So Sánh Chất Lượng Nước Hồ Tây Từ Năm 2003 † 2011

8

5

6

7

2

3

4

1

Hình 3.10. Vị trí các cống thải lớn tại khu vực Hồ Tây

Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2012

Như vậy, trung bình một ngày lượng nước thải qua 8 cống chính dao động thực tế từ

15.348 † 89.751m3/ngày đêm. Đây là khối lượng nước thải với dung tích rất lớn và làm trầm trọng tình trạng ô nhiễm nước hồ. Trong những năm gần đây chất lượng môi trường tại Hồ Tây đã có sự biến đổi. Cụ thể được trình bày trong bảng 3.11.

So sánh sự thay đổi chất lượng các yếu tố môi trường, có thể thấy rằng môi trường

Hồ Tây đã bị ô nhiễm từ nhiều năm trước, sự ô nhiễm tính đến nay không giảm mà mà một số chỉ tiêu có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do Hồ Tây hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rất lớn nước thải từ sinh hoạt và sản xuất của thành phố Hà Nội.

Bảng 3.11. So sánh chất lượng nước Hồ Tây từ năm 2003 2011



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị


Năm

QCVN 08:2008/BTNMT

2003

2009

2011

Cột B1

Cột A2

1

pH

-

7,2†7,9

7,2†8,2

7,8†8,4

5,5†9

6†8,5

2

DO

mg/l

0,2†3,4

4,3†10,1

9,1†11,4

4

5

3

COD

mg/l

95†226

24†66

44†62

30

15

4

BOD5

mg/l

37,5†86

10†32

27†21

15

6

5

TSS

mg/l

59†95

17,7†29

26†32

50

30

6

+

NH4

mg/l

2,1†4, 0

0,26†1,52

0,98†1,20

0,5

0,2

7

Cl-

mg/l

-

-

14,4†24,2

600

400

8

F-

mg/l

-

0,35†0,66

0,43†0,64

1,5

1,5

9

-

NO3

mg/l

0,1†4,75

1,06 †1,37

2,2†3,0

10

5

10

-

NO2

mg/l

0,001†0,24

0,021†1,087

0,173†0,223

0,04

0,02

11

Cyanua

mg/l

-

0,003†0,004

0,010†0,077

0,02

0,01

12

3-

PO4

mg/l

0,41†0,94

0,3†0,7

0,43†0,72

0,3

0,2

13

Phenol

mg/l

0,05†0,18

0,0026†0,02

0,006†0,007

0,01

0,005

14

As

mg/l

-

0,0018

0,0022

0,05

0,02

15

Fe

mg/l

-

0,112†0,415

0,61†0,67

1,5

1

16

Cd

mg/l

-

-

0,0001

0,01

0,005

17

Pb

mg/l

<0,0001

-

0,001† 0,0017

0,05

0,02

18

Cr6+

mg/l

-

-

<0,005

0,04

0,02

20

Hg

mg/l

-

0,0003†0,0008

0,0007†0,0008

0,001

0,001

21

Cu

mg/l

-

-

0,02

0,5

0,5

22

Zn

mg/l

-

-

0,10†0,115

1,5

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

TT


Chỉ tiêu


Đơn vị


Năm

QCVN 08:2008/BTNMT

2003

2009

2011

Cột B1

Cột A2

23

Ni

mg/l

-

-

0,001†0,0011

0,1

0,1

24

Dầu mỡ

mg/l

-

0,2†0,7

0,63†1,40

0,1

0,02


25

Chất hoạt động bề mặt


mg/l


-


<0,05


0,07†0,08


0,4


0,5


26

Coliform tổng số

MPN

/100ml


4.500†54.000


300†46.000


2.800†5.090

7,5x103

5x103


Nguồn: Trung tâm Quan trắc và phân tích TNMT – Sở TNMT Hà Nội, 2011


So sánh sự thay đổi chất lượng các yếu tố môi trường, có thể thấy rằng môi trường Hồ Tây đã bị ô nhiễm từ nhiều năm trước, sự ô nhiễm tính đến nay không giảm mà một số chỉ tiêu có xu hướng gia tăng, trong đó hồ thường xuyên bị ô nhiễm BOD, COD, DO, độ đục, NH4+, Dầu mỡ, Coliform. Nguyên nhân chủ yếu là do Hồ Tây hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rất lớn nước thải từ sinh hoạt và sản xuất của một lượng rất lớn người dân thành phố Hà Nội.


Hình 3.11. Biến đổi hàm lượng BOD5 (màu xanh) tại Hồ Tây trong 20 năm

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2010

(2) Chất thải rắn

Chất thải rắn ở Hồ Tây gồm 3 nhóm: chất thải rắn từ lòng hè đường và taluy vát mái; chất thải rắn từ mặt nước (hình 3.12), đây là loại chất thải khối lượng tuy không lớn nhưng gây ô nhiễm đáng kể; chất thải rắn từ cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa

và cây cảnh ven hồ. Nhóm chất thải từ lòng hè đường, taluy vát mái và chất thải rắn từ mặt nước là 2 nhóm chất thải chính và nguy hại đến môi trường của Hồ Tây.

Hình 3.12. Chất thải rắn ven hồ


Bảng 3.12. Khối lượng chất thải rắn tại khu vực Hồ Tây 6 tháng đầu năm 2011



TT


Hạng mục thực hiện

Khối lượng (tấn)

Quý I

Quý 2

1

VSMT lòng, hè, đường và taluy mái vát

576,0

620,0

2

VSMT mặt nước

151,8

183,5

3

Duy trì thường xuyên Cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa và cây cảnh

9,3

11,8

Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2011


700


600


500


400


300


200


100


0

1

2

Quý

nhóm 1

nhóm 2

nhóm 3

Khối lượng (kg)

Trong nhóm chất thải rắn ở mặt nước Hồ Tây thì xác động vật (chủ yếu là cá) cần được ưu tiên thu gom và xử lý, vì chúng gây mùi hôi thối khó chịu, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến người dân xung quanh và du khách đến Hồ Tây.


Hình 3.13. Tỷ lệ khối lượng chất thải rắn theo nhóm trong năm 2011 Nguồn: Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây”.

Chất thải rắn của Hồ Tây từ các doanh nghiệp và người dân xung quanh Hồ Tây đã từng bước được thu gom, phân loại và xử lý. Tuy nhiên, cần đầu tư hơn nữa cho công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường Hồ Tây nói chung và phải hạn chế tối đa chất thải rắn xuống Hồ Tây. Đồng thời cần bổ sung thêm các thùng rác công cộng ven hồ. Trồng cây xanh, tạo cảnh quan đẹp ven hồ để ngày càng thu hút khách đến với Hồ Tây.

d. Mất nguồn thu nhập từ thủy sản do ô nhiễm chất lượng nước, một số loài lạ

Theo số liệu đã trình bày, trong những năm gần đây, sản lượng thủy sản ở Hồ Tây đang có sự suy giảm về số lượng loài, chất lượng các loài thủy sản. Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.

Hình 3.14. Cá chết tại Hồ Tây

e. Mất sinh cảnh của các động vật bản địa do các hoạt động như du lịch, dịch vụ và giao thông

Các loại hình dịch vụ, du lịch cũng như sư xuất hiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ; sự xuất hiện của con người thường xuyên cùng với các loại phương tiện giao thông đã gây ra tiếng ồn liên tục (đặc biệt là hoạt động giao thông trên các đường nhỏ quanh hồ với số lượng và mật độ rất đông với loại hình chủ yếu là xe máy và các ô tô con …), tiếng ồn và ánh sáng với quy mô và thời gian lâu nên đã tác động tới sự yên tĩnh cũng như môi trường sống của các loài động vật (chim nước, sâm cầm…..và các loài cá…). Hiện tại khu vực giáp ranh với các tuyến đường giao thông, các khu vực nhà hàng khách sạn không còn thấy các loài động vật xuất hiện. Cụ thể các hoạt động như sau:

- Hoạt động du lịch, dịch vụ gây ô nhiễm chất thải ảnh hưởng tới sinh cảnh của các loài sinh vật: Các hoạt động của các nhà hàng xung quanh hồ hàng ngày thải

ra một lượng đáng kể nước thải và được thải trực tiếp (không qua xử lý) xuống môi trường Hồ Tây làm ảnh hưởng tới chất lượng nước trong hồ (tăng độ đục, giảm BOD, tăng hàm lượng Coliform…).

- Hoạt động giao thông gây ô nhiễm ồn và chất thải nguy hại: Hoạt động của tàu thuyền trên hồ, các nhà hàng, hoạt động giao thông trên các tuyến đường giao thông ven hồ diễn ra trong suốt thời gian trong ngày, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. với lưu lượng giao thông lớn, lượng chất thải như bụi, chất thải, dầu mỡ từ xe cộ trên đường khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bị kéo và đổ thẳng vào môi trường nước Hồ Tây gây nên sự ô nhiễm chất thải nguy hại.

- Sự ô nhiễm ánh sáng: Xung quanh Hồ Tây là các nhà hàng, khách sạn, các hoạt động du lịch, dịch vụ. Sự xuất hiện cùng với việc sử dụng các loại đèn chiếu, đèn nhiều màu cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động của những loài động vật nhạy cảm về ban đêm.

g. Sự xuất hiện của các loài ngoại lai

Trong những năm gần đây, tại khu vực Hồ Tây, bên cạnh sự suy giảm về chất lượng và số lượng các loài cá truyền thống, còn có sự xuất hiện của một số loài mới mà điển hình là ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá chép không vảy, tôm lai có hình thù khá lạ. Các loài cá,… xuất hiện tuy chưa phải quá lo lắng nhưng nếu để sinh sôi nảy nở với số lượng lớn có thể sẽ là nguy cơ đe dọa tới sự phát triển của các loài truyền thống do các loài này cạnh tranh thức ăn với các loài khác, hoặc có thể trực tiếp ăn các loài khác trong hồ (hình 3.15).


Hình 3.15. Một số loài ngoại lai xuất hiện ở Hồ Tây trong những năm gần đây

Nguồn: http://news.zing.vn/xahoi

h. Ảnh hưởng tới cảnh quan chung của khu vực do rác thải, ô nhiễm nước

Hàng ngày Hồ Tây tiếp nhận một lượng lớn nước thải của khu vực xung quanh cũng như từ các cống thải của thành phố. Ngoài ra, do có hệ thống đường giao thông xung quanh, các chất ô nhiễm như dầu thải, chất bẩn sẽ theo nước chảy từ mặt đường xuống các cống thu rồi trực tiếp chảy xuống hồ gây bẩn bề mặt và đáy.

Chất thải rắn, rác thải từ hoạt động du lịch và các nhà hàng trên mặt hồ, có thể dễ dàng nhận ra lượng rác thải này tại khu vực cuối của hồ (cuối chiều gió) với số lượng khá lớn gây mất cảnh quan chung của mặt hồ.

Chất thải rắn từ các khu dân cư vẫn tiếp tục được đổ thải xuống hồ. Mặc dù hiện nay đã có những quy định nhưng lượng rác thải này vẫn có với số lượng không quá lớn.

Như vậy, với sức ép từ rất nhiều loại chất thải tác động đã làm ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường nước tại Hồ Tây. Nước mặt thường xuyên bị thay đổi màu, mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp tới con người xung quanh và các loài động thực vật trong hồ. Tổng hợp quá trình phát triển đô thị tới các chức năng của Hồ Tây được thể hiện trong hình 3.16 dưới đây.



Các hoạt động

Chất thải/ Tác nhân

Du lịch


Gia tăng

dân số

Dịch vụ

Cống thải (Sinh hoạt, sản xuất)

Rác thải

Chất thải nguy hại (dầu, mỡ, kim loại…)

Nước thải

Thu hẹp không gian

Suy giảmchất lượng môi trường nước

Suy giảm các loài động, thực vật

Suy giảm sức chịu tải và khả năng tự xử

lý của môi trường

gây tác động Ảnh hưởng tới các chức năng của Hồ Tây


Gia

tăng cơ sở hạ tầng

Xây dựng

Giao thông

Mất sinh cảnh sống

Tiếng ồn, ánh sáng, mùi

Cảnh quan chung

Sức khỏe dân cư sống xung quanh Hồ Tây, khách du lịch

Hình 3.16. Sơ đồ thể hiện các ảnh hưởng từ quá trình phát triển đô thị


65

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022