Kết Quả Nghiên Cứu Ứng Dụng Biện Pháp Kỹ Thuật Phủ Đất Cho Lạc Trên Đất Cát Biển Tỉnh Quảng Bình


- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc quả khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Tổng thu ở vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 – 2010 khi hai công thức có NSTT tương đương là do giá bán lạc thương phẩm tăng cao hơn.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất. Qua bảng 3.29 cho thấy tổng chi khác nhau giữa các công thức là do phần chi thêm tiền mua giống trồng dặm, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thêm công trồng dặm và công phun thuốc bảo vệ thực vật. Tổng chi ở vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 – 2010 là do giá vật tư và tiền công lao động tăng cao hơn.

- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.29 cho thấy, kết quả lãi ròng ở các công thức trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Thứ tự lãi ròng đạt từ cao đến thấp như sau: công thức 5, 4, 6 và 3, còn các công thức 1, 2, 7, 8 cho lãi ròng âm (đầu tư sản xuất bị lỗ).

*Tóm lại: Trong điều kiện vụ đông xuân, trên đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình thời vụ gieo trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc, tình hình diễn biến sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc. Cụ thể như sau:

- Sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 qua 2 vụ thí nghiệm, năng suất đạt cao nhất ở các công thức 4 (gieo ngày 14/01) và công thức 5 (gieo ngày 24/01), kế đến là ở các công thức 6 (gieo ngày 03/02) và công thức 3 (gieo vào ngày 04/01) và đạt thấp nhất ở các công thức 1 (gieo ngày 15/12), công thức 2 (gieo ngày 25/12), công thức 7 (gieo ngày 13/02) và công thức 8 (gieo ngày 23/02). Tổng thời gian sinh trưởng bị kéo dài rất nhiều (16 đến 20 ngày) nếu gieo lạc trong tháng 12.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình diễn biến sâu bệnh hại lạc qua hai vụ thí nghiệm: Bệnh lỡ cổ rể và bệnh thối quả gây hại chủ yếu ở


các công thức 1, 2 và 3 gieo sớm. Bệnh gỉ sắt gây hại chủ yếu ở các công thức 7 và 8 gieo muộn. Các loại sâu bệnh khác gây hại như nhau ở tất cả các công thức thí nghiệm và ở mức nhẹ.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế: Lãi ròng đạt cao nhất ở hai công thức 4 và 5, đạt dương ở các công thức 3, 4, 5 và 6, bị lỗ (lãi âm) ở các công thức 1, 2, 7 và 8.

Như vậy, qua các kết luận trên chúng tôi có thể xác định khung thời vụ bảo đảm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là gieo từ ngày 04/01 đến ngày 03/02.


3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHỦ ĐẤT CHO LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.4.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Sự sinh trưởng phát triển của lạc chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt độ và nước. Trong đó nhiệt độ và ẩm độ đất ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn gieo đến phân cành. Lạc được gieo trong điều kiện đất có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp sẽ nẩy mầm nhanh hơn, tỉ lệ nẩy mầm cao hơn.

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.30 cho thấy, việc sử dụng vật liệu phủ đất ở công thức 2 và 3 đều có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 thí nghiệm qua các thời kỳ. Trong đó, giai đoạn từ gieo đến nẩy mầm tối đa có ảnh hưởng rõ nhất. Các công thức 2, 3 được phủ đất bằng ni lông hoặc rơm đều đạt nẩy mầm tối đa sớm hơn 1 - 2 ngày so với công thức 1 không được phủ đất và việc che phủ đất cho lạc đã có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của lạc trồng trong vụ đông xuân 5 - 6 ngày so với không che phủ đất. Sự ảnh hưởng khác nhau giữa hai loại vật liệu ni lông và rơm đối với thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm là không rõ.


Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: ngày


Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian từ gieo đến…

Nẩy mầm tối đa

Có 3 lá thật

Xuất hiện cành cấp 1

Bắt đầu ra hoa

Kết thúc ra hoa

Thu hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

11

21

27

51

67

126

2. Phủ ni lông

10

20

26

49

65

121

3. Phủ rơm

9

19

25

49

64

120

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

12

22

28

51

68

127

2. Phủ ni lông

10

20

26

49

65

121

3. Phủ rơm

10

20

26

49

65

121

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 17


3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.31, chúng tôi nhận xét như sau:


Bảng 3.31. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu

Công thức

Chiều cao cây khi thu hoạch

(cm)

Chỉ số diện tích lá khi kết thúc ra hoa

(LAI)

Tổng cành/cây khi thu hoạch

(cành)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

24,85c

3,61b

9,27b

2. Phủ ni lông

26,11b

4,09a

9,73a

3. Phủ rơm

27,21a

4,38a

9,67a

LSD0,05

0,202

0,444

0,239

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

25,23b

3,53c

9,33a

2. Phủ ni lông

27,01a

4,21b

9,53a

3. Phủ rơm

27,56a

4,63a

9,53a

LSD0,05

0,948

0,221

0,693

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


- Ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao:

Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lạc. Chính vì vậy, khi cây lạc phát triển chiều cao thuận lợi là rất quan trọng.

Chiều cao cây giữa các công thức dao động trong khoảng 24,85 – 27,56 cm. Thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ, chiều cao thân chính của các công thức có sự sai khác nhau rất rõ, công thức 3 phủ đất bằng rơm đạt cao nhất (27,21 cm), kế đến công thức 2 phủ đất bằng ni lông đạt (26,11 cm) và thấp nhất là công thức 1 không phủ đất (24,85 cm). Thí nghiệm tại xã Quảng Xuân, sự sai khác giữa công thức 2 và 3 là không rõ, nhưng đều cao hơn rõ so với công thức 1 (đối chứng) không phủ đất.

- Ảnh hưởng đến phát triển bộ lá:

Giai đoạn cây ra hoa, đâm tia, làm quả là giai đoạn cây lạc có diện tích lá lớn nhất và là một trong những chỉ tiêu quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của ruộng lạc. Qua số liệu theo dõi ở bảng 3.31 về chỉ số diện tích lá ở giai đoạn này chúng tôi thấy lạc thí nghiệm có chỉ số diện tích lá khá tốt (biến động nằm trong khoảng 3,53 - 4,63). Trong đó, thí nghiệm ở xã Quảng Xuân cho thấy sự sai khác về LAI giữa các công thức thí nghiệm là rất rõ, công thức 3 phủ đất bằng rơm đạt cao nhất (4,63), kế đến là công thức 2 phủ ni lông (4,21) và công thức 1 không phủ đất đạt thấp nhất (3,53). Trong khi đó, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ cho thấy chỉ số LAI của hai công thức 2 và 3 có sự khác nhau không có ý nghĩa nhưng lại cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức 1 không áp dụng phủ đất.

- Ảnh hưởng đến phát triển cành:

Cùng với sự phát triển của thân lá, khả năng phân hóa và phát triển của cành lạc là chỉ tiêu giúp chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lạc. Cành lạc là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất của cây lạc. Là bộ phận tạo nên hình dáng của cây, là nơi mang lá, ra hoa kết quả tạo nên năng suất cây


lạc sau này. Qua kết quả số liệu ở bảng 3.31 cho thấy, vào giai đoạn thu hoạch tổng số cành/cây biến động trong khoảng 9,27 – 9,73 cành/cây trên mật độ 40 cây/m2 và sự sai khác giữa các công thức là không lớn. Thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ cho thấy tổng số cành/cây của hai công thức 2 phủ nilông và công thức 3 phủ rơm có sự sai khác nhau không có ý nghĩa nhưng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức 1 không phủ đất. Đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xuân, các công thức không có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê đối với chỉ tiêu này.

3.4.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.32 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Thời kỳ trước ra hoa:

Đây là thời kỳ nốt sần mới bắt đầu hình thành, nhìn chung giữa các công thức thí nghiệm số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu không có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ ra hoa, đâm tia, làm quả:

Đây là thời kỳ số lượng nốt sần đạt đến mức tối đa trong toàn bộ quá trình sinh trưởng. Qua số liệu ở bảng 3.32, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ các công thức 2 phủ ni lông và công thức 3 phủ rơm có số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 không phủ đất.

- Thời kỳ thu hoạch:

Ở thời kỳ này số lượng nốt sần đã suy giảm. Qua số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ, hai công thức phủ ni lông và công thức phủ rơm có số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cao hơn có ý nghĩa so với công thức không phủ đất. Còn đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xuân đối với chỉ tiêu tổng số nốt sần sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa nhưng về chỉ tiêu nốt sần hữu hiệu thì kết quả khi thu hoạch cũng tương tự như thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ.


Bảng 3.32. Ảnh hưởng của phủ đất đến phát triển của nốt sần

của lạc thí nghiệm



Chỉ tiêu

Công thức

Số lượng nốt sần/cây

(nốt)

Số lượng nốt sần hữu hiệu/cây

(nốt)

Ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

104,27a

280,93b

137,33b

21,93a

71,93b

23,07b

2. Phủ ni lông

112,33a

312,53a

173,20a

28,67a

97,87a

29,47a

3. Phủ rơm

101,27a

329,07a

186,00a

22,00a

102,13a

28,60a

LSD0,05

32,964

30,791

21,276

9,725

23,813

3,246

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

103,67a

263,20a

144,60a

15,47a

64,33a

20,53b

2. Phủ ni lông

110,40a

307,93a

183,00a

20,93a

73,20a

28,33a

3. Phủ rơm

110,53a

300,40a

183,67a

19,60a

83,20a

30,93a

LSD0,05

16,582

54,643

47,315

8,947

26,166

2,732

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Như vậy có thể thấy: Việc sử dụng vật liệu phủ đất không ảnh hưởng đến quy luật phát triển của nốt sần trên cây lạc. Thời kỳ ra trước ra hoa tăng dần và đạt tối đa vào thời kỳ đâm tia làm quả, sau đó nốt sần suy giảm hoạt động, khô xác và chết. Tuy nhiên, ruộng lạc được phủ đất việc hình thành và phát triển nốt sần tốt hơn, đặc biệt kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ruộng lạc được phủ đất duy trì được số lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn vào giai đoạn cuối thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Điều này có ý nghĩa trong việc duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của cây, tạo điều kiện cho quá trình làm quả diễn ra thuận lợi, góp phần bảo đảm cho năng suất cao.


3.4.4. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.33, có thể rút ra nhận xét sau:

Bảng 3.33. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm


Chỉ tiêu

Công thức

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả

(g)

Khối lượng 100 hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c)

6,53b

142,19b

62,12b

2,786c

2,180c

2. Phủ ni lông

7,53a

148,52a

65,22a

3,356b

2,575b

3. Phủ rơm

8,00a

147,08a

63,92a

3,529a

2,680a

LSD0,05

0,478

3,883

1,818

0,168

0,036

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c)

6,67b

140,86b

62,07b

2,816b

2,198b

2. Phủ ni lông

7,80a

147,08a

65,46a

3,441a

2,653a

3. Phủ rơm

8,00a

146,37ab

65,27a

3,513a

2,655a

LSD0,05

0,684

9,325

0,942

0,226

0,096

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất: Việc sử dụng vật liệu phủ đất có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả (P100 quả), khối lượng 100 hạt (P100 hạt) của lạc thí nghiệm. Các chỉ tiêu số lượng quả chắc/cây và P100 hạt qua cả hai thí nghiệm ở hai xã Cam Thuỷ và Quảng Xuân đều cho kết quả tương tự nhau: hai công thức 2, 3 được che phủ đất có sai khác nhau không có ý nghĩa nhưng đều đạt cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 không được phủ đất. Riêng đối với chỉ tiêu P100 quả, thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ có kết quả tương tự như các chỉ tiêu trên, còn thí nghiệm tại xã Quảng Xuân sai khác giữa các công thức thí nghiệm không rõ.


Thí nghiệm tại Cam Thủy Thí nghiệm tại Quảng Xuân

3,0

2,7

2,4

2,1

1,8

1,5

1,2

0,9

0,6

0,3

0,0

2,575

2,68

2,18

2,653

2,655

2,198

Không phủ Phủ ni lông Phủ rơm

N ă ng s uấ t thự c thu (tấ n/ha )

Hình 3.10. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm phủ đất


- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT): Sự ảnh hưởng của việc sử dụng vật liệu phủ đất đến NSLT và NSTT khá tương đồng. Các công thức 2 và 3 có dùng vật liệu phủ đất đều có NSLT và NSTT cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 không được phủ đất 0,35 – 0,5 tấn/ha ở cả 2 thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ và Quảng Xuân. Kết quả số liệu ở bảng 3.33 cũng cho thấy NSLT và NSTT của hai công thức 2 và 3 áp dụng phủ đất ở thí nghiệm tại xã Quảng Xuân sai khác nhau không có ý nghĩa, còn ở thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ thì NSLT và NSTT của công thức 3 phủ rơm cao hơn có ý nghĩa so với công thức 2 phủ ni lông nhưng không nhiều.

3.4.5. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác thực hiện trồng lạc thí nghiệm

3.4.5.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến nhiệt độ lớp đất canh tác

Qua số liệu ở bảng 3.34 và hình 3.11 chúng tôi có nhận xét sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022