Các Vấn Đề Mà Đề Tài Cần Giải Quyết:


- Trước hết cần xoá bỏ ngay quan niệm về kinh tế trang trại là phải sản xuất trên những diện tích đất đai rộng lớn nhất. Chúng ta nên nhận định trang trại từ tính chất sản xuất hàng hoá của nó.

- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ cơ giới hoá trong các trang trại để sản xuất không bị lạc hậu.

- Trong giai đoạn đầu, cơ cấu sản xuất của các trang trại còn hỗn tạp để tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có, nhưng sau dần chuyển sang cơ cấu mang tính chuyên canh và một loại nông, lâm, đặc sản nhất định.

- Mô hình trang trại gia đình đang và sẽ là loại hình trang trại phổ biến và thích hợp. Nó bao gồm trang trại gia đình tiểu chủ vừa sử dụng lao động gia đình vừa thuê thêm lao động thời vụ và thường xuyên với số lượng khác nhau, được Nhà nước chủ trương khuyến khích. Chính loại lao động tiểu chủ là lực lượng lao động có nhiều tiềm năng sản xuất nông sản hàng hoá hiện nay. Mô hình này có nhiều ưu điểm nổi bật:

+ Có khả năng dung nạp những trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau


+ Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau


+ Có khả năng dung nạp các cấp độ công nghệ khác nhau


+ Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau: Kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác, kinh tế Nhà nước.

Các chính sách phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước sẽ phải tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nông dân có thể sản xuất theo mô hình này.

- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, từ yêu cầu đặt ra của công nghiệp hoá, chúng ta có thể vận dụng một cách sáng tạo


những bài học của các tỉnh bạn, phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, cây lâu năm... ở những nơi có điều kiện xuất khẩu, trang trại trồng cây con cần ít đất, trồng hoa, cây cảnh, làm nấm, nuôi cá cảnh, rắn, ba ba, nhím... có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Về vấn đề phân hoá thu nhập: Có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là "Lối làm ăn của người giàu", bởi những nông dân nghèo thì khó mà có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại tư bản tư nhân vì nó có thể dẫn đến sự tư bản hoá sản xuất nông nghiệp. Đúng là nhờ kinh tế trang trại, một bộ phận dân cư đã có mức thu nhập cao hơn hẳn và cũng làm phân hoá giàu nghèo, nhưng thực tế là nó không làm cho những người nghèo nghèo đi và cũng không làm tăng số người nghèo, trái lại còn giải quyết việc làm cho một phần đáng kể lực lượng lao động nữa. Hơn thế, nông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và nước Việt Nam nói chung còn quá lạc hậu, thu nhập của người nông dân Việt Nam thấp so với thu nhập của nông dân các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế để đuổi kịp họ về trình độ sản xuất, về mức sống dân cư, về khả năng cạnh tranh của nông sản, thì kinh tế trang trại là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.

B. Phương pháp nghiên cứu:


I. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết:


Để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ theo đúng định hướng, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của trang trại trong nền kinh tế thị trường thì các vấn đề mà đề tài cần tập trung giải quyết đó là:

- Trong những năm qua kinh tế trang trại ở Đại Từ đã phát triển như thế nào?


- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại

Từ.


- Hiệu quả kinh tế của các trang trại như thế nào?


- Giải pháp nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại ở Đại Từ?


II. Các phương pháp nghiên cứu:


1. Phương pháp thu thập số liệu:


- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê qua Niên giám thống kê hàng năm của huyện.

+ Các thông tin, tài liệu có liên quan đến các vấn đề trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam thu thập qua báo chí, tạp chí, mạng Internet.

+ Các báo cáo Nghị Quyết, số liệu cơ bản tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, xã nghiên cứu thu thập tại Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Thống kê huyện Đại Từ.

+ Các đề án, báo cáo tổng kết hàng năm về hoạt động của trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ.

- Thu thập tài liệu sơ cấp: Bằng cách điều tra qua bảng được soạn sẵn đính kèm với báo cáo.

2. Công cụ xử lý số liệu:


Thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán theo mục đích của đề tài trên chương trình tính toán Exel.


3. Phương pháp phân tích số liệu:


- Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổ, thống kê, phân thành các tổ để đánh giá.


- Phương pháp so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối, chỉ rò nguyên nhân biến động của hiện tượng.

- Phương pháp dự báo.


III. Hệ thống chỉ tiêu phân tích:


* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất của trang trại:


- Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm.


- Tổng giá trị sản xuất.


- Tổng chi phí sản xuất.


- Thu nhập bình quân 1 năm của trang trại.


- Tỷ suất sản phẩm hàng hoá bằng giá trị sản phẩm hàng hoá/ tổng giá trị sản

xuất.


* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại:


- Tổng giá trị sản xuất/1 đơn vị diện tích:


- Tổng giá trị sản xuất/1 lao động.


- Tổng thu nhập/1 đơn vị diện tích:


- Tổng thu nhập/1 lao động.


- Giá trị sản xuất/ 1 trang trại bình quân.


- Số lượng lao động thuê ngoài/lao động.


Trong đó:


+ Giá trị sản xuất là giá trị toàn bộ sản phẩm thu được trong một đơn vị, trong một năm hay một chu kỳ.

+ Thu nhập của các trang trại là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, gồm cả công lao động trang trại và lợi nhuận mà trang trại có thể nhận được trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Tổng giá trị sản xuất/1 đơn vị diện tích, tổng giá trị sản xuất/1 lao động là giá trị sản xuất được tạo ra bởi một công lao động, một đơn vị diện tích.

+ Tổng thu nhập/1 đơn vị diện tích, tổng thu nhập/1 lao động là thu nhập tính trên một công lao động, một đơn vị diện tích.

* Hiệu quả môi trường:


- Diện tích rừng đã trồng/ trang trại.


- Số trang trại có hệ thống xử lý phân thải.


- Diện tích cây ăn quả trồng mới/ trang trại.


CHƯƠNG II


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:


Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Có diện tích tự nhiên là 57.790 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 14.689 ha (chiếm 25,42 %), đất lâm nghiệp: 27.814 ha (chiếm 48,13 %). Dân số toàn huyện trên 165 vạn người, có gần 37.000 hộ sản xuất nông nghiệp.

+ Vị trí địa lý:


Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên: 57.790 ha. Với có toạ độ địa lý: 21030’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 105042’ độ Kinh đông.

Phía Tây giáp Tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ


Phía Đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Định Hoá.

Phía Nam giáp huyện Phổ Yên.


+ Địa hình: Đại Từ là huyện có địa hình tương đối phức tạp thể hiện đặc trưng của vùng trung du miền núi Đông Bắc, địa hình có thể chia làm 3 vùng khác nhau:

+ Vùng I: là vùng địa hình của dãy Tam Đảo.


+ Vùng II: là vùng của dãy núi thấp có độ cao: 150 - 300m


+ Vùng III: là vùng thung lung hẹp song song với dãy Tam Đảo


Tổng diện tích của huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc được thể hiện ở biểu 01.

Biểu 01: Diện tích của huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc



STT

Độ cao tuyệt đối (m)


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Độ dốc (o)


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

< 100

25 123

43.45

< 8

15 500

26,82

2

100 – 300

22 087

38.21

8 – 15

6 343

10,97

3

300 – 700

7 179

12.42

15 – 25

13 528

23,40

4

> 700

3 401

5.90

> 25

22 419

38,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 6

Nguồn: Báo cáo diện tích của huyện trong báo cáo kinh tế xã hội huyện Đại Từ


+ Khí hậu chia hai mùa rò rệt: mùa mua từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Khí hậu nhiệt độ trung bình năm: 22.90C


- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27.20C


- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20.00C


- Luợng mưa trung bình năm: 1 872mm/nam


- Độ ẩm không khí trung bình: 78 - 86 (%)


- Lượng bốc hơi trung bình: 985,5mm/năm


- Thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện đều được hình thành bởi 8 nhóm, trong dó có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%


- Đất Feralit phát triển trên đất đỏ biến chất: 15.107 ha chiếm tỷ lệ 26,14 %

- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm tỷ lệ 22,55 %


- Đất phù sa Gley phát triển trên đất phù sa cổ: 13.247 ha chiếm tỷ lệ 22,94 %

Biểu 2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ


Đơn vị tính: Ha


STT

Mục đích sử dụng đất

Diện tích


Tổng diện tích đất tự nhiên

57.705,47

1

Đất nông nghiệp

45.311,45

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

16.375,98

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

8.109,64

1.1.1.1

Đất trồng lúa

7.123,84

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

29,93

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022