2018 của các đối tượng tham gia khảo sát 134
Bảng 5.3: Bảng thống kê số lượng làm thêm giờ/tuần theo cấp độ chuyên môn 135
Bảng 5.4: Bảng số giờ làm thêm trung bình/tuần của các KTV theo từng loại DNKT 135
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Khung lý thuyết quản trị marketing dịch vụ dựa trên nguồn lực 20
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Phan Thị Thục Anh và cộng sự (2006) 23
Hình 2.3: Khung lý thuyết của luận án 24
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 59
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu dự kiến 62
Hình 4.1: Số lượng nhân viên chuyên nghiệp qua các năm 80
Hình 4.2: Số lượng KTV hành nghề qua các năm 81
Hình 4.3: Số lượng DNKT qua các năm 83
Hình 4.4: Số lượng chi nhánh DNKT qua các năm 85
Hình 4.5: 10 DNKT có số nhân viên lớn nhất tại Việt Nam năm 2018 86
Hình 4.6: 10 DNKT có số KTV hành nghề lớn nhất (31-75 người) 86
Hình 4.7: 10 DNKT có số lượng khách hàng lớn nhất 87
Hình 4.8: Top 10 DNKT có doanh thu cao nhất năm 2017,2018 88
Hình 4.9: Top 10 DNKT có doanh thu cao nhất năm 2016,2017 89
Hình 4.10: Doanh thu toàn ngành qua các năm 89
Hình 4.11: Doanh thu cơ cấu theo loại hình dịch vụ qua các năm 90
Hình 4.12: Cơ cấu doanh thu năm 2018 theo loại hình dịch vụ 90
Hình 4.13: Cơ cấu doanh thu năm 2017 theo loại hình dịch vụ 91
Hình 4.14: Cơ cấu doanh thu năm 2018 theo loại hình doanh nghiệp 91
Hình 4.15: Cơ cấu doanh thu năm 2017 theo loại hình doanh nghiệp 92
Hình 4.16: Biều đồ phân phối của dư chuẩn hóa 122
Hình 4.17: Biểu đồ phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa 122
Hình 4.18: Biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa 123
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ/Nghĩa | |
ACCA | Association of Chartered Certified Accountants Hội Kế toán công chứng Anh quốc |
ACRA | Accounting and Corporate Regulatory Authority |
AQIs | Bộ Chỉ số chất lượng kiểm toán (Auditing Quality Indicators – AQIs) |
BCTC | |
BGĐ | Ban Giám đốc |
Big4 | Big Four (Nhóm 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, gồm: Deloitte, PwC, E&Y và KPMG) |
BLĐ | Ban lãnh đạo |
CNKT | Chủ nhiệm cuộc kiểm toán (CNKT) |
CNTT | Công nghệ thông tin |
DN | Doanh nghiệp |
DNKT | Doanh nghiệp kiểm toán |
IAS | International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế) |
ICAEW | Institute of Charterd Accountants in England and Wales (Viện Kế toán công chứng Anh và Xứ Wales) |
IFRS | International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế) |
ISA | International Standards on Auditing (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế) |
KSCL | Kiểm soát chất lượng |
KTĐL | Kiểm toán độc lập |
KTV | Kiểm toán viên |
KBV | Lý thuyết doanh nghiệp từ góc nhìn tri thức (Knowledge-Based View – KBV) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 1
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Kiểm Toán Bctc
- Một Số Lý Thuyết Đương Đại Được Sử Dụng Làm Nền Tảng Cho Luận Án
- Mô Hình Nghiên Cứu Của Phan Thị Thục Anh Và Cộng Sự (2006)
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Viết đầy đủ/Nghĩa | |
LATS | Luận án tiến sỹ |
NCS | Nghiên cứu sinh |
PCAOB | Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) |
TVBGĐ | Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán (TVBGĐ) |
VACPA | Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam Association of Certified Public Accountants – VACPA) |
VAS | Vietnamese Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam) |
VSA | Vietnamese Standards on Auditing (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam) |
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do kiểm toán độc lập (KTĐL) thực hiện được coi là phương thức góp phần đảm bảo sự minh bạch, công khai, phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) và sự công bằng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam. Kiểm toán độc lập là một nhu cầu cần thiết, không thể thiếu tại bất cứ nền kinh tế phát triển nào. Mục tiêu của kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện là cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC của đơn vị báo cáo không còn chứa đựng những sai phạm trọng yếu theo các khuôn khổ, tiêu chuẩn được thiết lập. Do vậy, vai trò của kiểm toán BCTC ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của lĩnh vực này trên thị trường là một mối lo ngại lớn khi nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn mà các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) hiện nay đang trong tình trạng quá tải về khối lượng công việc sẽ dẫn đến những vấn đề cần phải quan tâm về đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Đối với các DNKT và kiểm toán viên (KTV), quy định về thời hạn nộp BCTC và báo cáo kiểm toán dẫn đến áp lực thời gian tương đối lớn và có thể dẫn đến những ảnh hưởng đối với chất lượng kiểm toán (Lambert và cộng sự, 2017). Nhiều DNKT phải cố gắng thiết lập nên những cách thức để giảm áp lực về mặt thời gian gây ra khó khăn cho cuộc kiểm toán để làm sao vẫn đảm bảo được chất lượng kiểm toán. Trong bối cảnh chất lượng kiểm toán và uy tín có thể chưa được coi là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với các DNKT thì việc nghiên cứu thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT thực hiện tại Việt Nam là rất cần thiết bởi thời gian kiểm toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng kiểm toán. Kiểm soát thời gian kiểm toán BCTC nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC là mối quan tâm lớn của các DNKT, cơ quan chức năng, nhà nước cũng như bản thân chính đơn vị được kiểm toán và những người sử dụng kết quả kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sự hiểu biết và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC để có thể kiểm soát được vấn đề này. Việc sắp xếp, lên kế hoạch và áp KTV kiểm toán theo số giờ đã định có thể ảnh hưởng đến khối lượng, nội dung và phạm vi công việc mà KTV thực hiện, do đó ảnh hưởng đến khả năng KTV có tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, hay bảo đảm chất lượng kiểm toán hay không?
Hiện nay, trên thế thế giới, xu hướng tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro được áp dụng phổ biến và cũng được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
và Việt Nam. Với phương pháp này yêu cầu các KTV phải thực hiện việc đánh giá rủi ro kiểm toán (bao gồm rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu và rủi ro phát hiện) trong suốt quá trình kiểm toán (đặc biệt ở khâu lập kế hoạch kiểm toán) từ đó đề ra những phương hướng, chiến lược, nội dung, phạm vi, thời gian và chương trình kiểm toán chi tiết.
Từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đến nay, những vụ bê bối tài chính trên thế giới mà nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những gian lận trong lập BCTC của các tập đoàn đã dấy lên nghi vấn về vai trò của KTĐL, tính phù hợp của các ý kiến kiểm toán có đảm bảo gia tăng niềm tin cho người sử dụng thông tin tài chính hay không. Điển hình nhất là trường hợp gian lận trong lập và trình bày BCTC của Tập đoàn Enron (năm 2001) và Worldcom (2002) tại Mỹ kéo theo sự sụp đổ của 1 trong 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới đầu những năm 2000 là Athur Andersen, làm gia tăng sự nghi ngờ của người quan tâm đến chất lượng của các cuộc kiểm toán BCTC. Gần hơn khi nhìn về vụ sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers năm 2008, mặc dù trong vụ sụp đổ này trách nhiệm của Ernst & Young tại Mỹ không bị cáo buộc nghiêm trọng, nhưng trong báo cáo của Anton R. Valukas, Chủ tịch của Công ty Luật Jenner & Block, đồng thời là thanh tra do Tòa án chỉ định cũng cho rằng các thủ tục kiểm toán được thực hiện bởi E&Y là “cẩu thả” và các kiểm toán viên (KTV) của Hãng này đã rất “sơ suất” khi thực hiện kiểm toán. Nhiều tờ báo của Anh cũng cho rằng trong trường hợp này E&Y đã thiếu sự cẩn trọng cần thiết trong xét đoán nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của Hãng trên toàn cầu. Những sai lệch trong BCTC đã được kiểm toán như vậy đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán có liên đới hay không vẫn là những tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng. Theo The Wall Street Journal, tính đến tháng 7/2014, Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) đã đưa ra thông báo phát hiện thiếu sót 15/59 cuộc kiểm toán của PwC mà cơ quan này tiến hành điều tra, với tỷ lệ 32% (trong khi tỷ lệ này năm 2013 là 39% tương ứng với 21/54 cuộc kiểm toán còn thiếu sót). Trong những thiếu sót mà PCAOB xác định trong các cuộc kiểm toán của PwC được thanh tra có thể kể đến như: Thiếu quy trình đánh giá doanh thu, thiếu phân tích về lợi thế thương mại và tài sản vô hình, thiếu sót trong kiểm tra hạch toán của công ty khách hàng về các nghiệp vụ mua bán, hay thiếu sự đánh giá cẩn trọng trong quy trình tìm hiểu khách hàng và kiểm soát nội bộ của khách hàng..
Gần đây, tại Nhật Bản vào năm 2015, bê bối kế toán của Tập đoàn Toshiba (Toshiba) – một trong những tập đoàn lớn nhất của Nhật Bản đã gây chấn động và ảnh hưởng lớn đến không những tập đoàn này mà cả đến hãng kiểm toán E&Y, mà cụ thể là E&Y ShinNihon. Theo đó, Toshiba đã nhiều năm liên tiếp từ năm 2008 thực hiện các
thủ tục thao túng BCTC để khai khống lợi nhuận tập đoàn lên đến ít nhất 1,2 tỷ Đô la Mỹ trong khi kết quả kinh doanh của các tập đoàn khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh đều có xu hướng không tốt. Với những gian lận ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người có liên quan đến tập đoàn này, E&Y ShinNihon là hãng có doanh thu kiểm toán cao nhất của Nhật Bản thời điểm đó lại không phát hiện ra được những bất thường trong BCTC của họ là một sự thiếu cẩn trọng trong quá trình kiểm toán, vì vậy các cơ quan quản lý đã phạt Văn phòng kiểm toán này số tiền lên đến 17,4 triệu Đô la Mỹ (tương đương với phí kiểm toán 2 năm liên tiếp của hãng này thu từ Toshiba) và nghiêm cấm hãng không được ký thêm các hợp đồng kiểm toán mới trong vòng 3 tháng đầu năm 2016.
Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng có không ít vụ việc liên quan đến gian lận của các công ty, đặc biệt các công ty niêm yết. Điển hình là chất lượng ý kiến của KTV liên quan đến một số công ty niêm yết như trường hợp cổ phiếu của Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông (mã chứng khoán DVD), Công ty CP Bông Bạch Tuyết, hay gần đây nhất là vụ bê bối liên quan đến đánh giá hàng tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi của Công ty CP Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) do KTV Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young (E&Y Việt Nam) phát hiện (nhưng trước đó, hãng kiểm toán DFK lại không phát hiện ra những sai phạm trọng yếu liên quan đến DN này). Những trường hợp trên đã gây hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư dẫn đến nghi ngờ về chất lượng ý kiến kiểm toán thực sự của KTV. Sau sự kiện của DVD, lần đầu tiên Ủy ban Chứng khoán đưa ra quyết định đình chỉ đối với bốn KTV các DNKT có liên quan. Vụ việc này đã phần nào giải tỏa những nghi ngờ của nhà đầu tư và thị trường về những “nghi án” liên quan đến chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết, công ty chứng khoán. Tuy nhiên, vấn đề nhiều chuyên gia đặt ra là ngoài việc KTV trực tiếp làm, thì vai trò của khâu soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro, đại diện Ban Giám đốc DNKT ký báo cáo kiểm toán,...là rất quan trọng, nên cần phải có các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, nhà đầu tư...
Những bê bối tài chính liên quan đến vấn đề kiểm toán ở trên chỉ là những trường hợp điển hình trong rất nhiều vụ bê bối trên thế giới và ở Việt Nam. Các vụ việc trên đặt ra nhiều vấn đề về chất lượng kiểm toán BCTC không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Đặc biệt, với một thị trường kiểm toán mà sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNKT trong nước với nhau, giữa các hãng kiểm toán quốc tế, trong đó có sự cạnh tranh giữa Big4 (Big4 – tên bốn hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới và tại Việt Nam là PwC, KPMG, E&Y, Deloitte). Với sự cạnh tranh mạnh mẽ này thì những yếu tố liên quan đến chi phí trực tiếp để thực hiện cuộc kiểm toán là vấn đề quan trọng đối với nhiều DN kiểm toán, trong đó có thời gian thực hiện kiểm toán. Việc sắp xếp, lên kế hoạch cho số giờ thực
hiện một cuộc kiểm toán ảnh hưởng đến khối lượng, nội dung và phạm vi công việc mà các KTV thực hiện. Điều này dẫn đến khả năng liệu KTV đảm bảo thực hiện được đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán hay không, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính hiệu lực, tính kinh tế và tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tính hiệu quả và tính kinh tế của một cuộc kiểm toán cũng có thể được đo lường bởi một số tiêu chí định tính và định lượng. Về mặt định lượng, có thể có một số tiêu chí như phí kiểm toán tính trên tổng số giờ thực hiện kiểm toán hoặc phí kiểm toán tính trên tổng chi phí cần thiết thực hiện kiểm toán. Việc xác định thời gian cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán thực sự không hề đơn giản. Thời gian kiểm toán phải được ước tính dựa trên nhiều yếu tố thuộc về hãng kiểm toán, cá nhân kiểm toán viên, yếu tố thuộc về khách hàng và môi trường kiểm toán,... Chính vì vậy, kết quả của việc nghiên cứu về thời gian kiểm toán có thể sẽ góp phần giúp cho các hãng kiểm toán và các KTV có được những quyết định phù hợp trong việc cân đối giữa thời gian kiểm toán và chất lượng kiểm toán, bên cạnh đó cũng góp phần củng cố thêm vào lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính do các DNKT thực hiện. Để đạt được những mục tiêu này cho một cuộc kiểm toán, điều quan trọng không phải là giảm số giờ cần thiết thực hiện mà KTV cần sử dụng số giờ hợp lý nhất để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, nếu thời gian kiểm toán quá ít cũng sẽ có thể gây ra những hành vi không đúng như ký báo cáo quá sớm mà chưa đủ thời gian để phân bổ cho việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Một số ít những nghiên cứu về thời gian kiểm toán trên thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của chủ đề này. Bởi vì chi phí lớn nhất để thực hiện một cuộc kiểm toán chính là thời gian làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán, tính chính xác của việc sắp xếp quỹ thời gian kiểm toán là nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát chi phí kiểm toán. Đặc biệt trong thị trường kiểm toán càng ngày càng cạnh tranh hơn, các công ty kiểm toán thường đưa ra mức phí kiểm toán ở mức thấp. Những mâu thuẫn giữa việc kiểm soát giá thành hợp đồng kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán có chất lượng cao là bài toán mà rất nhiều hãng kiểm toán trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm để tìm ra lời giải cho việc thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu quả. Theo những thảo luận của NCS với các chuyên gia của các hiệp hội, những người có trách nhiệm quản lý chất lượng kiểm toán đã đề cập đến việc kiểm soát và lập kế hoạch về thời gian kiểm toán là rất cấp thiết và là một trong những yếu tố giúp các công ty xây dựng được mức giá phí hợp lý và đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.