Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng quan về phương pháp đo lường CLTT trên BCTC 10

Bảng 2.2. Thời hạn công bố thông tin BCTC 37

Bảng 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết 44

Bảng 3.1. Thành phần tham gia thảo luận nhóm 49

Bảng 3.2. Các biến quan sát của nhân tố năng lực nhân viên kế toán 56

Bảng 3.3. Các biến quan sát nhân tố đạo đức nhân viên kế toán 58

Bảng 3.4: Biến quan sát nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ 60

Bảng 3.5. Biến quan sát nhân tố Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Bảng 3.6. Biến quan sát nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận 63

Bảng 3.7. Biến quan sát nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập 65

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2

Bảng 3.8. Biến quan sát nhân tố Vai trò điều tiết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 66

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch (Tính đến tháng 10/2018)..77 Bảng 4.2. Vốn hóa thị trường chứng khoán (Tính đến tháng 10/2018) 77

Bảng 4.3. Phân loại sàn chứng khoán, điều kiện và trạng thái 78

Bảng 4.4. Top 20 CTNY giảm lãi sau kiểm toán năm 2018 80

Bảng 4.5. Tỷ lệ tán thành các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC 81

Bảng 4.6. Mẫu nghiên cứu 82

Bảng 4.7. Mục đích sử dụng BCTC 83

Bảng 4.8. Mô tả giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc 84

Kết quả mô tả giá trị các biến quan sát của các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.9 sau đây 86

Bảng 4.9. Mô tả giá trị các biến quan sát của các biến độc lập 86

Bảng 4.10. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha đo lường khái niệm CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN 89

Bảng 4.11. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha đo lường 90

khái niệm các biến độc lập 90

Bảng 4.12. Hệ số KMO and Bartlett's Test 91

Bảng 4.13. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 91

Bảng 4.14. Ma trận các thành phần (Component Matrixa) 93

Bảng 4.15. Hệ số KMO và Bartlett 94

Bảng 4.16. Tổng phương sai trích của thang đo các nhân tố 95

Bảng 4.17. Ma trận nhân tố 96

Bảng 4.18. Hệ số KMO and Bartlett's Test 97

Bảng 4.19. Tổng phương sai trích các biến quan sát cua biến độc 98

Bảng 4.20. Phân tích nhân tố sau khi loại bỏ KS4, KS5 99

Bảng 4.21. Sơ đồ hệ số tương quan của các nhân tố 102

Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 104

Bảng 4.23. Bảng tóm tắt mô hình Model Summary 105

Bảng 4.24. Bảng ANOVAa105

Bảng 4.25. Trọng số hồi quy (Coefficientsa) 106

Bảng 4.26. Sắp xếp mức độ tác động các nhân tố đến CLTT trên BCTC 108

Bảng 4.27. Kết quả phân tích ANOVA Independent Samples Test 109


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu của Afiah và Rahmatuka (2014) 18

Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu của Rapina (2014) 25

Sơ đồ 2.3. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết 43

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án 47

Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính 53

Sơ đồ 3.3. Các bước nghiên cứu định lượng 54

Sơ đồ 3.4. Các thành phần đo lường CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN 55

Sơ đồ 4.1. Quy mô vốn hóa trên thị trường cổ phiếu 75

Sơ đồ 4.2. Số lượng tài khoản đầu tư đến tháng 5/2018 76

Sơ đồ 4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức 101

Sơ đồ 5.1. Kết quả đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN 112

Sơ đồ 5.2. Kết quả đo lường thành phần Thích hợp 114

Sơ đồ 5.3. Kết quả đo lường thành phần Trình bày trung thực 115

Sơ đồ 5.4. Kết quả đo lường thành phần Dễ hiểu 115

Sơ đồ 5.5. Kết quả đo lường thành phần Khả năng so sánh 116

Sơ đồ 5.6. Kết quả đo lường thành phần Kiểm chứng 116

Sơ đồ 5.7. Kết quả đo lường thành phần Kịp thời 117

Sơ đồ 5.8. Kết quả đo lường nhân tố Nhân viên kế toán 119

Sơ đồ 5.9. Kết quả đo lường của nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ 120

Sơ đồ 5.10. Kết quả thống kê nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập 122


Biểu đồ 4.1. Tần số phần dư chuẩn hóa Histogram 103


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng góp một vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và tạo ra dòng chảy vốn không biên giới. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong những TTCK non trẻ, chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000 cho đến nay với hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sự phát triển của thị trường trong suốt thời kỳ từ 2000 - 2005 còn khá nhỏ bé với mức vốn hóa thị trường mới chỉ đạt trên dưới 1% GDP, đến năm 2006 quy mô thị trường đã phát triển nhảy vọt đạt 22,7% GDP và năm 2007 đạt trên 43% GDP đến nay thì con số này đã là 78% GDP. Đây là một kênh để các công ty niêm yết (CTNY) huy động vốn và các nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những phương thức đầu tư hợp lý trên TTCK. Thông tin tình hình tài chính của công ty được cung cấp trên báo cáo tài chính (BCTC) là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra các quyết định tối ưu. Vì vậy, chất lượng thông tin (CLTT) trên BCTC có vai trò vô cùng quan trọng đối với người sử dụng khi ra quyết định. Việc cung cấp BCTC có chất lượng (CL) cao ảnh hưởng tích cực đến các bên cung cấp vốn và các bên trong việc đầu tư, phân bổ các nguồn lực. Do đó, nghiên cứu cách các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC rất có ý nghĩa trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.

Trên góc độ lý luận, mục tiêu chính của BCTC là cung cấp thông tin chất lượng cao nhưng đây là một cấu trúc phức tạp đa chiều, không thể quan sát trực tiếp (Barth và cộng sự, 2008). Kết quả của việc đo lường phụ thuộc nhiều vào sở thích cá nhân, nhận thức và bối cảnh của thông tin (Schwedler, 2010). CLTT trên BCTC được đề cập trong nhiều chuẩn mực kế toán quốc gia và nhiều công trình nghiên cứu như Jonas và Blanchet (2000), Cohen và cộng sự (2004), Beest và cộng sự (2009), Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Nguyễn Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần (2016). Nhưng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá CLTT trên BCTC sử dụng các phương pháp đo lường gián tiếp tập trung vào các thuộc tính cụ thể của thông tin BCTC như quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC, hành vi gian lận BCTC. Song, CLTT trên BCTC là một khái niệm rất rộng so với thông tin về CL quản trị lợi nhuận được cung cấp trên BCTC hoặc các mối liên hệ giữa các số liệu kế toán với giá thị trường cổ



phiếu (Krishnan và Parsons, 2008; Burgstahler và cộng sự, 2006; Healy và Wahlen, 1999). Trong thực tế, các chiều thông tin khác nhau phải được đánh giá đồng thời để đưa ra đánh giá đúng đắn về tính hữu ích của thông tin trên BCTC. Theo quan điểm của FASB, IASB đặc tính chất lượng là những thuộc tính phản ánh tính hữu ích của thông tin trên BCTC. Đối với Việt Nam trong điều kiện là một nước đang phát triển về kinh tế, hội nhập về vốn và chuẩn mực KT thì nghiên cứu, chỉnh sửa và phát triển thang đo CLTT trên BCTC theo hướng đánh giá toàn diện các thông tin trên BCTC là rất cần thiết.

Xét trên góc độ thực tiễn, mỗi sự thay đổi về tình hình kinh doanh và tài chính của CTNY ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động của các công ty, các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ TTCK cũng như nền kinh tế. Đặc biệt là các thông tin trên BCTC của các CTNY vì đây là một nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm tới tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới CL, hiệu quả của người sử dụng thông tin cũng như hiệu quả hoạt động của TTCK. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, CLTT trên BCTC của các CTNY lại xảy ra rất nhiều hiện tượng gian lận gây ra những hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn cho các công ty và các nhà đầu tư. Trên thế giới, đó là sự gian lận trong BCTC của tập đoàn Năng lượng hàng đầu thế giới Enron, công ty Worldcom, Tyco, Xerox, Olympus là tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế của Nhật, gần đây nhất là những gian lận trong BCTC của Toshiba là tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật đã “phù phép” để biến lỗ thành lãi khai khống đẩy số tiền khai khống lên tới 1,2 tỷ USD đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật Bản cho đến nay. Qua đó, cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY kể cả những DN có thương hiệu hàng đầu thế giới còn thiếu tin cậy, kể cả những BCTC đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín điều đó làm giảm sút đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư vào CLTT trên BCTC.

Ở Việt Nam, có nhiều CTNY trên TTCK Việt Nam công bố BCTC với các chỉ tiêu tài chính rất khả quan song thực tế lại không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu lợi nhuận âm như CTCP Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT), CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng, CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển là những minh chứng... sự chênh lệch giữa số liệu trước và sau kiểm toán của các CTNY làm cho nhà đầu tư thiếu niềm tin vào CLTT trên BCTC mà các CTNY cung cấp với những lo ngại về sự không minh bạch trong công bố thông tin. Thông tin trên BCTC của các CTNY trước



và sau kiểm toán có sự chênh lệch như BCTC của Tổng công ty Khí Việt Nam năm 2018 số liệu sau kiểm toán giảm lãi hơn 648 tỷ đồng hay Công ty cổ phần Hùng Vương BCTC sau kiểm toán giảm lãi từ 19 tỷ đồng xuống còn 1,5 tỷ đồng và nhiều công ty sau kiểm toán BCTC từ lãi thành lỗ hoặc lỗ sâu hơn, một số công ty từ lỗ thành lãi. Từ thực tế cho thấy phần lớn những sai lệch này thường sảy ra đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình ghi chép, trình bày các khoản mục trên BCTC, do chế độ kế toán dẫn đến các KT đưa ra nhiều lựa chọn linh hoạt hay các KT có quan điểm khác nhau về các ước tính kế toán hoặc do sự can thiệp của các nhà quản lý nhằm điều chỉnh các thông tin trên BCTC theo hướng có lợi cho mình, đặc biệt là hoạt động “điều chỉnh lợi nhuận”. Điều đó đã khiến cho niềm tin của các nhà đầu tư vào CLTT trên BCTC giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của TTCK nói chung.

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT trên BCTC qua đó đề xuất các khuyến nghị để nâng cao CLTT trên BCTC là rất cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trước đó tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, từ đó đề xuất các khuyến nghị để nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, luận án đi nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Xây dựng thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Mục tiêu 3: Xác định mức độ ảnh hưởng, chiều ảnh hưởng các nhân tố đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Mục tiêu 4: Nghiên cứu sự đánh giá của người lập BCTC và người sử dụng BCTC về CLTT trên BCTC và nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.



Mục tiêu 5: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

Câu hỏi 1: CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN được đo lường như thế nào?

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN như thế nào?

Câu hỏi 3: Nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN?

Câu hỏi 4: Có sự đánh giá khác nhau không giữa người lập BCTC và người sử dụng BCTC về CLTT trên BCTC và nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN?

Câu hỏi 5: Những khuyến nghị nào được đề xuất đối với các nhân tố ảnh hưởng để nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Các CTNY trên TTCKVN xét theo lĩnh vực hoạt động bao gồm các CTNY hoạt động về lĩnh vực tài chính đó là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, chứng khoán và các tổ chức tài chính có những quy định riêng rất chặt chẽ và mang tính đặc thù. Các CTNY hoạt động về các lĩnh vực phi tài chính đó là các công ty có quy mô lớn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, dịch vụ, của cải cho đất nước và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân. Các CTNY phi tài chính là chủ yếu trên TTCK, đến ngày 29 tháng 6 năm 2018 về số lượng có 653 CTNY phi tài chính trên HNX và HOSE trong tổng số 739 CTNY trên hai sở giao dịch. Chính vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu các CTNY phi tài chính.

Không gian: Nghiên cứu các CTNY phi tài chính trên hai Sở Giao dịch chứng khoán đó là (HOSE) và (HNX).



Thời gian: Để đảm bảo thời gian nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu là kết quả khảo sát các đối tượng về CLTT trên BCTC các CTNY phi tài chính trên TTCKVN trong ba tháng từ ngày 15 tháng năm 2018 đến ngày 15 tháng 8 năm 2018.

Đối tượng khảo sát: Người sử dụng BCTC của CTNY trên TTCKVN (nhà đầu tư, cơ quan quản lý, kiểm toán, chuyên gia) và người lập BCTC (CTNY) của các CTNY trên TTCKVN (kế toán, kế toán trưởng, giám đốc CTNY).

Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

1.5. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định tính:

Sau khi tiến hành tổng quan luận án sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm lấy ý kiến của các chuyên gia để xác định các tiêu chí phù hợp để đánh giá, đo lường CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Sau đó tác giả tiến hành xây dựng, điều chỉnh bảng hỏi để phục vụ quá trình khảo sát thu thập thông tin phục vụ cho việc thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trong nghiên cứu này phương pháp

định lượng được thực hiện thông qua hai giai đoạn:

Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu định tính ban đầu giúp tác giả xây dựng được các thang đo đo lường CLTT trên BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC và thang đo các nhân tố này. Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi, phát phiếu điều tra sơ bộ, sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình nghiên cứu nhằm loại bỏ bớt những tiêu chí không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả tiến hành giai đoạn khảo sát diện rộng.

Giai đoạn khảo sát diện rộng:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả tiến hành điều chỉnh lại thang đo lường CLTT trên BCTC, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC và sau đó tiến hành khảo sát trên diện rộng. Dữ liệu khảo sát trên giai đoạn này tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra sự

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí