Xây Dựng Và Tạo Hành Làng Pháp Lý Cho Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng.


+ Tham gia các hội chợ du lịch được tổ chức tại Việt Nam: trong đó các hội chợ du lịch du lịch Quốc tế VITM tại Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế TP. HCM ITE HCMC, liên hoan du lịch theo chủ đề Du lịch biển, du lịch làng nghề, ẩm thực.. Trong tương lai các điểm du lịch tín ngưỡng cần phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Hà Nội và các công ty tổ chức sự kiện lập kế hoạch, tổ chức chương trình quảng bá du lịch với chủ đề chính là du lịch tín ngưỡng - tôn giáo nhằm kích thích và mở rộng thị trường du lịch.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học: trong đó các văn bản Hán Nôm như sắc phong, gia phả dòng họ, văn bản ghi chép trùng tu và những nghiên cứu về giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa cần được gìn giữ, bảo lưu tại di tích hoặc được số hóa trên thư viện, các chuyên trang du lịch nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch đồng thời chuẩn hóa chất lượng hướng dẫn du lịch và kích thích nhu cầu tìm hiểu về điểm của khách du lịch.

Các điểm du lịch tín ngưỡng cần thiết kế, in ấn tờ rơi, tập gấp phát miễn phí cho khách du lịch đến điểm nhằm khuyến khích khách du lịch giới thiệu cho bạn bè, người thân về điểm sau khi kết thúc chuyến du lịch. Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách du lịch cũng nâng cao hiểu biết của họ về điểm từ đó họ tự nguyện tuân thủ những nguyên tắc bảo vệ di sản khi tiến hành hoạt động du lịch tại điểm. Hoạt động này nhất thiết phải do các tổ chức, cơ quan nhà nước tiến hành nhằm huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa - kiến trúc và đảm bảo chất lượng tri thức về điểm di tích - các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Hà Tây.

3.3.2.2 Xây dựng và tạo hành làng pháp lý cho phát triển loại hình Du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Hành làng pháp lý là một trong những điều kiện tiên quyết trong phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng bởi chúng quyết định đến môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, các tổ chức quản lý nhà nước cấp thấp và môi trường bên trong của mỗi quốc gia. Để xây dựng hành lang pháp lý thuận tiện, thỏa mãn


nhu cầu phát triển thực tiễn tại địa bàn thuộc Hà tây (cũ), Hà Nội cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Ban hành các văn bản pháp quy dựa trên cơ sở Luật Di sản, Luật Du lịch: hệ thống văn bản này tạo hành lang pháp lý cho việc khai thác di sản văn hóa tín ngưỡng theo những tiêu chuẩn bảo vệ chúng trong quá trình phát triển du lịch. Văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng về chức năng quản lý, những pháp nhân có thể tham gia khai thác du lịch, quản lý nguồn thu; quy định rõ đối tượng nào là người quản lỹ quỹ di sản nhằm xây mới, mở rộng hoặc trùng tu di tích phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương và phát triển du lịch.

Hệ thống văn bản pháp quy cần xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào du lịch văn hóa tín ngưỡng. Xây dựng cơ chế cần tập trung vào việc giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính (giấy phép thành lập công ty, quy trình nộp thuế)… theo từng giai đoạn dự án phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Phân biệt ranh giới giữa khai thác và bảo tồn: Quy định rõ những di tích – biểu hiện tín ngưỡng nào có thể khai thác du lịch, những hình thức tín ngưỡng nào không được phép khai thác nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trước tác động của du lịch.

- Xây dựng những bản quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể: các bản quy hoạch cần được xây dựng, duyệt theo định kỳ để tạo môi trường đầu tư minh bạch.

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 13

- Có cơ chế tổ chức thực hành văn hóa tín ngưỡng theo định hướng phát triển du lịch: Cần xây dựng cơ chế - chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương trong quá trình tổ chức lễ hội, tu sửa di tích, không gian tổ chức các nghi lễ - biểu diễn dân gian; khuyến khích họ chủ động tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Chính sách cần xác định rõ những biểu hiện của tín ngưỡng lành mạnh và hoạt động mê tín dị đoan: trong nội dung này cần đưa ra những tiêu chuẩn


phân biệt giữa tín ngưỡng truyền thống với những biểu hiện trá hình nhằm trục lợi lòng tin của con người, gây nên những đức tin lệch lạc không phù hợp với lối sống hiện đại.

3.3.2.3 Phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng một cách bền vững nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Du lịch là hoạt động có tính liên ngành, liên vùng và định hướng tài nguyên cao. Trong phạm vi du lịch văn hóa nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng, ngành du lịch sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa có yêu cầu bảo tồn rất cao. Trước khi ngành văn hóa - du lịch - thể thao sáp nhập, việc quản lý các di tích tín ngưỡng thường khá chồng chéo, gây cản trở cho mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Hà Tây trước khi sáp nhập mà còn tồn tại ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Việc ngành du lịch sử dụng, khai thác các đối tượng quản lý của ngành khác tạo nên mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn trong khai thác phát triển du lịch. Những tác động tích cực của ngành du lịch đối với các địa phương trên phương diện kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận; tuy nhiên đối với những di sản văn hóa quý báu, hoạt động du lịch ồ ạt và phát triển không thống nhất, không được quy hoạch có thể mang lại những hệ quả lớn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích thậm chí gây lên sự xuống cấp và biến mất các hệ giá trị.

Ô nhiễm môi trường sinh thái cũng là vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý di tích ở những điểm được đưa vào khai thác du lịch.

Sự biến đổi môi trường nhân văn gây lên ảnh hưởng lớn trên phương diện văn hóa – xã hội tại địa phương có điểm du lịch tín ngưỡng.

Du lịch bền vững và những nguyên tắc của xu hướng phát triển du lịch bền vững là lời giải cho bài toán bảo tồn – phát triển không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Với ba mục tiêu phát triển gắn liền với duy trì, bảo tồn (mục tiêu kinh tế, mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên và mục tiêu gìn giữ môi trường


xã hội nhân văn). Hiện nay nguyên tắc phát triển này không chỉ là tiêu chuẩn mà còn trở thành mục đích và xu hướng của ngành du lịch Việt Nam.

Để phát triển du lịch tín ngưỡng một cách bền vững, ngành văn hóa – thể thao – du lịch và chính quyền địa phương cần tập trung vào những giải pháp sau:

- Xây dựng quỹ bảo tồn dựa trên cơ sở doanh thu từ du lịch: quỹ bảo tồn này tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động du lịch diễn ra tại điểm, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa, vốn rất nhạy cảm đối với sự xuất hiện dầy đặc của con người trong hoạt động du lịch. Thông thường, việc gây quỹ bảo tồn thường gặp khó khăn do hạn chế ngân sách, số lượng di tích tín ngưỡng quá lớn ở Hà Nội nói chung, địa bàn Hà Tây cũ nói riêng. Sử dụng một phần lợi nhuận có được từ hoạt động du lịch cho mục đích bảo tồn mang lại sự cân bằng giữa ngành có lợi nhuận cao, nhấn mạnh vào khai thác(du lịch) với ngành phi lợi nhuận những đảm bảo duy trì được giá trị của nguồn tài nguyên đồng thời cũng là di sản văn hóa.

- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về hoạt động du lịch và bảo tồn văn hóa: người dân địa phương là người làm chủ các nguồn tài nguyên tín ngưỡng. Những thế hệ trước và chính bản họ là người sáng tạo những công trình kiến trúc, những thực hành văn hóa ở điểm du lịch. Trong thời hiện đại họ vẫn là những người chủ và là người quyết định đến việc gìn giữ những công trình kiến trúc, thực hành văn hóa truyền thống đó. Do đó, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục và chia sẻ lợi nhuận từ du lịch có thể góp phần bảo tồn những giá trị tín ngưỡng, hoạt động rất khó thực hiện đối với các nhà quản lý, nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nếu như không có sự hợp tác, hỗ trợ của người dân bản địa.

- Có chính sách phân chia lợi ích kinh tế theo nguyên tắc công bằng cho người dân địa phương: một trong những mục đích quan trọng của hoạt động du lịch là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương. Đây là căn cứ cho việc cân bằng thu nhập giữa ngành du lịch, chính quyền xã huyện,


các công ty lữ hành và người dân bản địa nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển du lịch và hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững do người dân được đảm bảo về mặt thu nhập, lợi ích phúc lợi trong việc thực hành, gìn giữ những giá trị tín ngưỡng của chính họ. Nguyên tắc phân chia lợi ích giữa các chủ thể hoạt động du lịch và người dân bản địa ban đầu là nguyên lý của mô hình du lịch cộng đồng được đưa vào Việt Nam ở một số điểm dân tộc thiểu số. Sau đó, với lợi ích có được từ cộng đồng, nguyên lý này được mở rộng và được chứng thực bởi tính hiệu quả của nó trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở các điểm du lịch khác không thuộc mô hình du lịch cộng đồng. Để thực hiện giải pháp này, người dân không chỉ nhận được lợi ích của mình một cách thụ động mà còn là người chủ động tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch quản lý, quy hoạch du lịch ở địa phương.

- Xây dựng quy chế, nội quy bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn tại điểm du lịch tín ngưỡng: có những biện pháp hành chính nhằm đảm bảo cho sự duy trì môi trường trong lành và môi trường văn hóa lành mạnh tại những điểm du lịch tín ngưỡng. Quy chế, nội quy cần phải được xây dựng hoàn thiện và được cụ thể hóa thông qua việc đầu tư, xây dựng những công trình đảm bảo vệ sinh công cộng như nhà vệ sinh, các thùng rác, nơi tập kết rác thải và hình thành lập các tổ vệ sinh – môi trường do ban quản lý di tích quản lý, trả lương; có sự hỗ trợ ngân sách từ các cấp chính quyền cao hơn. Các tổ chức lữ hành, công ty du lịch khi đưa khách đến thực hiện tour du lịch cần phải hướng dẫn khách du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di tích, ngoài việc công đức hoặc mua đồ lưu niệm ở các điểm du lịch tín ngưỡng tại địa phương.

- Cần tách bạch hoạt động văn hóa có tính truyền thống, đảm bảo nhu cầu tinh thần của người dân địa phương với hoạt động văn hóa mang yếu tố công nghiệp văn hóa: Điều này có nghĩa là những nghi lễ, các hình thức biểu diễn truyền thống (hát Văn, nghi lễ rước tượng, múa rối nước, hát cửa đình…) cần được hoạt động trong một câu lạc bộ và có thể hoạt động quanh năm nhằm

99


phục vụ khách du lịch. Thông thường những nghi lễ, trình diễn dân gian thường chỉ được tổ chức trong các lễ hội mỗi năm 1-2 lần, thậm chí một số điểm chỉ tổ chức theo chu kỳ 3-5 năm hoặc 25 năm theo lịch lễ hội của di tích.Việc tách bạch hoạt động văn hóa phục vụ du lịch với hoạt động văn hóa thuần túy phục vụ nhu cầu địa phương là nhằm đảm bảo cho công tác bảo tồn các giá trị truyền thống (cách ly tác động của thương mại hóa, du lịch hóa) đồng thời vẫn khai thác hiệu quả những giá trị đó với mục đích phát triển du lịch, giới thiệu chúng đến với những du khách hiếu kỳ từ bên ngoài đến, đặc biệt là nhóm khách du lịch quốc tế (tổ chức những nghi lễ, biểu diễn có tính thiêng phục vị mục đích thế tục).

- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, ngành du lịch – văn hóa và người dân địa phương trong công tác bảo tồn di sản văn hóa tại các điểm tín ngưỡng: Việc hợp tác này được thể hiện thông qua các chức năng hoạt động của các bên liên quan. Ngành Văn hóa – Thể Thao - Du lịch thực hiện chức năng chuyên môn trên cơ sở đánh giá văn hóa và giá trị di tích từ đó giới thiệu cho các công ty du lịch tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch đến điểm. Chức năng của ngành Du lịch – Văn hóa cũng tập trung vào việc nghiên cứu những giá trị truyền thống (ví dụ kiến trúc, vật liệu xây dựng, không gian văn hóa truyền thống) từ đó đưa ra những địnhhướng cho việc trùng tu, tôn tạo tại điểm có di tích không để người dân địa phương tự ý tu bổ, xây mới những di tích có giá trị. Chính quyền địa phương thực hiện những biện pháp quản lý di tích hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản và làm việc trực tiếp với người dân địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Người dân địa phương cần nắm bắt chính sách của chính quyền, những nguyên tắc bảo tồn di tích và tham gia phục vụ hoạt động du lịch có trách nhiệm. Du lịch là ngành kinh tế - xã hội có tính liên ngành, liên vùng cao do đó việc hợp tác chặt chẽ giữa những bên liên quan có thể làm thuận tiện hóa quá trình xúc tiến phát triển du lịch nói chung, việc phát triển du lịch bền vững nói riêng.

100


Du lịch bền vững nhấn mạnh đến sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu phát triển khác nhau: thỏa mãn nhu cầu khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho điểm, thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của xã hội và việc gìn giữ những giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường hướng tới duy trì tốc độ và khả nẳng phát triển đó trong tương lai. Việc thực hiện những giải pháp trên là thỏa mãn tính chất “ba chân kiềng” – là nguyên tắc chính của pháp triển bền vững trong hoạt động du lịch.

3.3.2.4 Phát triển bộ máy, đội ngũ quản lý văn hóa, lễ hội, tài nguyên.

Thực tiễn và nhu cầu đối với bộ máy, đội ngũ quản lý văn hóa tín ngưỡng:

Nhiệm vụ quản lý văn hóa tại các điểm tín ngưỡng hiện nay thuộc về các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành (Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch) và quản lý nhà nước theo lãnh thổ (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Chính Phủ). Lực lượng biên chế trong các cơ quan này là những cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở, ban quản lý di tích và nhân lực quản lý di tích của cộng đồng (người trông coi di tích). Đối với những di tích quan trọng, có tầm cỡ quốc gia (quốc tế), Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch trực tiếp quản lý về vấn đề tu bổ, tôn tạo, phục hồi và nghiên cứu (Cục văn hóa cơ sở); những di tích cấp địa phương được giao cho UBND tỉnh, huyện, xã quản lý với sự hỗ trợ chuyên môn của Bộ. Phân chia trách nhiệm quản lý rõ ràng như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê, nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa và những hình thức tín ngưỡng gắn với chúng. Tuy nhiên, để phục vụ cho phát triển du lịch, những tổ chức, cá nhân trong bộ phận quản lý di tích phải có nhận thức tương đối cởi mở về việc khai thác chúng thành sản phẩm du lịch. Điều này đồi hỏi hệ thống quản lý cần nâng cao trình độ kinh tế, quản lý du lịch.

Giải pháp phát triển bộ máy, đội ngũ quản lý văn hóa tín ngưỡng:

- Tuyển chọn những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chính quy tại những cơ sở đào tạo có uy tín trong nước vào cơ quan quản lý văn hóa theo lãnh thổ hoặc ngành. Quá trình tuyển chọn cần thức hiện nghiêm túc,

101


đúng quy định. Tiêu chuẩn tuyển chọn nguồn nhân lực quản lý cần đảm bảo người được tuyển có hiểu biết chuyên sâu về văn hóa, tín ngưỡng, kinh tế du lịch, quản lý công…

- Tổ chức hoặc khuyến khích cán bộ quản lý tham gia vào khóa học về quản lý – quy hoạch du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội… Các khóa học nhất thiết phải được tổ chức thường xuyên với sự tham gia của các Giáo sư giảng dạy kinh tế, du lịch ở các trường đại học uy tín hoặc thuê các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện.

- Thông qua nghiên cứu nhu cầu thực tiễn, ấn định số lượng biên chế phù hợp để lực lượng quản lý không bị quá tải hoặc phải kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quản lý văn hóa cơ sở ở các điểm tín ngưỡng.

- Có cơ chế, chính sách tăng nguồn thu cho cán bộ quản lý cần căn cứ vào thành quả phát triển du lịch tín ngưỡng. Mức độ tăng nguồn thu này tỷ lệ thuận với lợi ích kinh tế mà hoạt động du lịch mang lại cho chính quyền, tổ chức quản lý du lịch địa phương có tín ngưỡng.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học của cán bộ quản lý văn hóa hiện có: giải pháp này nhằm tăng khả năng khai thác khối lượng tri thức khổng lồ từ mạng toàn cầu (world wide web), áp dụng thực tiễn vào phát triển du lịch tại điểm di tích có tín ngưỡng; đồng thời cũng giúp cho cán bộ học hỏi hoặc tham khảo mô hình nước ngoài để áp dụng vào tổ chức thực hành văn hóa tín ngưỡng tịa địa bàn.

- Khuyến khích cán bộ quản lý tham gia vào các hội thảo khoa học về văn hóa tín ngưỡng, đầu tư du lịch và hội chợ du lịch được tổ chức trong nước và ngoài nước. Chi phí cho các chuyến đi nâng cao năng lực quản lý được lấy từ ngân sách hàng năm dành cho du lịch và phát triển kinh tế của địa phương.

3.3.2.5 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Lập hồ sơ thống kê, quản lý nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch: Giải pháp này nhằm vào mục tiêu tạo cơ sở dữ liệu. Thông tin thực tế về

102

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí