- Thứ hai hầu hết các chủ trang trại không đủ để đáp ứng những điều kiện vay vốn của ngân hàng do đó gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nguồn này.
Tỉ lệ vốn vay còn nhỏ phản ánh sức huy động vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn yếu, đồng thời cũng cho thấy khả năng làm giàu còn hạn chế của một bộ phận đông đảo nông dân. Nếu như làm kinh tế trang trại chỉ có thể là những người có sẵn tiền trong tay thì sẽ có hai hậu quả: Một là gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng nông nghiệp, hai là chưa có điều kiện thuận lợi để nâng cao nhanh mức sống cho đại bộ phận nông dân nghèo.
Biểu 8: Vốn sản xuất của trang trại năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng vốn đầu tư của trang trại | Tổng vốn đầu tư Bình quân 1 trang trại | Vốn của Chủ trang Trại | Vốn bình quân của chủ 1 trang trại | Vốn vay Ngân Hàng | Vốn vay Ngân hàng Bình quân 1 trang trại | Vốn khác | |
TT Q Chu | 665 | 95 | 545 | 77,9 | 85 | 12,14 | 35 |
Phúc Lương | 225 | 45 | 190 | 38 | 10 | 2,00 | 25 |
Đức Lương | 160 | 160 | 120 | 120 | 20 | 20,00 | 20 |
Phú Cường | 220 | 73,3 | 175 | 58,3 | 0,00 | 45 | |
Na Mao | 473 | 118,3 | 355 | 88,75 | 90 | 22,50 | 28 |
Phú Lạc | 336 | 84 | 284 | 71 | 25 | 6,25 | 27 |
Tân Linh | 585 | 117 | 490 | 98 | 55 | 11,00 | 40 |
Phú Thịnh | 135 | 135 | 120 | 120 | 10 | 10,00 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Vấn Đề Mà Đề Tài Cần Giải Quyết:
- Kinh Tế Trang Trại Phát Triển Nhanh, Đa Ngành Và Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao .
- Đóng Góp Vào Tăng Trưởng Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế:
- Kết Quả Và Hiệu Suất Sản Xuất Của Các Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Đại Từ.
- Đánh Gía Chung Và Những Vấn Đề Cần Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Của Huyện Đại Từ.
- Quan Điểm-Phương Hướng - Mục Tiêu:
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
45 | 45 | 40 | 40 | 0,00 | 5 | ||
Bản Ngoại | 38 | 38 | 38 | 38 | 0,00 | ||
Tiên Hội | 405 | 81 | 295 | 59 | 70 | 14,00 | 40 |
Hùng Sơn | 2850 | 259,1 | 2168 | 197,1 | 600 | 54,55 | 82 |
Cù Vân | 210 | 210 | 150 | 150 | 25 | 25,00 | 35 |
La Bằng | 176 | 88 | 133 | 66,5 | 30 | 15,00 | 13 |
Hoàng Nông | 160 | 80 | 145 | 72,5 | 10 | 5,00 | 5 |
Khôi Kỳ | 134 | 44,7 | 100 | 33,3 | 20 | 6,67 | 14 |
Tân Thái | 610 | 87,1 | 525 | 75 | 80 | 11,43 | 5 |
Bình Thuận | 421 | 140,3 | 370 | 123,3 | 30 | 10,00 | 21 |
Mỹ Yên | 25 | 25 | 20 | 20 | 5 | 5,00 | 0 |
Vạn Thọ | 185 | 92,5 | 158 | 79 | 27 | 13,50 | 0 |
Văn Yên | 462 | 231 | 450 | 225 | 12 | 6,00 | |
Cát Nê | 315 | 45 | 250 | 50 | 59,14 | 8,45 | 5,86 |
Quân Chu | 130 | 65 | 108 | 54 | 12 | 6,00 | 10 |
Tổng cộng | 8965 | 102,58 | 7229 | 1954,65 | 1275,14 | 11,50 | 460,86 |
Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 12/2007.
2.3.1.1.3. Lao động
Theo số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện thì dân số của huyện Đại Từ là trên 166 vạn người, chiếm 15,8% số dân cả tỉnh. Cả huyện có trên 80 nghìn lao động trong độ tuổi, trong đó tới 70% là lao động nông thôn.
Phần lớn các trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính, một số có thuê thêm lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công thoả thuận
giữa hai bên. Tiền công thời vụ thường giao động từ 40 - 50.000đ/ngày công, còn đối với lao động thường xuyên, khoảng 1.200.000đ/tháng.
Bình quân mỗi trang trại có khoảng 5,1 lao động, trong đó của chủ trang trại bình quân là 2,7 người/trang trại, lao động thuê mướn thường xuyên chiếm 33%. Các xã có tỉ lệ này cao là Hùng Sơn (40,7%), TT Quân Chu (80%), Tân Thái (79%)... lao động thuê mướn thời vụ chiếm 32,99% bình quân mỗi trang trại khoảng 1,9 người.
Biểu 9: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại
Đơn vị tính: Người
Tổng số lao động tham gia sản xuất của trang trại | Trong đó | Bình quân lao động / 1 trang trại | |||
Thuê ngoài | Lao động tự có của chủ trang trại | ||||
Lao động thường xuyên | Lao động thuê thời vụ | ||||
TT Q Chu | 40 | 5 | 14 | 21 | 5,7 |
Phúc Lương | 15 | 2 | 3 | 10 | 3 |
Đức Lương | 3 | 1 | 2 | 3 | |
Phú Cường | 14 | 1 | 4 | 9 | 4,7 |
Na Mao | 12 | 4 | 8 | 3 | |
Phú Lạc | 21 | 11 | 10 | 5,3 | |
Tân Linh | 20 | 6 | 2 | 12 | 4 |
Phú Thịnh | 6 | 1 | 3 | 2 | 6 |
Phú Xuyên | 5 | 1 | 1 | 3 | 5 |
Bản Ngoại | 5 | 2 | 1 | 2 | 5 |
25 | 1 | 6 | 18 | 5 | |
Hùng Sơn | 81 | 15 | 33 | 33 | 7,4 |
Cù Vân | 4 | 1 | 3 | 4 | |
La Bằng | 14 | 6 | 8 | 7 | |
Hoàng Nông | 10 | 4 | 6 | 5 | |
Khôi Kỳ | 17 | 5 | 1 | 11 | 5,7 |
Tân Thái | 41 | 5 | 19 | 17 | 5,9 |
Bình Thuận | 15 | 3 | 4 | 8 | 5 |
Mỹ Yên | 3 | 3 | 3 | ||
Vạn Thọ | 10 | 2 | 3 | 5 | 5 |
Văn Yên | 13 | 2 | 3 | 8 | 6,5 |
Cát Nê | 28 | 5 | 7 | 16 | 4 |
Quân Chu | 9 | 3 | 2 | 4 | 4,5 |
Tổng cộng | 411 | 65 | 127 | 219 | 5,1 |
Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 12/2007
Trình độ của lao động trong các trang trại nhìn chung còn thấp. Lớp học cao nhất cho 1 người ở huyện Đại Từ là 3,9 triệu, riêng khu vực nông thôn là 3,8 (cao nhất cả nước) 14. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại. Ngoài một số ít lao động chuyên môn làm các công việc như vận hành máy móc, thiết bị, còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông, chưa đào tạo, chỉ có khả năng đảm nhận những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn gia súc, gia cầm...
14 Báo cáo đánh giá 3 nă m (2002-2004) thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại t ỉnh Thái Nguyên - tháng 12/2004.
Biểu 10: Thành phần xuất phát của các chủ trang trại
Đơn vị tính: Trang trại
Tổng số các trang trại | Chia ra | |||||
Nông dân | Công chức đương chức, cán bộ xã | Cán bộ, công nhân hư u trí | Bộ đội, công an trở lại địa phương | Khác | ||
TT Q Chu | 7 | 6 | 1 | |||
Phúc Lương | 5 | 3 | 1 | 1 | ||
Đức Lương | 1 | 1 | ||||
Phú Cường | 3 | 3 | ||||
Na Mao | 4 | 1 | 2 | 1 | ||
Phú Lạc | 4 | 3 | 1 | |||
Tân Linh | 5 | 4 | 1 | |||
Phú Thịnh | 1 | 1 | ||||
Phú Xuyên | 1 | 1 | ||||
Bản Ngoại | 0 | |||||
Tiên Hội | 6 | 3 | 1 | 1 | 1 | |
Hùng Sơn | 10 | 9 | 1 | |||
Cù Vân | 1 | 1 | ||||
La Bằng | 3 | 1 | 1 | 1 | ||
Hoàng Nông | 1 | 1 | ||||
Khôi Kỳ | 3 | 1 | 1 | 1 | ||
Tân Thái | 8 | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bình Thuận | 2 | 1 | 1 | |||
Mỹ Yên | 2 | 1 | 1 |
2 | 2 | |||||
Văn Yên | 2 | 2 | ||||
Cát Nê | 7 | 5 | 1 | 1 | ||
Quân Chu | 2 | 2 | ||||
Tổng cộng | 80 | 54 | 8 | 8 | 7 | 3 |
Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 12/2007
Qua biểu 10 ta thấy các chủ trang trại xuất phát 7 nguồn chính, bao gồm: Nông dân 54 người, Công chức đương nhiệm, cán bộ xã 8 người, cán bộ, công nhân hưu trí 8 người, bộ đội, công an địa phương trở lại địa phương 7 người, còn lại 3 người là các thành phần khác.
Như vậy đại bộ phận các chủ trang trại xuất phát từ tầng lớp nông dân, mới thoát ra từ sự thụ động của cơ chế bao cấp trong các hợp tác xã kiểu cũ và bước đầu làm chủ kinh tế nông hộ là một điều còn mới mẻ, nên còn nhiều bỡ ngỡ, còn mang dấu ấn nặng nề của kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc, nghiệp vụ và bản lĩnh kinh doanh còn rất bất cập trước yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, đặt mình trong cơ chế thị trường, trong nhiều trường hợp vẫn chưa quen hẳn với phương thức sản xuất và quản lý hiện đại. Theo điều tra, chỉ có 32,5% số chủ trang trại được đào tạo từ sơ cấp trở lên, số có trình độ trung cấp chỉ chiếm 4,6%. Qua số liệu điều tra cho thấy thành phần chủ trang trại ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, phần lớn các trang trại có chủ trang trại là công chức nhà nước về hưu và cán bộ cấp xã thì họ quản lý trang trại tốt hơn, các loại cây trồng, vật nuôi được lựa chọn vào sản xuất phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, tỷ lệ áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhiều hơn, vì vậy thu nhập của trang trại không ngừng tăng lên, trang trại này càng được mở rộng hơn, quy mô hơn. Đối với các chủ trang trại là nông dân thì đa số các trang trại có diện tích đất trang trại lớn, nhưng chủ yếu là sản
xuất cầm chừng, đầu tư cho sản xuất thấp, trang trại hình thành chủ yếu là do đạt chỉ tiêu về diện tích, không đạt chỉ tiêu về giá trị sản lượng. Chính vì vậy có thể nói nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của trang trại, trình độ nhân lực thấp không những hạn chế sự sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại
2.3.1.1.4. Công nghệ kỹ thuật:
Cũng như tình trạng chung của toàn ngành nông nghiệp, trình độ khoa học công nghệ của các trang trại còn thấp, thậm chí rất thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, vốn đã hoàn thành cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá... từ lâu. Cho đến nay, sản xuất các trang trại, dù là tiến bộ hơn sản xuất của hộ gia đình phân tán, nhưng vẫn mang nặng tính thủ công lạc hậu và bất hợp lý. Lao động chủ yếu bằng tay chân và còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tỉ lệ bình quân trang trại trang bị máy móc cho một ha gieo
trồng còn rất thấp dưới 5cv/ha, tỉ lệ cơ giới hoá làm đất mới chỉ đạt 21%15,
mức độ cơ khí hoá nhiều khâu như gieo cấy, gặt đập... còn hạn chế. Công việc bảo quản thu hoạch sản phẩm sau thu hoạch chủ yếu bằng năng lượng mặt trời, thiếu những hệ thống sấy hiện đại, quy mô lớn.
Tuy vậy, cũng có những dấu hiệu đáng mừng cho thấy khoa học công nghệ, từng bước đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của trang trại. Các giống nông sản trong trang trại hầu hết đều là thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học, là sản phẩm của công nghệ sinh học... cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường nên sản phẩm bán ra thị trường chất lượng chưa cao, nhiều khi phải chịu thiệt thòi, bị ép giá.
15 Tạp chí công nghiệp Việt Na m tháng 5/2001.
Tóm lại, kinh tế trang trại huyện Đại Từ trong những năm qua mới gây ấn tượng mạnh ở tính quy mô của nó, còn tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực (đất đai, vốn sản xuất, lao động, khoa học công nghệ) thì chưa thật hợp lý và chắc chắn. Để có thể được coi là một nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu thị trường thì trong thời gian tới các trang trại, các yếu tố nguồn lực phải được sử dụng một cách hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
2.3.1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại.
2.3.1.2.1. Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại:
Trên cơ sở đất đai được giao, vốn tự có kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế sớm đưa các trang trại vào định hình sản xuất. Trong các trang trại điều tra, hướng hoạt động chủ yếu là nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với các loại hình sản xuất cây ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Các trang trại chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trong lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi, thực hiện nông lâm kết hợp và trong thuỷ sản chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản trong nội đồng.
Trong số 17 trang trại trồng cây lâu năm thì có 17 trang trại trồng cây chè, cây chè được trồng nhiều nhất tại các trang trại xã Hùng Sơn với 7 trang trại, Thị trấn Quân Chu 5 trang trại.
Nhóm các trang trại kinh doanh chăn nuôi đang dần được hình thành ngày một nhiều hơn, trong số 23 trang trại chăn nuôi thì có đến 14 trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ, tập trung chủ yếu ở các xã Hùng Sơn, Văn Yên, Na