nguồn nhân lực có thể sử dụng làm căn cứ quy hoạch nguồn nhân lực đủ chất và lượng cho ngành du lịch nói chung, du lịch văn hóa tín ngưỡng nói riêng. Để thực hiện giải pháp này, UBND tỉnh huyện (Sở, phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch) và Bộ Văn hóa Thể Thao – Du lịch cần tiến hành thống kê, khảo sát thực trạng nhân lực trong ngành.
- Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, lao động có trình độ, năng lực cao về hoạt động trong ngành du lịch và quản lý văn hóa: Để thu hút lao động có trình độ cao, chính quyền và doanh nghiệp cần tạo được những ưu đãi về tiền lương và triển vọng thăng tiến dành người lao động. Gây dựng môi trường lao động thân thiện, kích thích mong muốn được góp sức vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của điểm, của thành phố. Nhân lực dành cho phát triển văn hóa tín ngưỡng cần có tri thức chuyên sâu về văn hóa truyền thống, nghiệp vụ du lịch thành thạo, thái độ lao động nghiêm túc, thái độ phục vụ khách du lịch đạt tiêu chuẩn chung của ngành.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ lao động hiện có: Phối hợp với các tổ chức đào tạo quốc tế, trong nước tổ chức các khóa học ngắn hạn về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ … cho lực lượng lao động hiện đang làm việc trong ngành. Các khóa học cần nhấn mạnh vào nâng cao trình độ hiểu biết sâu về kiến trúc đình làng, đền, những danh nhân văn hóa được thờ và các hình thức biểu diễn dân gian gắn với tín ngưỡng.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nhân lực: các tổ chức quản lý nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần xây dựng những bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực nhân sự. Bộ tiêu chuẩn này cần được áp dụng vào đánh giá nhân lực hiện có, làm thước đo khi tuyển dụng, thay thế, đề bạt hoặc thay đổi chính sách về phúc lợi.
- Đưa ra dự báo và lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực: trên cơ sở dữ liệu đã có, căn cứ vào thực trạng du lịch văn hóa tín ngưỡng hiện tại; các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến văn hóa – du lịch cần định hướng
103
phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về nhân lực trong ngành. Như vậy sẽ thỏa mãn được nhu cầu nhân lực trong tương lai, không tạo ra những khoảng trống lực lượng lao động trong quá trình phát triển du lịch.
3.3.2.6 Quy hoạch hạ tầng, quản lý hoạt động dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đến Du lịch văn hóa tín ngưỡng.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Và Khai Thác Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Tại Các Huyện Phía Tây Hà Nội (Tỉnh Hà Tây Cũ)
- Định Hướng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Hà Nội Đến Năm 2020.
- Xây Dựng Và Tạo Hành Làng Pháp Lý Cho Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng.
- Lê Thị Hiền (2007), Việc Phung Thờ Sơn Tinh Ở Hà Tây, Bản Chất Và Nguồn Gốc, Hà Nội.
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 16
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 17
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Các điểm di tích tín ngưỡng thường cách xa quốc lộ và có hệ thống đường nội bộ chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển, giao thông thông suốt của các xe du lịch chuyên dụng. Do đó, để tạo thuận tiện cho việc tiếp cận (Accessible) các điểm du lịch tín ngưỡng, các điểm này cần có hệ thống đường giao thông thỏa mãn nhu cầu tối thiểu cho hoạt động du lịch đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển của người dân địa phương. Ngoài ra các công trình quy mô nhỏ cũng cần được xây dựng như đường liên xã, các công trình quy hoạch cảnh quan trong phạm vi không gian di tích cũng cần được nâng cấp và phù hợp với kiến trúc truyền thống của các di tích. Trước năm 2008, Sở Du lịch Hà Tây đã có những đề án, quy hoạch khá chi tiết cho việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch văn hóa. Tuy nhiên việc thực hiện này bị ngắt quãng sau khi sáp nhập với Hà Nội hình thành lên thành phố Hà Nội hiện nay. Những công trình tiêu biểu được tỉnh đầu tư cho các điểm du lịch tâm linh gồm có dự án nạo vét suối Yến chùa Hương (Mỹ Đức), xây dựng đường liên xã nối từ đường quốc lộ 6 vào các cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian (Chương Mỹ), hoàn thiện đường vào các di tích K9, đền Và, đền Thượng - đền Trung, làng cổ Đường Lâm … (Sơn Tây - Ba Vì). Các dự án cải tạo đường vào các điểm di tích tôn giáo - tín ngưỡng được Sở Du lịch Hà Tây chủ trì, sử dụng nguồn ngân sách Nhà Nước dành cho du lịch và kết hợp với Sở Kế hoạch - Đầu Tư, Sở Giao Thông và Sở Khoa học - Công nghệ - Môi Trường.Các dự án trọng điểm này đóng vai trò xúc tác, tạo điều kiện phát triển du lịch và kích thích các thành phần doanh nghiệp tham gia đầu tư vào thị trường du lịch. Sau khi sáp nhập, thời gian đầu công tác đầu tư ở khu vực Hà Tây cũ bị trì hoãn do tái cơ cấu, sắp xếp và hoàn thiện bộ máy hành
chính. Hiện nay hoạt động đầu tư đã được tái khởi động với các dự án lớn gắn với cơ sở hạ tầng, một số dự án độc lập được các công ty tư nhân, nhà nước có nguồn vốn lớn tham gia như dự án Làng Dân tộc Việt Nam, dự án điểm du lịch sinh thái - văn hóa Bãi Tự nhiên (Thường Tín), Phát huy giá trị làng cổ gắn với xây dựng điểm đến du lịch tại 3 làng Cao Thành, Tảo Khê và Bặt (Ứng Hòa),tổ hợp khách sạn Nam Cường (Dương Nội)…. Những dự án lớn thường có ảnh hưởng mạnh đến các điểm du lịch vệ tinh trong đó có các điểm du lịch tín ngưỡng, đặc biệt là trên phương diện cơ sở hạ tầng và dòng khách du lịch.
Giải pháp:
- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần tiến hành nghiên cứu thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch. Hoạt động nghiên cứu cần tập trung vào những điểm có giá trị văn hóa – du lịch cao, có thể thỏa mãn số lượng lớn khách du lịch. Dữ liệu tin cậy về cơ sở hạ tầng có thể được dùng làm căn cứ để đầu tư phát triển hệ thống đường nội bộ, đường liên xã và các công trình gây dựng cảnh quan tại điểm tín ngưỡng phục vụ cho hoạt động du lịch theo lộ trình định trước.
- Tiến hành phân bổ nguồn ngân sách địa phương, ưu tiên nguồn vốn vào những điểm du lịch lớn nhằm góp phần xây dựng sản phẩm chiến lược: các điểm cần ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng gồm đình Chu Quyến, khu di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh, đền Đức Thánh Cả, đền Và … và một số điểm di tích cấp quốc gia có giá trị khác.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cơ bản vào những điểm có di tích – tín ngưỡng phục vụ du lịch: khuyến khích doanh nghiệp, nhân dân trong vùng có di tích góp vốn xây dựng đường, nhà hàng, quán ăn, dịch vụ tín ngưỡng… Có thể tiếp tục nghiên cứu trường hợp đền Thượng – đền Trung – đền Hạ để mở rộng quá trình xã hội hóa trong định hướng phát triển du lịch tín ngưỡng.
- Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch về cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch tín ngưỡng từ đó không ngừng hoàn thiện dịch vụ cơ bản và bổ
trợ cho điểm: các dịch vụ cần tập trung vào nhu cầu thiết yếu của khách du lịch như ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí, dịch vụ viễn thông, đổi tiền, dịch vụ tâm linh…
- Trong quá trình lập quy hoạch cần xác định không gian cố định của di tích: điều này góp phần giữ nguyên trạng phần đất của di tích, ngăn cản người dân địa phương kinh doanh lấn chiếm vào di tích; tạo không gian cho hoạt động hướng dẫn, di chuyển, lễ bái của khách du lịch.
- Xây dựng quy định, nội quy tại điểm du lịch tín ngưỡng: xây dựng các mức phạt dành cho trộm cắp, mở các dịch vụ thế tục tại điểm di tích; phân vùng khu vực cấm các đối tượng bán rong, ăn xin, cờ bạc, chèo kéo khách, buôn thần bán thánh... Nghiêm cấm việc xây dựng di tích giả, tự tiện để hòm công đức và xây dựng những công trình dân dụng xâm phạm đến di tích.
3.3.2.7 Xây dựng cơ chế phối hợp các chủ thể để xây dựng sản phẩm Du lịch văn hóa phù hợp
Yêu cầu giải pháp:
- Cơ chế phối hợp cần thống nhất giữa các chủ thể chính quyền địa phương – doanh nghiệp – người dân địa phương.
- Cơ chế phối hợp cần đáp ứng được tính hiệu quả trong khai thác phát triển du lịch và gìn giữ giá trị văn hóa.
- Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, trong đó việc phân chia lợi ích kinh tế cần đảm bảo công bằng giữa các chủ thể phía cung ứng du lịch; đảm bảo lợi ích của khách du lịch khi tiến hành du lịch tại điểm.
Giải pháp:
- Tuyên truyền, giải thích cho người dân địa phương,doanh nghiệp về chính sách phát triển du lịch, đường lối quản lý văn hóa của Đảng, Nhà Nước về tín ngưỡng: Chính quyền địa phương có trách nhiệm xây dựng các bản quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch tổng thể của thành phố, Nhà nước; đồng thời phải cung cấp thông tin quy hoạch và quan điểm phát triển du lịch tín ngưỡng đến với doanh nghiệp du lịch và nhân dân địa phương.
- Xây dựng chính sách thuế phù hợp: chính sách thuế cần đảm bảo khuyến khích đầu tư bước đầu và doanh nghiệp du lịch không phải chịu gánh nặng thuế, phí hoặc phí chồng phí khi đã phát triển. Quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp và nhân dân đối với bảo vệ di tích, các loại hình tín ngưỡng truyền thống cũng như việc duy trì, tôn tạo, xây mới di tích.
- Khuyến khích người dân địa phương, doanh nghiệp du lịch tham gia nhiều hơn vào công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển: giải pháp này nhằm sử dụng hiệu quả tri thức tập thể và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, người địa phương; lợi ích không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trong những lĩnh vực khác như tiêu chuẩn, điều kiện sống khi xuất hiện hoạt động du lịch và khách du lịch. Doanh nghiệp có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh mà không đi ngược lại đường lối, quy hoạch của Nhà nước.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào lực lượng lao động du lịch: động viên người dân tham gia vào các dịch vụ tại điểm như bán đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động địa phương và trả lương phù hợp với cống hiến của họ cho ngành du lịch.
- Chính quyền cơ sở cần tổ chức những buổi thảo luận, trao đổi thường xuyên với doanh nghiệp, cộng đồng địa phương:chủ đề các buổi đối thoại cần tập trung vào chính sách, cơ chế, định hướng phát triển du lịch và áp dụng những mô hình, loại hình du lịch mới tại các điểm du lịch tín ngưỡng. Việc thường xuyên thảo luận góp phần gắn kết doanh nghiệp – chính quyền địa phương – phân dân phối hợp hành động vì mục tiêu chung là phát triển du lịch và bảo tồn tài sản văn hóa tín ngưỡng giá trị của dân tộc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Giải pháp phát triển du lịch cần thỏa mãn những mục tiêu chính là phù hợp với mục tiêu quy hoạch của ngành trên phạm vi cả nước, khắc phục được những tồn tại hạn chế hiện có và thúc đẩy sản phẩm du lịch tăng trưởng từ đó mang lại những kết quả về kinh tế - xã hội – văn hóa. Các giải pháp trong chương đã cơ bản đưa ra được những phương án thỏa mãn những mục tiêu trên. Tuy nhiên, do giới hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả chưa thể đi sâu vào phân tích những biện pháp cụ thể và phương pháp chi tiết hơn trong quá trình áp dụng vào thực tế.
Các nhóm giải pháp trong chương này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của việc phát triển một sản phẩm du lịch cụ thể - du lịch văn hóa tín ngưỡng. Trong đó, bao gồm các khía cạnh đứng dưới góc nhìn của phía cung ứng du lịch, khách du lịch và các nhà quản lý. Về mặt ảnh hưởng tác động qua lại giữa du lịch và văn hóa các giải pháp cũng giải quyết được những vấn đề cơ bản trong xu hướng phát triển du lịch hiện đại là phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa mục tiêu đạt được thành tựu kinh tế với mục tiêu xã hội – thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và nâng cao vai trò của người dân địa phương. Về tính thực tiễn, căn cứ của giải pháp được rút ra từ thực trạng phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng được trình bày và phân tích chi tiết trong chương 2, đó chính là cơ sở để áp dụng những giải pháp đó vào thực tiễn trong tình hình mới và không phải là một sản phẩm đơn thuần của lý luận khoa học, mà là những tri thức được đúc kết từ thực tiễn nhằm mục đích đưa hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng đạt được mức phát triển mới phù hợp với tiềm năng vốn có.
Do hệ thống giải pháp đưa ra tương đối nhiều, thuộc cả nhóm giải pháp vĩ mô và giải pháp cụ thể nên một số vấn đề về yêu cầu giải pháp, những người thực hiện giải pháp, nguồn kinh phí thực hiện chưa được đề cập chi tiết. Tuy nhiên các nhóm giải pháp này cũng đưa ra được hướng phát triển chung cho du lịch văn hóa tín ngưỡng trong hiện tại và tương lai.
KẾT LUẬN
Đối với một sản phẩm du lịch giầu tiềm năng nhưng có tốc độ phát triển thấp; các giải pháp do các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn công ty du lịch đưa ra thường nhấn mạnh đến thúc đẩy việc hình thành sản phẩm, gia tăng lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nếu những giải pháp chỉ tập trung vào chỉ số kinh tế và xúc tiến phát triển du lịch; tất yếu những điểm du lịch nằm trong quy hoạch thường có vòng đời sản phẩm ngắn và khó có khả năng kiểm soát hay phục hồi, duy trì tốc độ phát triển trong tương lai gần.
Tỉnh Hà Tây cũ là một tỉnh giầu tiềm năng du lịch văn hóa tín ngưỡng với số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên cao. Vấn đề đặt ra cho khu vực địa lý này là việc đưa hoạt động du lịch gắn với tín ngưỡng phát triển phù hợp với giá trị nguồn tài nguyên sẵn có; đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành. Tuy nhiên trong thực tế du lịch văn hóa tín ngưỡng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu lớn đó theo tiêu chí lượt khách, doanh thu du lịch, số lượng điểm tín ngưỡng mới được đưa vào khai thác du lịch và ảnh hưởng của ngành du lịch lên kinh tế - xã hội.
Trong luận văn này, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể dựa trên những tri thức được học và tự nghiên cứu về quy tắc phát triển du lịch bền vững, nguyên lý quản lý điểm đến, nguyên lý xây dựng - phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống nguyên lý này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn khai thác tài nguyên du lịch và dựa trên những tri thức khoa học du lịch hiện đại được rút ra từ thực tiễn tại các điểm du lịch đã, đang, chưa phát triển và những điểm đã bị suy thoái do quản lý du lịch chưa đạt yêu cầu.
Giải pháp phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù cho một khu vực địa lý thường gặp nhiều khó khăn. Khó khăn điển hình là tính phức tạp trong việc tách biệt giữa giải pháp vĩ mô và giải pháp cụ thể; Do đó, tác giả luận văn cố gắng đưa ra những giải pháp kết hợp gắn với ba chủ thể chính phía cung ứng du lịch là Chính quyền – Doanh nghiệp – Người dân bản địa. Các giải pháp này hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế lớn
nhất cho các chủ thể du lịch mà không gây lên những tác động tiêu cực đến điểm tín ngưỡng . Những giải pháp đưa ra được dựa trên phần thực trạng tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch gắn với tín ngưỡng. Trong quá trình thực hiện, với nhận thức còn hạn chế, chắc chắn chưa thể đưa ra giải pháp đầy đủ, khách quan cả về mặt bảo tồn di sản văn hóa và khoa học du lịch. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.