- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: Đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
* Tiêu chí định lượng:
Dùng để phân biệt rò ràng trang trại, không phải trang trại và để phân loại các trang trại khác nhau. Ngày 23/6/2000 Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN- TCT; Sau đó ngày 4/7/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Thông tư số 74/TT-BNN về việc sửa đổi bổ sung mục III của thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn xác định tiêu chí kinh tế trang trại5; Cụ thể như sau:
* Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại
Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại đô thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm
5 Thông tư số 74/TT-BNN về v iệc sửa đổi bổ sung mục III của thông tư liên t ịch số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK ngày 23/6/ 2000
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá bình quân 1 năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm.
* Tiêu trí xác định kinh tế trang trại:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí định lượng sau đây:
1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm phải đạt từ 40 triệu đồng trở lên/trang trại.
2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Quy mô sản xuất của trang trại được xác định như sau:
Loại hình trang trại | Quy mô | |
I | Đối với trang trại trồng trọt | Quy mô diện tích |
1 | Cây hàng năm | > 2 ha |
2 | Cây lâu năm (Chè, cây ăn qủa…) | >3 ha |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 2
- Vai Trò Của Kinh Tế Trang Trại Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.
- Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Khai Thác Hiệu Quả Các Nguồn Lực.
- Các Vấn Đề Mà Đề Tài Cần Giải Quyết:
- Kinh Tế Trang Trại Phát Triển Nhanh, Đa Ngành Và Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao .
- Đóng Góp Vào Tăng Trưởng Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế:
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Lâm nghiệp | > 10 ha | |
II | Đối với trang trại chăn nuôi | |
1 | Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò… - Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa - Chăn nuôi lấy thịt | - Có thường xuyên > 10 con - Có thường xuyên > 50 con |
2 | Chăn nuôi gia súc: Dê, lợn… - Chăn nuôi sinh sản + Lợn + Dê | > 20 con > 50 con |
3 | Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngan… | > 2000 con (không kể số đầu con dưới 7 ngày tuổi) |
III | Chăn nuôi thuỷ sản - Đối với chăn nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp | > 2 ha > 1ha |
IV | Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản, thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên |
5.3. Phân loại kinh tế trang trại
Phân loại theo loại hình sản xuất | Phân loại theo chủ thể kinh doanh | |
Nhỏ: < 2 ha | - Trồng trọt | Trang trại gia đình |
Vừa: 2-5 ha | + Trồng rừng | Trang trại tiểu thủ |
Khá lớn: 5-10 ha | + Trồng cây ăn quả | Trang trang tư nhân kinh doanh nông |
nghiệp. | ||
Lớn: > 10 ha | + Trồng cây lâu năm | |
+ Trồng cây lương thực, thực phẩm | ||
+ Kinh doanh đặc thù | ||
- Chăn nuôi: | ||
- Thuỷ sản | ||
- Trang trại kinh doanh tổng hợp |
II- Cơ sở thực tiễn:
1. Kinh nghiệm phát triển trang trại của các nước trên thế giới:
Tại nước Mỹ và các nước Tây Âu kinh tế trang trại đã xuất hiện từ những năm 1950, tuy nhiên ngày càng số lượng trang trại ngày càng ít đi, tại Mỹ năm 1950 có 5.648.000 trang trại đến năm 1992 còn 1.920.000 trang trại, diện tích trang trại bình quân của các trang trại ngày càng tăng, tại Mỹ diện tích bình quân năm 1950 là 86 ha, đến năm 1992 là 198,7 ha6. Tại Anh năm 1950 diện tích bình quân trang trại là 36 ha, đến năm 1987 là 71 ha7. Tại các nước Châu á kinh tế trang trại chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Châu Âu về quy mô và số lượng trang trại. Tại các nước Châu á do đất canh tác trên đầu người vào loại thấp trên thế giới như Đài Loan: 0,47 ha; Malaixia: 0,25 ha; Hàn Quốc:
6 A.A Connugin: Kinh tế nông trại M ỹ, Tr ường Đạ i Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
7 Nguyễn Điền. Kinh tế trang trại trạ i t rên thế giới và ở Châu Á
0,53ha…, trong khi đó ở các quốc gia Châu á đều có dân số đông nên có ảnh hưởng đến quy mô trang trại.
Chính vì vậy ở các nước Châu Á nói chung, hiện tượng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm nên tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất cũng là một trong trở ngại trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại.
Đối với các nước Châu Âu, nước Mỹ thì trang trại bao gồm: Trang trại gia đình; trang trại liên doanh, trang trại liên doanh cổ phần và trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý, sản xuất. Trong đó trang trại gia đình là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý, ở nhiều nước phát triển, những chủ trang trại muốn được nhà nước công nhận thì trình độ quản lý và tư cách pháp nhân phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. Các chủ trang trại họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, có trình độ học vấn, họ thường xuyên liên hệ đối với các cơ quan khoa học để thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật, tham gia hội thảo khoa học. Đây là loại hình trang trại phổ biến còn các loại hình trang trại liên doanh, trang trại liên doanh cổ phần thì đây là loại hình trang trại có quy mô lớn, được chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. Ở Mỹ và các nước Châu Âu thì nguồn vốn và lao động của họ có những thuận lợi hơn so với các nước Châu Á, các trang trại được mua chịu tư liệu sản xuất, được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất thấp để mua tư liệu sản xuất. Về lao động và kỹ thuật, các trang trại ở Châu Âu và các nước phát triển tăng cường sử dụng máy móc hiện đại và mức độ cơ giới ngày càng từng bước tiến tới tự động hoá, tin học hoá, hoá học hoá trong sản xuất,
trong các trang trại số lượng lao động trong nông nghiệp của gia đình cũng như lao động làm thuê ngày càng giảm dần.
2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở trong nước:
Ở nước ta các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung với tên gọi khác nhau (Trại, ấp, thái ấp, đồn điền, điền trang…) đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu công nguyên và phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ phong kiến đặc biệt là thời kỳ Lý-Trần và thời kỳ nhà Nguyễn. Bắt đầu từ những năm 1990 đến nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện những chủ trương, biện pháp nhất quán theo hướng tạo điều kiện cho kinh tế trang trại ra đời và phát triển. Qua các kỳ đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khảng định chính sách khuyến khích tiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân. Điều đó đã tạo nên bối cảnh ra đời và phát triển của kinh tế trang trại. Bằng các chủ trương, biện pháp thích hợp chúng ta đã khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như: Trước
hết là sự thay đổi về các mối quan hệ kinh tế liên quan đến quyền sử dụng đất đai, b8ởi vì đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc quyền sử hữu của ngừơi dân, không mua bán, đồng thời chủ trương giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân là bước đột phá đầu tiên thúc đẩy hộ và kinh tế trang trại phát triển. Bước đi đầu tiên là việc khoán sản phẩm theo nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 100/CT-TW của Ban bí thư Trung ương ngày 31-1-1981 đã từng bước khôi phục lại quyền tự chủ đối với sản xuất cho hộ gia đình trong việc sử dụng đất và lao động của bản thân họ. Bước tiếp
8 Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại gia đ ình ở Việt Na m
theo, thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn đồng thời có chính sách khuyến khích kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và Nghị quyết Hội nghị lần 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VI tháng 3/1989. Đến năm 1988 đã thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích các hộ, cá thể, tư nhân trong ngành nông, lâm ngư nghiệp đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trang trại phát triển: Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ, cá thể, tư nhân; Nhà nước tạo điều kiện về môi trường thuận lợi cho kinh tế cá thể, tư nhân, thừa nhận tư cách pháp nhân; Nhà nước bảo hộ về quyền tài sản và thu nhập hợp pháp; vốn….việc liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Hiện nay chưa có số liệu công bố chính thức nhưng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì cả nước có khoảng 113.000 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình.
Qua khảo sát tình hình phát triển kinh tế trang trại của các tỉnh phía Bắc, có những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội gần gũi với nước ta, chúng ta có thể rút ra những nhận xét, kinh nghiệm thực tế, bổ ích để tham khảo và vận dụng có chọn lọc vào điều kiện cụ thể của huyện Đại Từ tỉnhThái Nguyên.
Từ khi bắt đầu công nghiệp hoá, kinh tế trang trại ở các tỉnh phía Bắc đã hình thành và phát triển và đến khi đạt trình độ công nghiệp hoá cao, kinh tế trang trại vẫn tồn tại và đóng vai trò của lực lượng trong nền công nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá. Thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, là lực lượng xung kích sản xuất nông sản hàng hoá.
3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên.
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đất đai rộng lớn với nhiều loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, Trung du, miền núi, vùng cao. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới 1ha. Nhưng các trang trại của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm tỉnh Thái Nguyên đã dành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên có 381 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính , phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật… phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước9.
4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ.
9 Kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên