Mối Quan Hệ Bảo Hiểm Xã Hội Với Loại Hình Bảo Hiểm Khác Và Các Chính Sách Xã Hội


xã hội rõ nét hơn tính kinh tế xuất phát từ mục tiêu an toàn, an sinh xã hội được nhà nước bảo trợ và chi phối. Do vậy, BHXH trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 như sau: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người” [14, tr.8].

ý nghĩa sâu xa nhất ở đây là BHXH đã thể hiện được tính xã hội và nhân văn. Trước hết ta phải khẳng định rằng BHXH là sự bảo đảm của xã hội, đối với yếu tố lao động sản xuất tức là hoạt động nhằm đảm bảo cho người lao động mà cụ thể là người lao động phụ thuộc (người lao động không có tư liệu sản xuất, người lao động làm công hưởng lương, có quan hệ với người sử dụng lao động) ổn định cuộc sống bằng cách bù đắp một phần hoặc toàn bộ những thiếu hụt, mất mát về thu nhập trước những rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc y tế, mất việc làm, mất khả năng lao động, già cả, chết. Những người lao động này phải trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật, có khă năng và nhu cầu việc làm đều phải có nghĩa vụ tham gia BHXH để được hưởng quyền lợi BHXH, khi người lao động đóng BHXH sẽ tạo được cơ sở vững chắc về tâm lý xã hội trong cuộc sống, nó nhắc nhở ý thức, trách nhiệm của họ với cuộc sống của chính mình, với xã hội hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ nhân phẩm của người lao động, vì nó xác lập quyền lợi bình đẳng của họ được hưởng BHXH theo qui định của pháp luật.

BHXH ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, bảo đảm đầy đủ hơn đời sống của người lao động và thân quyến của họ. BHXH ngày nay đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực của chính xã hội ở


từng quốc gia, trong công cuộc giữ gìn sự ổn định xã hội. Đối với người Việt Nam, chính sách BHXH càng nêu cao truyền thống nhân văn của dân tộc, vì BHXH là sự bảo đảm của xã hội trước những rủi ro bằng phương thức đóng và tiếp nhận phúc lợi xã hội. Tính xã hội trong BHXH được hiểu là tính thống nhất trong phạm vi một quốc gia và do nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm, cụ thể hoá tính xã hội của hoạt động BHXH là ở chỗ nó được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước theo một thể chế pháp luật và được thực hiện bình đẳng cho mọi người lao động và có đủ điều kiện tham gia.

Tính nhân văn của chính sách BHXH còn thể hiện ở chỗ trợ giúp về vật chất cần thiết được pháp luật quy định, nhằm phục hồi nhanh chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn về kinh tế ổn định đời sống người lao động và gia đình họ. Do vậy, bản chất của BHXH khác hẳn với bản chất của các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

1.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản

Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động. Nói cách khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, người lao động được bảo hiểm cho đến lúc chết. ở nước ta, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, BHXH có một số đặc trưng sau:

Một là, khi còn làm việc, người lao động được đảm bảo nếu bị ốm đau. Cụ thể, về thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần (tuỳ theo số năm người lao động đã đóng BHXH) được quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng từ 30 đến 60 ngày. Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ y tế ban hành thì được hưởng từ 40 đến 70 ngày. Người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì được


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 4

hưởng tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau vời mức thấp hơn. Ngoài ra còn có chế độ khi con ốm.

Về mức trợ cấp ốm đau: 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền

kề trước khi nghỉ việc.

Hai là, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con, cụ thể, thời gian hưởng chế độ thai sản từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo công việc, sức khoẻ…

Về mức trợ cấp, người lao động được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.

Ba là, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, tuỳ vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động mà người lao động hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.

Bốn là, khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, tuỳ vào số năm đóng BHXH mà người lao động được hưởng mức lương hưu từ 45% đến 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ngoài ra, còn được hưởng trợ cấp 1 lần nều đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp bằng 0.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Năm là, khi chết thì được tiền mai táng và gia đình được hưởng trợ cấp tiền tuất... Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.

Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của người lao động trong BHXH liên quan đến thu nhập của họ gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết... Do những sự kiện và rủi


ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp BHXH, đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH.

Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH, tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn.

Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài ra, nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động quản lý của bộ máy BHXH. Như vậy, có thể thấy quỹ BHXH là một quỹ xã hội, nhưng vừa là quỹ tài chính, vừa là quỹ phát triển.

Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ chức công đoàn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên, đây cũng là đặc trưng rất riêng của BHXH. Tất cả những khía cạnh nêu trên, một lần nữa cho thấy: BHXH được lập ra để tác động vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác, BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm,


do đó bị mất hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm bảo đảm thỏa

mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ.

1.1.3. Mối quan hệ bảo hiểm xã hội với loại hình bảo hiểm khác và các chính sách xã hội

1.1.3.1. Quan hệ bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm Nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định hoặc bị chết), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.

Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì: "Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết". Người được bảo hiểm và người tham gia BHNT rất rộng, có thể bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Bảo hiểm nhân thọ, nằm trong bảo hiểm con người và là loại hình của bảo hiểm thương mại, là hình thức bổ sung cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm. So với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ có đối tượng tham gia rộng hơn, quỹ


bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm do những người tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng. Hình thức bảo hiểm là tự nguyện. Còn đối với bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào tiền lương của người lao động do Nhà nước quy định. Ngoài ra, sự khác nhau còn được thể hiện ở cơ sở pháp lý của sự cam kết, cơ quan tổ chức thực hiện…

Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai hệ thống bảo hiểm này không tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn, mà trái lại chúng bổ sung cho nhau. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thể thay thế bảo hiểm xã hội trong những trường hợp, những khu vực của nền kinh tế, những nơi mà bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện hoặc có nhưng không đủ bù đắp thu nhập của người lao động bị giảm sút. Mặc dù người lao động làm công ăn lương được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nhưng đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi bảo hiểm xã hội hoặc các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội không đáp ứng được những nhu cầu khắc phục hậu quả rủi ro. Phần chênh lệch và thiếu hụt về mặt tài chính sẽ được bảo hiểm nhân thọ bù đắp.

1.1.3.2. Bảo hiểm xã hội với chính sách xã hội

Chính sách xã hội là một vấn đề rộng lớn, nó là tổng thể những tư tưởng quan điểm, những phương thức, giải pháp và công cụ của nhà nước, được cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật. Phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân... chính sách bao trùm lên mọi cuộc sống của con người. Tuỳ theo đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá của mỗi nước và trong từng thời kỳ lịch sử nhất định mà nhà nước có thể ban hành những chính sách xã hội cụ thể, ví dụ như chính sách giáo dục, y tế, văn


hoá, dân số, trẻ em, xoá đói giảm nghèo, chính sách ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, việc làm và tiền lương, BHXH... Trong hệ thống các chính sách xã hội thì BHXH là một chính sách quan trọng. Chính sách BHXH và các chính sách xã hội khác có mối quan hệ biện chứng với nhau, các chính sách này hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện tốt các chính sách BHXH sẽ góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội khác. Chẳng hạn như, việc thực hiện tốt BHXH cho mọi người lao động trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay sẽ làm cho mọi người lao động trong các thành phần kinh tế được hưởng bảo hiểm góp phần tạo ra sự bình đẳng về quyền lợi của người lao động, giảm sức ép về việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước, giảm gánh nặng của ngân sách cho cứu trợ xã hội. Từ đó tăng khả năng chi của Nhà nước cho việc thực hiện các chính sách xã hội khác.

Chính sách việc làm có liên quan đến chính sách BHXH được thể hiện khá rõ nét, số người làm việc ngày càng nhiều và mức thu nhập ổn định sẽ tạo cho BHXH có nguồn thu ổn định, ngược lại chính sách giảm biên chế giảm lao động làm việc trong các doanh nghiệp như quyết định 176/HĐBT, quyết định 111/CP ... dẫn đến tăng số người về nghỉ chế độ ... làm tăng nguồn chi BHXH như hiện nay ngân sách hàng năm phải cấp bù rất lớn. Ngoài ra chính sách BHXH cũng có tác động rất lớn đến chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách đối với những người tham gia chiến tranh ...

Như vậy, mở rộng đối tượng và quyền lợi BHXH sẽ giảm thiểu các chi

phí cho các chính sách khác trong bảo trợ xã hội.


1.2. Sự cần thiết và yêu cầu của mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.1. Bảo hiểm xã hội xét dưới góc độ kinh tế

Người lao động đóng phí BHXH, phần đóng góp này là khoản tiền mà người lao động phải đóng góp hàng tháng để được hưởng trợ cấp khi gặp phải


rủi ro hoặc sự cố theo các chế độ bảo hiểm. Đây là mục đích kinh tế của người lao động, khoản được trợ cấp thường xấp xỉ với giá trị của khoản đã đóng BHXH, thậm chí còn có thể cao hơn như trường hợp sống lâu. Rủi ro để được hưởng trợ cấp thường là tuổi già, chết, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản. ở Việt Nam, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 đã quy định người lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 5% tiền lương.

BHXH cũng phục vụ lợi ích người sử dụng lao động vì góp phần duy trì ổn định lao động trong xã hội. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động và cả khi họ không còn đủ khả năng làm việc để được hưởng lương.

Người lao động được bảo hiểm sẽ yên tâm phấn khởi làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm góp phần giữ vững, thậm chí làm tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Điều lệ BHXH của nước ta quy định người sử dụng lao động phải đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người lao động được bảo hiểm trong đơn vị.

Đối với ngân sách, BHXH góp phần làm giảm “gánh nặng” cho ngân sách Nhà nước. Do đặc điểm nước ta chiến tranh kéo dài, người hưởng BHXH nhiều. Hàng năm ngân sách Nhà nước phải bỏ ra khoảng 4.500 tỷ đồng để trả lương cho hưu trí và mất sức. Khi có chế độ BHXH mới, hàng năm thu được của người lao động khoảng 1.800 tỷ. Khoản chi của ngân sách Nhà nước cho trợ cấp hưu trí, mất sức... nhờ đó cũng giảm được một phần.

Đồng thời, phần “nhàn rỗi” của quỹ BHXH kết hợp với phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước tạo thành nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với những nước có dân số trẻ, nguồn thu BHXH là một nguồn tiết kiệm nội bộ rất quan trọng vì các khoản chi trợ cấp, trước hết là chi trợ cấp tuổi già ít dùng đến ngay.

Nguồn thu được tích tụ dài ngày, có nhiều tiền nhàn rỗi. Hiện nay pháp

luật của hầu hết các nước đều cho phép sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ bhxh để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024