Kết Quả Nghiên Cứu Xác Định Tổ Hợp Phân Vô Cơ Và Phân Hữu Cơ Vi Sinh


cho vốn đầu tư trong sản xuất lạc đạt cao (RR > 0,25 ) thì mức đầu tư phân bón phải cân đối hữu cơ và vô cơ ở mức khá trở lên.

Như vậy, qua kết quả đánh giá chung ở trên, chúng tôi có kết luận như sau: Để bảo đảm sản xuất lạc L14 nói riêng và các giống lạc tiến bộ kỹ thuật có tiềm năng năng suất cao nói chung trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng độ phì cho đất và bền vững cần áp dụng trong quy trình sản xuất lạc với lượng phân bón phù hợp nhất là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi cho 1 hecta. Cũng có thể bón tăng lượng phân chuồng lên mức 15 tấn/ha khi có nguồn phân chuồng dồi dào, vì mặc dù năng suất và lãi suất không tăng nhưng lại có tác dụng tăng độ phì cho đất, có lợi cho cây trồng vụ tiếp theo.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa vào kết quả trình bày ở bảng 3.18 chúng tôi có nhận xét như sau:

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ở các tổ hợp đối với các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm.

Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân HCVS thì có tác động tăng rõ các chỉ tiêu theo dõi. Đối với phân vô cơ khi liều lượng thay đổi theo các tổ hợp VCVS1 (ở mức bón 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha), tổ hợp VCVS5 (ở mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha) và tổ hợp VCVS9 (ở mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) biểu hiện sự sai khác giữa các tổ hợp rõ, các chỉ tiêu theo dõi đều tăng khi liều lượng phân bón tăng, các chỉ tiêu đạt cao nhất khi mức bón đạt 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Đối với phân HCVS cũng có ảnh hưởng rõ khi tăng liều lượng trong cùng nhóm tổ hợp có cùng liều lượng phân vô cơ, sự sai khác biểu hiện rõ giữa các tổ hợp không bón HCVS và có bón phân HCVS. Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai mức bón phân


HCVS 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha trong cùng nhóm tổ hợp có cùng liều lượng phân vô cơ.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu


Tổ hợp

phân bón

Chiều cao cây khi thu hoạch (cm)

Tổng số lá/thân khi thu hoạch (lá)

Tổng cành/cây khi thu hoạch

(cành)

Độ dài cành tử diệp khi thu hoạch

(cm)


Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

VCVS1

19,62e

16,67d

6,33f

23,41gh

8,42f

VCVS2

21,33d

16,73d

6,67f

22,22h

10,40e

VCVS3

22,58c

16,73d

8,33d

24,91efg

10,73e

VCVS4

22,46c

17,60c

9,00c

25,19def

10,80e

VCVS5

21,43d

16,53d

7,93e

24,53fg

9,82e

VCVS6

22,82c

17,73bc

9,53b

26,26cde

13,77d

VCVS7

24,90b

17,73bc

9,53b

26,58cd

16,27bc

VCVS8

24,66b

18,13b

9,60b

27,77abc

15,65c

VCVS9

22,54c

17,67c

9,53b

26,17cde

13,70d

VCVS10

24,61b

19,13a

10,53a

27,01bc

15,91bc

VCVS11

26,08a

18,87a

10,20a

28,54ab

17,92a

VCVS12

26,34a

19,07a

10,40a

29,29a

16,99ab

LSD0,05

0,726

0,425

0,396

1,629

1,125

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

VCVS1

20,88f

15,47f

6,20g

22,13f

12,10f

VCVS2

21,15f

15,27f

6,20g

22,53ef

14,03ef

VCVS3

24,55d

16,73de

7,67d

26,69bc

12,21f

VCVS4

24,61d

16,47e

7,60d

26,53bc

14,36ef

VCVS5

23,17e

15,00f

6,73f

24,14de

12,86ef

VCVS6

24,35d

16,40e

7,53de

25,89cd

15,78de

VCVS7

26,86b

17,67abc

8,47bc

28,86a

18,69cd

VCVS8

27,21b

17,60bc

8,60b

29,25a

22,01ab

VCVS9

24,27d

16,67de

7,13ef

26,01cd

15,84de

VCVS10

25,96c

17,27cd

8,13c

28,50ab

18,90bcd

VCVS11

28,40a

18,27ab

9,07a

30,05a

19,42bc

VCVS12

28,39a

18,33a

8,53a

30,23a

24,32a

LSD0,05

0,654

0,719

0,408

1,971

3,230

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 14

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


Tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng đạt cao nhất ở tổ hợp VCVS11 và VCVS12, kế đến là các tổ hợp VCVS7, VCVS8 và VCVS10, đạt thấp nhất là các tổ hợp VCVS1, VCVS2 và VCVS5. Bón liều lượng các loại dinh dưỡng vô cơ càng tăng thì cây lạc càng sinh trưởng phát triển tốt, trong khi đó các chỉ tiêu theo dõi càng tăng khi mức bón phân HCVS tăng, tuy nhiên khi tăng mức bón lên trên 0,9 tấn/ha thì các chỉ tiêu theo dõi không tăng. Khi bón ở liều lượng ở mức cao nhất (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) kết hợp với bón lượng phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha (tổ hợp VCVS11) hoặc 0,9 tấn/ha (tổ hợp VCVS12) thì lạc thí nghiệm sinh trưởng phát triển đạt cao nhất.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Nhờ mối quan hệ cộng sinh giữa cây lạc và vi khuẩn nốt sần mà vi khuẩn này có khả năng cố định đạm. Sự phát triển của nốt sần trên cây lạc đều theo một quy luật nhất định: thời kỳ ra trước ra hoa tăng dần và đạt tối đa vào thời kỳ đâm tia làm quả, sau đó nốt sần suy giảm hoạt động và khô xác nên số lượng nốt sần giảm dần vào thời kỳ thu hoạch.

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.19, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Ở thời kỳ trước ra hoa: Đây là thời kỳ nốt sần mới bắt đầu hình thành, nhìn chung giữa các tổ hợp thí nghiệm số lượng nốt sần/cây và nốt sần hữu hiệu/cây không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ đâm tia, làm quả đến thu hoạch: Qua cả hai vụ thí nghiệm, số lượng nốt sần/cây giữa các tổ hợp có bón phân HCVS có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với số lượng nốt sần hữu hiệu/cây sai khác giữa các tổ hợp thí nghiệm khá rõ, các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân HCVS có số lượng nốt sần hữu hiệu/cây cao hơn có ý nghĩa so với các tổ hợp không bón phân HCVS. Các tổ hợp VCVS7,


Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm


Chỉ tiêu

Công thức

Số lượng nốt sần/cây (nốt)

Số lượng nốt sần hữu hiệu/cây(nốt)

Trước ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Trước ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

VCVS1

46,9a

168,3d

89,8a

7,2cd

42,0ef

16,3f

VCVS2

42,7a

176,9cd

91,3a

8,6bcd

41,1f

16,5f

VCVS3

27,9a

189,3bcd

97,5a

5,9d

45,3de

18,6de

VCVS4

33,3a

170,0d

90,7a

9,6abc

46,1d

19,3cd

VCVS5

47,9a

182,4cd

84,9a

9,1abcd

39,7f

16,1f

VCVS6

37,5a

204,4abc

92,2a

9,7abc

45,0de

18,9cd

VCVS7

41,9a

191,3bcd

96,7a

11,1ab

50,0bc

20,3bc

VCVS8

41,5a

213,9ab

103,7a

11,8ab

53,7a

21,6ab

VCVS9

39,2a

195,6abcd

83,7a

9,4abc

42,3ef

17,3ef

VCVS10

44,1a

221,5a

100,9a

12,0a

48,2cd

20,9ab

VCVS11

34,5a

203,7abc

124,1a

9,9abc

52,7ab

22,3a

VCVS12

38,5a

213,6ab

103,9a

10,6ab

55,8a

21,9a

LSD0,05

22,563

28,492

41,345

3,3029

3,577

1,409

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

VCVS1

32,7abc

160,2a

95,3a

1,8a

37,1e

15,7f

VCVS2

33,4abc

183,6a

96,8a

3,3a

35,5e

16,4ef

VCVS3

36,8ab

170,7a

107,5a

2,0a

44,6d

18,2cd

VCVS4

40,5a

168,2a

100,3a

2,5a

44,1d

18,3c

VCVS5

21,5d

143,1a

83,7a

1,5a

35,5e

16,1ef

VCVS6

38,4ab

164,7a

93,3a

1,1a

46,6cd

18,1cd

VCVS7

35,9ab

163,8a

102,7a

1,5a

51,1b

20,1b

VCVS8

32,8abc

161,9a

108,5a

1,7a

49,8bc

20,3b

VCVS9

31,3abcd

142,3a

88,8a

1,4a

37,9e

17,1de

VCVS10

27,7bcd

153,3a

101,6a

1,5a

46,3cd

18,7c

VCVS11

30,0abcd

172,1a

146,7a

2,1a

51,2b

21,2ab

VCVS12

23,0cd

160,2a

109,8a

1,0a

55,7a

21,5a

LSD0,05

11,194

49,426

68,611

2,816

4,371

1,189

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


VCVS8, VCVS11 và VCVS12 bón phối hợp cân đối phân vô cơ và HCVS ở

mức vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5


+ 80 kg K2O/ha với mức HCVS 0,6 tấn/ha hoặc 0,9 tấn/ha đạt số lượng nốt sần hữu hiệu/cây cao hơn rõ so với các tổ hợp khác, nhưng sai khác giữa chúng không rõ mặt thống kê.

Như vậy có thể thấy: Liều lượng bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân HCVS khác nhau không có ảnh hưởng rõ đến chỉ tiêu số lượng nốt sần/cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm, nhưng có ảnh hưởng rõ đối với chỉ tiêu số lượng nốt sần hữu hiệu/cây từ khi lạc vào thời kỳ đâm tia làm quả về sau. Bón phối hợp cân đối giữa phân vô cơ và HCVS ở mức vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5

+ 80 kg K2O/ha với mức phân hữu cơ vi sinh 0,6 tấn/ha hoặc 0,9 tấn/ha bảo

đảm cho cây lạc hình thành và phát triển nốt sần hữu hiệu thuận lợi, để cố định đạm cung cấp cho lạc sinh trưởng phát triển.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.20, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đối với chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả chắc và khối lượng 100 hạt khá rõ và khá tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm. Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân HCVS thì các yếu tố cấu thành năng suất cũng có xu hướng tăng lên. Kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.20 cho thấy:

+ Về số quả chắc/cây: Các tổ hợp thí nghiệm sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khá rõ, đạt cao nhất là tổ hợp VCVS11 và VCVS12, đứng thứ hai là tổ hợp VCVS7, VCVS8 và VCVS10, đạt thấp nhất là tổ hợp VCVS1 và VCVS2. Trong cùng một mức bón phân vô cơ, các tổ hợp không bón phân HCVS có số quả chắc/cây thấp hơn hẳn so với các tổ hợp có bón phân HCVS; các tổ hợp bón phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha có số quả chắc/cây cao hơn có ý nghĩa so với 2 tổ hợp còn lại, nhưng sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê.


Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm


Chỉ tiêu


Công thức

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

Khối lượng 100 hạt

(g)


NSLT

(tấn/ha)


NSTT

(tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

VCVS1

4,33f

133,35e

52,09e

1,733f

1,293h

VCVS2

4,93de

136,37cd

53,86d

2,019de

1,408g

VCVS3

5,33d

135,15de

53,86d

2,163d

1,708f

VCVS4

5,33d

135,77de

54,15d

2,173d

1,723f

VCVS5

4,80e

133,35e

53,67d

1,920ef

1,460g

VCVS6

6,80c

137,00bcd

56,61c

2,796c

1,930e

VCVS7

7,67b

139,54ab

57,47ab

3,209b

2,355c

VCVS8

7,80b

139,54ab

58,03a

3,266b

2,430c

VCVS9

6,73c

139,56ab

57,25bc

2,820c

2,090d

VCVS10

7,87b

139,54ab

57,36ab

3,293b

2,385c

VCVS11

8,80a

138,89abc

57,36ab

3,667a

2,628b

VCVS12

8,87a

140,19a

57,48ab

3,729a

2,755a

LSD0,05

0,437

2,629

0,733

0,203

0,077

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

VCVS1

4,73h

132,16e

52,91h

1,876g

1,340i

VCVS2

5,40g

135,15d

52,91h

2,190f

1,530h

VCVS3

5,87f

134,53de

55,05fg

2,368e

1,890f

VCVS4

6,07f

135,15d

55,66ef

2,460e

1,945f

VCVS5

5,40g

135,15d

54,45g

2,188f

1,773g

VCVS6

7,33e

139,54bc

56,82cd

3,070d

2,143e

VCVS7

7,93cd

140,19abc

57,15bcd

3,336c

2,480cd

VCVS8

8,27bc

140,86ab

57,70abc

3,492bc

2,548bc

VCVS9

7,53de

138,25c

56,39de

3,125d

2,388d

VCVS10

8,40b

140,19abc

57,58abc

3,534b

2,640b

VCVS11

9,27a

140,85ab

58,04ab

3,915a

2,860a

VCVS12

9,40a

142,19a

58,14a

4,009a

2,873a

LSD0,05

0,428

2,409

0,954

0,177

0,094

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


+ Về khối lượng 100 quả chắc: được chia làm 2 nhóm, biến động trong khoảng 132,2 đến 142,2 gam, nhóm đạt cao là các tổ hợp VCVS6, VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12, nhóm đạt thấp hơn là các tổ hợp


VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4, VCVS5 và VCVS9 và sai khác về mặt thống kê giữa các tổ hợp trong cùng một nhóm là không có ý nghĩa.

+ Về khối lượng 100 hạt: Qua 2 vụ thí nghiệm chỉ tiêu này biến động không lớn (từ 52,1 đến 58,1 gam), nhưng các tổ hợp thí nghiệm cũng có sai khác nhau về mặt thống kê. Trong các tổ hợp có cùng mức bón phân vô cơ thì các tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS có khối lượng 100 hạt cao hơn có ý nghĩa so với tổ hợp không bón phối hợp với phân HCVS, nhưng sai khác giữa chúng là không có ý nghĩa. Tổ hợp có mức bón phân HCVS và vô cơ càng cao thì khối lượng 100 hạt đạt càng cao. Nhóm đạt cao nhất qua cả hai vụ thí nghiệm là tổ hợp VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12.

3,0

2,7

2,4

2,1

1,8

1,5

1,2

0,9

0,6

0,3

0,0

VCVS1 VCVS2 VCVS3 VCVS4 VCVS5 VCVS6 VCVS7 VCVS8 VCVS9 VCVS10 VCVS11 VCVS12

Công thức

N ă ng s u ấ t th ự c t hu ( t ấ n/ha )

1,293

1,408

1,708

1,89

1,72 3

1,94 5

1,4 6

1,93

2,14 3

2,35 5

2,4 8

2,4 3

2,54 8

2,09

2,38 8

2,385

2,64

2,628

2,86

2,755

2,873

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT): Sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương đồng qua hai vụ thí nghiệm. Qua kết quả ở bảng 3.20 và hình 3.8 cho thấy, khi tăng liều lượng phân bón thì NSLT và NSTT cũng tăng theo.


Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012


1,34

1,53

1,773

Hình 3.8. Biểu đồ về năng suất thực thu lạc thí nghiệm của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh


Trong cùng một mức bón phân vô cơ thì tổ hợp có bón phân HCVS có năng suất cao hơn rõ so với tổ hợp không có bón phân HCVS và hai tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,6 tấn và 0,9 tấn/ha không có sự sai khác rõ. Chỉ riêng, thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 có NSTT của tổ hợp VCVS12 lớn hơn có ý nghĩa so với tổ hợp VCVS11.

NSLT được chia thành 6 - 7 nhóm và dao động khá lớn từ 1,733 tấn/ha đến 4,009 tấn/ha, NSTT được chia thành 8 - 9 nhóm và dao động trong khoảng từ 1,293 tấn/ha đến 2,873 tấn/ha. Các tổ hợp VCVS11 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân HCVS/ha và tổ hợp VCVS12 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,9 tấn phân HCVS/ha có năng suất cao nhất, đứng thứ hai là các tổ hợp VCVS7 và VCVS8 có mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi kết hợp lần lượt với 0,6 và 0,9 tấn phân HCVS/ha và tổ hợp VCVS10 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,3 tấn phân HCVS/ha và đạt thấp nhất là tổ hợp VCVS1 có mức bón 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi/ha.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến một số tính chất hoá học đất thí nghiệm

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21 cho thấy:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua (4,1). Đến sau thí nghiệm đất chỉ chua vừa đến chua nhẹ cho phần lớn các tổ hợp phân bón thí nghiệm, các tổ hợp có bón phân HCVS độ chua được cải thiện hơn các tổ hợp không bón phân HCVS (VCVS1, VCVS5 và VCVS9) nhưng không nhiều.

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo đến trung bình (0,84 đến 1,22). Đến sau thí nghiệm hầu hết đất ở các tổ hợp thí nghiệm đều có hàm lượng hữu cơ tăng lên so với đất trước thí nghiệm nhưng không nhiều. Các tổ hợp có bón phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha và bón

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí