Số Lượng Khách Hàng Trong Năm 2018 Của Các Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát


toán Big4 khả năng tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của họ luôn dễ dàng hơn các DN nhỏ hơn, và họ luôn có sẵn khả năng tài chính cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ để tuyển được số lượng nhân sự đông nên thời gian kiểm toán cho các hợp đồng cũng được rút ngắn hơn mà lại có hiệu quả hơn.

Kết quả ở trên cũng được hỗ trợ thêm độ vững chắc trong kết luận bởi trong quá trình khảo sát, NCS có điều tra thêm một số thông tin cũng tương đối “thú vị” như sau:

Số lượng khách hàng của các KTV trong một “mùa kiểm toán”

Qua khảo sát số lượng khách hàng trong “mùa kiểm toán” gần nhất mà các KTV tham gia trả lời có tình hình khách hàng như sau:


Bảng 5.1: Số lượng khách hàng của các đối tượng tham gia khảo sát trong năm cho kỳ kiểm toán kết thúc năm tài chính 31/12/2018

Statistics

N

Valid

229


Missing

21

Mean


16.901

Median


15.000

Mode


10.0a

Std. Deviation

10.5220

Minimum


.0

Maximum


46.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 19

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Số lượng khách hàng theo từng cấp bậc của các đối tượng khảo sát được thể hiện chi tiết qua Bảng 5.2 cho thấy càng ở các vị trí chuyên môn cao hơn thì số khách hàng càng nhiều hơn, dẫn đến việc phân bổ số giờ kiểm toán của các cấp cao hơn cho mỗi hợp đồng kiểm toán sẽ giảm đi do áp lực về số lượng khách hàng.



Bảng 5.2: Số lượng khách hàng trong năm 2018 của các đối tượng tham gia khảo sát



Số lượng khách hàng

Vị trí


Trợ lý KTV


Trưởng nhóm


CNKT


CNKT cao cấp


TVBGĐ


Count


Count


Count


Count


Count

0-9

12

14

9

6

6


10-15


10


19


30


11


11


16-20


8


14


29


17


33


21-25


0


3


5


8


5

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Trong nhóm KTV đang làm việc tại Big4, số lượng khách hàng được khảo sát có kết quả như sau: Đối với cấp bậc CNKT, số lượng khách hàng trong một mùa kiểm toán cho kỳ báo cáo tài chính kết thúc năm 2018 giao động từ 10 đến 30 khách hàng trong một mùa. Với cấp độ từ TVBGĐ thì số lượng khách hàng trong một mùa giao động trong khoảng từ 30-50 khách hàng. Còn đối với trưởng nhóm kiểm toán (senior) thì số lượng khách hàng vào khoảng từ 7-15 khách hàng. Với khoảng thời gian trong một “mùa kiểm toán” tính từ khi kết thúc năm tài chính đến thời điểm ký BCTC (khoảng 90 ngày) có thể phân tích được số giờ kiểm toán dành cho mỗi khách hàng sẽ giảm dần từ trưởng nhóm kiểm toán trở lên đến TVBGĐ.

Về số giờ làm thêm trong một tuần của KTV vào “mùa kiểm toán” cao điểm: số liệu này được thể hiện theo cấp bậc chuyên môn như sau:


Bảng 5.3: Bảng thống kê số lượng làm thêm giờ/tuần theo cấp độ chuyên môn



Số giờ làm thêm

Cấp độ chuyên môn


Assistant


Senior


CNKT

Senior CNKT


TVBGĐ/Director

Count

Count

Count

Count

Count

0-8

5

17

6

1

0

9-16

16

15

32

15

19

17-24

9

18

33

19

29

25-32

0

0

2

5

7

Trên 32

0

0

0

2

0

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Số liệu về giờ làm thêm trung bình một tuần được thống kê phân loại theo hãng kiểm toán được thể hiện như sau:

Bảng 5.4: Bảng số giờ làm thêm trung bình/tuần của các KTV theo từng loại DNKT



Số lượng giờ làm thêm

Hãng kiểm toán

Big 4

Listed

Local


13.3

22.7

26.8

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Điều này có thể thấy số lượng giờ làm thêm bình quân/tuần có sự biến động theo loại doanh nghiệp kiểm toán. Đối với các công ty thuộc Big4 thì số lượng giờ làm thêm lại thấp nhất, nhưng đối với các công ty không thuộc diện công ty kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng còn lại thì số giờ làm thêm lại nhiều hơn.

Một đặc điểm thường gặp trong lĩnh vực kiểm toán, hầu hết số giờ làm thêm không được tính trong giá phí kiểm toán báo cho khách hàng. Một trong những nguyên nhân rất lớn ở đây đó là tất cả các công ty kiểm toán Big4 đều được trang bị các công nghệ kiểm toán hiện đại như phần mềm kiểm toán, máy móc hiện đại (các máy tính cấu hình cao, địa điểm làm việc tốt và luôn có sự nâng cấp hàng năm về công nghệ, cơ sở máy móc,…) và các KTV nhận được sự hỗ trợ rất lớn và chuyên nghiệp từ đội ngũ chuyên gia, tư vấn và đội ngũ hỗ trợ các vấn đề về hậu cần,…Như đã phân tích ở chương 4, tất cả 4 hãng kiểm toán Big4 đều đã sử dụng phần mềm kiểm toán và các công cụ hỗ trợ trong quản lý hợp đồng kiểm toán. Các công cụ quản lý này ứng dụng công nghệ hiện đại và sử dụng, quản trị dữ liệu trực tuyến. Các công cụ này cũng quản lý các thành


viên trong nhóm kiểm toán về thời hạn phải nộp các giấy tờ làm việc,…căn cứ vào thống kê trên hệ thống sẽ đánh giá được năng lực quản lý thời gian của nhân viên kiểm toán và làm căn cứ để đánh giá kết quả và hiệu suất làm việc của từng cá nhân. Vì vậy các thành viên chuyên nghiệp trong nhóm kiểm toán sẽ luôn phải đối mặt với việc làm sao quản lý thời gian kiểm toán một cách hiệu quả nhất.

Đối với các DNKT được UBCK chấp thuận kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng, các đơn vị này cũng phải thỏa mãn các điều kiện về chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, số lượng kiểm toán viên hành nghề, chất lượng kiểm toán, đội ngũ hỗ trợ,…và cũng có nhiều công ty là thành viên chính thức hoặc liên kết hay mạng lưới với các hãng kiểm toán quốc tế. Vì vậy, đội ngũ KTV nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, hậu cần cũng tốt hơn các hãng kiểm toán trong nước còn lại. Việc các KTV tại các công ty kiểm toán địa phương phải làm thêm quá nhiều giờ như vậy cũng không phản ánh tốt hiệu quả làm việc, và dẫn đến năng suất làm việc của KTV sẽ giảm đi nhiều do áp lực về mặt thời gian quá lớn.

Qua khảo sát, và phỏng vấn sâu cho thấy một vấn đề đặt ra, đối với các hãng kiểm toán nhỏ, thì việc kiểm toán vẫn chủ yếu dựa trên việc kiểm tra chi tiết mà khâu lập kế hoạch còn hạn chế, ít chú trọng đến việc kiểm toán tiếp cận theo việc đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán và kiểm tra kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều này hoàn toàn ngược lại với các công ty thuộc nhóm Big4, các KTV của Big4 sẽ tập trung nhiều vào khâu lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu và tiếp cận khoanh vùng rủi ro để có thể phát hiện ra được các khu vực có khả năng xảy ra sại phạm nhiều nhất. Cách thức tiếp cận này sẽ giảm thời gian kiểm toán để thực hiện các thủ tục chi tiết đi rất nhiều mà nâng cao hiệu suất làm việc của các KTV. Thực tế này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài về sự khác biệt trong cách thức tiếp cận kiểm toán như đã phân tích ở Chương 2.

5.1.2 Đánh giá thực trạng về việc xác định số giờ kiểm toán và liên hệ với thực trạng chất lượng kiểm toán tại Việt Nam

Vấn đề thứ nhất, như đã phân tích tại Chương 4, việc xác định và quản lý thời gian kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự được chú trọng như tầm quan trọng vốn có của nó và vẫn tồn tại sự chênh lệch rõ ràng giữa nhóm các công ty kiểm toán Big4 và các DNKT của Việt Nam (local firm). Thực tế các công ty kiểm toán Big4 có quy trình kiểm toán được triển khai và giám sát thực hiện theo đúng quy định của hãng toàn cầu, vì vậy họ phải tuân thủ quy định chặt chẽ của hãng để thực hiện và duy trì chất lượng kiểm toán ở mức độ cao nhằm duy trì và


bảo vệ uy tín nghề nghiệp của hãng. Do đó, đối với các công ty này việc xác định và dự toán về số giờ kiểm toán được thực hiện nghiêm túc và có các công cụ công nghệ hỗ trợ để theo dõi, quản lý việc thực hiện kiểm toán một cách dễ dàng. Phương diện ngược lại, đối với các DNKT thuần túy của Việt Nam, do luôn phải đối mặt trong một thị trường kiểm toán với nhiều thách thức về cạnh tranh nên việc tìm kiếm được khách hàng là tương đối khó khăn, do đó để duy trì các hoạt động của DN thì việc kiếm tìm được khách hàng là mục tiêu lớn nhất của họ, và rất nhiều hãng đó là mục tiêu lớn nhất, trong nhiều trường hợp, mục tiêu này có thể sẽ được ưu tiên hơn mục tiêu duy trì chất lượng kiểm toán. Do đó, có những DNKT thì quy trình đánh giá để chấp nhận khách hàng gần như chưa được chú trọng và họ thường đưa ra mức phí kiểm toán nếu họ cảm thấy phù hợp chứ gần như chưa dựa nhiều vào việc tính toán liệu khách hàng đó cần số giờ làm việc là bao nhiêu để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, việc quản lý thời gian kiểm toán trong các doanh nghiệp này cũng tương đối lỏng lẻo.

Vấn đề thứ hai, việc quản lý, kiểm soát thời gian kiểm toán hiện nay của hiệp hội nghề nghiệp đối với các công ty kiểm toán gần như chưa được thực hiện hoặc chưa đủ điều kiện để giúp hiệp hội có thể làm được. Đối với nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Singapore, Canada…, số giờ kiểm toán thực hiện cho mỗi khách hàng là một nhân tố định lượng nằm trong Bộ Chỉ số chất lượng kiểm toán góp phần giúp cho hiệp hội có thể đánh giá được chất lượng kiểm toán của từng hợp đồng và giúp bản thân chính khách hàng (ví dụ Ủy ban kiểm toán – Audit committee - của khách hàng) có được những thông tin rõ ràng, minh bạch hơn khi so sánh, đánh giá và lựa chọn hãng kiểm toán bởi những chỉ số khách quan hơn.

Vấn đề thứ ba, quá trình tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý thuyết của Luận án cho thấy nhiều nghiên cứu nước ngoài cũng phát hiện ra một thực tế là có sự khác biệt khá lớn trong quy trình, cách thức tiếp cận kiểm toán của nhiều hãng kiểm toán Big4 và ngoài Big4. Đối với Big4, họ thực hiện rất nghiêm túc và bài bản đối với giai đoạn lập kế hoạch, trong đó chú trọng đến việc tìm hiểu đánh giá KSNB của khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích, lên kế hoạch xây dựng chiến lược kiểm toán, kế hoạch và chương trình kiểm toán cụ thể để giúp cho nhóm kiểm toán có được chiến lược kiểm toán, định hướng và hướng dẫn rõ rệt trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Điều này giúp cho công việc kiểm toán được thực hiện hiệu quả mà không bị mất thời gian quá nhiều. Ngược lại với nhiều hãng kiểm toán địa phương, các hãng này thường có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến việc kiểm tra chi tiết chứ ít tập trung vào tìm hiểu, phân tích hệ thống. Xét trong bối cảnh hiện nay, khi rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng ở hầu hết các DN thì nếu chỉ chú trọng tập trung


kiểm tra chi tiết sẽ không mang lại hiệu quả mà thời gian kiểm toán vẫn bị sử dụng lãng phí.

Vấn đề thứ tư, đối với các hãng kiểm toán lớn thì năng lực nhân sự của họ rất tốt, việc tuyển dụng nhân sự chất lượng cao thực tế là bài toán cạnh tranh của các hãng kiểm toán Big4 và các hãng lớn (khoảng top 10 DNKT lớn), và hầu hết những lao động có khả năng có kiến thức chuyên môn ở tốp đầu sẽ làm việc cho các hãng này. Còn đối với các hãng kiểm toán ở mức độ trung bình của Việt Nam thì vấn đề tuyển dụng nhân sự và duy trì đội ngũ nhân viên ổn định là một bài toán khó, điều này dẫn đến thực trạng tồn tại là việc đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân sự mới tuyển dụng cho các DNKT địa phương còn nhiều khó khăn. Liên quan đến vấn đề này cũng có sự phân hóa rõ hơn đối với các hãng lớn quốc tế và hãng địa phương, đó là mức thu nhập giữa các nhóm DNKT cũng chênh lệch lớn. Bên cạnh đó, các hãng kiểm toán quốc tế nhận được sự hỗ trợ rất mạnh về công nghệ, đội ngũ chuyên gia, cơ sở hạ tầng và đội ngũ hành chính nhân sự, vì vậy số giờ kiểm toán của họ được sử dụng rất hiệu quả và được kiểm soát tốt.

5.2 Định hướng phát triển các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Kế toán, kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng với chức năng cung cấp thông tin kinh tế - tài chính – ngân sách để phục vụ cho hoạt động điều hành và ra quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vào ngày 18 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Về cơ bản, có rất nhiều thành tựu mà việc thực hiện Chiến lược kế toán, kiểm toán giai đoạn 2011-2020 đã thực hiện được. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như đã phân tích ở chương 4 mà bao gồm cả từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo như thảo luận và phỏng vấn của NCS với các chuyên gia giữ chức vụ quản lý thuộc Cục QLGSKTKT - Bộ Tài chính thì hiện nay Cục QLGSKTKT đang thực hiện xây dựng Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2030 và tầm nhìn 2035, đây là một nhiệm vụ thiết thực bởi việc ban hành Chiến lược Kế toán

– Kiểm toán đến năm 2030, tầm nhìn 2035 là một việc làm cần thiết để hoàn thiện hơn cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện phát triển đất nước, điều này càng cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy quá trình áp dụng Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS/IAS. Để chuẩn bị thực hiện xây dựng Chiến lược này, nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về xây dựng chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2030, tầm nhìn 2035 (Vũ Đức Chính, 2019). Việc xây dựng và ban hành Chiến lược này với những mục đích cụ thể như sau:

- Góp phần tạo dựng, hoàn thiện hơn khung pháp lý về kế toán, kiểm toán và


định hình các công việc cụ thể để thiết lập hệ thống công cụ quản lý phục vụ quá trình cải cách kinh tế một cách hữu hiệu.

- Giúp nâng cao niềm tin của cộng đồng quốc tế về quá trình cải cách thể chế kinh tế, thủ tục hành chính của Việt Nam. Chiến lược được áp dụng sẽ cho phép các DN của Việt Nam áp dụng chuẩn mực IFRS trong việc lập BCTC, từ đó thể hiện được cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo dựng một môi trường pháp lý, minh bạch của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công chúng, góp phần trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.

- Giúp hoạch định các chính sách kế toán – kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp thông tin tài chính của nền kinh tế nói chung, DN nói riêng trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn. Đồng thời những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh được bộc lộ rõ nét, hạn chế sự che dấu các khuyết điểm và bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý điều hành, từ đó chiến lược sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác phòng chống tham nhũng, tránh lãng phí.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập kinh tế và yêu cầu của các DN khi tham gia vào môi trường đầu tư, tài chính quốc tế.

Với vai trò và mục tiêu như vậy, nhóm tác giả do TS.Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài chính về xây dựng Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2030, tầm nhìn 2035. Trong đó, công trình đề cập đến những nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán như: Luật Kế toán viên công chứng (Luật CPA) theo hướng tiếp cận tối đa thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện, môi trường Việt Nam; Ban hành mới các quy định về việc lập và công bố BCTC theo IFRS đối với các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác; ban hành các văn bản hướng dẫn về áp dụng IFRS, chuẩn mực kế toán công, chuẩn mực lập BCTC Việt Nam (VFRS) và có những hướng dẫn cho các loại hình DN kinh doanh đặc thù; Rà soát, đánh giá lại Luật Kiểm toán độc lập; Xây dựng các chế tài xử lý vi phạm đối với KTV, DNKT theo thông lệ quốc tế, đảm bảo tính răn đe nhằm nâng cao trách nhiệm của KTV, DNKT trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam, đồng thời loại bỏ những quy định không phù hợp/không khả thi;

- Thứ hai, xây dựng, ban hành chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ và điều kiện của Việt Nam hiện nay, trong đó cần: Ban hành mới các chuẩn mực KTĐL về báo cáo kiểm toán đảm bảo phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế; Rà soát, đánh giá chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, cập nhật mới sao cho phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế; Nghiên cứu và công bố chuẩn mực kiểm toán nội bộ, xây dựng các tài


liệu hướng dẫn phục vụ việc triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ trong cả khu vực tư và khu vực công.

- Thứ ba, phát triển thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán: Nghiên cứu vấn đề mở rộng hơn đối tượng phải thực hiện KTĐL BCTC để nâng cao tính công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính; Đánh giá và nghiên cứu sâu hơn về các đơn vị có lợi ích công chúng để bổ sung các đối tượng phù hợp, đồng thời yêu cầu những quy định về công khai, minh bạch BCTC chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo lợi ích công chúng và sự phát triển bền vững của DN và nền kinh tế; mở rộng quy mô số lượng và chất lượng DNKT độc lập, các DN cung cấp DV kế toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề, tăng cường đội ngũ KTV và tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán.

- Thứ tư, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán – kiểm toán.

- Thứ năm, củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán.

- Thứ sáu, đánh giá và hoàn thiện chương trình đào tạo và thi chứng chỉ CPA Việt Nam, đảm bảo các kiến thức và kỹ năng theo đúng yêu cầu của Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC để hướng đến mục tiêu công nhận lẫn nhau trong các nước Đông Nam Á cho chứng chỉ CPA của Việt Nam.

- Thứ bảy là tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế và nâng cao vị thế của kế toán – kiểm toán Việt Nam.

- Tám là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về kế toán – kiểm toán.

- Cuối cùng cần xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý, giám sát kế toán – kiểm toán và thị trường chứng khoán; đảm bảo việc công bố thông tin minh bạch, kịp thời cho thị trường về đội ngũ các DN kế toán, kiểm toán cũng như các kế toán, KTV hành nghề.

5.3 Khuyến nghị

5.3.1 Đối với cơ quan nhà nước

Trải qua quá trình đổi mới hệ thống kế toán và kiểm toán, Việt Nam đã nghiên cứu và kế thừa các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để áp dụng một cách phù hợp trong điều kiện, bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quy trình soạn thảo chuẩn mực kế toán và kiểm toán do Bộ Tài chính tiến hành đã huy động được sự giúp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024