Định Hướng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Hà Nội Đến Năm 2020.


của khách du lịch quốc tế . Hoạt động du lịch thường có mối liên hệ mật thiết với những điểm du lịch là thánh tích, di tích thắng cảnh tôn giáo – tín ngưỡng.

- Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam có đặc tính bản địa cao do đó tính cá biệt của sản phẩm thường cao hơn so với du lịch tôn giáo – tín ngưỡng trên thế giới.

3.1.2 Xu hướng

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tín ngưỡng; số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch văn hóa tín ngưỡng ngày càng tăng của người Việt Nam và một bộ phận khách du lịch quốc tế đang trở thành động lực thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển. Du lịch văn hóa tín ngưỡng đang trở thành xu hướng phổ biến dựa trên những cơ sở sau:

- Số lượng khách du lịch tín ngưỡng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tín ngưỡng tăng cho thấy du lịch thỏa mãn nhu cầu tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

- Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch khai thác các giá trị văn hóa tín ngưỡng ngày càng được đẩy mạnh qua quy mô, nguồn vốn, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tín ngưỡng tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn- Kiếp Bạc (Hải Dương); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định); Đền Thượng – Trung Hạ (Ba Vì, Hà Nội)...

- Du lịch tín ngưỡng ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tín ngưỡng, coi đó là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân đồng thời thỏa mãn việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị văn hóa dân tộc.

87


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng khá lớn, trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 13,5 triệu người, tương đương 41,5%. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hương đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian…

Trong Hội nghị quốc tế du lịch tâm linh tại Ninh Bình năm 2013, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: “Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần gìn giữ hòa bình, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho việc tôn vinh, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại”. Cũng trong hội nghị này, Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Nam Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo.

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 12

3.2 Định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng của Hà Nội đến năm 2020.

3.2.1 Định hướng của Nhà nước

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch văn hóa gắn với các giá trị tôn giáo – tín ngưỡng được xem là một trong những sản phẩm chủ đạo, được các cơ quan Nhà Nước của Hà Nội quan tâm đầu tư, đưa vào diện những nhóm sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển ở thủ đô. Trong giai đoạn này, ngành du lịch Hà Nội xác định phát triển 6 sản phẩm chủ đạo là: Du lịch sinh thái, Du lịch vui chơi giải trí, Du


lịch MICE, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch mua sắm, Du lịch nông nghiệp và Du lịch văn hóa. Trong phạm vi du lịch văn hóa, ngành du lịch tập trung phát triển các sản phẩm “tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.”1

Các cụm du lịch cũng được chia thanh 06 cụm chính, trong đó các cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, Hương Sơn – Quan Sơn (thuộc địa bàn Hà Tây cũ) đều tập trung vào phát triển du lịch tâm linh – tín ngưỡng và một số loại hình du lịch văn hóa khác. Trong khi đó, các cụm du lịch còn lại đều không được ưu tiên coi trọng loại hình du lịch này mà chủ yếu được tập trung vào các loại hình nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực, mua sắm và du lịch sinh thái. Như vậy, căn cứ theo định hướng phát triển du lịch của các cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch, có thể thấy các tài nguyên được tập trung nguồn lực ở khu vực Hà Tây cũ thường thuộc nhóm nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, trong đó du lịch tâm linh (gồm khai thác các giá trị tôn giáo và tín ngưỡng) được nhấn mạnh và đưa lên ưu tiên hàng đầu trong mối tương quan so sánh với các cụm du lịch khác gồm Hà Đông và Phụ cận, trung tâm Hà Nội, núi Sóc – hồ Đồng Quan cụm du lịch Vân trì – Cổ Loa. Có thể nói, địa vực Hà Tây cũ được coi là có sự khác biệt tương đối lớn so với các cụm du lịch khác, thể hiện đặc thù tài nguyên, định hướng phát triển mạnh mẽ sản phẩm du lịch tín ngưỡng. Trong 3 cụm thuộc Hà Tây cũ chỉ có 1 cụm du lịch Hà Đông – Phụ cận là có nguồn tài nguyên tương tự với khu vực địa lý Hà Nội cũ do sự đồng nhất văn hóa (Văn hóa đồng bằng sông Hồng) và điều kiện tự nhiên. Cũng trong bản quy hoạch này, số lượng phòng dành cho hoạt động du lịch nói chung, du lịch văn hóa tín ngưỡng nói riêng được tăng lên 15.000 phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong những năm tới.

3.2.2 Định hướng của doanh nghiệp


1 Quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


Doanh nghiệp hoạt động du lịch ở Hà Nội đã và đang chú trọng loại hình hình du lịch gắn với tín ngưỡng ở khu vực Hà Tây cũ. Trước khi sáp nhập, doanh nghiệp lữ hành thường khai thác kết hợp các điểm du lịch tôn giáo – tín ngưỡng

– làng nghề - du lịch tự nhiên ở khu vực Sơn tây – Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn nhằm hình thành lên sản phẩm du lịch cuối tuần, thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của đối tượng khách sinh sống trong nội thành Hà Nội. Trong giai đoạn trước năm 2008, du lịch gắn với tín ngưỡng đã phát triển mạnh mẽ ở theo vành đai du lịch sông Hồng với các điểm bãi Tự Nhiên, Đền thờ Hai Bà Trưng và một số điểm thờ Mẫu, đức thánh Trần dọc bờ sông Hồng. Khu vực Sơn Tây – Ba Vì thường được các công ty du lịch Hà Nội khai thác mạnh ở các điểm đền thờ đức thánh Tản, khu di tích K9 (nơi thờ Bác Hồ), đình làng cổ, các lễ hội truyền thống. Đối với các công ty du lịch thuộc tỉnh Hà Tây cũ, những tour trọn gói 1 đến 2 ngày được tổ chức thường xuyên nhằm phục vụ nhu cầu du lịch cuối tuần đến từ trung tâm Hà Nội. Qua các bản báo cáo về hoạt động du lịch của Sở Du lịch Hà Tây cũ có thể thấy các công ty du lịch Hà Tây chưa khai thác được triệt để thế mạnh du lịch tín ngưỡng so với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, đặc biệt là so với các doanh nghiệp ở Hà Nội. Trong giai đoạn 1996 – 2008, những sản phẩm mang lại doanh thu lớn ở Hà Tây tập trung chủ yếu vào hoạt động du lịch có điểm đến là những trang trại ở Sơn Tây – Ba Vì dọc theo đại lộ Láng – Hòa Lạc, du lịch làng nghề ở khu vực Hà Đông – phụ cận và du lịch tâm linh do sự phát triển rất mạnh mẽ của cụm di tích Hương Sơn. Cho dù du lịch văn hóa khai thác các điểm tôn giáo – tín ngưỡng rất được coi trọng trong các bản quy hoạch phát triển du lịch (giai đoạn 1995 – 2010) nhưng trong thực tế Sở du lịch Hà Tây mới chỉ bước đầu xúc tiến loại hình du lịch này (đầu tư xây dựng đường nội bộ trong các khu di tích như cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm gian, chùa Tây Phương, lăng Ngô Quyền, Đền Và…). Các doanh nghiệp đang còn trong giai đoạn chờ sự hoàn thiện về cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Tuy nhiên, một số điểm du lịch tín ngưỡng truyền thống được khai thác khá tốt; vẫn duy trì lượng khách, doanh thu


mặc dù có sự thiếu thốn về cơ sở lưu trú, bất tiện về giao thông vận tải và không có các dịch vụ du lịch bổ sung (khu di tích K9, đền Và, Bãi Tự Nhiên, các di tích ở làng cổ Đường Lâm…).

Sau khi Hà Tây – Hà Nội sáp nhập năm 2008, chiến lược phát triển du lịch mới được ra đời và chính sách đầu tư, xúc tiến hoạt động du lịch ở đây cũng được hình thành dựa trên cơ sở các bản quy hoạch cũ. Đối với các doanh nghiệp, việc sáp nhập tỉnh không có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của họ trong quá trình khai thác du lịch. Hệ thống sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành thường lấy một số điểm du lịch làm trung tâm, từ đó mở rộng sang các điểm du lịch có vị trí địa lý gần gũi với điểm trung tâm đó (những điểm trung tâm như điểm Hương Sơn, Đền thờ thánh Tản Viên, Đền Và…). Các điểm vệ tinh trong tour du lịch thường đóng vai trò là điểm tham quan và không được xem là địa điểm lưu trú cho khách du lịch thực hiện tour; thậm chí các điểm lưu trú trong sản phẩm trọn gói của công ty du lịch thường nằm ở thị xã, thị trấn ở Hà Tây hoặc khách du lịch được đưa trở lại trung tâm Hà Nội cho khách lưu trú.

Hiện nay du lịch tâm linh thường được nhận thức nghiêng về khai thác các điểm tôn giáo. Những điểm du lịch tín ngưỡng thường được bị đánh giá thấp so với giá trị thực của chúng do có quy mô nhỏ và những nhà quản lý du lịch thường nhìn nhận các điểm tín ngưỡng là điểm đến thiếu sức hút đối với khách du lịch so với các điểm tôn giáo.

Thực tế cho thấy, một số điểm du lịch tâm linh trong nước cho dù có rất ít các giá trị truyền thống và mới được xây dựng, tu bổ, mở rộng (ví dụ chùa Bái Đính, trung tâm Phật giáo Sóc Sơn, Đại Nam Văn hiến…) lại là điểm đến thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp lữ hành nhiều hơn.

Như vậy đối với định hướng phát triển của doanh nghiệp, kể cả trong thời kỳ trước năm 2008 và sau thời điểm này, các điểm du lịch tín ngưỡng ở Hà Tây chỉ được xác định là điểm du lịch tham quan, được đánh giá thấp hơn so với các điểm du lịch gắn với tôn giáo cụ thể (ở đây là đạo Phật). Yếu tố giá trị lịch sử,

91


văn hóa, kiến trúc… chưa thực sự khách quan trong việc hình thành sản phẩm phục vụ khách du lịch. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sự phát triển cơ sở hạ tầng mới đang trong giai đoạn đầu được đầu tư; công tác marketing chưa thực sự tốt và vị trí địa lý nằm tương đối xa ở trung tâm so với những điểm du lịch tín ngưỡng đã phát triển ở Hà Nội như Phủ Tây Hồ, Đền Quán Thánh, Bia Bà và một số điểm di tích gắn với Phật giáo khác.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành du lịch thường khai thác các điểm tín ngưỡng một cách tự phát. Nghĩa là điểm nào có lượng khách lớn thì được đưa vào quy hoạch, đầu tư phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng phát triển du lịch ồ ạt tại một số điểm và phát triển kém tại những điểm khác. Công tác xúc tiến du lịch dựa trên giá trị truyền thống của điểm tín ngưỡng chưa được xác định đúng đắn dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên. Ngoài ra, việc gắn phát triển với bảo tồn chưa được coi trọng và sự chia sẻ lợi ích có được từ du lịch với lợi ích của người dân địa phương chưa được điều phối hợp lý. Tất cả những nguyên nhân trên là nhân tố tạo ra môi trường phát triển chưa thực sự cân đối, bền vững và chưa khai thác được triệt để lợi thế nguồn tài nguyên gắn với tín ngưỡng.

3.3 Giải pháp tăng cường quản lý và khai thác loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) đến năm 2020.

3.3.1 Áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm của các địa phương vào thực tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

- Bài học kinh nghiệm từ Phú Thọ: Lấy đền Hùng là điểm du lịch trọng tâm, từ đó mở rộng mô hình ra các điểm nhỏ hơn, lấy điểm trung tâm làm cơ sở phát triển các điểm ngoại biên.

Ngành du lịch Phú Thọ hợp tác với nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau tiến hành khảo sát toàn diện tiềm năng du lịch văn hóa tín ngưỡng của tỉnh. Căn cứ vào cơ sở đó, ngành đưa ra những chiến lược du lịch hết sức dài hạn, theo lộ trình định sẵn. Sự kiện Hát Soan và tín ngưỡng thờ vua Hùng được UNESCO công nhận di sản nhân loại thế giới là kết


quả của một quá trình bền bỉ đánh giá giá trị văn hóa – du lịch, làm gia tăng giá trị sẵn có. Trên phương diện tài nguyên du lịch, di sản thế giới luôn là một giá trị lớn có thể khẳng định năng lực du lịch và tạo đà để các nguồn tài nguyên khác phát triển. Chúng cũng tạo ra tính hiệu quả trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đối với khách du lịch quốc tế.

Qua kinh nghiệm phát triển du lịch Phú Thọ, Hà nội có thể nghiên cứu những giá trị văn hóa và di tích tiêu biểu nhằm xây dựng một hình ảnh điểm đến thân thiện, nổi tiếng và mang tầm quốc tế. Các điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng như hệ thống đền thờ Tản Viên và nhóm loại hình biểu diễn dân gian (hát chèo Tàu Tân Hội, hát Dô…)hoàn toàn có thể áp dụng hướng đi này để đẩy nhanh tốc độ xúc tiến du lịch, tạo nên giá trị mới cho các di tích cấp quốc gia vốn chiếm số lượng khá lớn ở khu vực Hà Tây cũ.

Khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) và Phú Thọ có nhiều điểm tương đồng về tài nguyên và định hướng phát triển du lịch. Ví dụ như nguồn tài nguyên chủ yếu là tài nguyên văn hóa, du lịch văn hóa tín ngưỡng lấy một điểm trung tâm làm cơ sở phát triển hệ thống vệ tinh các điểm nhỏ hơn. Từ căn cứ này, một số kinh nghiệm phát triển du lịch tín ngưỡng đã thành công ở Phú Thọ cần được Hà Nội tham khảo áp dụng trong định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của thành phố.

- Áp dựng linh hoạt kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Nam Định: Hà Nội có thể tập trung nguồn lực vào một số sản phẩm du lịch tín ngưỡng đặc thù của địa bàn là tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn thần, Chử Đồng Tử, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng và lễ hội truyền thống (Ba đền thờ thánh Tản ở núi Ba Vì). Đây là những hình thức tín ngưỡng đặc trưng xứ Đoài, có thể được đầu từ mạnh để phát triển du lịch nội địa. Trong quá trình lập quy hoạch cấp tỉnh, thành phố cần tách biệt các khu vực dịch vụ để chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tín ngưỡng trong mùa cao điểm.


Hà Nội cần áp dụng kinh nghiệm tôn tạo, xây mới, mở rộng không gian di tích vốn đã nổi tiếng trong nước với tư cách là một địa danh văn hóa. Kèm theo đó là tổ chức các hoạt động biểu diễn dân gian với thời gian dài hơn thông thường, đầy đủ các nghi lễ trong thời gian lễ hội. Việc đưa các hình thức biểu diễn dân gian phát triển mạnh hơn nhằm thu hút khách du lịch lưu lại điểm lâu hơn và tạo ra được dấu ấn trong tâm trí khách.

3.3.2 Các giải pháp cụ thể

3.3.2.1 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với khách du lịch Văn hóa tín ngưỡng.

Nhận thức của khác du lịch đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn di tích và nâng cao chất lượng trải nhiệm tuyến du lịch của họ. Khi hiểu biết của khách đạt mức độ nhất định, họ cũng có nhu cầu mua các tour du lịch có đặc điểm tương đồng sau khi thực hiện chuyến du lịch tín ngưỡng. Dưới đây là một số giải pháp chính:

- Tạo điều kiện cho các ban quản lý di tích, các công ty du lịch tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin về những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc cho thị trường khách du lịch nước ngoài.

- Các điểm có di tích, tín ngưỡng có sức hấp dẫn du lịch lớn cần được đầu tư xây dựng Website riêng giới thiệu sản phẩm du lịch. Kinh phí do ngân sách địa phương cấp hoặc được hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch. Nếu địa phương không đủ điều kiện xây dựng trang mạng internet riêng, cần phải phối hợp với các chuyên trang du lịch như dulichvietnam.com.vn, vietnamtourism.com, vietnamtourism.gov.vn, dulichvn.org.vn … nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch tín ngưỡng. Các trang Web này thường dễ tiếp cận đối với các cơ quan, tổ chức địa phương do chính sách phát triển du lịch của đất nước. Ngoài ra, việc thành lập các trang Web qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google + … cũng là một hình thức tiếp cận thị trường dễ dàng, miễn phí, phù hợp với xu thế phát triển mạng lưới thông tin trên thế giới và của Việt Nam.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí