Ảnh Hưởng Của Các Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Đến Khả Năng Tạo Nốt Sần Và Nốt Sần Hữu Hiệu Của Lạc Thí Nghiệm


+ Ảnh hưởng đến phát triển cành: Số liệu tổng cành ở bảng 3.11 được chúng tôi đo khi thu hoạch cho thấy, hai yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng hàng đầu đến sự sinh trưởng phát triển cành lạc thí nghiệm là kali và lân. Sự thiếu dinh dưỡng N cũng ảnh hưởng rõ đến sự phát triển cành ở trên chân đất cát biển mới khai hoang. Qua kết quả trên chúng tôi có thể kết luận thứ tự hạn chế phát triển cành của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K > P > N.

+ Ảnh hưởng đến phát triển hoa: Các tổ hợp phân bón khác nhau ở các công thức ảnh hưởng không rõ đến tổng số hoa/cây của lạc L14 thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đến bộ rễ và nốt sần của lạc thí nghiệm

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các các yếu tố dinh dưỡng đến khả năng tạo nốt sần và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm


Công thức thí nghiệm

Nốt sần (nốt)

Nốt sần hữu hiệu(nốt)

Ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)

CT1: NPK(nền, đ/c)

58,13a

132,33a

84,20a

22,27a

47,27a

26,93a

CT2: Nền - N

39,93a

127,93a

85,80a

17,47a

54,73a

22,60a

CT3: Nền - P

51,73a

101,00b

57,73b

18,80a

23,40b

5,53c

CT4: Nền - K

53,47a

85,53c

72,20a

13,67a

44,60a

16,60b

LSD0,05

32,278

11,688

14,159

14,096

14,392

5,148

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)

CT1: NPK(nền, đ/c)

33,00b

93,40a

240,60ab

25,20a

42,60a

28,87a

CT2: Nền - N

57,00a

88,67a

251,67a

12,53b

31,60ab

25,73ab

CT3: Nền - P

45,60ab

30,80b

132,67c

13,13b

11,80b

11,93c

CT4: Nền - K

34,13b

55,40ab

164,80b

9,87b

29,07ab

19,13bc

LSD0,05

12,823

44,688

76,043

5,947

23,671

8,715

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 12

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.12 chúng tôi có nhận xét như sau:

Trong ba thời điểm theo dõi chúng tôi thấy sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm khá tương đồng nhau ở hai điểm thí nghiệm và chỉ bắt đầu biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê rõ ở thời điểm


lạc đâm tia, làm quả và rõ nhất ở thời điểm thu hoạch. Cụ thể, đối với cả hai chỉ tiêu tổng số nốt sần/cây và số lượng nốt sần hữu hiệu/cây công thức 3 không bón P đạt thấp nhất, công thức 4 không bón K thấp thứ hai, công thức 2 không bón N thấp thứ 3 và đạt cao nhất là công thức đối chứng. Từ phân tích trên, chúng tôi có thể kết luận trên đất cát biển Quảng Bình thứ tự hạn chế phát triển nốt sần của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: P > K > N.

- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm



Công thức thí nghiệm

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả (g)

Khối lượng 100 hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)

CT1: NPK (nền, đ/c)

5,70a

98,67a

63,03a

1,519a

1,041a

CT2: Nền - N

4,90a

90,33b

59,90a

1,195b

0,947b

CT3: Nền - P

3,80c

80,33c

51,03b

0,825c

0,635c

CT4: Nền - K

3,27c

76,67d

45,93c

0,608d

0,417d

LSD0,05

0,999

2,471

4,928

0,099

0,089

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)

CT1: NPK (nền, đ/c)

6,57a

117,00a

46,80a

1,728a

1,100a

CT2: Nền - N

5,40b

106,17b

42,47b

1,291b

0,853b

CT3: Nền - P

4,07c

95,00c

38,00c

0,868c

0,660c

CT4: Nền - K

3,47c

84,33d

33,73d

0,658c

0,557d

LSD0,05

0,998

3,508

1,597

0,218

0,057

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.13, có thể rút ra nhận xét sau:

+ Đối với các yếu tố cấu thành năng suất:

Không bón 1 hay nhiều yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali đều ảnh hưởng đến số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả (P100 quả), khối lượng 100 hạt (P100 hạt). Công thức không bón kali làm giảm các chỉ tiêu cấu thành năng suất nhiều nhất, kế đến là không bón lân. Trên đất cát biển mới khai hoang


Năng suất (tấn/ha)

Năng suất (tấn/ha)

công thức không bón N có sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở chỉ tiêu khối lượng 100 quả (P100 quả) còn hai chỉ tiêu số quả chắc trên cây và P100 hạt có sai khác không có ý nghĩa, nhưng lại có sai khác có ý nghĩa so với các công thức không bón kali và lân. Trên đất cát biển nội đồng các công thức đều sai khác có ý nghĩa với công thức đối chứng và sai khác có ý nghĩa với nhau, riêng về chỉ tiêu số quả chắc trên cây công thức không bón K và không bón lân có sai khác không có ý nghĩa. Qua kết quả trên chúng tôi có thể kết luận về thứ tự hạn chế các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình là: K > P > N.


1,2


1,2 1,1

1,0

0,853

0,8

0,66

0,6 0,557

0,4


0,2


0,0

1 2 3 4

Công thức


NSTT trên đất cát nội đồng

1,041

1,0 0,947

0,8

0,635

0,6

0,417

0,4

0,2

0,0

1 2 3 4

Công thức

NSTT trên đất cát mới khai hoang

Hình 3.6. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm xác định thứ tự các yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc

+ Đối với năng suất quả khô: Năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT):

Sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương đồng. Các công thức thí nghiệm có năng suất không như nhau, công thức 4 không bón kali đạt thấp nhất, kế đến công thức 3 không bón lân, sau đó là


công thức 2 không bón đạm và công thức 1 (đối chứng) đạt năng suất cao nhất. Qua kết quả trên chúng tôi kết luận về thứ tự dinh dưỡng hạn chế năng suất ( NSLT và NSTT ) của giống lạc L14 thí nghiệm là: K > P > N.

*Tóm lại:

Trong điều kiện thí nghiệm từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng tôi có kết luận về thứ tự của các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 thí nghiệm. Với thứ tự cụ thể được xác định như sau: K > P > N.

3.1.3. Nhận xét chung

Qua phân tích các kết quả điều tra trên cho thấy:

- Mặc dù quỹ đất để phát triển trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình còn khá lớn (gần 6.000 ha) và đất có nhiều tính chất phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá. Mặt khác, cây lạc hiện nay có diện tích đứng thứ 4 trong các cây trồng hàng năm trên đất cát biển chứng tỏ khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất cao do vừa cho hiệu quả kinh tế vừa phù hợp trong bố trí luân canh, xen canh vì có tác dụng cải tạo đất. Người nông dân trồng lạc được tập huấn để tiếp thu kiến thức kỹ thuật trong sản xuất lạc khá cao và tỉ lệ sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao V79, Sen lai, MD7, L18, L14, L23 …đạt cao. Nhận thức của người nông dân trồng lạc khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan trong sản xuất lạc làm cho năng suất, hiệu quả chưa cao và đã chỉ ra được một số hướng giải quyết để khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất này có nhiều yếu tố hạn chế năng suất lạc như: đất có độ phì tự nhiên thấp, hàm lượng hữu cơ thấp, nghèo mùn, đa số các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến nghèo, trong đó kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng hàng đầu hạn chế năng suất lạc; đất có dung tích hấp thu thấp, nên khả năng giữ nước,


giữ phân bị hạn chế, sự rửa trôi các chất dễ dàng xảy ra khi có mưa lớn. Trong khi đó, chưa có quy trình phân bón riêng cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nên liều lượng phân bón được khuyến cáo áp dụng vào sản xuất chưa sát với điều kiện đăc thù của vùng đất cát biển.

- Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, trong vụ đông xuân có nhiều thời điểm ít thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển gây ảnh hưởng đến năng suất lạc nhưng đến nay người dân vẫn phải bố trí gieo lạc theo hướng dẫn khung thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình rất rộng (từ 15/12 đến 25/02) nên người trồng lạc bố trí thời vụ gieo trồng rất cảm tính và thường gặp rủi ro.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình, để khai thác các tiềm năng, lợi thế và khắc phục các khó khăn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trong đó đối với giải pháp kỹ thuật trồng trọt cần ưu tiên biện pháp cải tạo đất bằng việc tăng cường hữu cơ, bón phân cân đối hợp lý và che phủ đất nhằm tăng khả năng giữ nước, giữ phân của đất, giảm thiểu xói mòn đất; cùng với bố trí khung thời vụ gieo lạc hợp lý là nhóm các giải pháp kỹ thuật rất quan trọng cần quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào sản xuất hiện nay. Trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu xác định khung thời vụ hợp lý nhất cho sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các điều kiện bất lợi của khí hậu.

- Nghiên cứu thực nghiệm xác định tổ hợp phân bón cân đối và hợp lý cho lạc vụ đông xuân trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên cơ sở bảo đảm cân đối phân vô cơ theo tỷ lệ 1:3:2 như nhiều kết quả nghiên cứu trong nước đã khẳng định để xác định tổ hợp phân bón phối hợp giữa phân hữu cơ với phân vô cơ cân đối và hợp lý.


- Nghiên cứu áp dụng vật liệu phủ đất (ni lông, rơm) trong sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi; tăng khả năng giữ nước, giữ phân, giữ nhiệt của đất bảo đảm sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao áp dụng vào sản xuất.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN BÓN CÂN ĐỐI HỢP LÝ CHO LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Đối với cây trồng, dinh dưỡng khoáng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến năng suất của cây trồng, quyết định đến chất lượng của nông sản phẩm. Bón phân cân đối và hợp lý là một khoa học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như: thời tiết, đất đai và đối tượng cây trồng. Bón phân không những cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng để thực hiện quá trình sinh trưởng phát triển tạo ra năng suất chất lượng nông sản, mà còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, bón phân phải có tác dụng cải tạo đất, bổ sung cho đất những chất dinh dưỡng mà cây lấy đi và bổ sung một lượng cho đất giúp cho đất tơi xốp không bị bạc màu. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng bón phân cho cây trồng, đảm bảo cân đối và hợp lý cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật mới phát huy hiệu lực phân bón cho cây trồng. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng việc bón phù hợp cho từng loại cây trồng, từng loại đất, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, cân đối liều lượng, xác định tỷ lệ các loại phân bón và thời kỳ bón phân hợp lý, bón phân cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ… Bón phân như vậy, vừa thỏa mãn nhu cầu sinh lý, đem lại năng suất, chất lượng nông sản cao nhất vừa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng phân bón và tạo được độ phì nhiêu cho đất.

3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng

3.2.1.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa vào kết quả ở bảng 3.14 cho thấy:


Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm



Chỉ tiêu


Tổ hợp

phân bón


Chiều cao cây khi thu hoạch (cm)


Tổng số lá/thân khi thu hoạch (lá)


Tổng cành/cây khi thu hoạch (cành)


Độ dài cành tử diệp khi thu hoạch (cm)


Số lượng nốt sần hữu hiệu/cây kết thúc ra hoa

(nốt)


Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

VCPC1

19,61gh

17,40bc

7,07cd

21,93e

26,20g

8,30i

VCPC2

20,13g

17,27c

7,60c

22,55e

40,40ef

9,97hi

VCPC3

22,17f

17,67bc

6,67d

24,97d

50,73de

11,40gh

VCPC4

24,04e

17,80bc

9,73b

25,82d

85,27a

12,97efg

VCPC5

19,11h

17,20c

6,93cd

22,97e

35,73fg

11,67fgh

VCPC6(đ/c)

25,22d

18,00bc

9,20b

26,51d

61,27cd

14,17def

VCPC7

27,35c

18,20b

9,73b

29,50c

73,20b

17,07abc

VCPC8

27,95bc

18,13b

9,93b

30,17bc

81,53ab

15,97bcd

VCPC9

25,49d

17,47bc

9,13b

26,63d

61,60c

14,53cde

VCPC10

28,39b

19,60a

9,93b

30,68abc

80,80a

17,70ab

VCPC11

29,30a

19,60a

11,07a

31,59ab

88,00a

18,77a

VCPC12

29,78a

19,60a

10,93a

32,05a

87,07a

17,20ab

LSD0,05

0,819

0,802

0,921

1,739

10,629

2,541

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

VCPC1

19,33e

15,27f

6,60f

20,83e

41,87d

9,62h

VCPC2

18,63e

15,60f

6,67f

20,13e

42,07d

10,40gh

VCPC3

18,86e

17,53cd

8,00e

21,29e

54,53c

12,64efg

VCPC4

24,33d

19,47a

8,33cde

25,83d

65,33a

13,07ef

VCPC5

18,64e

15,87ef

6,87f

20,14e

44,13d

11,24fgh

VCPC6(đ/c)

25,69cd

17,73cd

8,47bcd

27,19cd

56,40bc

13,54def

VCPC7

27,56bc

17,40cd

8,53bcd

29,06bc

64,13a

15,89cd

VCPC8

28,75ab

19,27ab

8,80b

30,25ab

64,93a

18,02abc

VCPC9

25,97cd

16,73de

8,20de

27,14cd

58,07bc

13,86de

VCPC10

28,62ab

18,33bc

8,60bc

30,48ab

60,87ab

16,80bc

VCPC11

30,25a

19,20ab

9,27a

31,75a

64,73a

18,59ab

VCPC12

30,43a

20,13a

9,60a

31,93a

60,80ab

19,77a

LSD0,05

2,337

1,106

0,347

1,982

5,571

2,619

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùngmột vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.


Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm khá tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm. Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân chuồng đều có tác động rõ. Đối với phân vô cơ khi liều lượng thay đổi theo các tổ hợp VCPC1 (ở mức bón 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha), tổ hợp VCPC5 (ở mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha) và tổ hợp VCPC9 (ở mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) biểu hiện sự sai khác giữa các tổ hợp rất rõ, các chỉ tiêu theo dõi đều tăng khi liều lượng phân bón tăng. Đối với phân chuồng cũng có ảnh hưởng rất rõ khi tăng liều lượng phân chuồng trong cùng nhóm tổ hợp có cùng liều lượng phân vô cơ, đặc biệt là có sự sai khác rất rõ giữa các tổ hợp không bón phân chuồng và có bón phân chuồng. Tuy nhiên, ở mức bón phân vô cơ (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) thì sai khác giữa tổ hợp VCPC11 (có mức bón phân chuồng 10 tấn/ha) và tổ hợp VCPC12 (có mức bón phân chuồng 15 tấn/ha) không có ý nghĩa.

Đối với chỉ tiêu về số lượng nốt sần hữu hiệu khi cây ở giai đoạn kết thúc ra hoa, là khi cây ở giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh nhất, số lượng nốt sần hữu hiệu lúc này thường đạt cao nhất, số liệu theo dõi cho thấy các tổ hợp VCPC4, VCPC8, VCPC12 được bón lượng phân chuồng cao (15 tấn/ha) đều cho số lượng nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này cao nhất. Số lượng nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này cũng đạt cao ở các tổ hợp VCPC7 và VCPC11 khi bón phân chuồng ở mức 10 tấn/ha kết hợp với bón lượng phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha.

Như vậy, tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng

đạt cao nhất ở tổ hợp VCPC11 và VCPC12, kế đến là các tổ hợp VCPC8 và VCPC10, đạt thấp nhất là các tổ hợp VCPC1, VCPC2 và VCPC5. Từ phân tích ở trên cho thấy vai trò của phân chuồng là không thể thiếu được khi trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Phân chuồng ngoài cung cấp một lượng đáng kể dinh dưỡng cho đất, còn có tác dụng điều hòa môi trường sinh thái

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí