Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Khai Thác Đá Ở Bình Dương

thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán, nhà quản trị sẽ lựa chọn các phương án tối ưu giúp DN đạt mục tiêu đề ra. Theo Lê Thị Hương (2017), chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp hợp lý nhất trong số các giải pháp đề xuất. Với chức năng lập kế hoạch các nhà quản lý cần xây dựng các mục tiêu chiến lược cho DN và vạch ra các bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Với chức năng tổ chức thực hiện các nhà quản lý cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của DN để đạt được các kế hoạch đã đề ra. Với chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản lý cần so sánh báo cáo thực hiện với các số liệu kế hoạch để bảo đảm cho các bộ phận trong DN thực hiện đúng các mục tiêu đã xác định.

2.2. Lý thuyết nền tảng

2.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết ngẫu nhiên hay còn gọi là lý thuyết bất định. Khi tiếp cận ngẫu nhiên KTQTCP phải dựa trên giả thuyết không có một hệ thống KTQTCP tổng quát nào có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trong mọi trường hợp. Lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy rằng tính năng đặc biệt của hệ thống KTQTCP thích hợp sẽ phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể, sự hiệu quả của hệ thống KTQTCP phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài DN, cho thấy môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu tổ chức cũng như văn hoá sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn trong DN. Các nhân tố chiến lược kinh doanh, quy định pháp lý, trình độ nhân viên kế toán DN, quy mô sản xuất, hình thức sản xuất đều chịu sự tác động từ lý thuyết ngẫu nhiên, trong ngành khai thác đá chịu ảnh hưởng từ các quy định của Nhà nước, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, chất lượng và sản lượng khai thác, chính vì thế DN luôn đề ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để có thể tồn tại và phát triển.

2.2.2. Lý thuyết đại diện

Nội dung lý thuyết đại diện bao gồm các mối quan hệ giữa người quản lý và nhà đầu tư, giữa người quản lý cấp cao và các cấp thấp, và giữa người quản lý với người trực tiếp sử dụng nguồn lực. Trong DN luôn tồn tại mối quan hệ giữa người chủ DN với người điều hành, được thoả thuận thông qua hợp đồng quy

định các lợi ích giữa hai bên, để có thể đạt được các mục tiêu, chủ DN và nhà quản lý phải sử dụng thông tin từ KTQTCP về kế hoạch, dự toán, sử dụng nguồn lực. Các nhân tố như nhận thức về KTQTCP, trình độ nhân viên kế toán sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin KTQTCP của các cấp lãnh đạo, nhà điều hành, và chủ DN.

2.2.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích và chi phí

Khi tiến hành một dự án hoặc khi đưa ra một quyết định kinh doanh thì phải so sánh giữa lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra từ quyết định đó, phải tính được toàn bộ chi phí bỏ ra, luôn đảm bảo nguyên tắc lợi ích mang lại phải luôn lớn hơn chi phí bỏ ra. Các nhà quản trị luôn phải tuân thủ lý thuyết này để đảm bảo đạt được lợi ích tối đa cho DN. Mỗi DN sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau, thông tin của KTQTCP trong việc vận dụng lý thuyết này được cung cấp cho nhà quản trị phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung của DN.

2.2.4. Lý thuyết hợp pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Theo Elkington, J. (1997), lý thuyết hợp pháp cho rằng, hoạt động của tổ chức phải theo các giá trị hay các chuẩn mực xã hội mà tổ chức đó hoạt động. Việc các tổ chức không tuân thủ các giá trị hay chuẩn mực xã hội có thể dẫn tới những khó khăn cho tổ chức đó, trong việc đạt được sự ủng hộ của cộng đồng để tiếp tục hoạt động. DN phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề, và trách nhiệm của DN đối với xã hội. DN chịu sự quản lý của các cấp từ Chính Phủ xuống địa phương. Dựa vào lý thuyết hợp pháp để áp dụng vào KTQTCP của DN. Nhân tố quy định pháp lý, kiểm soát chi phí môi trường, chịu tác động nhiều từ lý thuyết hợp pháp, sự giám sát của Nhà nước liên quan đến các vấn đề về môi trường như khí thải, chất xả thải, tiếng ồn. Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi trường, luôn là ngành chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan Nhà nước.

2.2.5. Lý thuyết các bên liên quan

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 5

Freedman, M. (1993), lý thuyết này về cách quản trị tổ chức và đạo đức trong kinh doanh. Nội dung đề cập đến các giá trị, đạo đức trong việc quản lý của tổ chức. Lý thuyết cho rằng trong quá trình hình thành và phát triển của DN gắn

liền với các mối quan hệ với nguồn lực khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người lao động, cơ quan Nhà nước. Do đó DN phải tạo được sự cân bằng trong tất cả các mối quan hệ đó. Các nhà quản lý có trách nhiệm can thiệp, giải quyết, trung hoà các xung đột từ các mối quan hệ. Trong ngành khai thác đá các mối quan hệ giữa các bên liên quan đến quá trình khai thác đá, sự đặc thù của ngành nghề kinh doanh, pháp lý liên quan, mức độ cạnh tranh cũng như nguồn lực của khách hàng.

2.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

2.3.1. Quy cách và công dụng từng loại đá xây dựng ở Bình Dương

Những loại đá thành phẩm phổ biến hiện nay được DN khai thác đá sản xuất cung cấp trên thị trường Bình Dương gồm: đá 1x2, đá 0x4, đá 4x6, đá mi sàng, mi bụi, đá hộc.

Đá 1x2: quy cách từ 10mm x 28mm, 10mm x 25mm, hoặc 10mm x 20mm. Được dùng trong phối trộn sản xuất bê tông nhựa nóng (trải thảm đường nhựa), bê tông tươi (trải đường bê tông xi măng, đổ sàng, cột bê tông cốt thép trong xây dựng dân dụng, đổ bê tông trong cấu kiện bê tông đúc sẵn).

Đá 0x4: quy cách từ 0mm đến 40mm. Được dùng trong thi công nền hạ, tăng độ cứng cho bề mặt nền đất để chuẩn bị thảm đường, làm nền nhà.

Đá 4x6: quy cách từ 50mm đến 70mm. Công dụng giống như đá 0x4, nhưng được thi công trước thi công đá 0x4.

Đá mi sàng: quy cách từ 5mm đến 10mm. Dùng kết hợp với đá 1x2 trong sản xuất bê tông nhựa nóng.

Đá mi bụi: đây sản phẩm phụ có quy cách từ 0mm đến 5mm. Được sử dụng trong các nhà máy sản xuất bê tông tươi, sản xuất gạch không nung, hoặc được sàng rửa làm cát nhân tạo.

Đá hộc: quy cách từ 100mm trở lên, gồm đá hộc nguyên liệu (chỉ qua nổ mìn, và đập sơ khai – kích thước không chuẩn) và đá hộc xay máy (có kích thước chuẩn 100mm đến 400mm). Được dùng để xây bờ kênh, bờ kè, hoặc móng nền.

2.3.2. Quy trình khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng ở Bình Dương

Đập

đá nguyên liệu

2.3.2.1. Quy trình khai thác


Bóc tầng phủ (Bóc lớp đất mặt)

Dọn bãi khoan lổ mìn


Khoan lổ mìn


Cuốc đá hộc nguyên liệu

Nạp vật liệu nổ, phá đá


Vận chuyển lên máy nghiền sàng


Giao cho khách hàng

Nhập xuất kho đá hộc

Sơ đồ 2.1: Quy trình khai thác đá nguyên liệu

Nguồn: Công Ty Cổ Phần Khoảng Sản Miền Đông AHP

Bước 1: Bóc tầng phủ hay còn gọi là bóc lớp đất mặt, tại hầm mỏ (moong khai thác) để bắt đầu quá trình khai thác đá, DN dùng các phương tiện máy đào cuốc, bóc lớp đất mặt cho đến lớp đá bên dưới. Đất này được cuốc lên xe ben vận chuyển làm đường nội bộ, bờ đê bao quanh ranh giới khu mỏ khai thác giảm nguy hiểm khi nổ mìn phá đá, giảm bụi ra môi trường xung quanh khi sản xuất.

Bước 2: Dọn mặt bằng, khi đến lớp mặt đá, đội thi công sẽ dọn mặt bằng khoan lổ mìn.

Bước 3: Khoan lổ mìn, các lổ mìn được khoan bằng các máy nén thuỷ lực và được khoan theo sơ đồ. Kích thước lổ khoan và độ sâu lổ khoan thực hiện theo đúng hộ chiếu khoan được giám đốc điều hành mỏ phê duyệt. Sau khi khoan xong, đội kỹ thuật nổ mìn sẽ tiến hành nghiệm thu các lổ khoan. Có nhiều kích thước lổ khoan, hiện có 2 loại khoan cơ bản thường được các DN khai thác đá ở Bình Dương áp dụng: khoan lổ đường kính 105mm dùng trong nổ bề mặt bãi khoan, và khoan lổ đường kính 32mm dùng để nổ chiết (nổ nhỏ) các tảng đá lớn không thể đục phá được. Theo đánh giá, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, liên quan đến hiệu quả nổ phá đá, chi phí khai thác sau này.

Bước 4: Nạp vật liệu nổ, phá đá hay còn gọi là giai đoạn nạp bua. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu lổ khoan, tiến hành lập phiếu yêu cầu cung cấp vật liệu nổ trình cơ quan Nhà nước duyệt lệnh, chuyển hồ sơ sang công ty cung cấp vật liệu nổ (hiện tại ở Bình Dương có 2 DN cung cấp vật liệu nổ là: Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Quốc Phòng, và Chi nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Công Nghiệp Hoá Chất Mỏ Nam Bộ - Micco tại Bình Dương). Do đây là loại vật liệu đặc biệt, nên vật liệu nổ phải được cung cấp đúng ngày, và nổ đúng giờ theo quyết định đã được duyệt. Đội kỹ thuật nổ mìn sẽ tiến hành nghiệm thu giao nhận khối lượng, chủng loại vật liệu nổ tại bãi khoan, và tiến hành nạp vật liệu nổ vào các lổ khoan. Sau khi hoàn thành các công tác nạp vật liệu nổ bãi nổ, đảm bảo an toàn kỹ thuật, đúng giờ nổ mìn đã được duyệt, tiến hành nổ phá đá. Đội kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ bãi mìn, rà soát, đảm bảo bãi mìn sau khi nổ không còn sót lổ mìn nào chưa nổ.

Bước 5: Đập xử lý đá nguyên liệu sau nổ mìn. Sau khi tất cả đã hoàn thành, DN tiến hành cho xe búa đập đá vào bãi vừa nổ đập phá sơ khai đá nguyên liệu. Xe búa đập chỉ đập vở các đá nguyên liệu có kích thước vừa phải, các tảng đá quá to, bắt buộc phải xử lý khoan chiết và nổ thêm lần nữa, chính vì lý do này mà khâu tính toán khoan lổ mìn và xử lý vật liệu nổ hết sức quan trọng, nếu không sẽ lãng phí, tăng chi phí cho công ty.

Bước 6: Cuốc đá nguyên liệu. Sau khi đá nguyên liệu đã được đập xử lý. Xe đào cuốc đá sẽ cuốc đá hộc nguyên liệu lên xe ben vận chuyển đến trạm cân để cân khối lượng đá nguyên liệu đầu vào, sau đó vận chuyển lên máy nghiền sàng đá thành phẩm, hoặc bán thẳng trực tiếp cho khách hàng. Các mỏ khai thác đá đang xác định theo 2 đơn vị tính là tấn và mét khối. Kế toán nhập kho đá nguyên liệu đầu vào, và ghi nhận giá thành đồng thời xuất kho giá vốn, doanh thu đá hộc bán thẳng cho khách hàng (nếu có).

2.3.2.2. Quy trình sản xuất, kinh doanh


Vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền đá

Nghiền sàng đá thành phẩm

Nhập kho đá thành phẩm

Xuất kho ghi nhận giá vốn doanh thu

Cuốc, xúc đá thành phẩm giao khách hàng


Bãi dự trữ

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất, kinh doanh đá thành phẩm

Nguồn: Công Ty Cổ Phần Khoảng Sản Miền Đông AHP

Bước 1: Sau khi xe ben vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền, mỗi máy nghiền sàng sẽ cho ra từ 2 sản phẩm trở lên, khối lượng nhập kho đá thành phẩm được xác định từ khối lượng đá nguyên liệu đầu vào của xe ben vận chuyển nhân với tỉ lệ cho ra đá thành phẩm của từng máy nghiền. Kế toán nhập kho đá thành phẩm và tính giá thành theo phương pháp hệ số. Các số liệu liên quan đến khối lượng đá nguyên liệu và đá thành phẩm sản xuất sẽ được dùng để báo cáo với các cơ quan chức năng, và là cơ sở để tính chi phí: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và phân bổ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Bước 2: Sau khi đã qua máy nghiền sàng, đá thành phẩm sẽ được tập kết tại các bãi dự trữ chờ xuất cho khách hàng.

Bước 3: Căn cứ vào đơn đặt hàng, số xe ben đăng ký nhận hàng của khách hàng, thủ kho sẽ cho xuất đá thành phẩm theo đúng phiếu yêu cầu xuất cho khách hàng. Khối lượng đá đầu ra cũng phải qua trạm cân để kiểm soát.

Bước 4: Kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng, phiếu cân xuất kho, hạch toán xuất kho ghi nhận giá vốn, xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu.

2.3.3. Đặc điểm chi phí trong ngành sản xuất đá xây dựng ở Bình Dương

Các loại chi phí phát sinh trong DN khai thác đá gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, và chi phí tài chính, chi phí lãi vay.

a. Chi phí nguyên liệu vật liệu chính: là chi phí vật liệu nổ. Kế toán hạch toán vào tài khoản 621, hồ sơ gồm: hợp đồng mua bán, phiếu yêu cầu cung cấp vật liệu nổ, biên bản nghiệm thu bàn giao vật liệu nổ, hoá đơn giá trị gia tăng của 2 công ty cung cấp vật liệu nổ.

Cách kiểm soát, DN đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu nổ thực hiện ở khoan đường kính 105mm và đường kính 32mm, và trên khối lượng đá nguyên liệu nhập kho.

Số liệu cần chuẩn bị: Sơ đồ khoan lổ mìn, tổng số mét khoan, tổng số tấn đá nguyên liệu, tổng số thuốc nổ thực hiện.

Cách tính định mức vật liệu nổ:

Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng mét (chi phí) khoan đường kính 105mm Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng số lổ (chi phí) khoan đường kính 32mm Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng khối lượng đá nguyên liệu nhập kho

Hiện tại, định mức tiêu hao vật liệu nổ về khối lượng trung bình 4kg / mét khoan 105mm và 0,2kg / số lổ khoan 32mm. Đối với định mức theo đá nguyên liệu nhập kho, ngoài việc theo dõi theo từng bãi nổ, các DN còn đánh giá theo năm, DN tự đánh giá và theo dõi so sánh giữa các lần nổ mìn để có phương án nổ mìn hiệu quả nhất cho chính DN mình.

b. Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến người lao động trực tiếp gồm: nhân công dọn bãi khoan mìn, nhân công khoan lổ mìn, nhân công thi công nổ mìn, nhân công vận hành xe búa đập, xe cuốc, xe ben vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền sàng, nhân công vận hành máy nghiền sàng đá. Kế toán hạch toán vào tài khoản 622.

Tiền lương nhân công trực tiếp hiện đang được chi trả theo 3 cách: Thứ nhất, khoán theo khối lượng đá nguyên liệu được khai thác. Thứ hai, chi trả theo lương thời gian. Thứ ba, chi trả mức tối thiểu lương thời gian đồng thời khoán theo khối lượng đá nguyên liệu được khai thác.

c. Chi phí sản xuất chung: Kế toán hạch toán vào tài khoản 627, bao gồm các chi phí: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị, bộ phận quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định phục

vụ sản xuất, chi phí nhiên liệu máy móc thiết bị sản xuất; phân bổ: chi phí công cụ dụng cụ, sửa chửa máy móc thiết bị sản xuất, chi phí khảo sát đo vẽ, lập bản đồ hiện trạng mỏ khai thác, chi phí cải tạo phục hồi môi trường, tiền thuê đất hàng năm, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; tiền điện sản xuất, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, và các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất.

d. Chi phí bán hàng: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận kinh doanh, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ phận kinh doanh, chi phí quảng cáo, chi phí thuê xe vận chuyển đá thành phẩm giao khách hàng. Kế toán hạch toán vào tài khoản 641.

e. Chi phí quản lý DN: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương bộ phận quản lý DN, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ phận quản lý, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, tiền điện, tiền nước bộ phận văn phòng…hoạch toán vào tài khoản 642.

f. Chi phí tài chính và chi phí lãi vay: Chi phí tài chính là các khoản phí, lệ phí liên quan đến ngân hàng, chi phí lãi vay là các khoản lãi phải trả của DN, hạch toán vào tài khoản 635.

2.4. Khái niệm tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

Kế thừa 6 nhân tố tác động đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở các tỉnh Đông Nam Bộ từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Loan (2019), cùng với việc xác định khoảng trống trong các nghiên cứu trước, tác giả phát triển, đề xuất và trình bày 8 nhân tố tác động đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, với các khái niệm sau:

2.4.1. Chiến lược kinh doanh

Tuan Zainun Tuan Mat (2010) Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch, giải pháp định hướng hoạt động giúp DN đạt được các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và dài hạn. Trong DN khai thác đá, nhân tố này có tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQTCP để các nhà quản lý có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí