Các Nghiên Cứu Về Đo Lường Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính



tương quan và phân tích hồi quy chỉ ra sự tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Bên cạnh đó, các dữ liệu thứ cấp thu thập về CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN kết hợp với kết quả khảo sát nghiên cứu trên tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, thảo luận để đưa ra kết quả nghiên cứu. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

1.6. Đóng góp của đề tài

Luận án có các đóng góp về điểm mới trên hai góc độ lý luận và thực tiễn như sau:

Về góc độ lý luận:

Thứ nhất, trong nghiên cứu này tác giả kế thừa nghiên cứu trước, thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng để chỉnh sửa, phát triển thang đo đánh giá toàn diện về CLTT trên BCTC trên cơ sở các đặc tính cơ bản và nâng cao của IASB (2018). Những phát hiện của nghiên cứu này mở rộng tài liệu về đánh giá toàn diện CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Thứ hai, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng xác định các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Qua đó làm giàu thêm về tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Trên khía cạnh ứng dụng thực tiễn: Luận án có một số đóng góp cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài đã phản ánh thực trạng CLTT trên BCTC của các CTNY trên cơ sở tiếp cận một đầy đủ và toàn diện các thuộc tính đo lường CLTT trên BCTC theo IASB (2018). Kết quả nghiên cứu cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN ở mức khá 3,4/5 điểm, nhìn chung CLTT trên BCTC của các CTNY đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng thông tin khi đưa ra các quyết định.

Thứ hai, kết quả phân tích hồi quy của đề tài đã xác định sáu nhân tố trong đó có năm nhân tố tác động cùng chiều đó là: Nhân viên kế toán, Tính hữu hiệu Kiểm soát nội bộ, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, riêng nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận ảnh hưởng ngược chiều, các nhân tố này giải thích 72,9% CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Trong đó, có hai nhân tố được xem là nhân tố mới của nghiên cứu này đó là Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế được đo lường qua năm biến quan sát, Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước



(UBCKNN) đo lường thông qua ba biến quan sát. Nhân tố nhân viên kế toán có các biến quan sát là về đạo đức kế toán (DD1, DD2, DD3, DD4, DD5) và NL2 được phát hiện trong nghiên cứu này.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đánh giá khác nhau của người lập BCTC (CTNY) và người sử dụng BCTC về CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC, song có hai nhân tố đó là Chất lượng kiểm toán độc lập và Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế chưa thể hiện sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê.

Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được một số khuyến nghị đối với sáu nhân tố độc lập để nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

1.7. Kết cấu của đề tài

Luận án bao gồm năm chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục


CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH


2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Các nghiên cứu về đo lường chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Mục tiêu chính của BCTC cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và các chủ thể quan tâm đến DN đưa ra các quyết định hợp lý. Thông tin trên BCTC giúp cho các cổ đông tiềm năng, những người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định tối ưu với tư cách là nhà cung cấp vốn (Beyselinck và cộng sự, 2007; Jonas và cộng sự, 2000; McDaniel và cộng sự, 2002). Để đánh giá và đo lường CLTT trên BCTC có nhiều phương pháp đo lường khác nhau, có bốn phương pháp thường được sử dụng như sau:

Thứ nhất, phương pháp sử dụng lợi nhuận. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dồn tích được sử dụng để đo lường CLTT trên BCTC thông qua mức độ quản trị lợi nhuận, nhà quản lý sử dụng một số phương pháp để điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính mà không vi phạm các quy định về kế toán nhằm đạt được con số lợi nhuận mong muốn (Healy và Wahlen, 1999), Nguyễn Hà Linh (2017). Hành vi QTLN được gây ảnh hưởng tiêu cực đến CLTT trên BCTC, tính hữu ích của thông tin bị giảm khi người sử dụng đưa ra các quyết đinh dựa trên những thông tin đã bị điều chỉnh. Phương pháp đo lường này có ưu điểm là dễ dàng trong việc thu thập thông tin trên BCTC. Song hạn chế là khó khăn có thể phân biệt được lợi nhuận mà nhà quản lý có thể chi phối và lợi nhuận mà nhà quản lý không thể chi phối, không chỉ vậy mà phương pháp này chỉ tập trung vào chỉ tiêu LN nên đã bỏ qua các chỉ tiêu quan trọng khác trên thuyết minh BCTC cũng như các thông tin phi tài chính.

Thứ hai, phương pháp đo lường CLTT trên BCTC thông qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và phản ứng của TTCK (Barth và cộng sự, 2001; Choi và cộng sự, 1997; Nichols và Wahlen, 2004) qua đó đo lường tính Thích hợp của thông tin trên BCTC. Giá cổ phiếu được giả định là đại diện giá thị trường của công ty, trong khi đó lợi nhuận đại diện cho giá trị công ty dựa trên các thủ tục về kế toán. Những thay đổi thông tin trên BCTC tương ứng với những thay đổi trong giá thị trường của công ty, khi đó được cho rằng thông tin cung cấp là phù hợp lý và đáng tin cậy (Nichols và Wahlen, 2004). Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là dựa vào giá của chứng



khoán, trong khi giá của chứng khoán có thời điểm không đại diện chính xác cho giá thị trường của công ty. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng bỏ qua các chỉ tiêu quan trọng khác được trình bày trên thuyết minh BCTC.

Thứ ba, phương pháp sử dụng một yếu tố cụ thể của BCTC. Phương pháp này không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu đại diện cho CLTT trên BCTC mà tập trung vào một hay một số yếu tố cụ thể trên BCTC. Trong nghiên cứu của Gearemynck và Willekens (2003) xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và thông tin hữu ích trên BCTC để ra quyết định, Beretta và Bozzolan (2004) tập trung vào chất lượng KSNB và thông tin công bố rủi ro, Cohen và cộng sự (2004) nhấn mạnh mối quan hệ giữa cơ chế quản trị DN và CLTT trên BCTC, số lần BCTC phải trình bày lại hay tổn thất giá trị thị trường do BCTC phải trình bày lại trong nghiên cứu của Hirschey và cộng sự (2012). Hướng nghiên cứu này tập trung vào một nội dung cụ thể trên các BCTC nên không cung cấp một cách toàn diện về CLTT trên BCTC.

Thứ tư, phương pháp đánh giá CLTT trên BCTC dựa trên các thuộc tính về CLTT được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc của Nhà nước về KT. Phương pháp này có thể đánh giá chất lượng CLTT trên BCTC một cách trực tiếp, cũng như đo lường và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau của thông tin trên BCTC đồng tăng tính hữu ích của thông tin trên BCTC để người sử dụng ra quyết định. Đại diện tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Jonas và cộng sự (2000), Beest và cộng sự (2009), Beest và cộng sự (2013), Nguyễn Tố Tâm (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Phương Hồng và Dương Khánh Linh (2014), Nguyễn Trọng Nguyên (2016). Song phương pháp này đo lường và đánh giá gặp nhiều khó khăn do dữ liệu thường phải thu thập một cách trực tiếp.

Như vậy, các phương pháp đánh giá đo lường CLTT trên BCTC khá đa dạng, mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng. Ba phương pháp đầu tiên đo lường và đánh giá CLTT trên BCTC thông qua một hoặc một số chỉ tiêu để khái quát hóa CLTT trên BCTC mà bỏ qua nhiều đặc tính định tính khác. Với phương pháp thứ tư, CLTT trên BCTC được đánh giá một cách toàn diện, đảm bảo việc đánh giá và đo lường CLTT trên BCTC được đầy đủ, tăng tính hữu ích của thông tin cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Vì vậy, trong luận án nghiên cứu của mình tác giả lựa chọn đánh giá và đo lường CLTT trên BCTC theo phương pháp dựa trên các thuộc tính về CL thông tin. Bảng 2.1 dưới đây tổng hợp các phương pháp đánh giá đo lường CLTT trên BCTC thường được sử dụng.


Bảng 2.1. Tổng quan về phương pháp đo lường CLTT trên BCTC



Phương pháp sử dụng lợi nhuận

Phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và phản ứng của thị trường

Một yếu tố cụ thể trên BCTC


Đặc điểm định tính

Phương pháp

Đánh giá qua mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý (người đại diện).

Xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và phản ứng của thị trường chứng khoán để đo lường CLTT trên BCTC.

Xem xét các yếu tố cụ thể trong BCTC theo chiều sâu bằng cách tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.

Xem xét mức độ hữu ích của quyết định BCTC thông qua các đặc điểm định tính.

Ưu điểm

Dễ thu thập dữ liệu để đo

lường điều chỉnh lợi nhuận.

Tương đối dễ đo.

Cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị kinh tế của các số liệu thu nhập.

Tập trung vào CLTT trên BCTC.

Đo lường trực tiếp CL BCTC.

Tập trung vào CLTT trên BCTC.

Đo lường trực tiếp CL BCTC.

Hạn chế

Tập trung vào chất lượng lợi nhuận.

Đo lường CLTT BCTC

gián tiếp.

Khó ước tính giá trị dồn tích một cách tùy ý.

Tập trung vào chất lượng lợi nhuận.

Đo lường CLTT BCTC gián tiếp.

Không cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự đánh đổi giữa tính thích hợp và độ tin cậy.

Chỉ tập trung vào các yếu tố được chọn.

Khó khăn

đo lường.

Nhìn chung là khó khăn trong đo lường.

Tác giả

Jone (1999).

Healy &Wahlen (1999);

Dechow và

Barth và cộng sự (2001); Choi và cộng sự (1997); Nichols và Wahlen (2004);

Nelson (1996).

Hirst và cộng sự (2004);

Beretta và Bozzolan (2004);

Jonas và cộng sự (2000),

Schipper và Vicent (2003); Vander Meulen

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3



Phương pháp sử dụng lợi nhuận

Phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và phản ứng của thị trường

Một yếu tố cụ thể trên BCTC


Đặc điểm định tính


cộng sự (1995);


Cohen và

và cộng sự

Radzi và các

cộng sự

(2007); Barth

cộng sự (2011),

(2004),

(2006); Ferdy

Nguyễn Hà

Roudaki

và cộng sự

Linh (2017).

2011,

2009; Geert


Hirschey và

Braam và Ferdy


cộng sự 2012.

(2013), Phạm



Quốc Thuần



(2016), Nguyễn



Phương Hồng



và Dương



Khánh Linh



(2014), Nguyễn



Trọng Nguyên



(2016)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với cách tiếp cận của luận án về đo lường CLTT trên BCTC theo các thuộc tính chất lượng tác giả đi cụ thể vào một số nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này, tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Jonas và cộng sự (2000) đo lường CLTT trên BCTC theo các đặc tính chất lượng của chuẩn mực KT do IASB ban hành, tiếp tục kế thừa hướng nghiên cứu này là nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009) là phát triển và thử nghiệm một công cụ tổng hợp để đánh giá toàn diện CLTT trên BCTC trên cơ sở số liệu của báo cáo thường niên bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin bổ sung cho thông tin tài chính dựa trên các thuộc tính định tính của dự án hội tụ của FASB và IASB (2008). Trong nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009) kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng, tiến hành đo lường CLTT trên BCTC với 231 báo cáo thường niên của các CTNY trên TTCK Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan năm 2005 và 2007. Đo lường CLTT trên BCTC dựa trên 21 chỉ báo thông qua các đặc điểm cơ bản (Tính thích hợp và Trung thực) và các đặc tính nâng cao (Dễ hiểu, So sánh, Kiểm chứng, Kịp thời) đo lường đặc điểm CLTT trên BCTC dựa theo tiêu chuẩn của FASB và IASB (2008).



Braam và Beest (2013) đã thực hiện một nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY Anh và Hoa Kỳ để đo lường các đặc điểm CLTT trên BCTC dựa trên quan điểm của FASB và IASB (2010), số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là báo cáo thường niên của các DN NY trên hai trị trường Anh và Hoa Kỳ năm 2010, trong nghiên cứu này đo lường CLTT trên BCTC thông qua 33 chỉ báo đều sử dụng thang đo likert 5 điểm, ngoại trừ Tính kịp thời. Tổng quan về thang đo CLTT trên BCTC được tác giả trình bày trong Phụ lục 3.

Với sự xu thế toàn cầu hóa và thế giới phẳng không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà hội nhập tri thức cũng tất yếu, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về đo lường CLTT trên BCTC kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu này được các tác giả kế thừa và điều chỉnh các chỉ tiêu đo lường phù hợp với Việt Nam cơ bản dựa trên bốn hướng nghiên cứu ở trên. Trong nghiên cứu của Nguyễn Tố Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Namđo lường CLTT kế toán tài chính qua sáu đặc điểm đó là sự Phù hợp, Trình bày trung thực, Xác nhận, Dễ hiểu, So sánh được và Đúng kỳ theo VAS dựa theo nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và kết quả cho thấy CLTT KT của các DN niêm yết đảm bảo. Hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014) nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC trong các DN tại Việt Nam trên cơ sở khảo sát 137 mẫu nghiên cứu là các KT viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư dựa trên các đặc điểm về CLTT trên BCTC do IASB và FASB ban hành. Thang đo CLTT trên BCTC của nghiên cứu là thang đo bậc hai, bao gồm sáu thành phần: Thích hợp; Trình bày trung thực; Có khả năng so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu được. Trong đó, thuộc tính Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được có giá trị trung bình cao nhất, các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức độ trung bình.

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) trong luận án “Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại CTNY ở Việt Nam” đã tiến hành đo lường CLTT trên BCTC theo quan điểm chất lượng của FASB và IASB, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc, khảo sát và đo lường CLTT trên BCTC gồm 19 khoản mục đo lường. Trong đó Thích hợp được đo lường bởi năm thuộc tính đó là định hướng tương lai, thông tin bền vững, giá trị hợp lý, thông tin phản hồi, thông tin nội bộ. Trình bày trung thực được đo lường bởi sáu thuộc tính đó là: Lựa chọn ước tính KT. Lựa chọn chính sách kế toán, trình bày không thiên lệch, chênh lệch lợi nhuận, ý kiến của kiểm toán viên độc lập, Thông tin quản trị, Có thể hiểu được đo bằng ba thuộc tính đó là:



Diễn giải, Bố cục rõ ràng; Bảng biểu và sơ đồ; Giải thích thuật ngữ. Có thể so sánh được đo bởi bốn thuộc tính: Thay đổi ước tính KT; Thay đổi chính sách KT; Số lượng các năm so sánh; Số lượng các tỷ số. Tính kịp thời được đo bằng thời gian công bố Báo cáo thường niên. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng qua phần mềm SPSS và kết quả của nghiên cứu cho thấy CLTT trên BCTC các DN NY Việt Nam ở dưới mức trung bình (Nguyễn Trọng Nguyên, 2015).

Nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của CTNY trên TTCK - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Tác giả đã tiến hành đo lường CLTT trên BCTC theo hai cách thứ nhất là đo lường theo QTLN. Kết quả QTLN của các CTNY trên TTCKVN giai đoạn 2012 - 2014 với mức giá trị trung bình 0,2032428. Trong giai đoạn này, chất lượng BCTC năm 2013 thấp nhất với mức giá trị trung bình của QTLN cao nhất 0,2887321, năm 2012 mức giá trị trung bình của QTLN thấp hơn 2013 với mức 0,1829587. Cách thứ hai, đo lường theo giá trị thích hợp của thông tin KT điều này cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN giai đoạn 2012 - 2014 của mô hình EBO (mô hình EBO điều chỉnh) là chưa cao.

Trong nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016) “Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp Việt Nam” tác giả đã đo lường CLTT trên BCTC nghiên cứu xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên cơ sở tham chiếu các thuộc tính CLTT được ban hành bởi FASB và IASB (2010) và kết hợp với ý kiến của các đối tượng tham gia thảo luận từ nghiên cứu tình huống và tham khảo thang đo Beest và cộng sự (2009) đo lường thực trạng về CLTT trên BCTC tại các DN Việt Nam: Số liệu phân tích cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam theo kết quả khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại các công ty có trụ sở chính chủ yếu tại TP.HCM kết quả CLTT trên BCTC được đánh giá với số điểm bình quân là 3,76/5 điểm. Nghiên cứu của tác giả đo lường CLTT trên BCTC các DN NY và DN chưa NY.

Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy sự phát triển quá trình nghiên cứu về xây dựng thang đo CLTT trên BCTC theo thời gian. Đối với Việt Nam hiện nay theo lộ trình do Bộ Tài chính ban hành từng bước áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS thì việc nghiên cứu hoàn thiện thang đo CLTT trên BCTC theo thuộc tính chất lượng vẫn rất cần thiết. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa phương pháp đo lường CLTT trên BCTC của Phạm Quốc Thuần (2016), chỉnh sửa thang đo trong công trình nghiên cứu của Beest và cộng sự (2013) từ các chỉ báo đo lường CLTT trên BCTC trên báo cáo thường niên thông qua nghiên cứu định tính xác định những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024