Đóng Góp Vào Tăng Trưởng Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế:


2.2.2. Thu nhập của trang trại:


Tổng thu nhập của trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công thuê lao động và trừ các chi phí khác. Như vậy, phần thu nhập của trang trại bao hàm: Tiền công của chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động trực tiếp), tiền công của các thành viên và tiền lãi ròng của các trang trại. Đây là một chỉ tiêu phù hợp, vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của trang trại.

Xem biểu 5 có thể thấy rằng thu nhập bình quân 1 trang trại của huyện Đại Từ là cao so với các huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên (47,1 triệu đồng/trang trại/năm, cao hơn mức trung bình chung 1,49 lần và bỏ xa những vùng khác (trừ Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) từ 60-75 triệu/trang trại10. Tổng thu của 80 trang trại năm 2007 là 8.813,2 triệu đồng, diện tích trang trại của huyện bằng 11,7% diện tích trang trại cả tỉnh), trong đó giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra là 7.854,2 triệu đồng, đạt mức tỷ suất giá trị hàng hoá là 98,1%, cao hơn mức trung bình của cả nước. Nhờ thu nhập trang trại tương đối cao nên chi tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần của trang trại tương đối cao so với nông dân trong huyện).

2.2.3. Tạo việc làm cho người lao động:


Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các trang trại huyện Đại Từ là 394 lao động, chiếm 14% tổng số 2.815 lao động trang trại của cả tỉnh. So với lượng lao động dư thừa ở nông thôn, thì tỉ lệ này vẫn còn nhỏ.

2.2.4. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


10 Báo cáo đánh giá 3 nă m (2002-2004) thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại t ỉnh Thái Nguyên - tháng 12/2004.


Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hoá của kinh tế trang trại trực tiếp tác động đến sự gia tăng của cả ngành sản xuất nông nghiệp và do đó đóng góp vào tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung. Nhờ trang trại, giá trị sản xuất hàng hoá của ngành nông nghiệp được cải thiện rò rệt. Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tính theo giá cố định 1994 là 269.460 triệu đồng, thì trong đó phần đóng góp của kinh tế trang trại là 1,8% 11.

Trong bối cảnh nông nghiệp nước ta đang tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho phù hợp với những nhu cầu của thị trường và cải thiện cuộc sống dân cư, thì các sản phẩm của trang trại cũng là một nhân tố tích cực, tuy sự đóng góp chưa nhiều lắm. Nhưng có thể nói rằng, nhờ tính chất sản xuất hàng hoá, các trang trại đã tự chọn lọc hướng đi thích hợp, không kể những trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch của Nhà nước có gắn liền với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, nông nghiệp của huyện Đại Từ trong những năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực: Tỉ lệ trồng trọt giảm xuống, chăn nuôi tăng dần, năng suất ngày càng cao. Các loại giống có chất lượng cao ngày càng được đưa vào sản xuất đại trà (lúa, ngô, lợn nạc, cây công nghiệp, rau xanh...) Tuy nhiên để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì bản thân hoạt động sản xuất tự phát của các chủ trang trại không làm được, mà cần có quy hoạch lâu dài trên diện rộng, chủ trương và các phương án khả thi của tỉnh, của huyện.

Có thể nói, kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỉ trọng hàng hoá tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến


11 Báo cáo đánh giá 3 nă m (2002-2004) thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại t ỉnh Thái Nguyên - tháng 12/2004.


nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng cường phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

2.3. Phân tích - Đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực :


2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng


2.3.1.1. Các yếu tố sản xuất của trang trại:


2.3.1.1.1. Đất đai


Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại nên kinh tế trang trại trước hết được phát triển ở các vùng miền núi, những nơi mà quỹ đất có khả năng khai phá còn lớn để phát triển kinh tế nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá lớn. Huyện Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn (14.698 ha), song một số diện tích đất việc sử dụng không hiệu quả, có diện tích còn bỏ hoang, do đó chưa đem lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay trước nhu cầu phát triển công nghiệp, làm nhà ở ngày càng tăng mạnh làm giảm ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp.

Qua biểu 6 có thể thấy, phần lớn diện tích đất làm kinh tế trang trại của huyện là đất lâm nghiệp (64,14%), trong đó xã có diện tích nhiều nhất là Phúc Lương 64 ha (13%), xã Tân Linh 56 ha, xã Cát Nê 52,2 ha, các xã có quỹ đất lớn trong việc phát triển trang trại là Phúc Lương, Tân Thái, Cát Nê, Tân Linh.

Trong số 80 trang trại điều tra, quỹ đất bình quân một trang trại là 5,79 ha. Quỹ đất bình quân của các trang trại giữa các xã có sự chênh lệch đáng kể,



xã Tân Thái cao nhất 14,9ha, tiếp đó là xã Phúc Lương 12,9 ha, xã Tân Linh 11,87 ha, ngược lại ở Đức Lương chỉ có 1,04 ha, xã Bản Ngoại 0,436 ha,vv...

Tuy vậy trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn còn một diện tích đáng kể đất chưa được giao, chưa sử dụng. Cho đến năm 2004, cả nước vẫn còn khoảng 15% số hộ làm kinh tế trang trại chưa được giao đất12. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn (12%), trong đó có cả phần đất dành cho các hoạt động phi nông nghiệp như xây dựng Nhà máy, cơ sở hạ tầng, nhà ở... nhưng dù sao trong điều kiện thiếu đất như hiện nay thì đó là một sự lãng phí đáng kể.

Qua biểu 06 trong số 80 trang trại điều tra ta thấy các trang trại của huyện Đại Từ có hướng sản xuất kinh doanh chính chủ yếu là trồng trọt (cây chè) và chăn nuôi (Theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp). Phân loại theo quy mô các trang trại cho thấy có 51,25% số trang trại với quy mô đất dưới 2 ha, 16,25% số trang trại với quy mô từ 2-3 ha, 5% số trang trại quy mô từ 5-10 ha, 26,25% số trang trại có quy mô từ 10-30 ha và 1,25% số trang trại có quy mô từ 30 ha trở lên. Như vậy số trang trại có hướng kinh doanh trồng cây lâu năm và chăn nuôi chiếm 50%, trong đó một số xã quy mô này chiếm tỷ lệ rất cao như xã Na Mao, xã Hùng Sơn có 100% số trang trại, Thị trấn Quân Chu có 71% số trang trại...ngược lại ở một số xã có quy mô đất bình quân trang trại còn bé như là xã Bản Ngoại: 0,436 ha, xã Cù Vân: 0,75 ha, xã Đức Lương: 1,04 ha.

Biểu 06: Hiện trạng sử dụng đất trang trại năm 2007


Đơn vị tính: Ha


12 Báo Kinh tế nông thôn-Mục Kinh tế trang trại với công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn ngày 19/7/2007.




Xã, Thị Trấn


Tổng số trang trại


Tổng diện tích sử dụng

Chia ra

Diện tích bình quân (ha/TT)


Đất thổ cư

Đất

trồng cây hàng

năm

Đất

trồng cây lâu

năm


Đất Lâm nghiệp

Đất

nuôi trồng thuỷ

sản

TT Q Chu

7

21,45

0,28

0,57

19,6


1

3,06

Phúc Lương

5

64,73

0,2

0,53


64


12,95

Đức Lương

1

1,04

0,04

1




1,04

Phú Cường

3

14,32

0,12

0,5

2,6

11

0,1

4,8

Na Mao

4

3,16

0,16

2,8



0,2

1,05

Phú Lạc

4

11,26

0,16

0,2

7,5

3

0,4

2,8

Tân Linh

5

59,35

0,25

0,6

2,2

56

0,3

11,87

Phú Thịnh

1

3,35

0,05

0,3

3



3,35

Phú Xuyên

1

1,14

0,04

0,1

1



1,14

Bản Ngoại

1

0,436

0,036

0,3

0,1



0,436

Tiên Hội

5

26,885

0,285

0,4

5,2

18

3

5,4

Hùng Sơn

11

11,31

0,41

2,5

8


0,4

1,03

Cù Vân

1

0,75

0,05

0,7




0,75

La Bằng

2

2,49

0,09

0,5

1,9



2,25

Hoàng Nông

2

2,775

0,075

0,3

2,3


0,1

1,39

Khôi Kỳ

3

33,57

0,14

0,3

0,2

32,93


11,19

Tân Thái

7

106,68

0,28

2

0,4

35

69

15,24

Bình Thuận

3

0,9

0,2

0,5



0,2

0,3

Mỹ Yên

1

0,9

0,05

0,4

0,4


0,05

0,9

Vạn Thọ

2

8,18

0,08

0,1

7


1

4,09

Văn Yên

2

13,88

0,08

0,1

0,5

12

1,2

6,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 8



Cát Nê

7

57,41

0,31

0,5

1,3

52,2

3,1

8,2

Quân Chu

2

17,29

0,09

0,2

4

13


8,65

Tổng cộng

80

463,256

3,476

15,4

67,2

297,13

80,05

5,8

Nguồn: Báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ)


Biểu 7: Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất


Đơn vị tính: Ha



Xã, Thị Trấn


Tổng số trang trại

Chia ra

< 2 ha

2-5 ha

5-10

ha

10-30

ha

> 30 ha

TT Q Chu

7

1

6




Phúc Lương

5

1



4


Đức Lương

1

1





Phú Cường

3

2



1


Na Mao

4

3

1




Phú Lạc

4

3

1




Tân Linh

5

3



1

1

Phú Thịnh

1

1





Phú Xuyên

1

1





Bản Ngoại

1

1





Tiên Hội

5

2

2


1


Hùng Sơn

11

10

1




Cù Vân

1

1





La Bằng

2

2





Hoàng Nông

2

2





Khôi Kỳ

3



1

2




Tân Thái

7


1


6


Bình Thuận

3

3





Mỹ Yên

1

1





Vạn Thọ

2

1


1



Văn Yên

2


1

1



Cát Nê

7

2



5


Quân Chu

2



1

1


Tổng cộng

80

41

13

4

21

1

Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Thống kế huyện Đại Từ


Cơ cấu đất đa dạng, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất thổ cư, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 64,14%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 17,3%, đất trồng cây lâu năm chiếm 14,5%. Nhìn chung các trang trại của huyện Đại Từ thường có xu hướng sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi là chính.

Có thể nói, hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ đã gần ở mức tối đa và hướng khai thác ngày càng hợp lý hơn. Chỉ có điều, sau một thời gian dài khai thác, thâm canh không chú ý "bồi dưỡng" cho nguồn đất, mà ở nhiều nơi đất có hiện tượng bạc màu, bất lợi cho trồng trọt. Hơn nữa, nhu cầu phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng, làm nhà ở... càng ngày càng làm thu hẹp đi một phần lớn đất đai màu mỡ, làm hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp. Cho nên khai thác theo chiều sâu sẽ là hướng chính trong những năm tới đây.

2.3.1.1.2. Vốn:


Vốn là yếu tố hạn chế, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định. Đó


là một trong những điều kiện tiên quyết, bởi lẽ nếu có nhiều vốn thì có thể thuê đất đai, sức lao động làm kinh tế trang trại. Thực vậy theo tài liệu điều tra vốn bình quân một trang trại của huyện Đại Từ khá cao, chủ yếu là vốn tự có. Lượng vốn đầu tư bình quân cho một trang trại năm 2007 là 112,06 triệu đồng, bằng 1,24 lần mức trung bình chung của tỉnh, cao thứ ba chỉ sau Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Lượng vốn hiện có của các trang trại tại các xã có sự chênh lệch khá lớn, các xã có vốn trung bình một trang trại cao là Hùng Sơn (259,1 triệu đồng),Văn Yên (231 triệu đồng), Đức Lương (160 triệu đồng) và Cù Vân (210 triệu đồng) là những xã đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ngược lại các xã trang trại đầu tư thấp như Mỹ Yên (25 triệu đồng), Bản Ngoại (38 triệu đồng), Phú Xuyên (45 triệu đồng).

Tổng vốn sản xuất các trang trại tính đến tháng 12/2007 là 8.965 triệu đồng, trong đó 80,6% là vốn của chủ trang trại. Lượng vốn này còn nhỏ, bao gồm vốn vay trực tiếp của ngân hàng (14,2%) và vay của bạn bè, người thân hoặc vốn dự án, vốn đầu tư ứng trước (5,2%)...Nguồn vốn vay của trang trại chủ yếu là vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, chỉ có số ít trang trại được vay vốn của Ngân hàng-Chính sách xã hội huyện, theo số liệu báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đại Từ trong 2 năm 2006-2007 chỉ có

4 trang trại/80 trang trại của huyện được vay vốn với tổng số lượng vay là 320 triệu đồng13.

Thực trạng này do các nguyên nhân:


- Thứ nhất người dân vẫn chưa quen với tư duy sản xuất mới, chỉ dựa trên những gì mình có mà ít khi mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất.


13 Báo cáo tổng kết nă m 2007 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đại Từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022