Đổi Mới Và Nâng Cao Hiệu Suất Của Tư Liệu Sản Xuất

sự yếu kém trong điều hành nhà nước [63, tr.17]. Do vậy, để chống tham nhũng, nhà nước cần có những cải cách sâu rộng về cách thức quản lý với điểm xuất phát là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước. Để chống tham nhũng mạnh hơn nữa, nhà nước cần cải tiến hệ thống pháp lý và tư pháp. Nhằm hỗ trợ cho các giải pháp trên, nhà nước cần sử dụng rộng rãi hơn công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì việc này sẽ giúp tăng cường tính hiện đại và hiệu quả trong quản lý sản xuất của nhà nước, nhờ đó, giảm thiểu được tệ nạn tham nhũng và cải tiến điều hành nhà nước [63, tr.593]. Về cách thực thực hiện, thay vì ứng dụng công nghệ vào các quy trình đã có, nhà nước cần cơ cấu lại cách tổ chức, quản lý và điều hành của bộ máy nhà nước trong phạm vi năng lực kỹ thuật và công nghệ mới.

Hai là, doanh nghiệp không ngừng tự đổi mới cách thức tổ chức và quản lý sản xuất

Trong nền kinh tế hiện đại, khả năng tổ chức – quản lý của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa. Sự cạnh tranh hàng hóa mạnh mẽ đặt doanh nghiệp trước nhu cầu bức thiết phải đổi mới không ngừng cách thức tổ chức và quản lý sản xuất theo hướng hiện đại và hội nhập.

Được nghiên cứu bởi tổ chức International Organization for Standardization và có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới ở những ngành cụ thể, cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiêu chuẩn ISO ngày càng phổ biến trên thế giới [108]. Việc thực hiện những quy trình quản lý sản xuất này sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam chẳng những tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng quốc tế mà còn có thể sản xuất hàng hóa hàng loạt, nhờ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một số quy trình ISO mà doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng là: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2008, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, Hệ thống quản lý chất

lượng trong các ngành công nghiệp đặc thù như công nghiệp dầu khí ISO/TS 29001, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005… Do nhiều hạn chế nhất định, doanh nghiệp Việt Nam chưa cần áp dụng cùng lúc nhiều quy trình ISO, mà có thể từng bước cải cách sản xuất trước tiên theo những quy trình nào cần thiết nhất. Doanh nghiệp phải áp dụng nghiêm chỉnh, luôn cải tiến quy trình sản xuất ISO trong dài hạn, không được coi việc đạt được tiêu chuẩn ISO và các quy trình sản xuất là một hành động nhất thời, hoàn thành xong thì không cần duy trì nữa.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải xây dựng những nét văn hóa riêng biệt bao gồm những quy tắc, luật lệ trong nội bộ nhằm giúp tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ và hiệu quả hơn. Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố giúp kết nối mọi thành viên trong doanh nghiệp thành một tập thể thống nhất, nhờ đó, phát huy năng lực của từng cá nhân và của tập thể. Hình thành văn hóa doanh nghiệp là quá trình lâu dài, phức tạp nhưng rất cần thiết cho việc tổ chức quản lý doanh nghiệp trong dài hạn, và là một nhân tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa. Các giá trị văn hóa phải hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thành công chiến lược phát triển, hỗ trợ cạnh tranh hàng hóa. Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần phải thực hiện một số công việc: 1), xác định những giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp để định hướng tất cả nhân viên phải cùng nhau xây dựng. 2), tăng cường sự giao tiếp trong doanh nghiệp để các thành viên hiểu nhau hơn, tương trợ lẫn nhau, nhờ đó, các giá trị văn hóa dần hình thành. 3), tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp để điều hòa mối quan hệ giữa các bộ phận doanh nghiệp, tránh mâu thuẫn nội bộ. 4), mọi thành viên, kể cả những lãnh đạo cao nhất, phải thực hiện nghiêm túc các quy định, nguyên tắc của doanh nghiệp. 5), điều chỉnh các quy chế lưu hành nội bộ để đảm bảo hệ thống quy chế ấy phù hợp với môi trường văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ, nếu môi trường văn hóa đề cao tinh thần làm việc đồng đội thì doanh nghiệp không thể chỉ khen thưởng cho thành tích cá nhân.

3.2.4 Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu sản xuất

Hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, mà còn bị quy định bởi trình độ, quy mô tư liệu sản xuất xã hội được nhà nước quản lý. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tư liệu sản xuất hiệu quả hơn

Nhà nước cần phát triển hệ thống tư liệu sản xuất chung phục vụ sản xuất của xã hội, trong đó có quá trình sản xuất của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội như hệ thống điện, hệ thống viễn thông, hệ thống giao thông (đường sá, sân bay, bến cảng…) và các hệ thống thiết yếu khác. Những tư liệu sản xuất này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp nhờ tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất. Cần lưu ý rằng, để phát huy tối đa hiệu quả của những tư liệu sản xuất xã hội, nhà nước cần có quy hoạch tổng thể kết cấu hạ tầng, và giảm thất thoát, bất hợp lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, tránh tình trạng phát triển tư liệu sản xuất xã hội dàn trải, không có trọng điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nguyên tắc cơ bản trong quá trình thiết lập hệ thống kết cấu hạ tầng là: Phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn, và được hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao. Để thực hiện được điều đó, nhà nước phải giám sát và quản lý chặt chẽ tất cả các giai đoạn từ thiết kế, đấu thầu dự án, đến thi công, duy tu bảo dưỡng… Khi đầu tư vào các tư liệu sản xuất xã hội, nhà nước cũng phải đứng trên tổng lợi ích dài hạn của xã hội, quy hoạch phát triển xã hội, không được đứng trên lợi ích của riêng thành phần kinh tế nhà nước, nhờ đó, tư liệu sản xuất mới hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong dài hạn.

Về nguồn lực xây dựng, sự mở rộng những tư liệu sản xuất xã hội không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, mà phải huy động từ xã hội, hay là thúc đẩy hợp tác nhà nước – tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, nhà nước phải thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước bằng chính sách ưu đãi đầu tư và chỉ ra lợi ích kinh tế khả thi đối với các doanh nghiệp. Dựa vào vai trò, lợi ích của từng loại yếu tố thuộc tư liệu sản xuất mà nhà nước lựa chọn hình thức hợp tác nhà nước – tư nhân phù hợp.

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 13

Doanh nghiệp đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng tư liệu lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu

Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa, do vậy, doanh nghiệp phải chú trọng cải tiến hệ thống công cụ lao động ngày càng hiện đại. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng, khảo sát nhiều lần thị trường tư liệu sản xuất trước khi mua sắm thiết bị sản xuất hiện đại, tránh trở thành “bãi rác công nghệ” của doanh nghiệp khác để rồi lại phải nhanh chóng mua sắm thiết bị khác thay thế. Bên cạnh đó, mọi doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch sử dụng tối ưu hệ thống máy móc đang có, lập kế hoạch sản xuất hợp lý và linh hoạt để khai thác hết công suất của tư liệu lao động, không để xảy ra tình trạng “máy nghỉ

- người chơi”.

Về đối tượng lao động, cụ thể là nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, trong bối cảnh giá cả các yếu tố đầu vào này thường xuyên biến động theo hướng tăng, doanh nghiệp cần phải tiêu dùng nguyên liệu, nhiên liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả, tức là dùng ngày càng ít yếu tố đầu vào để sản xuất số sản phẩm nhất định. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch dự trữ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tận dụng những phế liệu cho các hoạt động sản xuất khác. Để thực hiện được

điều đó, doanh nghiệp phải đổi mới tổ chức sản xuất, sử dụng công nghệ hiện

đại…

Trong quá trình khai thác tư liệu sản xuất, doanh nghiệp phải đồng thời ngăn chặn hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình của máy móc, nguyên liệu, nhiên vật liệu. Nhằm tránh hao mòn vô hình, tranh thủ thời gian sản phẩm sử dụng công nghệ mới chưa xuất hiện, doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi và đổi mới tư bản cố định bằng cách tăng ca sản xuất, đẩy nhanh chu chuyển vốn và sớm thu hồi vốn đầu tư. Việc thu lại giá trị máy móc càng nhanh bao nhiêu thì càng tốt cho sức cạnh tranh hàng hóa bấy nhiêu vì càng tránh được hao mòn vô hình và còn lợi dụng được máy móc đã khấu hao hết giá trị để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.

Với hao mòn hữu hình, doanh nghiệp cần chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng tư liệu sản xuất. Vì mức độ hao mòn hữu hình liên quan mật thiết tới ý thức sản xuất và trình độ của người lao động nên doanh nghiệp cần nâng cao trình độ và ý thức bảo vệ tư liệu sản xuất, giữ gìn môi trường sản xuất sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất…

3.2.5 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao nếu trong quá trình sản xuất, người sản xuất biết cách lợi dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn, dùng sức nước, sức gió… tạo ra điện sẽ tiết kiệm những chi phí dùng để khai thác, chế biến, và đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất ra điện. Do đó, điện sản xuất từ gió, nước không những sẽ rẻ hơn so với điện sản xuất từ dầu mỏ, than đá mà còn giữ sạch môi trường.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không những sẽ làm thay đổi môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm quá mức, mà còn làm cạn kiệt các nguồn lực ấy. Vì vậy, những người sản xuất phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, đi đôi với bảo vệ môi trường.

Một là, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa

Nhà nước cần quy hoạch cụ thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó, phải phân định cụ thể bộ phận tài nguyên nào được phép khai thác phục vụ sản xuất, bộ phận nào cần phải được bảo tồn. Đồng thời, nhà nước phải nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát quá trình khai thác tài nguyên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, và để tránh lãng phí, thiếu hụt tài nguyên, gây khó khăn cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong dài hạn. Đặc biệt là, nhà nước phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm toán và thanh tra tình hình sử dụng năng lượng, nguyên liệu của doanh nghiệp.

Mặt khác, nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao khả năng thực thi hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường để điều chỉnh, khuyến khích doanh nghiệp khai thác tối ưu. Chẳng hạn, nhà nước có thể ban hành Luật tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng… Thực tế là, khi không phải chịu các khoản thuế, lệ phí khai thác, sử dụng tài nguyên thì doanh nghiệp sẽ lạm dụng tài nguyên và không sử dụng hiệu quả tài nguyên cho sản xuất. Do vậy, hệ thống pháp luật hoàn thiện về tài nguyên thiên nhiên sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất hơn nữa để giảm nhẹ các tác động đến môi trường (nhờ đó không phải trả phí bảo vệ môi trường lớn). Hiệu quả tương ứng từ quá trình tối ưu hóa sản xuất chắc chắn sẽ nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của hàng hóa.

Nhà nước phải phân biệt rò các loại quyền lực pháp lý của các chủ thể đối với các tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó, các chủ thể sẽ biết rò họ được trao quyền gì với tài nguyên thiên nhiên và phải chịu trách nhiệm như thế nào nếu xâm hại tài nguyên đó. Điều này sẽ buộc doanh nghiệp phải khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên tối ưu, qua đó, sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên.

Hai là, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên

để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.

Sức cạnh tranh của hàng hóa sẽ tăng lên khi doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu. Doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp: 1), sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. 2), Sử dụng các chuyên gia kỹ thuật, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. 3), đổi mới công nghệ sao cho quy trình sản xuất tiêu tốn ít năng lượng, nguyên vật liệu nhưng sản lượng và chất lượng hàng hóa vẫn được đảm bảo. Mặt khác, doanh nghiệp cần tận dụng phế thải, phế liệu để tiếp tục tái sản xuất. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất bia, khi áp dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nấu bằng cách thu hồi và tái nén hơi thứ cấp nồi Houblon, doanh nghiệp bia Việt Nam sẽ giảm được khoảng 10% năng lượng tiêu hao và có khả năng giảm được tới trên 30% tiêu hao năng lượng khi áp dụng cùng với các giải pháp khác như hệ thống làm lạnh nhiều cấp và hệ làm đá lạnh tích trữ nhiệt, hệ bơm nhiệt hay giải pháp lắp biến tần cho các nhà máy Bia [100]. Như vậy, sự tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu có thể cùng lúc giải quyết vấn đề hạ thấp giá trị cá biệt và vấn đề tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN


Theo học thuyết giá trị - lao động của C.Mác, hàng hóa do lao động tạo ra, gồm hai thuộc tính: giá trị (do lao động trừu tượng kết tinh lại) và giá trị sử dụng (do lao động cụ thể tạo ra). Hai thuộc tính đó đều bị quy định bởi sức sản xuất của lao động theo những hướng khác nhau: khi sức sản xuất của lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống, còn giá trị sử dụng của hàng hóa lại đa dạng và tốt hơn. Do vậy, sự cạnh tranh hàng hóa phải bao gồm cạnh tranh về giá trị và giá trị sử dụng dựa trên việc nâng cao sức sản xuất của lao động. Các yếu tố quyết định sức sản xuất của lao động, và do vậy quyết định giá trị và giá trị sử dụng là: trình độ lao động, trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất, tư liệu sản xuất và tài nguyên thiên nhiên.

Sức cạnh tranh của hàng hóa là khả năng hàng hóa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với hao phí lao động ít nhất. Hàng hóa được coi là có sức cạnh tranh cao khi có giá trị cá biệt thấp (nhờ đó giá cả hàng hóa sẽ thấp và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận) và giá trị sử dụng cao (nhờ đó đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng). Về tiêu chí đánh giá, sức cạnh tranh của hàng hóa được đánh giá một cách tổng quát thông qua Thị phần của hàng hóa trên thị trường chung. Cụ thể hơn, đánh giá sức cạnh tranh hàng hóa về mặt giá trị cần dựa vào giá cả hàng hóa vì đó là biểu hiện bên ngoài của giá trị. Đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa về mặt giá trị sử dụng cần dựa vào chất lượng hàng hóa, hình thức bên ngoài, sự phù hợp của hàng hóa với khách hàng, dịch vụ trước-trong-sau bán hàng, và thương hiệu của hàng hóa.

Do sự phát triển sản xuất, cạnh tranh hàng hóa đã thay đổi trên cả hai thuộc tính. Theo đó, giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng hơn, hướng tới nhu cầu đặc thù của từng nhóm đối tượng, được tiêu chuẩn hóa (về chất lượng, hình thức bên ngoài, sự an toàn, vệ sinh, thân thiện

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí