Ảnh Hưởng Của Các Tổ Hợp Phân Vô Cơ Và Phân Chuồng Đến Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Suất Và Năng Suất Lạc Thí Nghiệm


đất tạo điều kiện cho các sinh vật trong đất và rễ lạc sinh trưởng phát triển tốt trong việc hình thành nốt sần và tăng số lượng nốt sần hữu hiệu. Liều lượng các loại dinh dưỡng vô cơ đạm, lân, kali cũng ảnh hưởng rất rõ đến sự sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm. Bón liều lượng các loại dinh dưỡng vô cơ càng tăng thì cây lạc càng sinh trưởng phát triển tốt, khi bón ở liều lượng ở mức cao nhất (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) kết hợp với bón lượng phân chuồng ở mức 10 tấn/ha hoặc 15 tấn/ha thì lạc thí nghiệm sinh trưởng phát triển đạt cao nhất.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả tổng hợp ở bảng 3.15, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất:

Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đối với chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả chắc và tỉ lệ nhân khá rõ và khá tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm. Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân chuồng thì các yếu tố cấu thành năng suất cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể:

+ Về số quả chắc/cây được chia làm 7 nhóm khác nhau và biến động từ 4,27 đến 10,2 quả chắc/cây, đạt cao nhất là tổ hợp VCPC11 và VCPC12, đứng thứ hai là tổ hợp VCPC8 và VCPC10, đạt thấp nhất là tổ hợp VCPC1 và VCPC2.

+ Về khối lượng 100 quả chắc được chia làm 5 nhóm, biến động trong khoảng 132,75 đến 147,1 gam, đạt cao nhất là các tổ hợp VCPC8, VCPC10, VCPC11 và VCPC12, đứng thứ 2 là các tổ hợp VCPC6, VCPC7 và VCPC9, đạt thấp nhất là tổ hợp VCPC1 và VCPC2.

+ Về tỉ lệ nhân được chia làm 5 - 7 nhóm, biến động từ 71,17 đến 73,97% và các tổ hợp thí nghiệm có liều lượng phân bón gần kề nhau thì ít có sự sai khác về mặt thống kê, chỉ các tổ hợp khác nhau nhiều về liều lượng phân bón mới biểu hiện sai khác nhau rõ. Liều lượng phân bón càng tăng thì tỉ lệ nhân có xu hướng tăng lên.


Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón (vô cơ và phân chuồng) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm


Chỉ

tiêu Tổ hợp phân bón

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

Tỉ lệ nhân/quả (%)


NSLT

(tấn/ha)


NSTT

(tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

VCPC1

4,27g

135,73e

71,57 g

1,738g

1,313g

VCPC2

4,53g

135,73e

71,73 g

1,847g

1,430g

VCPC3

5,47f

137,00de

72,87 def

2,247f

1,710f

VCPC4

6,27e

140,23cd

72,67 ef

2,635e

1,910e

VCPC5

5,27f

137,63de

71,17 g

2,175f

1,685f

VCPC6(đ/c)

6,73d

142,87bc

72,80 def

2,885d

2,120d

VCPC7

7,33c

143,57abc

73,47 abc

3,158c

2,508c

VCPC8

8,13b

147,10a

73,20 cde

3,589b

2,725b

VCPC9

7,00cd

142,23c

72,60 f

2,987de

2,130d

VCPC10

8,07b

147,10a

73,27 bcd

3,559b

2,705b

VCPC11

9,6a

146,37ab

73,97 a

4,217a

3,010a

VCPC12

9,33a

147,10a

73,83 ab

4,118a

3,013a

LSD0,05

0,465

3,554

0,590

0,211

0,131

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

VCPC1

4,80g

132,78e

71,77 e

1,911g

1,355g

VCPC2

5,27fg

132,75e

71,73 e

2,098g

1,438g

VCPC3

6,53e

138,26cd

72,93 bcd

2,710e

1,873e

VCPC4

7,20d

140,20bc

72,67 cd

3,028d

2,165d

VCPC5

5,67f

137,62d

71,83 e

2,339f

1,720f

VCPC6(đ/c)

7,07de

140,85b

72,93 bcd

2,986d

2,248d

VCPC7

8,20c

140,20bc

73,60 ab

3,450c

2,500c

VCPC8

9,07b

143,55a

73,67 ab

3,904b

2,793b

VCPC9

7,13g

140,87b

72,40 de

3,014d

2,278d

VCPC10

9,20b

141,52ab

73,40 abc

3,905b

2,765b

VCPC11

10,20a

142,19ab

73,93 a

4,350a

3,113a

VCPC12

10,20a

141,52ab

73,90 a

4,330a

3,090a

LSD0,05

0,539

2,138

0,819

0,216

0,114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 13

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT):

Sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương


3,3

3,0

2,7

2,4

2,1

1,8

1,5

1,2

0,9

0,6

0,3

0,0

VCPC1 VCPC2 VCPC3 VCPC4 VCPC5 VCPC6 VCPC7 VCPC8 VCPC9 VCPC10 VCPC11 VCPC12

Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha)

1,43

1,71

1,91

2,165

1,685

2,12

2,248

2,508

2,5

2,725

2,793

2,13

2,278

2,705

2,765

3,01

3,113

3,013

3,09

đồng qua hai vụ thí nghiệm. Qua kết quả cho thấy, khi tăng liều lượng phân bón thì NSLT và NSTT cũng tăng theo.



Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012


1,313

1,355

1,438

1,873

1,72

Hình 3.7. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp giữa vô cơ và phân chuồng


NSLT được chia thành 7 nhóm và dao động khá lớn từ 1,738 tấn/ha đến 4,35 tấn/ha, NSTT được chia thành 7 nhóm và dao động trong khoảng từ 1,313 tấn/ha đến 3,113 tấn/ha. Các tổ hợp VCPC11 có mức bón (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha) và tổ hợp VCPC12 có mức bón (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 15 tấn phân chuồng/ha) có năng suất cao nhất, đứng thứ hai là các tổ hợp VCPC8 (30 kg N + 90 kg P2O5

+ 60 kg K2O + 15 tấn phân chuồng/ha) và tổ hợp VCPC10 (40 kg N + 120 kg

P2O5 + 80 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha) và đạt thấp nhất là các tổ hợp VCPC1 (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha) và tổ hợp VCPC2 (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha).

Trong cùng một mức bón phân vô cơ thì càng tăng liều lượng phân chuồng thì năng suất càng tăng và năng suất có sự sai khác rất rõ giữa các tổ hợp có bón phân chuồng với tổ hợp không có bón phân chuồng. Riêng năng


suất ở mức bón vô cơ (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O) không có sự sai khác về mặt thống kê giữa tổ hợp VCPC11 bón 10 tấn phân chuồng/ha và tổ hợp VCPC12 bón 15 tấn phân chuồng/ha.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số tính chất hoá học của đất trồng lạc thí nghiệm

Bón phân không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng phát triển mà còn có tác dụng cải thiện độ phì của đất. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học đất trước và sau thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.16.

Qua kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất sau thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể so với trước thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các tổ hợp VCPC7, VCPC8, VCPC11 và VCPC12 có liều lượng phân chuồng 10 và 15 tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ cân đối ở mức khá thì hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ so với đất trước thí nghiệm. Cụ thể:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua (từ 4,07 đến 4,12). Đến sau thí nghiệm đất chỉ chua nhẹ cho phần lớn các tổ hợp phân bón có bón phân chuồng, các tổ hợp không bón phân chuồng ở tổ hợp VCPC1, VCPC5 và VCPC9 độ chua cũng được cải thiện nhưng không nhiều.

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại trung bình (0,84 đến 1,24). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm đều có tăng lên, trong đó có bốn tổ hợp VCPC7, VCPC8, VCPC11 và VCPC12 có hàm lượng hữu cơ tăng lên ở mức khá rất rõ qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến trung bình (0,066 đến 0,133). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm có bón phân chuồng đều tăng lên và đạt loại trung bình đến khá biểu hiện rất rõ qua 2 vụ thí nghiệm. Trong khi đó ở các tổ hợp không bón phân chuồng


(VCPC1, VCPC5 và VCPC9) lại có biểu hiện giảm xuống ở vụ đông xuân 2010-2011 và tăng nhẹ ở vụ đông xuân 2011-2012.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số tính chất hoá học của đất thí nghiệm


Chỉ tiêu

Tổ hợp

phân bón

pHKCl

OM

(%)

Đạm

(%)

P2O5

(%)

K2O

(%)

P2O5

(mg/100g)

CEC

(lđl/100g)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

Trước thí nghiệm

4,12

1,24

0,133

0,041

0,21

6,95

5,32

VCPC1

4,41

1,13

0,114

0,042

0,46

5,75

5,61

VCPC2

4,54

1,42

0,158

0,041

0,52

6,89

7,14

VCPC3

5,03

1,46

0,159

0,052

0,58

6,88

7,63

VCPC4

5,32

1,72

0,162

0,053

0,57

7,56

7,92

VCPC5

4,52

1,33

0,119

0,042

0,43

6,91

5,52

VCPC6(đ/c)

4,83

1,57

0,161

0,051

0,59

8,25

7,43

VCPC7

4,91

1,76

0,172

0,051

0,67

10,15

7,91

VCPC8

5,47

1,84

0,176

0,055

0,72

10,65

8,47

VCPC9

4,58

1,03

0,112

0,046

0,45

6,98

5,78

VCPC10

4,76

1,55

0,152

0,053

0,58

7,96

7,76

VCPC11

5,43

1,76

0,169

0,066

0,77

10,51

8,43

VCPC12

5,49

1,85

0,174

0,071

0,79

10,95

8,49

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

Trước thí nghiệm

4,07

0,84

0,066

0,049

0,18

8,3

5,17

VCPC1

5,10

0,84

0,078

0,047

0,36

8,7

5,26

VCPC2

5,19

1,26

0,085

0,055

0,61

9,2

6,59

VCPC3

5,34

1,31

0,124

0,057

0,57

10,5

6,74

VCPC4

5,73

1,34

0,135

0,058

0,56

10,5

6,73

VCPC5

4,31

0,94

0,074

0,046

0,43

8,1

5,71

VCPC6(đ/c)

5,44

1,49

0,092

0,061

0,79

10,3

6,44

VCPC7

5,52

1,57

0,158

0,077

0,86

11,2

6,92

VCPC8

5,37

1,69

0,162

0,075

0,78

12,4

7,77

VCPC9

4,33

1,16

0,105

0,048

0,47

8,8

5,23

VCPC10

5,45

1,41

0,146

0,056

0,71

10,5

6,85

VCPC11

5,36

1,71

0,152

0,075

0,72

11,8

7,76

VCPC12

5,39

1,74

0,168

0,076

0,82

11,4

7,79


- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (0,041 đến 0,049). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có hàm lượng lân tổng số đều có tăng lên nhẹ nhưng chưa đạt đến mức trung bình, chỉ có tổ hợp


VCPC11 và VCPC12 tăng lên được ở mức trung bình qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (6,95 đến 8,3). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân chuồng đều có tăng lên nhưng vẫn xếp loại nghèo; chỉ có các tổ hợp VCPC7, VCPC8, VCPC11 và VCPC12 tăng lên đạt loại trung bình qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất nghèo đến nghèo (0,18 đến 0,21). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm có bón phân chuồng đều có tăng lên và đạt loại trung bình, biểu hiện rất rõ ở cả 2 vụ thí nghiệm; trong khi đó ở các tổ hợp không bón phân chuồng (VCPC1, VCPC5 và VCPC9) có tăng nhẹ nhưng đều vẫn thuộc loại nghèo.

- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích hấp thu thấp (5,17 đến 5,23). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp đều có tăng lên nhẹ nhưng vẫn thuộc loại đất có dung tích hấp thu thấp, các tổ hợp có bón phân chuồng ở mức 10 tấn/ha hoặc 15 tấn/ha đều có CEC tăng cao hơn rõ so với các tổ hợp khác qua 2 vụ thí nghiệm.

3.2.1.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3.17 cho thấy:

- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc vỏ khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy, tổng thu ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân 2010-2011 chủ yếu do giá bán tăng lên. Tổng thu của các tổ hợp biến động từ 32,825 đến 75,525 triệu đồng vụ đông xuân 2010-2011 và từ 36,585 đến 84,051 triệu đồng vụ đông xuân 2011-2012, chênh lệch giữa các tổ hợp do năng suất thực thu khác nhau.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm


khoảng 60%. Tổng chi ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân 2010-2011 do giá vật tư nông nghiệp và công lao động đều tăng lên.

- Về lãi ròng: Qua tính toán ở bảng 3.17 ta thấy kết quả lãi ròng ở các tổ hợp trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Tổ hợp VCPC11 đạt lãi ròng cao nhất, đứng thứ 2 là tổ hợp VCPC12. Các tổ hợp VCPC1, VCPC2, VCPC3, VCPC4 có mức bón vô cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha và các tổ hợp VCPC5 có mức bón vô cơ 30 kgN + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + không bón phân chuồng/ha cho lãi ròng rất thấp và phần lớn là lỗ (có lãi ròng âm).

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha



Chỉ tiêu Tổ hợp

phân bón

Vụ Đông xuân 2010-2011

Vụ Đông xuân 2011-2012

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng


RR

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng


RR

VCPC1

32825

41792

- 8967

-

36585

46792

-10207

-

VCPC2

35750

44292

- 8542

-

38826

49292

-10466

-

VCPC3

42750

46792

- 4042

-

50571

51792

-1221

-

VCPC4

47750

49292

- 1542

-

58455

54292

4163

0,08

VCPC5

42125

43406

- 1281

-

46494

48406

-1912

-

VCPC6(đ/c)

53000

45906

7094

0,15

60696

50906

9790

0,19

VCPC7

62700

48406

14294

0,30

67500

53406

14094

0,26

VCPC8

68125

50906

17219

0,34

75411

55906

19505

0,35

VCPC9

53250

49870

8380

0,19

61506

49870

11636

0,23

VCPC10

67625

47370

20255

0,43

74655

52370

22285

0,43

VCPC11

75250

49870

25380

0,51

84051

54870

29181

0,53

VCPC12

75325

52370

22955

0,44

83430

57370

26060

0,45


- Về chỉ số RR (tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư): Chỉ số RR trong sản xuất lạc thí nghiệm đạt 0,25 trở lên qua hai vụ thí nghiệm ở 5 công thức gồm: VCPC7, VCPC8, VCPC10, VCPC11, VCPC12, đạt cao nhất là công thức VCPC11. Một đồng vốn đầu tư sản xuất lạc qua 4 tháng có thể thu được 0,26 -


0,53 đồng lãi. Còn các công thức còn lại có RR thấp, đặc biệt đối với các công thức đầu tư phân vô cơ ở mức thấp.

*Tóm lại:

- Từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng tôi thấy ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 qua 2 vụ thí nghiệm. Năng suất lạc thí nghiệm tăng khi liều lượng phân bón tăng, năng suất đạt cao nhất ở tổ hợp VCPC11 có liều lượng phân bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha và tổ hợp VCPC12 có liều lượng phân bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 15 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha, với năng suất thực thu đạt được từ 3,09 – 3,113 tấn/ha. Kết quả cho thấy, năng suất không tăng lên khi bón liều lượng phân vô cơ ở mức 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O và tăng lượng phân chuồng từ mức 10 tấn/ha (tổ hợp VCPC11) lên 15 tấn/ha (tổ hợp VCPC12).

- Các chỉ tiêu nông hoá của đất sau thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể theo hướng có lợi cho sản xuất các loại cây trồng nói chung và cho sản xuất lạc nói riêng trong các vụ tiếp theo. Đặc biệt, đối với các tổ hợp phân bón có liều lượng phân chuồng 10 và 15 tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ cân đối ở mức khá thì hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ.

- Về hiệu quả kinh tế: Lãi ròng cơ bản tăng khi tăng liều lượng phân bón và bảo đảm cân đối vô cơ - hữu cơ. Lãi ròng đạt cao nhất ở tổ hợp VCPC11 có tổ hợp phân bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha. Lãi ròng giảm khi đầu tư phân chuồng ở mức cao hơn (tổ hợp VCPC12). Sản xuất lạc bị lỗ nếu đầu tư phân bón thấp ở mức từ tổ hợp phân bón ở tổ hợp 5 trở xuống. Đối với RR, để bảo đảm hiệu quả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022